Ngữ pháp của câu văn Vũ Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 68 - 73)

Nắm vững những quy tắc ngữ pháp và vận dụng một cách linh hoạt,

Chính nó góp phần qui định những đặc điểm riêng về cú pháp trong lời trần thuật, mặc dù về phương diện cấu tạo câu, người viết không hẳn đã ý thức đầy đủ đối với từng trường hợp cụ thể. Điều này thể hiện rõ qua kết quả khảo sát câu trong một số tác phẩm của Vũ Bằng. Chúng tôi tiến hành phân loại câu, thống kê số lượng, tính tỉ lệ, nhận xét đặc diểm cấu tạo, so sánh tất cả các bình diện đó của câu văn Vũ Bằng với câu văn trong văn bản của một số tác giả cùng thời như Thạch Lam, Nguyễn Tuân để rút ra những tương đồng và khác biệt. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Số lượng, tỉ lệ câu văn phân loại theo cấu tạo ngữ pháp trong

một số tác phẩm T TT Tác phẩm Tác giả Số câu khảo sát Câu đơn chỉ C -V Câu đơn C - V + thành phần phụ Câu đơn đặc biệt Câu ghép đẳng lập Câu ghép chính phụ 1 Thương nhớ mười hai BằngVũ 92 6,5%6 30,4%28 3,2%3 42,3%39 17,3%16 2 Bốn mươi năm nói láo - 82 3 3,65% 21 25,6% 4 4,8% 36 43,9% 18 21,9% 3 Người đầm Thạch Lam 67 0 0% 49 73% 1 1,5% 13 19,4% 4 6% 4 Nhà mẹ Lê - 97 4 4,1% 60 61,8% 4 4,1% 24 24,7% 9 9,3% 5 Hai đứa trẻ - 123 3 2,4% 77 62,6% 3 2,4% 41 33% 2 1,6% 6 Khoa thi cuối

cùng Nguyễn Tuân 242 5 2% 184 76% 10 4,1% 17 7% 26 10,7% 7 Đánh thơ - 86 2 2,3% 79,1%68 7%6 8,1%7 3,5%3 8 Hương cuội - 131 8 6,1% 82,4%108 3,1%4 3,8%5 4,6%6

Phân tích số liệu ở bảng thống kê trên, trước hết ta nhận thấy, ngay trong mỗi tác giả đã có sự phân lập rất rõ rệt các loại câu trong các tác phẩm. Trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam có tỉ lệ câu ghép chính - phụ là 1,6% trong khi ở Nhà mẹ Lê, tỉ lệ đó là 9,3%. Hiện tượng chênh lệch tỉ lệ các loại câu giữa các tác phẩm như thế này cũng thấy xuất hiện rõ ở trường hợp Nguyễn Tuân. Trong Hương cuội, tỉ lệ câu đơn chỉ có nòng cốt

C - V là 6,1%, gấp 3 lần so với tỉ lệ của Khoa thi cuối cùng (2%). Nhưng ở

khoa thi cuối cùng, loại câu ghép chính phụ lại có tỉ lệ là 10,7%, cao hơn hẳn so với Đánh thơ (3,5%) và Hương cuội (4,6%). Với tác phẩm của Vũ Bằng, sự chênh lệch giữa các loại câu chiếm tỉ lệ khá cao so với các tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Trong Thương nhớ mười hai, tỉ lệ câu ghép chính phụ là 17,3%, ở Bốn mươi năm nói láo lại có tỉ lệ là 21,9%, cao hơn hẳn so với các tác phẩm khác. Điều này cũng khẳng định thêm rằng câu văn của Vũ Bằng là những câu văn dài, nhiều thành phần và cũng khá phức tạp.

