Tu từ cú pháp trong câu văn Vũ Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 73 - 81)

- “Trong mấy tháng trời liền, ngày nào tôi cũng kiếm đủ các báo

2.2.3.Tu từ cú pháp trong câu văn Vũ Bằng

Điều đáng quan tâm ở câu văn Vũ Bằng không chỉ có vấn đề cấu trúc mà còn có vấn đề tu từ cú pháp. Trên thực tế, hai bình diện này không tách rời nhau. Qua khảo sát về phương tiện và biện pháp tu từ trong các tác

phẩm của ông, chúng ta sẽ nhận thấy rõ những công phu trong lao động nghệ thuật của nhà văn biểu hiện ở bình diện cú pháp.

2.2.3.1. Sóng đôi cú pháp

Đây là biện pháp tu từ có gốc gác từ văn chương biền ngẫu thời trung đại. Trong phú, văn tế, câu đối, thơ, và cả trong văn xuôi, từng cặp câu, từ ngữ, đoạn thường đối nhau chan chát về từ loại, thanh điệu, ý nghĩa. Đối với văn xuôi nghệ thuật hiện đại, biện pháp sóng đôI chẳng khác gì con dao hai lưỡi: ding nó, hoặc sẽ cho những hiệu quả nghệ thuật nhất định, hoặc sẽ bị quẩn trong kiểu đăng đối biền ngẫu rất cũ kỹ, tạo nên một thứ nhạc điệu du dương mà chính tác giả cũng không thể lường trước được. Biện pháp sóng đôi đã được Vũ Bằng sử dụng nhiều trong tác phẩm của mình với sự phá cách về thế cân đối, đều đặn và nhịp nhàng, lời văn vì thế mà thanh thoát nhẹ nhàng, tự nhiên hơn: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng” [5, tr.20].

Sự lặp lại một vế hay một câu không làm mất đi sự năng động linh hoạt trong cấu trúc của câu văn. Sử dụng phép sóng đôi mà câu văn Vũ Bằng mang sắc thái nhẹ nhàng, ngọt ngào và thấm đẫm tình cảm. Có được hiểu quả này là do nhà văn đã biết xử lý tinh tế ở trong từng trường hợp khác nhau, dựa trên cảm thức về câu văn hiện đại. Thứ nhất, ông bố trí số lượng âm tiết giữa các vế câu không đồng đều nhau, chẳng hạn: “Ở trong nhà cái đẹp không còn phải tạo bằng đèn nến sáng trưng, bằng mi môn quần màn, rực rỡ bằng hoa lá tưng bừng trong khói hương trầm nghi ngút, mà ở ngoài đường người ta cũng không còn bị chói mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cách phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay lùa trước gió như thể tơ trời vậy” [5, tr.20]. Thứ hai, là những tác phẩm được viết hầu hết dưới dạng thể ký vì thế câu văn gắn liền với tâm tưởng và tình cảm cho nên là những câu

văn dài, mượt mà, nhẹ nhàng như cấu tứ ca dao: “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng” [5, tr.18]. Thứ ba, hiện tuợng sóng đôi trong các tác phẩm khác nhau, nếu như ở Thương nhớ mười hai, các câu văn sóng đôi theo giọng điệu ca ngợi trữ tình thì ở Bốn muơi năm nói láo câu văn lại sóng đôi theo trữ tình giễu nhại, mang âm hưởng cười cợt, trêu chọc và đầy thâm thuý. Chẳng hạn:

- “Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỷ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình” [5, tr.29].

- “Tôi phải thú nhận là lúc nhỏ tôi mất dạy không thể chê vào đâu được; ai nói tôi cũng cho là hủ lậu; mình tự cho mình là siêu nhân, không ai hiểu nổi mình, và từ cử chỉ đến giọng nói, tôi cố làm ra phớt tỉnh, khinh khỉnh và coi thường thiên hạ không có kí lô nào hết” [6, tr.45].

Như vậy, dù thoát xác từ văn chương biền ngẫu, song câu văn sóng đôi của Vũ Bằng không rơi vào cũ mòn. Mỗi câu sử dụng phép sóng đôi của ông đều cho thấy một nỗ lực vượt thoát khuôn sáo. Điều đó càng cho thấy tài năng của nhà văn Vũ Bằng trong sáng tạo câu văn.

2.2.3.2. Giải ngữ

Giải ngữ còn gọi là phụ chú ngữ, là biện pháp tu từ cú pháp, trong đó, người ta “dùng một từ, một cụm từ hay một câu, một chuỗi câu xen vào chính để lý giải, nhấn mạnh hoặc bổ sung một giọng điệu khác với giọng

điệu kể hay giọng trình bày các lập luận” [31, tr.81]. Giải ngữ được dùng khá phổ biến trong văn chính luận, trong văn xuôi nghệ thuật và thỉnh thoảng trong thơ

Trong lời văn Vũ Bằng, có những giải ngữ chỉ nhằm giải thích thuần tuý, giúp người đọc hiểu sâu hơn về đối tượng, ví dụ: “Đẹp quá đi mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt mến thương” [5, tr.20].

