Dưới nhiều cách nhìn khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra nhũng nhận định khác nhau về từ. Người nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật xem từ ngữ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giọng điệu của một tác giả. Nhà từ vựng học thống kê vốn từ của nhà văn, đặt chúng trong tương quan với vốn từ của toàn dân để đưa ra nhận xét khách quan nhất. Nhà ngữ pháp học quan tâm đến vấn đề từ loại, đặc điểm cấu tạo, cách tạo từ trong tác phẩm và từ dó, dối chiếu trong ngôn ngữ chung. Nhà ngữ dụng học quan sát từ ngữ trong tác phẩm của nhà văn ở sự hành chức của nó, và cắt nghĩa sự hành chức đó để củng cố các luận điểm lý thuyết.
Từ là một trong những đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ. Nó ở vào vị trí trung tâm của hệ thống ngôn ngữ. Nó là cơ sở để con người có thể tiến hành nhận thức và tạo ra mọi sản phẩm ngôn ngữ như câu, đoạn văn, văn bản phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của con người. Từ là đơn vị có sẵn, tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ, tạo thành kho từ vựng của một thứ tiếng. Ở mỗi người, từ được tích luỹ dần và tồn tại trong tiềm năng ngôn ngữ. Nó là một trong những yếu tố thể hiện trình độ ngôn ngữ của cá thể.
Khi các cá nhân thực hiện hoạt động giao tiếp với nhau thì các từ là cần thiết trong vốn từ được huy động và kết hợp với nhau thành các cụm từ, các câu, ngôn bản để thực hiện hoạt động giao tiếp. Chính trong quá trình tham gia vào hoạt động giao tiếp, từ mới thực sự có cuộc sống sinh động, mới bộc lộ rõ và cụ thể hoá các thuộc tính hay đặc điểm thuộc vào bình diện khác nhau của nó và thậm chí có thể có những biến đổi và chuyển
hoá đa dạng, phong phú hơn khi nó tồn tại trong trạng thái tĩnh của hệ thống ngôn ngữ.
Khi chuyển từ dạng tĩnh trong hệ thống ngôn ngữ sang trạng thái động trong giao tiếp, các yếu tố ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng cùng đồng thời chuyển từ dạng trừu tượng, khái quát sang một dạng cụ thể sinh động. Bởi vì hình thành và tồn tại của từ trong hệ thống ngôn ngữ nhìn một cách tổng thể là để phục vụ cho toàn thể xã hội, cho hoạt động và tư duy trong giao tiếp nói chung. Trong quá trình hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ mới được xác định. Cái mới đó chính là mầm mống và động lực cho những vận động và sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ.
Từ thực tiễn ngôn ngữ khác nhau mà ngay trong trạng thái tĩnh, chưa hình thành chức năng của hệ thống ngôn ngữ, cũng tồn tại những từ tiềm tàng năng lực giao tiếp và mỗi chức năng như thế sẽ hệ thống hoá trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Trong nghệ thuật, không có hiện tượng chung chung mà chỉ có các hình tượng nghệ thuật gắn liền với một chất liệu cụ thể như hình tượng hội hoạ, hình tượng âm nhạc, hình tượng sân khấu, hình tượng văn học,... Tính chất đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật gắn liền với đặc trưng, đặc điểm và khả năng nghệ thuật của chất liệu được dùng làm cơ sở cho nghệ thuật đó. Chính vì vậy sẽ không hiểu được đặc trưng của văn học nếu bỏ qua đặc điểm thể hiện nghệ thuật của ngôn từ.
Có thể nói, từ ngữ có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, trước hết nó là yếu tố tạo ra hình hài cảu tác phẩm, tạo nên sự sống cho hình tượng tác phẩm. Tiếp xúc với một tác phẩm văn học nào trước hết chúng ta bắt gặp một văn bản ngôn từ. đặc điểm của lớp từ này là trực tiếp chịu sự quy định của quy luật ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp từ vựng, phong cách học, đồng thời chịu sự chi phối của quy luật văn thơ, thể loại. Từ ngữ còn là chất liệu để nhà văn xây dựng các hình tượng trong tác phẩm của mình. Xuyên qua lớp từ ngữ, ta bắt gặp các chi tiết tạo hình, các tình tiết sự kiện
và tự đó hiện lên các sự vật, phong cảnh con người, quan hệ xã hội, thế giới, những hiện tượng lạ.
Từ ngữ trong văn học rất quan trọng, nó phản ánh một cách chính xác và khách quan tài năng ngôn ngữ và vận dụng từ trong tác phẩm của một nhà văn.