1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

105 824 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 764 KB

Nội dung

Quỹ thời gian đào tạo môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đã bị bớt đi 50 % nên càng cấp thiết phải có những biện pháp nâng cao hiệuquả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạ

Trang 1

TRẦN THẾ CƯỜNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC ( BẬC TIỂU HỌC )

Mã số: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học : TS PHAN QUỐC LÂM

VINH – 12 2011

Trang 2

Lời cám ơn

Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn :

- Ban Giám Hiệu trường Đại học Vinh,

- Ban Giám Hiệu trường Đại học Sài Gòn,

- Khoa đào tạo Sau Đại học trường Đại học Vinh,

- Quý Giáo Sư, phó Giáo Sư, Tiến Sĩ,

- Quý thày cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS Phan Quốc Lâm, thày đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin ghi ơn Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc Việnthành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong lãnh vực chuyên môn Âm nhạc

Dù đã cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu, tham khảo nhiềutài liệu và xin ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau để hoàn thành luận văn,nhưng luận văn của tôi chắc chắn vẫn còn những khiếm khuyết

Tôi xin được nhận những ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luậnvăn Thạc sĩ Giáo dục học (Bậc Tiểu học) trường Đại học Vinh - Đại họcSài Gòn

Tôi cũng mong nhận được những ý kiến của thày cô, những ngườiquan tâm đến lãnh vực này

Tp.HCM, tháng 12 năm 2011

Trần Thế Cường

Trang 3

Mục lục

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6

1.2.6 Hiệu quả, hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học… 231.2.7 Biện pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện… 241.3 Một số vấn đề về rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc 24

1.3.2 Nội dung và quy trình rèn luyện 251.3.3 Phương pháp, hình thức tổ chức rèn luyện 29

1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả rèn luyên kỹ năng dạy học môn Âm nhạc 321.4.1 Sinh viên không có nhiều thời gian học môn Âm nhạc 321.4.2 Nhu cầu học Âm nhạc của học sinh Tiểu học 33

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.1 Giới thiệu về quá trình nghiên cứu thực trạng 352.1.1 Mục đích nghiên cứu 352.1.2 Địa bàn, đối tượng và thời gian khảo sát 36

Trang 4

2.2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc 402.2.1 Các phân môn Âm nhạc trong chương trình đào tạo 402.2.2 Việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc 412.3 Thực trạng việc sử dụng các biện pháp rèn luyện

kỹ năng dạy học môn Âm nhạc 47

Chương 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả

rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Trang 5

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài :

Giáo dục Nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dụcTiểu học Để học sinh Tiểu học phát triển hoàn chỉnh thì ngoài việc dạy khoahọc, văn học, thể chất còn phải dạy cả Nghệ thuật Trong Nghệ thuật thì Âmnhạc lại là phần chủ chốt

Ở Tiểu học, số trường có giáo viên chuyên trách Nhạc còn rất ít Giáo viênTiểu học thường phải dạy luôn môn Âm nhạc Có nhiều giáo viên Tiểu học khidạy môn Âm nhạc chỉ như dạy “trả bài” vì còn thiếu kỹ năng dạy học môn này Trong quá trình đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, môn Âm nhạc

đã không được quan tâm nhiều, thậm chí còn bị coi là môn phụ nên các biệnpháp giúp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn này chẳng đượcchú ý bao nhiêu

Quỹ thời gian đào tạo môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

đã bị bớt đi 50 % nên càng cấp thiết phải có những biện pháp nâng cao hiệuquả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc thì sinh viên khi ra trường mới có

đủ khả năng dạy học môn này

Để dạy môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, cần giảngviên có chuyên môn Âm nhạc thôi chưa đủ mà còn cần giảng viên phải cónhững biện pháp mới, giúp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn

Âm nhạc cho sinh viên

Để giúp sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học vững vàng khi phải dạy môn

Âm nhạc ở Tiểu học, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng caohiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáodục Tiểu học”

Trang 6

3.2 Đối tượng nghiên cứu :

Các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạccho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

4 Giả thuyết khoa học :

Nếu có những biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thểnâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viênngành Giáo dục Tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu :

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

5.2.Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viênngành Giáo dục Tiểu học

5.3 Đề xuất tính cần thiết và khả thi một số biện pháp rèn luyện kỹ năng dạyhọc môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận gồm :

- Phân tích tổng hợp lý thuyết để thực hiện nhiệm vụ lý luận

- Phân loại, hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến đề tài

- Cụ thể hóa lý thuyết

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :

- Quan sát việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viênngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn

Trang 7

- Nghiên cứu việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viênngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn.

