Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông dân tộc miền núi, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ lịch sử
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 149 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
149
Dung lượng
5,54 MB
Nội dung
B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NGUYN TH BèNH MộTSốBIệNPHáPNÂNGCAOHIệUQUảBàIHọCLịCHSửLớP12(CHƯƠNGTRìNHCHUẩN)ởTRƯờNGTRUNGHọCPHổTHÔNG - DÂNTộC NộI TRú MIềNNúI,TỉNHNGHệAN Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn lịchsử M số: 60.14.10ã LUN VN THC S KHOA HC GIO DC Ngi hng dn khoa hc: GS. TS. NGUYN TH CễI NGHỆAN - 2012 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Côi - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong quátrình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp dạy họclịch sử, khoa lịch sử, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh cùng các thầy, cô khoa Lịchsử - Trường Đại họcSư phạm Hà Nội, Thư viện Trường Đại họcSư phạm Hà Nội cùng bạn bè và đồng nghiệp . đã giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi trong quátrìnhhọc tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Kính chúc GS. TS. Nguyễn Thị Côi cùng toàn thể thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp sức khỏe và hạnh phúc. Vinh, tháng 10 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Bình MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 9 1. Lí do chọn đề tài 9 2. Lịchsửvấn đề 12 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 18 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 19 5. Cơ Sở Phương phápluận và phương pháp nghiên cứu 19 6. Giả thiết khoa học 20 7. Đóng góp của luậnvăn 20 8. Ý nghĩa của luậnvăn 20 9. Bố cục của luậnvăn 21 Chương 1 VẤN ĐỀ NÂNGCAOHIỆUQUẢBÀIHỌCLỊCHSỬỞLỚP12(CHƯƠNGTRÌNHCHUẨN) TRONG CÁC TRƯỜNG THPT - DTNT MIỀN NÚI TỈNHNGHỆ AN. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 22 1.1. Cơ sở lí luận 22 1.1.1. Quan niệm bàihọclịchsửởtrườngphổthông 22 1.1.2. Khái niệm nângcaohiệuquảbàihọclịchsử 29 1.1.3. Xuất phát điểm của vấn đề 36 1.1.4. Tầm quan trọng của việc nângcaohiệuquảbàihọclịchsửlớp12(chươngtrìnhchuẩn)ở các trường THPT - DTNT miền núi tỉnhNghệAn 43 1.2. Cơ sở thực tiễn 50 1.2.1. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội 50 1.2.2. Chất lượng dạy học môn lịchsửởtrường THPT - DTNT (điều tra quatrường Quỳ Châu) 51 1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng và định hướng phát triển 57 Chương 2 MỘTSỐBIỆNPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢBÀIHỌCLỊCHSỬLỚP12(CHƯƠNGTRÌNHCHUẨN)Ở CÁC TRƯỜNG THPT - DTNT MIỀNNÚI,NGHỆ AN. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 60 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trìnhlịchsửlớp12 60 2.1.1. Vị trí 60 2.1.2. Mục tiêu 61 2.1.3. Nội dung cơ bản của chương trìnhlíchsử12(chươngtrìnhchuẩn) 67 2.2. Mộtsố yêu cầu khi lựa chọn biệnphápnângcaohiệuquảbàihọclịchsửởtrường THPT - DTNT miền núi tỉnhNghệAn 75 2.2.1. Biệnphápnângcaohiệuquảbàihọclịchsử phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học 75 5 2.2.2. Biệnphápnângcaohiệuquảbàihọclịchsử phải giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bàihọc 76 2.2.3. Biệnphápnângcaohiệuquảbàihọclịchsử phải thể hiện sự linh họat, sáng tạo của giáo viên 77 2.2.4. Các biệnphápnângcaohiệuquảbàihọclịchsử phải góp phần đổi mới phương pháp dạy họclịchsử 78 2.3. Mộtsốbiệnphápsư phạm nângcaohiệuquảbàihọclịchsửlớp12(chươngtrìnhchuẩn)ởtrường THPT - DTNT miền núi Nghệ An. Thực nghiệm sư phạm 79 2.3.1. Lựa chọn nội dung bàihọc phải khoa học, vừa sức phù hợp với trình độ nhận thức học sinh 79 2.3.2. Phát triển tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh để nângcaohiệuquảbàihọclịchsử 85 2.3.3. Tăng cường tính hình ảnh, tính cụ thể để