Giọng điệu trữ tình trong Thương nhớ mười hai và Bốn mươ

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 97 - 111)

- “Trong mấy tháng trời liền, ngày nào tôi cũng kiếm đủ các báo

3.2.2. Giọng điệu trữ tình trong Thương nhớ mười hai và Bốn mươ

năm nói láo

Nói đến tác phẩm tự sự chúng ta không thể không nhắc đến giọng điệu trần thuật. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu văn học như Tô Hoài, Vương Trí Nhàn, Văn Giá thì ở Việt Nam, Vũ Bằng là một “ngòi bút khai lối mở đường”, một tác giả tiên phong có công lớn trong việc cách tân giọng điệu trần thuật. Thế nhưng, tác phẩm của Vũ Bằng thời đó không nêu được những tầm vóc có tư tưởng, có ý nghĩa xã hội sâu sắc nên vị thế của nhà văn chưa được nổi trội. Nam Cao là người đã tiếp thu, phát triển và gặt hái được những thành công rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn còn một điều may mắn là Vũ Bằng đã giữ được và phát huy sáng tạo lối kể chuyện ấy trong

Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo, tạo nên một giọng kể độc

đáo, đặc sắc hiếm thấy trong thể loại hồi ký. Những tác phẩm thuộc thể loại hồi ký thường thu hút hấp dẫn người đọc bằng những tình tiết, sự việc và tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Trong tác phẩm văn học cụ thể giọng điệu là biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống mà nó phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo cũng như các dạng cảm hứng khác có mặt trong tác phẩm. Theo đó, khi xem xét các tác phẩm hồi ký của Vũ Bằng chúng tôi cho rằng hồi ký của Vũ Bằng có một giọng điệu chung đó là giọng trữ tình. Bởi cảm hứng trữ tình là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm ấy. Vì thế, nhìn chung giọng trong hồi ký Vũ Bằng là giọng tha thiết muốn giãi bày, kể và bộc lộ mình. Nếu xét kỹ ta sẽ thấy trong mỗi tác phẩm hồi ký thuộc mỗi thể loại khác nhau giọng điệu trữ tình ấy sẽ có thêm những sắc thái mới. Cụ thể, trong Thương nhớ mười hai là giọng trữ tình ngợi ca, tự hào và ca tụng. Ở

Bốn mươi năm nói láo lại là giọng trữ tình giễu nhại, châm biếm.

Khi tác phẩm Cai ra đời, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài viết giới thiệu cuốn hồi ký Cai của Vũ Bằng: Vũ Bằng và những tìm tòi văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, đã hơn một lần đánh gi¸ về giọng điệu của Vũ Bằng khi viết Cai như sau: “Tuy người ta cũng thấy ở đây một câu chuyện - câu chuyện tôi, tức là Vũ Bằng cai thuốc phiện - nhưng cái nổi lên rõ hơn, bao quát các trang viết, là cái giọng điệu của người kể. Đọc tác phẩm Khái Hưng hay Nguyễn Công Hoan dù trong đó có xưng tôi chăng nữa, song người ta vẫn như được xem những cuốn phim. Ở đó liên tiếp có những chuyển cảnh, thiên nhiên xen lẫn với chuyện đời; và những nét tâm tình chỉ được chen loáng thoáng. Với Cai của Vũ Bằng thì lại khác. Trước mắt chúng ta, toàn bộ tác phẩm như sự bột phát vừa liên tục, vừa đứt đoạn của một đời sống nội tâm cuồng nhiệt, chỉ biết có mình, ào ạt muốn bộc lộ mình…” [6, tr.10].

Trong tác phẩm håi ký cña Vò B»ng, nhân vật chính là nhân vật trữ tình, nhân vật này bị chi phối bởi nhu cầu bộc lộ nội tâm cuồng nhiệt nên giọng điệu chủ đạo trong tác phẩm cũng là giọng điệu của nhân vật trữ tình. Ở một đôi chỗ cần thiết cũng có giọng triết lý, nhưng là một thứ triết lý đầy chủ quan, phi tính châm ngôn. Vì vậy, giọng trữ tình và triết lý ở đây là

một. Chỉ có điều vì c¸c t¸c phÈm cña «ng là một tuỳ bút trữ tình nên giọng điệu trữ tình ở đây cũng rất tự nhiên và tha thiết. Giọng điệu đó tìm tới cách biểu hiện bằng lời văn đằm thắm chất trữ tình, “hầu như không có câu nào trong trạng thái miêu tả trung tính. Các câu văn nằm trong sự bao quát của một từ thường hút về phía trữ tình hoài niệm” [16, tr.12].