- Điều tra về tính cần thiết và tính khả thi

7 Giới hạn nghiên cứu

7.1 Một số vấn đề về lịch sử dạy học Âm nhạc ngoài nước, dạy học Âm nhạctrong nước

7.2 Các hình thức giảng dạy Âm nhạc ở Việt Nam

7.3 Quá trình dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 7.4 Việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viên ngành Giáodục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn

8 Những đóng góp :

8.1 Về lý luận : nêu được tính hợp lý của đề tài nghiên cứu

8.2 Về thực tiễn : đề xuất các biện pháp hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng dạy họcmôn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đạt được hiệu quả caonhất

9 Cấu trúc đề tài :

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệutham khảo, luận văn gồm có 3 chương :

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 3 Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âmnhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Trang 8

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Kỹ năng dạy học nói chung và kỹ năng dạy học Âm nhạc nói riêng lànhững kỹ năng riêng biệt của nghề dạy học Rèn luyện việc dạy học để hìnhthành một kỹ năng dạy học là việc rất quan trọng trong quy trình đào tạo sinhviên Sư phạm

Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dụcTiểu học để khi ra trường sinh viên sẽ giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểuhọc đạt hiệu quả cao hay thấp đều do điều này

Có rất nhiều nghiên cứu về kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy họccho sinh viên sư phạm của các tác giả ngoài nước và trong nước như :

- Kỹ năng dạy học : K.K Pla-tô-nôp, N.V Cudomina, V.A Cruchetxki,X.L Ki-xê-gôp, O.A Apulina… Tác giả O.A Apulina trong “Bàn về kỹ năng

sư phạm” đã phân biệt hai nhóm kỹ năng dạy học cơ bản là kỹ năng chung và

kỹ năng chuyên biệt cho từng hoạt động; tác giả cũng chỉ ra nội dung của từng

kỹ năng dạy học cụ thể Tác giả X.L Ki-xê-gôp đã đưa ra hơn 100 kỹ năng dạyhọc trong số đó có 50 kỹ năng căn bản, cần thiết cho nghề dạy học

- Rèn luyện kỹ năng dạy học : Wilbert J Mc Keachie, Geoffrey Petty… Wilbert J Mc Keachie đã đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học chosinh viên sư phạm trong “Những thủ thuật trong dạy học : các chiến lược,nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên đại học và caođẳng”

Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năngdạy học cho sinh viên sư phạm nói chung như : Phan Quốc Lâm, Nguyễn ThịHường, Nguyễn như An, Phạm Minh Hùng, Trần Anh Tuấn, Nguyễn ĐìnhChỉnh, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Việt Bắc…

Trang 9

Trong số này có một vài tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc hình thành kỹnăng và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học như

tác giả Phạm Minh Hùng (Hình thành một số kỹ năng dạy học cho sinh viên

ngành Giáo dục Tiểu học), tác giả Phan Quốc Lâm (Xây dựng nội dung quy

trình hình thành kỹ năng sư phạm theo Chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngànhGiáo dục Tiểu học qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên),

tác giả Nguyễn Việt Bắc (Hình thành hệ thống kỹ năng sư phạm cho giáo sinh

sư phạm Tiểu học) và (Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên)…

Về đề tài “Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành

Giáo dục Tiểu học” đến nay chỉ có tác giả Nguyễn Minh Toàn nói tới (Âm nhạc

và phương pháp dạy học) nhưng chỉ dừng lại ở kỹ năng soạn giáo án dạy hát

bài hát

Từ việc dạy môn Âm nhạc theo phong cách “nghệ sỹ” đến việc dạy môn

Âm nhạc có phương pháp (sư phạm Âm nhạc) là một chặng đường trên 200năm Từ khi có ngành Sư phạm Âm nhạc đến khi hình thành việc rèn luyện kỹnăng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên Sư phạm một cách đại trà lại mất đến