tạo xúc cảm lịchsử cho học sinh khi tiến hành bàihọc 91 2.3.4. Sử dụng đa dạng kết hợp khéo léo, hợp lí các phương pháp dạy học, trong đó cần chú ý tới dung lượng phương pháp 95 2.3.5. Kết hợp nhuần nhuyễn các dạng hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh và xây dựng mỗi quan hệ tương hỗ trong học tập 98 2.3.6. Hướng dẫnhọc sinh phương pháphọc tập nhất là phương pháp tự học 102 2.3.7. Tổ chức giờ họchiệuquả 108 6 2.4. Thực nghiệm sư phạm 114 2.4.1. Mục đích thực nghiệm 114 2.4.2. Đối tượng thực nghiệm 114 2.4.3. Nội dung thực nghiệm 114 2.4.4. Phương pháp thực nghiệm 115 2.4.5. Kết quả thực nghiệm 116 KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMDTDCND : Cách mạng dântộcdân chủ nhân dân CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc CNH - HĐH : Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam PGS : Phó giáo sư PTGPDT : Phong trào giải phóng dântộc SGK : Sách giáo khoa Th.S : Thạcsĩ THCS : Trunghọc cơ sở THPT - DTNT : Trunghọcphổ thông- Dântộc nội trú. THPT : Trunghọcphổthông TS : Tiến sĩ TSKH : Tiến sĩ khoa học VNDCCH : Việt Nam dân chủ cộng hòa XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, cùng với nó là xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa lôi kéo hầu hết các quốc gia dântộc trên thế giới vào quátrình hội nhập.Với tình hình thế giới như hiện nay, đặt ra nhiều thời cơ và thách thức cho các quốc gia dântộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài. Để góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc đổi mới và hội nhập với thế giới bên ngoài thì giáo dục cần phải được coi trọng hàng đầu thể hiện: “Giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, phải nângcao chất lượng giáo dục; giáo dục là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đối với từng địa phương, từng khu vực và cả nước; cần có những chính sách ưu tiên giáo dục cao nhất cho giáo dục; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội” [36; 47]. Trong văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng ta đã khẳng định mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhằm: “Nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [44; 81]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ, phải đựơc xem là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nângcaodân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, 9 góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [17; 77]. Trong luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã xác định mục tiêu giáo dục “Mục tiêu giáo dục là đào con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [31; 6]. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Có thể nói, không có sự tiến bộ và thành đạt nào lại tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong giáo dục của mỗi quốc gia. Ngày nay, thế giới luôn nói tới tăng trưởng bền vững. Muốn thực hiện điều đó, cần có sự cân bằng con người với tự nhiên, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Trong giáo dục, vấn đề cân bằng giữa các môn học tự nhiên và môn học xã hội là điều cần thiết. Nhà trườngphổthông có trách nhiệm to lớn trong việc đào tạo thế hệ trẻ, để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp giáo dục đó, bộ môn lịchsử phải đóng góp phần đắc lực trong việc đào tạo con người mà Đảng ta đã đề ra, đó là “Môn lịchsửởtrườngphổthông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịchsửdântộc và lịchsử thế giới, góp phần hình thành ởhọc sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thốngdân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội’’ [4; 3]. Có thể nói, so với các môn học khác, môn lịchsử có vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Để khai thác hết ưu thế môn lịchsử trong việc giáo dục thế hệ trẻ, có thể nói việc 10