Hầu hết các câu văn trong håi ký cña Vò B»ng là những câu văn dài, nó góp phần đắc lực cho việc biểu hiện đa dạng cảm xúc của người xa xứ trong bức tranh hoài niệm. Âm hưởng trữ tình của tác phẩm cũng vang lên từ đó. Nhưng điều đặc biệt hơn trong mçi t¸c ph¶m, giọng điệu trữ tình ấy võa ánh lên sắc thái ngợi ca về những nét đẹp ngợi ca của quê hương mình, vừa là sự hoà trộn giữa bộc bạch nội tâm với sắc thái giễu nhại.

Giọng điệu trữ tình ngợi ca được thể hiện bằng nhưng từ ngữ tình cảm cụ thể, theo dòng chảy của mạch cảm xúc. Chẳng hạn như: yêu, nhớ, đẹp,

lung linh, huyền ảo, lóng lánh, sóng sánh, đẹp ơi là đẹp, tuyệt kỳ thanh cao, tuyệt kỳ trang nhã, mát mẻ, mịn màng của đất, ngon, tuyệt diệu, không gì bằng, mê mẩn, rực rỡ bằng hoa, tưng bong trong khói hương trầm nghi ngút, đều đặn, núng nính, có biếc, lúa vàng, thơm ngát, hoa nắng rung rinh, nức một mùi hương ngan ngát, kỳ diệu, mê ly,…

Bên cạnh đó, Vũ Bằng còn sử dụng hàng loạt từ cảm thán như: Ôi,

chao ôi, ơi, em ơi, giản dị thay, lắm, đẹp quá đi, ôi chao, kỳ lạ thay, yêu quá, hỡi,… Hoặc các thán từ như: nhỉ, nhé,… Cách sử dụng hàng loạt từ

cảm thán đã thể hiện nỗi lòng, cảm xúc của nhà văn yêu thương quê hương đất nước vô bờ bến. Chính tình yêu và say đắm trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời quê hương đã khiến ông cất lên tiếng ca ca ngợi non sông đất nước mình đẹp đến mức huyền ảo.

Viết về quê hương, lại là quê hương trong ký ức một quãng đời đẹp đẽ, nên Vũ Bằng nhiều lúc đã không ngần ngại khi bộc lộ tình cảm đó bằng những câu văn tả cảm xúc lên đến đỉnh điểm, mang âm hưởng ngợi ca như thế này:

- “Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi”.

- “Đất nước thân yêu lại đem đến cho ta một cái thú tuyệt kỳ thanh cao, tuyệt kỳ trang nhã”.

- “Trời nắng ấm trông cứ y như là ngọc lưu ly vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống, làm rung động những cành cây. Hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc”.

(Thương nhớ mười hai)

Khi đọc Thương nhớ mười hai, ngoài việc hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đối tượng và chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm, chúng ta còn bị thu hút bởi vẻ đẹp nghệ thuật kể chuyện độc đáo đạt hiệu quả nghệ thuật cao của tác phẩm.

Trong tác phẩm ký, bao giờ cũng có nhân vật người kể chuyện với tư cách là một người chứng kiến, giãi bày, hành động. Trong tuỳ bút, bút ký, hồi ký, người kể chuyện chính là tác giả. Xưa nay trong tác phẩm ký, người kể chuyện - tác giả thường đứng ở ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều. Và đối tượng nghe kể chuyện là bạn đọc. ë các tác phẩm ký nổi tiếng như Cát bụi

chân ai, Bút ký Tô Hoài, tác giả đều xuất hiện trong vị trí ấy. Chẳng hạn như: - “Tôi không nhớ thương và luyến tiếc cái nhà tranh”.

- “Chúng tôi lên chùa Tây Phương”.

Trong tất cả các tuỳ bút nổi tiếng của mình như Tờ Hoa, Trang hoa,

Phở, Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân cũng đều xuất hiện trong vai cái

tôi chứng kiến, giãi bày như thế. Trong Người lái đò sông Đà, dù là đang trần thuật hay đóng vai trò là người bình luận, nhận xét, Nguyễn Tuân đều xưng “tôi”: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” và “Chưa hề bao giờ tôi thấy

con Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra, đổ mực Tây vào mà gọi bằng những cái tên Tây láo lếu”.

Ở Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng trong tư cách người kể chuyện đã xuất hiện ở rất nhiều ngôi thứ khác nhau với tư cách xưng hô khác nhau.