800 năm

Chúng ta có thể lướt qua quá trình này để hiểu rõ vấn đề :

1.1.1 Ngoài nước :

1.1.1.1 Dạy học Âm nhạc ở Châu Âu

Âm nhạc Châu Âu đã định hình từ thế kỷ thứ 10, nhưng không đượcphổ biến rộng rãi trong nhân dân Lúc này Âm nhạc được dạy trong cung đình,trong các gia đình quý tộc, trong các Tu viện và nhà thờ Công giáo Các phânmôn Âm nhạc được dạy chủ yếu là Nhạc lý, Ký Xướng âm, Thanh nhạc, đàndây và đàn Orgue ống hơi

Hình thức giảng dạy là người biết Nhạc dạy cho người chưa biết, không cómột phương pháp cụ thể nào cả nên rất tốn thời gian và công sức để dạy và học.Chính vì thế mà Âm nhạc không thể phổ biến rộng rãi trong nhân dân

Trang 10

1.1.1.2 Dạy học Âm nhạc Công giáo ở Châu Âu

Từ thế kỷ thứ 12, Giáo Hoàng Gregorio thay đổi thang âm (gamme)của Châu Âu đang dùng lúc này thành một thang âm tương đối hoàn chỉnh đểdùng trong Giáo hội Công giáo Giáo Hoàng Gregorio cũng ra lệnh sử dụng vàgiảng dạy thang âm này trong các Tu viện, Chủng viện và nhà thờ Công giáo

Do nhu cầu giảng dạy Âm nhạc nên việc đào tạo người dạy nhạc bắt đầuphát triển Giáo Hoàng này đã thành lập trường đào tạo các Nhạc sư để dạynhạc trong Giáo hội Có thể nói đây là mốc lịch sử của nền Sư phạm Âm nhạc

Từ giai đoạn này người ta bắt đầu phân biệt Nhạc sĩ và Nhạc sư

1.1.1.3 Dạy học Âm nhạc trong các Đại học Châu Âu

Cuối thế kỷ 14 sang đầu thế kỷ 15, Âm nhạc bắt đầu đ ược giảng dạytrong các Đại học Châu Âu như Vienne, Paris, Fribourg… Tại các Đại học này,ngoài các môn căn bản của Âm nhạc là Nhạc lý, Ký Xướng âm, Thanh nhạc,đàn dây, đàn Orgue ống hơi, các môn được dạy chủ yếu là Hòa âm, Phức điệu,Sáng tác, Chỉ huy dàn nhạc và Chỉ huy Hợp xướng

Trong các Đại học Châu Âu lúc này chủ yếu vẫn chỉ đào tạo ra các nhạc sĩ.Người ta chưa quan tâm tới việc đào tạo ra nhạc sư vì nghĩ rằng cứ giỏi Âmnhạc là có thể dạy Âm nhạc được

Tới cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 vì nhu cầu dạy Âm nhạc trong cáctrường Tiểu học thì việc đào tạo đại trà các giáo viên dạy Âm nhạc mới thực sựbắt đầu Ngành Sư phạm Âm nhạc được hình thành nhưng không phát triểnnhiều vì khi học Âm nhạc, người ta thích học để trở thành nhạc sĩ, nhạc côngchứ không thích trở thành thày dạy nhạc

1.1.1.4 Dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học trên thế giới

- Châu Âu : Từ cuối thế kỷ 18, môn Âm nhạc đã đ ược giảng dạytrong các trường Tiểu học Học sinh Tiểu học được học Nhạc lý, Ký Xướng âm,Thanh nhạc; sang giữa thế kỷ 19 thì học sinh được học thêm Nhạc cụ (Piano,Harmonium, Sylophone…)

