Chất trữ tình thể hiện qua giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 96 - 97)

- “Trong mấy tháng trời liền, ngày nào tôi cũng kiếm đủ các báo

3.2.Chất trữ tình thể hiện qua giọng điệu nghệ thuật

3.2.1 Khái niệm

Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó và nhờ đó mà người đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả, mà muốn hiểu tác phẩm người ta không thể bỏ qua được nó.

Trong mỗi tác phẩm tự sự, giọng điệu làm nhiệm vụ thông báo thời gian, không gian xảy ra câu chuyện đồng thời kể ra những sự việc, sự kiện; đặc điểm của nhân vật. Giọng điệu bộc lộ cá tính, sáng tạo của nhà văn. Để hạn chế tính đơn điệu của giọng kể, những năm 1930 - 1945 trong các tác phẩm truyện và tiểu thuyết, một số nhà văn hiện đại đã tìm tòi, pha trộn và sáng tạo, pha trộn trực tiếp của nhân vật để tạo nên sự hoà trộn giọng của tác giả, của người kể với giọng nhân vật. Bên cạnh đó, lời kể cũng biến hoá đa dạng. Khi thì người kể nói bằng giọng tường thuật khách quan, khi thì đan cài lời kể và lời bình luận, có lúc lại kết hợp biểu lộ thái độ của nhân vật.

Trong tác phẩm văn học cụ thể giọng điệu là biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống và nó phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo cũng như các dạng cảm hứng khác có mặt trong tác phẩm.

Như vậy, giọng điệu chính là thái độ, tình cảm lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thô xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…

Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Qua đó chúng ta thấy rằng giọng điệu là cách nói riêng, là điều rất quan trọng để chúng ta nhận ra nhà văn đó là ai, ông taviết về vấn đề gì?

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 96 - 97)