Tương quan về lượng nêu trên cho ta thấy một thực tế: trong hoạt động sáng tạo, nhà văn không bao giờ có ý thức “hoạch định cú pháp”, không hề có sự hình dung trước về câu văn giống như hình dung về một cốt truyện, một tình hưống, một nhân vật, một lối kết cấu… Các kiểu câu, những đặc điểm cú pháp của một thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học bàn đến cũng không phải là chuyện khiến người viết văn bận tâm nhiều, dù họ thường xuyên tư duy bằng ngôn ngữ ấy, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ ấy trong mọi hoàn cảnh giao tiếp và nhất là trong hoạt động sáng tạo. Việc sử dụng loại câu nào trong văn bản là xuất phát từ yêu cầu biểu đạt cụ thể, gắn với từng nội dung, từng ngữ cảnh cụ thể. Thế nhưng, khi loại câu nào đó xuất hiện với một tần số được lặp lại khá thống nhất qua nhiều tác phẩm của một người viết, thì đó lại là dấu hiệu rất đáng quan tâm. Bởi vì, chính điều này đã bộc lộ lối tư duy, một kiểu nhận thức thực tại và phản ánh thực tại bằng ngôn ngữ. Và xét cho cùng, đó cũng là một trong những biểu hiện của phong cách.

Tính tỉ lệ bình quân các kiểu câu trong tác phẩm của một số nhà văn, ta sẽ nhận ra một vài dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn, ở Thạch Lam câu đơn chỉ có nòng cốt C - V trung bình là 2,2% thì ở Nguyễn Tuân, tỉ lệ bình quân của loại câu này là 3,5%. Câu đơn đặc biệt trong tác phẩm của Thạch

Lam là 2,7%, trong khi đó tỉ lệ trung bình trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là 4,7 %. Ta sẽ xét kỹ điều này ở trường hợp Vũ Bằng.

Về cấu tạo ngữ pháp, câu văn của Vũ Bằng dĩ nhiên có những đặc điểm riêng. Nhìn chung, Vũ Bằng sử dụng câu ghép khá nhiều, nhất là câu ghép đẳng lập. Tỉ lệ bình quân của loại câu này trong hồi ký của Vũ Bằng là 43%, trong khi đó ở truyện của Nguyễn Tuân rất ít, chỉ chiếm tỉ lệ 6,3%.

Có nét giống với Thạch Lam và Nguyễn Tuân, trong văn Vũ Bằng, loại câu đơn đặc biệt là loại câu ít được Vũ Bằng sử dụng. Nó chỉ chiếm tỉ lệ bình quân là 5,1%. Câu đơn đặc biệt và câu đơn chỉ có nòng cốt C - V thường ngắn, có khi chỉ một đến hai từ, thông báo nhau gọn, âm điệu đanh, gắt, không phù hợp với giọng điệu của Vũ Bằng. Chúng xuất hiện với tần số thấp trong câu văn của ông cũng là điều dễ hiểu.

Ngược lại, Vũ Bằng là người ưa dùng loại câu đơn có thành phần phụ và câu ghép đẳng lập. Đó có thể là trạng ngữ (thành phần phụ của câu), cũng có thể là thành phần phụ của bất cứ bộ phận nào trong câu. Câu ghép đẳng lập chiếm tỉ lệ lớn trong văn Vũ Bằng nên chúng tôi sẽ phân tích kỹ về thành phần phụ và câu ghép đẳng lập để hiểu thêm về phong cách cũng như giọng điệu trong hồi ký Vũ Bằng.

Trước hết, chúng ta hãy xét đặc điểm trạng ngữ - thành phần phụ của câu - trong câu văn Vũ Bằng.

Việc dùng trạng ngữ để cụ thể hoá một nội dung thông báo nào đó (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, hạn định, phương thức, chủ thể hành động…) vốn là thao tác không xa lạ gì với người cầm bút.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: số lượng trạng ngữ có mặt trong trong văn Vũ Bằng không nhiều lắm và cấu trúc của chúng cũng vừa đơn giản lại vừa đa dạng trong cấu tạo. Đó có thể là một từ hay một cụm từ tương đối ngắn gọn, chủ yếu ở đầu câu. Đó có thể là những cụm từ với đầy đủ các thành tố hoặc một kết cấu C - V:

Cuối tháng giêng, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì tăng mọc cao trên đỉnh đầu, vào ngày chín tháng giêng…, Từ xưa Bắc Việt có bao giờ là một miền giàu có…, Tháng Giêng ở miền Nam ngà ngọc có một vẻ đẹp “ly kỳ” làm cho người ta háo hức…, Giản dị thay là cái đẹp ngày xuân lúc đó…, từ mùa đông qua tết cho đến hôm nay…, Đêm xanh biêng biếc…, Vào khoảng nửa đêm…, Bất cư hội hè nào…, Bây giờ ngồi xem én nhạn bay…, Trầm ở trong chiếc lư đồng vừa lúc đó lụi dần…, Bàn cờ tam cúc giải tán thì đồng hồ điểm mười hai giờ…, Ờ phải, chính vào cữ này là cữ đào bói quả đây…, Chính vào khoảng tháng hai này đây, có một buổi sáng…, Từ năm giờ chiều, tuyết xuống phủ các thôn xóm ngút ngàn…, Biết bao giờ người lữ khách mới lại được thấy cái tháng hai ngày xưa của nẻo Bắc cách mấy trùng thương nhớ…, Ngày tháng trôi đi nhẹ nhàng…, Hai mươi mấy năm đã qua đi từ bữa trẩy hội chùa lần chót ấy…, Vào tháng chạp, tháng giêng, tức là vào cái cữ rét đài, rét lộc…

(Thương nhớ mười hai)

Giữa lúc mình tự phong cho mình cái chức vị ông cha như thế…, Bây

giờ ngồi nghĩ lại “thuở ban đầu lưu luyến ấy”…, Thời kỳ làm báo “Nhựt Tân” không khác thời ký làm báo “Rạng Đông” mấy chút…, Ngay từ lúc đó, Tuấn đã mê thơ Lý Bạch…, Hồi ấy trời rét như cắt ruột, tối nào cũng mưa phùn rả rích…, Đêm ấy là đêm đầu tiên…, Đêm ấy, chúng tôi hút đến mờ sáng…, Mãi mãi tôi không quên được những cuộc nói chuyện về chánh trị…, Thôi, từ đây không còn những ngày dài tháng rộng viết lách tự do…, Rồi ngày tháng trôi qua…, Cho mãi đến khi phải tự nghĩ vì tình thế không cho phép… (Bốn mươi năm nói láo)

Những trường hợp như vừa liệt kê cho thấy từ ngữ của Vũ Bằng rất da dạng và phong phú, ông vừa diễn đạt một cách trung tính, chung chung lại vừa phức tạp những nội dung gắn với chức năng biểu hiện của trạng ngữ. Từ ngữ của ông thể hiện nội dung chính xác, rạch ròi đến từng chi tiết. Với Vũ Bằng, có khi là “Đêm ấy…, Lúc đó…, Hồi đó…, Mỗi lần…”

nhưng cũng có khi là “Hai mươi mấy năm đã qua đi từ cái bữa trẫy hội

lần chót đó…”. Mỗi cụm từ làm một vế trạng ngữ, thường phát triển nó

đến mức đầy đặn nhất, để chúng có thể chuyển tải một cách tối đa về cách nhìn, lối cảm nhận của ông về đối tượng.

Trong câu văn của Vũ Bằng, chúng ta còn nhận thấy ông có sự “phức hoá’ trạng ngữ bằng cách sử dụng ngay trong một câu, nhiều cụm từ với nội dung biểu hiện khác nhau. Rất nhiều trường hợp, trong câu, mỗi vế của trạng ngữ là một phương tiện của nội dung, môt “đại lượng thông tin” cụ thể, chúng hợp thành một phức thể đa dạng, phong phú. Đây là lí do khiến cho những câu văn có trạng ngữ của Vũ Bằng có âm điệu đặc biệt:

- “Những ngày Tết, ở Đất Bắc xa xưa, dưới nhanh khói chùa Trấn

Vũ, đền Ngọc Sơn hay là đền Bạch Mã, tôi đã trông thấy người ta lễ thành

khẩn, lễ xuýt xoa và cảm thấy lòng thích thú vì thấy người ta tin tưởng” (Thương nhớ mười hai)

- “Ở Hải Phòng, gần Tết, trời mưa phùn liêu diêu, nằm gối đầu tay

ở trên gác trọ, tôi cũng sầu không tả được” (Bốn mươi năm nói láo).

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w