Khi đứng ở ngôi thứ nhất, người kể - tác giả không chỉ xưng “tôi” mà còn xưng “mình”:

- “Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm thấy như mình bay trong không gian vô bờ bến”;

- “nói câu này, nhất định có người bảo là mình nịnh vợ, nhưng có thế nào cứ nói thế, không sao”

- “Giữa lúc mình tự phong cho mình cái chức vị ông cha như thế, một sự kiện xẩy ra làm cho tôi yên trí tôi thuộc vào loại “ông cha chính cống ba lang trọc”.

So với cách xưng “tôi”, cách xưng hô “mình” gợi sác thái biểu cảm gần gũi, th©n mật hơn. Lời kể đã trở thành lời chuyện trò tâm sự, và người đọc trở thành người bạn tâm giao.

Nhiều khi chủ thể của hành động lại không xuất hiện ở ngôi thứ nhất mà lại xuất hiện ở ngôi thứ hai:

- “Buộc con ngựa dưới gốc cây, anh nằm trên thảm cỏ, he hé con mắt nhìn những cánh hoa đào rơi lả tả ở quanh mình”

- Giẫm đôi giầy lên đất mịn màng; anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đám mây hồng nhạt toả ra như một thứ ánh sang trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nổi cỏ.

“Anh” ở đây là ai? Là tác giả hay một du khách nào đó? Hay anh là ngưêi nghe, người đang chuyện trò đối thoại với tác giả? Thật khó mà tách bạch rạch ròi. Cách kể ấy có tác dụng đưa người đọc nhập vào câu chuyện, gợi cho họ cảm giác như mình đang được sống cuộc sống “thần tiên” ấy, đang là chủ thể hành động, cảm giác ấy. Người đọc như đã hoà lẫn, đã nhập vào cùng chứng kiến, cùng hành động, cảm xúc với người kể. Và những sự việc xảy ra trong quá khứ xa xôi như đang diễn ra, đang hiển hiện ra trước mắt.

Có khi tác giả - chủ thể của hành động và cảm xúc lại được xuất hiện ở ngôi thứ ba:

- “người khách xa nhà nằm ngửa mặt lên trần” hoặc “Không. Y không phải là người hèn nhát”.

- “người chồng không cần biết lôi thôi gì”.

(Th¬ng nhí mêi hai)

Tác giả nói về mình mà như đang đứng cùng bạn đọc, quan sát ngắm nhìn để cùng nói về một người thứ ba nào đó. Lời kể có vể khách quan nhằm làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc.

Cùng với sự thay đổi linh hoạt vai trò của người kể, đối tượng nghe kể trong tác phẩm cũng thay đổi liên tục. Có lúc người kể như đang trò chuyện, tâm sự với một đối tượng cụ thể đang ở ngay bên cạnh. Đối tượng ấy cũng rất phong phú. Có lúc là “em”: “Em ơi, cứ niệm nam vô như thế, ở bên em quả thực là anh không thấy mệt” (Th¬ng nhí mêi hai).

Có lúc đó là “người du khách”: “Hỡi người du khách đa xuân tứ! Tôi đố anh nhìn thấy những cái cây mảnh mai yểu điệu mang từng chùm hoa diễm kiều như thế mà lại không dừng chân đứng lại!”(Thu¬ng nhí mêi hai)

Có khi đó lại là một “người em gái” nào đó: “Ới ơi người em gái xoã

tóc bên cửa sổ. Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? (Thuơng nhớ mười hai).

Có lúc đó là người có tên cụ thể: “Quỳ ơi, bây giờ em ở đâu”, hoặc

“Cô Năm đã ra thăm ngoài Bắc lần nào chưa nhỉ? … kỳ lạ lắm cô Năm à”

(Thương nhớ mười hai)

Có khi đối tượng chuyện trò lại là quê hương Bắc Việt “Bắc Việt mến

thương ơi” (Thuơng nhớ mười hai).

Có lúc tác giả lại chuyện trò với thiên nhiên: “Trăng thu, mây thu, gió

thu ơi, trăng đẹp quá, mây cao quá, gió buồn quá, mây đừng xanh quá, gió đừng buồn quá, người nhớ nhà van xin trăng đừng đẹp quá, mây đừng xanh quá, gió đừng buồn quá vì càng đẹp, càng xanh, càng buồn thì người xa nhà

lại càng nhớ day dứt đến phong vị Giang Nam, không có cách gì khuây khoả được trăm sầu ngàn giận” [5, tr.157]. Sự thay đổi của người kể và người

nghe trong tác phẩm đã gợi cho bạn đọc những cảm nhận khá đặc biệt. Dường như tác giả không đóng vai trò một nhà văn đang kể lại sự việc mà đóng vai trò một nhân vật đang sống có ý nghĩa thực, cảm xúc thực của mình, đang chuyện trò với những người thân của mình. Và chính người đọc cũng quên đi mình là người được nói chuyện mà trở thành người tận mắt chứng kiến câu chuyện. Vì thế, sự kiện, sự việc được tái hiện rõ nét hơn, khiến bạn đọc tin tưởng, xúc động hơn.