“Và bà thần này - vốn giống đa tình, thương người đồng điệu - đã hoá phép cho tượng Galatée thành ra người thực để cho “chàng” và “nàng” chung sống với nhau” [5, tr.32].

Có khi giải ngữ được sử dụng với mục đích nhấn mạnh:

“Ba ngay trèo núi mà lòng nhẹ lâng lâng - đã dành là tại trời phật

phù hộ độ trì, nhưng có lẽ cũng tại anh tin tưởng - tin tưởng rằng những

lời khấn khứa của em trong các động các hang, được Phật, Trời chứng giám” [5, tr.46].

“Mình cứ niệm không ngừng để trả cho sạch nợ lưu ly, trở về phàn tử một ngày - một ngày thôi cũng được - để kể lại tình tương tư với người yêu bé nhỏ, uống một chén rượu Tây Hồ với miếng cá anh vũ nướng vàng…” [5, tr.48].

“Toà soạn bỏ đi một đoạn hay sửa một chữ - một chữ thôi - mình cảm thấy là làm hại văn mình, giết mình, phá hoại mình” [6, tr.41].

Cũng có trường hợp, giải ngữ làm chức năng của một định ngữ nghệ thuật. Ấy là khi qua giải ngữ, tác giả cấp cho ta những thông tin cụ thể, tỉ mỉ, chính xác về một khía cạnh nào đó của đối tượng:

“Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa” [5, tr.19].

“Nhưng ông Vĩnh là một người lắm công nhiều việc - chỉ riêng việc ngồi nghe điện thoại và tiếp khách cũng đã mất nhiều thì giờ lắm rồi - nên ông Vĩnh ít xem” [6. tr.79].

Như đã nói, câu văn của Vũ Bằng là những câu văn dài, nhẹ nhàng và giàu cảm xúc. Giải ngữvốn tồn tại trong câu như một nhánh phụ, ít quan trọng so với các thành phần khác, do vậy, dùng nó, thêm một dịp cho nhà văn phát huy theo sở thích của mình. Những trường hợp như vậy, sự phức hợp hoá được thực hiện bằng cách tung ra một loạt giải ngữ trong câu: câu văn có vẻ rậm rạp, tỉa tót, cầu kỳ, nhưng cũng nhờ đó mà nó toát lên giọng điệu riêng, rất đặc biệt của một nhà văn:

“Mấy câu thơ ấy học thuộc lòng khi còn nhỏ bé ở một ngôi trường trắng giữa phố hàng Vôi - không biết có phải cụ Bảng Mộng không nhỉ? - chẳng hiểu tại sao đêm nay lại đến với tôi?” [5, tr.70].

“Cứ đến gần ngày phải nộp bài cho “Hà Nội Báo” - tiểu thuyết “Giông tố” bắt đầu viết từng kỳ trên báo này - Vũ Trọng Phụng lại ngồi ì

ra một đống, hút thuốc lào và hỏi ầm lên có ai biết kỳ trước “Giông tố” đã viết đến đoạn nào rồi không” [6, tr.107].

“Trong một bữa tiệc tại nhà cũ của Hoàng Trọng Phu, Phạm Văn Bính - nguyên ký giả thể thao của “Trung Bắc Tân Văn” và nhiều báo khác ở Hà Thành - đề cập đến việc ra một tờ báo Pháp như tờ “Việt Nam” và

đề nghị René Candelon và Nguyễn Doãn Vượng đứng ra điều khiển”

[6, tr.252].

“Đó là lúc làm “Sáng Dội Miền Nam” do Võ Đức Diên làm giám đốc - tờ nguyệt báo của Bộ Kiến thiết mà Lê Văn Siêu làm chủ bút vẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tự nắc nỏm khen - mà khen đúng - là “tờ báo đẹp nhất nước Việt

Nam”[6, tr.253].

Vẫn là cách giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ mọi chi tiết, mọi vấn đề nhằm muốn giúp người đọc thấu hiểu hơn về vấn đề - cách giải thích quen thuộc kiểu Vũ Bằng. Với Vũ Bằng, dường như thông tin nằm ở những nhánh phụ của câu. Khi bắt gặp trường hợp đó, chúng ta thấy ông thoả sức nói với giọng điệu riêng của mình.

Qua những ví dụ trên, có thể thấy việc sử dụng giải ngữ, sóng đôi cú pháp ở Nguyễn Tuân tất yếu dẫn đến hệ quả: câu văn thường dài, rất dài. Chỉ cần trực quan cũng đủ nhận thấy số lượng câu dài trong tác phẩm của Vũ Bằng nhiều hơn hẳn so với các cây bút cùng thời. Nhưng đó không phải là những câu văn được kiến tạo bởi phép trường cú, tức là những câu “trong đó có sự đối lập được nhấn mạnh giữa hai bộ phận, như điều kiện - hệ quả, nguyên nhân - kết quả, căn cứ - kết luận” [31, tr.108]. Nếu trường cú thông thường là câu ghép chính phụ, thì câu dài của Vũ Bằng lại chủ yếu là câu đơn hoặc câu ghép đẳng lập được phức tạp ở các thành phần. Do vậy, độ dài của câu thường tương ứng với sự phức tạp của cấu trúc và tu từ. Nói cách khác, phải là những câu văn có độ dài như thế, với các thành phần có lớp lang rườm rà như thế mới dung chứa nổi những liên tưởng bất thường, miên man và những phô diễn kỹ thuật ngôn từ.