Trang 11

- Châu Mỹ : Chủ yếu là Hoa Kỳ sau đó là Canada, học sinh Tiểu họcđược học Âm nhạc từ cuối thế kỷ 19

1.1.1.5 Dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc (Sư phạm Âm nhạc)

- Từ thế kỷ 12, trong trường đào tạo Nhạc sư của Giáo hội Công giáoRoma đã bắt đầu dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc nhưng học viên đa số là

Tu sĩ, Linh mục và số học viên không nhiều nên số Nhạc sư ra trường chỉ tạm

đủ để dạy trong các Tu viện, Chủng viện, nhà thờ Công giáo Chính vì vậy, cácnhạc sĩ Châu Âu từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18 hầu hết đều là người Công giáo

Trong trường đào tạo Nhạc sư này, các phương pháp, biện pháp rèn luyện

kỹ năng dạy học Âm nhạc cho từng phân môn được nghiên cứu và giảng dạy rất

kỹ lưỡng

- Cuối thế kỷ 18, sau cuộc Cách mạng Tư sản Pháp 1789, tại Đại họcSorbonne bắt đầu đào tạo giáo viên dạy môn Âm nhạc Trong chương trìnhgiảng dạy, các Giáo Sư đã không dùng các kiến thức đã có trong trường đào tạoNhạc sư Công giáo vì cho rằng có ảnh hưởng tôn giáo mà tự tìm kiếm cácphương pháp mới để giảng dạy

Chính vì không chịu kế thừa những kiến thức sư phạm Âm nhạc đã có nênđến giữa thế kỷ 19 ngành Sư phạm Âm nhạc Châu Âu mới định hình nhưngkhông phát triển

1.1.1.6 Dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc tại Nhạc viện Leningrad

Từ năm 1930, ngành Sư phạm Âm nhạc đã phát triển rất mạnh tạiNhạc viện Leningrad với rất nhiều chuyên ngành phương pháp giảng dạy Âmnhạc cho các phân môn Âm nhạc chuyên biệt

Tại Nhạc viện Leningrad các phương pháp, biện pháp giúp nâng cao hiệuquả rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc được đặc biệt chú ý Từ các vấn đềtưởng chừng bình thường như làm thế nào để mau chóng đọc được tên các nốtnhạc trên khuông nhạc cũng được nghiên cứu và đã có biện pháp riêng cho việcnày

Trang 12

Các Nhạc viện trên thế giới đã phải công nhận rằng giáo viên Âm nhạcđược đào tạo từ Nhạc viện Leningrad có rất nhiều biện pháp giúp cho việc dạyhọc các chuyên ngành Âm nhạc đạt hiệu quả rất cao.

1.1.1.7 Việc rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên

- Tại Nhạc viện Angelicum (Roma) :

Từ thế kỷ 12, việc rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên đãđược thực hiện nhưng mãi đến thế kỷ 16 thì việc rèn luyện này mới là điều bắtbuộc cho sinh viên [19]

- Tại Nhạc viện Leningrad :

Từ năm 1930, sinh viên đã được hướng dẫn để rèn luyện kỹ năng dạyhọc cho các chuyên ngành Âm nhạc như Thanh nhạc, Ký Xướng âm, Nhạc lý,Nhạc cụ, Hòa âm, Sáng tác …

Năm 1940, các chuyên ngành Âm nhạc đều phân ra hai hướng là đàotạo Nhạc Sỹ và Thày dạy Âm nhạc (Sư phạm Âm nhạc) nên việc rèn luyện kỹnăng dạy học môn Âm nhạc là việc bắt buộc đối với sinh viên Sư phạm

- Tại Đại học Sorbonne (Pháp) :

Đầu thế kỷ 20, việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc mới đượcthực hiện nhưng không được chú trọng

1.1.1.8 Rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên

ngành Giáo dục Tiểu học

Cho đến nay ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ người ta chỉ hướng dẫn rènluyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc các chuyênngành Âm nhạc như Thanh nhạc, Ký Xướng Âm, Nhạc lý, Nhạc cụ … chứkhông hướng dẫn rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên ngànhGiáo dục Tiểu học để dạy môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học

1.1.2 Trong nước

1.1.2.1 Dạy học Âm nhạc Truyền thống (Âm nhạc Dân tộc)

Trang 13

Âm nhạc Truyền thống Việt Nam không có hình thức dạy đại trà, dạy theolớp nhưng thường dạy nhỏ lẻ trong gia đình : cha mẹ, anh chị dạy cho con, emhoặc người này nghe người kia hát và hát theo.