Trong lời kể, người đọc bắt gặp rất nhiều giọng điệu: đối thoại, độc thoại, giọng kể, giọng triết lý… Chỉ cần tìm hiểu những câu văn mở đầu mười hai nỗi niềm thương nhớ, chúng ta sẽ thấy rõ nét đặc sắc ấy. Mở đầu tháng giêng là: “Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân” (triết lý). Tháng hai: “Đã lâu lắm, chúng mình không được tin tức của nhau, Quỳ nhỉ” (đối thoại). Tháng ba: “…Nhưng khi đến tháng ba thì đất trời quả là kỳ ảo. Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi thì cũng không đúng nữa” (kể xen độc thoại). Tháng tư: “Chẳng biết ăn cái trứng nhạn vào thì có mát lòng mát dạ được tí nào chăng, chớ thật tình ở miền Nam yêu quý, sang cái tháng tư này trời nóng quá, ăn gì vào miệng cũng không ngon” (kể xen đối thoại). Tháng năm: “Cảm giác của anh ra thế nào? Tôi không biết” (đối thoại). Tháng sáu: “Thế thì con đỗ vũ là con quái gì mà lại ru người sắp ngủ vào những giấc mộng vàng son như thế” (đối thoại

xen độc thoại). Cái giọng kể đa thanh phức điệu ấy đã tạo ra ma lực dẫn dụ

cuốn hút người đọc vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Những đoạn, những chương được mở đầu bằng những từ ngữ thường dùng trong đối thoại như: “nhưng”, “thế thì”, “Thì mình”, “Thì ra”, “thì đã bảo”…tạo ra sự kết nối liền mạch giữa các phần, các chương trong tác phẩm, gợi cho người đọc cảm nhận rõ tác phẩm thực sự là một dòng tình cảm, một dòng nhớ thương tuôn trào không thể kìm nén của tác giả.

Điều đặc biệt nhất là, dù ở vị thế nào, đối tượng người kể hướng tới là ai, chúng ta cũng đều nhận thấy nổi bật một giọng chủ đạo. Tác giả xưng “mình”, xưng “anh” cũng là tự nói với mình. Khi gọi mình là “người đàn

ông sầu xứ”, là “y”, tác giả như đã phân thân để tự nói về mình. Và dù

giọng trần thuật hay đối thoại thì cũng đều có xen lẫn độc thoại. Trong những câu như: “ôi chao, cứ suy nghĩ vớ vẩn mãi thế này, bực lắm” [5, tr.236], thật khó phân định đây là lời trần thuật của người kể với bạn đọc hay là lời độc thoại của tác giả với chính mình. Và những câu đối thoại kiểu như “em yêu ơi, sống là tin tưởng và chờ đợi nhưng biết rằng mái tóc

người ta có còn xanh mãi được chăng” [5, tr.29], phải chăng lời độc thoại

đó cũng chính là lời độc thoại với chính mình. Có thể khẳng định, tuy đa thanh phức điệu, nhưng giọng chủ đạo trong tác phẩm là giọng văn độc thoại với chính mình. Chính điều này đã tạo nên cho tác phẩm sắc thái trữ tình và giọng điệu thật độc đáo không thể trộn lẫn: giọng tự tâm tình hoài niệm. Giọng điệu ấy đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đọc tác phẩm, bạn đọc có cảm giác như nhà văn chỉ chìm ngập với chính mình, chỉ sống với những xúc động của mình, những thích thú của mình và từ trang sách như đã hiện ra cả một tâm hồn đang thụ cảm và rung động trước cái đẹp trong cuộc sống khiến bạn đọc bị cuốn hút trái tim như cùng nhịp đập với tác giả. Và nét tài tình nhất là nhà văn toàn kể lại những kỷ niệm, những cảm xúc riêng của mình nhưng tác phẩm lại không nhằm hướng bạn đọc ghi nhớ những sự kiện riêng của một đời người, mà nhằm ghi nhớ những phong tục, cảnh sắc quê hương. Hoài niệm có vẻ lan man song kết cấu lại chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 97 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w