2.2.3.3. Tách câu

Tách câu (còn gọi là chiết cú) “là một biện pháp tu từ cú pháp nhằm tách các bộ phận của một câu có cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp thống nhất thành những phát ngôn biệt lập bằng một chỗ ngừng, hay một dấu chấm ngắt câu, với một dụng ý đặc biệt, hoặc do nhịp cảm xúc của giọng văn” [31, tr.204].

Câu tách biệt thường có cấu tạo khá gióng nhau. Nó có thể là một từ, một cụm danh từ, cụm tính từ hoặc cụm động từ được tách ra từ một câu. Do vậy, Vũ Bằng không cần tìm tòi gì nhiều ở phương diện này. Đây là dạng thức thường thấy của câu tách biệt trong lời văn của ông:

- “Bảo là nóng ư? Không. Bảo là rét ư? Không” [5, tr.21]. - “Tôi hút. Tôi uống rượu, tôi chơi đĩ bợm” [6, tr.40].

Ở loại câu rất khó có được sự độc đáo về mặt cấu tạo, Vũ Bằng vẫn cố gằng thể hiện cái riêng của mình. Nhiều lúc, ông cho xuất hiện một dãy câu tách biệt liên hoàn phối hợp với phép điệp, nhằm biểu đạt một ý tưởng, một trạng huống tình cảm nào đó:

“Phải chi đây là “phiên chợ cưới” thì mình đâu có ngán. Phiên chợ cưới. Phiên chợ cưới. Ờ phải rồi, nhớ lúc hai vợ chồng chưa lấy nhau, người chồng rộng cẳng thường vẫn bỏ nhà đi ăn tết lang thang…” [5, tr.232].

Một loại câu tách biệt với sự điệp lại nhiều lần hai chữ “phiên chợ

cưới” không chỉ láy lại thông tin, mà quan trọng hơn, nó biểu đạt một cảm

xúc - cái cảm xúc như chực trào ra, bị ngăn lại. Nhưng càng ngăn, nó lại bật ra tức tưởi, rưng rưng.

Ngay sau một loạt câu văn dài, nhịp nhàng, buông lơi, câu tách biệt xuất hiện rõ ràng có tác dụng thay đổi nhịp điệu một cách đột ngột. Nhịp văn trở nên nhanh, gấp, tác động rất mạnh vào tâm lý người tiếp nhận.

Tóm lại, ở phương diện tu từ cú pháp, Vũ Bằng đã thể hiện nhều khổ công tìm tòi, sáng tạo. Câu văn của ông cho thấy dấu vết của một lộ trình: ấy là câu văn quốc ngữ mang đậm chất trữ tình, vừa phản ánh khá rõ nét phong cách ngôn ngữ của một nhà văn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một trong muôn nẻo đường của hành ngôn nghệ thuật. Đã từng tồn tại nhiều vẻ đẹp ngôn ngữ khác nhau, thậm chí đối lập với sắc thái thẩm mĩ trong ngôn ngữ Vũ Bằng.

Tiểu kết chương 2

Qua những gì đã trình bày ở chương 2, có thể thấy, với thể loại văn học hồi ký, Vũ Bằng có những “bí thuật” riêng trong cách sử dụng từ ngữ. Trong hồi ký, ông có vốn từ ngữ hết sức giàu có, đa dạng với nhiều trường từ vựng - ngữ nghĩa tiêu biểu như trường cảm xúc, cảm giác, trường ký ức,

trường báo chí, trường ẩm thực…Qua cách dùng từ ngữ ở các trường nêu

trên, Vũ Bằng đã bộc lộ quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ khác với các cây bút cùng thời. Lớp từ Hán Việt được nhà văn sử dụng với tần số cao, trong đó có những từ tạo giá trị, ấn tượng cao nhằm tạo không khí cổ kính rất phù hợp với đề tài được lựa chọn, nhất là nhờ chúng mà lời văn của Vũ Bằng có âm điệu dễ nhận biết, không thể lạc vào đâu được. Sự biểu

hiện của phong cách ngôn ngữ Vũ Bằng qua cách sử dụng từ ngữ là điều có thể khẳng định.

Bên cạnh từ ngữ, Vũ Bằng đã để lại dấu ấn riêng khá đậm nét qua cấu tạo câu. Giá trị nghệ thuật của câu văn Vũ Bằng biểu hiện trên hai phương diện: cấu tạo ngữ pháp và những biện pháp tu từ cú pháp. Cả về cấu tạo lẫn tu từ, nhà văn đều thể hiện được những dấu ấn riêng trong sáng tạo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hồi ký vũ bằng trong thương nhớ mười hai và bốn mươi năm nói láo (Trang 73 - 81)