Trong phường nhạc thường có giáo phường phụ trách việc dạy nhạc cho

các thành viên trong phường nhạc Giáo phường cũng không dạy theo hình thứclớp học hay khóa học mà học viên thiếu sót điểm nào thì giáo phường sửa chữadạy thêm cho hoàn chỉnh điểm đó Một phường nhạc đôi khi có tới hai, ba giáophường : giáo phường ca, giáo phường đàn, giáo phường múa

- Trong lãnh vực ca hát :

Đa số bài bản là dân ca nên ca sĩ (con hát) thường đã biết hát do nghe hátnhiều nên thuộc làn điệu và tự hát Những bài hát mới thì được dạy bằng cáchtruyền khẩu Người dạy sẽ hát trước, sau đó người học mới hát lại Người dạytùy theo mức độ tiếp thu và ghi nhớ của người học để dạy câu dài hay câu ngắn.Đôi khi người dạy chỉ cần sửa chữa một vài chỗ sai trong bài là có thể hoànchỉnh được bài bản cho người học

Trong các làng xóm thì dân ca được truyền lại cho lớp trẻ một cách tựnhiên do ông bà, cha mẹ hát và con cháu hát theo

Dân ca Quan Họ Bắc Ninh có lễ hội Lim hàng năm với các “liền anh, liềnchị” hát thâu đêm được hình thành từ thế hệ trước qua thế hệ sau một cách tiệmtiến đến độ không thấy hình thức dạy học cụ thể Từ nhỏ, con trai, con gái tronglàng đã được nghe hát Quan Họ và hát theo; sai chỗ nào thì anh chị, cha chú, cô

gì sửa chỗ đó Khi lớn lên thì tham gia vào các nhóm Quan Họ và dần dần trở

thành “liền anh, liền chị” thực thụ.

- Trong lãnh vực nhạc cụ :

Các nhạc công Việt Nam thường được dạy theo hình thức gia đình, từ thế

hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Cũng có những trường hợp thày nhận đệ tửhoặc đệ tử xin theo thày và ở luôn tại nhà thày hoặc theo thày trong các phườngnhạc để học

Trang 14

* Trong dàn nhạc Cung Đình :

Hàng năm đều tuyển các nhạc công trong dân để bổ sung cho dàn nhạc.Khi được tuyển vào dàn nhạc Cung Đình họ phải học các bài bản của CungĐình và cách biểu diễn Cung Đình Trong dàn nhạc Cung Đình có nhiều thàydạy khác nhau như thày dạy cổ bản, thày dạy kim bản Ngoài ra còn có các thàydạy kỹ thuật cho từng loại nhạc cụ khác nhau

* Trong phường nhạc :

Có nhiều dạng phường nhạc khác nhau được hình thành trong dân gian + Các nhạc công trong một vùng, một địa phương họp lại với nhau để cùnghòa nhạc và từ đó hình thành một phường nhạc Phường nhạc này thường biểudiễn có nghệ thuật vì do các nhạc công có trình độ cao, có tâm huyết và yêu âmnhạc Họ thường ngồi lại để trao đổi đi đến thống nhất trong cách biểu diễn và

kỹ thuật biểu diễn

+ Một nhạc công giỏi (thày đờn) đứng ra thành lập phường nhạc Thày đờnquy tụ một số nhạc công khác, trong số này có cả những nhạc công mới chậpchững vào nghề và một số mới học Thày đờn tiếp tục dạy để những người này

có đủ khả năng biểu diễn Phường nhạc này thường mang phong cách biểu diễn

rõ nét của thày đờn

+ Một người giàu có (quan lại địa phương, địa chủ…) đứng ra thành lậpphường nhạc và trở thành chủ phường Chủ phường mời một hoặc nhiều thàyđờn để dạy cho các thành viên trong phường nhạc Về chuyên môn thì thầy đờnphụ trách nhưng về bài bản thường theo sự “biên tập” của chủ phường Cácnhạc công, thày đờn… được chủ phường trả lương nên tùy theo mức lương màchất lượng của phường nhạc cao hay thấp

1.1.2.2 Dạy học Âm nhạc Tây phương Công giáo

- Dạy hát :

Thế kỷ 17,18 giáo dân Công giáo Việt Nam được các giáo sĩ Tây phương

và Việt Nam dạy hát thánh ca bằng tiếng Ý (Latin) Các bài thánh ca này đều do

Trang 15

các tác giả Công giáo phương Tây viết Phương pháp dạy hát thường theo lốitruyền khẩu Sau khi biết hát thì giáo dân Việt Nam dạy lại cho thế hệ thiếu nhi

và những người mới gia nhập đạo Công giáo (tân tòng)

Các giáo sĩ dạy hát rất bài bản vì họ được đào tạo rất kỹ lưỡng trong cácChủng viện (nơi đào tạo Linh mục) và Tu viện (nơi đào tạo tu sĩ) Tại đây họđược học Âm nhạc tới trình độ tương đương trung cấp, bao gồm các phân môn :Nhạc lý, Ký Xướng âm, Thanh nhạc, đàn Harmonium, Hòa âm, Phân tích Tácphẩm, Chỉ huy (Ca trưởng), Phương pháp dạy hát thánh ca

Qua đầu thế kỷ 20 mới có các bài thánh ca do tác giả Công giáo Việt Namviết bằng tiếng Việt nhưng dùng thang âm (gamme) Tây phương và Bình caCông giáo (Grégorien) Khi dạy hát bằng tiếng Việt thì các giáo sĩ đã phải quan

tâm tới vấn đề dấu giọng và thanh điệu tiếng Việt nên đã phát sinh ra lối hát

Có thể nói tại Chủng viện và Tu viện Công giáo này, là nơi đầu tiên ở Việt

Nam dạy môn Phương pháp dạy học môn Âm nhạc.

- Dạy nhạc cụ :

+ Dạy đàn : Các giáo sĩ dạy đàn (chủ yếu là Harmonium) cho giáo dânViệt Nam tại các nhà thờ với giáo trình Tây phương Số người được dạy rất ít vìkhông có đàn Một nhà thờ bình thường chỉ có một cây đàn nên một thày chỉdạy vài trò Những người này học để đệm thánh ca trong các nhà thờ là chính.Một số khác được học các tác phẩm độc tấu của Johann Sebastien Bach và LuyGrapphy nhưng số này rất ít

+ Dạy kèn đồng : Các Giáo sĩ, Linh mục dòng Đa Minh (Dominico) đượcđào tạo từ nguồn Tây Ban Nha (Espagne) khi phụ trách các nhà thờ thường dạy

Trang 16

kèn đồng cho một số nam giáo dân và sau đó thành lập các ban kèn Các bankèn này có khi lên tới hàng trăm người và được đào tạo rất công phu Truyềnthống này còn duy trì đến ngày nay tại các xứ đạo thuộc tỉnh Nam Định, NinhBình, Thái Bình, Hải Phòng…

1.1.2.3 Dạy học Âm nhạc Tây phương – Tân nhạc

Vào cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp mở trường học ở Việt Nam thìbắt đầu đưa Âm nhạc Tây phương vào giảng dạy Ban đầu chỉ dạy quốc caPháp, một số hành khúc học đường và dân ca Pháp, sau đó mới chính thức dạymôn Âm nhạc Trong môn Âm nhạc thường chỉ dạy Nhạc lý và một số ca khúcnổi tiếng thế giới Sang đầu thế kỷ 20, môn Âm nhạc ngoài phần Nhạc lý còn cóthêm phần Xướng âm - Ký âm (Ký Xướng âm) và một số kiến thức căn bản vềThanh nhạc

Người Việt thường gọi Âm nhạc này là Nhạc Tây hay Tân Nhạc

1.1.2.4 Dạy học Âm nhạc trong trường học Việt Nam

Năm 1955 trường Nghệ Thuật Quân Đội được thành lập

Năm 1956, Nhạc Viện Hà Nội (nay là Học Viện Âm nhạc Quốc Gia ViệtNam) được thành lập Cũng năm này Viện Quốc Gia Âm Nhạc (nay là NhạcViện thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập tại Sài Gòn

Năm 1968, trường Trung cấp Sư phạm Thể Dục Trung ương mở thêmngành Sư phạm Âm nhạc

Năm 1985, trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương được thànhlập trên cơ sở tách ngành Sư phạm Âm nhạc ra khỏi trường Sư phạm Thể DụcTrung ương, theo Quyết định số 261/HĐBT ký ngày 07.11.1985

Trang 17

Năm 1985, trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí minh thành lậpkhoa Nhạc - Họa để đào tạo giáo viên dạy môn Âm nhạc cho thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh phía Nam

Ngày 26.5.2006 trường Đại Học Sư phạm Nghệ Thuật Trung ương đượcthành lập dựa trên cơ sở từ trường Cao đẳng Nhạc - Họa Trung ương (Quyếtđịnh 117/2006 QĐ – TTg)

Từ năm 1946, Bộ Giáo Dục Việt Nam đã đưa Âm nhạc vào giảng dạy trongcác trường học nhưng dưới hình thức dạy hát Quốc ca, dân ca; các phong tràoVăn nghệ

Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954, tại cáctrường phổ thông trong căn cứ Việt Bắc học sinh được học hát Quốc Ca, các bàidân ca, Sử Ca và các ca khúc kháng chiến, cách mạng… trong các tiết sinhhoạt chủ nhiệm

*Giai đoạn từ năm 1954 - 1975, tại miền Nam Việt Nam, trong các trườngTrung học Đệ Nhất cấp (Trung học Cơ sở) và Trung học Đệ Nhị cấp (Trunghọc Phổ thông) mỗi tuần đều có một giờ học Âm nhạc Thày cô dạy Âm nhạc từnhiều nguồn khác nhau, một số là các Tu sĩ, Linh mục Công giáo, số khác từcác nhạc sĩ và những người có khả năng Âm nhạc Năm 1957, mới có thày côđược đào tạo Âm nhạc trong các trường Sư phạm Sài Gòn bổ sung cho lựclượng giảng dạy này

1.1.2.5 Dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc

Năm 1955, sinh viên Sư phạm ngành Văn, Sử, Địa và Tiểu học được họcthêm Âm nhạc để khi về trường phổ thông có thể dạy cho học sinh

Năm 1968 bắt đầu có ngành trung cấp đào tạo giáo viên Sư phạm Âm nhạctrong trường trung cấp Sư phạm Thể Dục Trung ương Trong ngành này bắt đầu

có môn Phương pháp Dạy học Âm nhạc.

Trang 18

Năm 1970 các trường trung học Sư phạm (Tiểu học) đều dạy môn Âm

nhạc gồm ba phân môn là Nhạc lý, Ký Xướng âm và Phương pháp Dạy học Âm

nhạc

1.1.2.6 Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên

Sư phạm Âm nhạc Việt Nam

- Từ năm 1740 đã có môn Phương pháp Dạy học Âm nhạc nhưng việcrèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc chỉ mới được quan tâm từ năm 1971trong ngành Trung cấp đào tạo giáo viên Sư phạm Âm nhạc thuộc trường Trungcấp Sư phạm Thể Dục Trung ương

- Năm 1980, Vụ Âm nhạc thuộc Bộ Giáo Dục có đề nghị các trườngTrung học Sư phạm Tiểu học quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn

Âm nhạc cho sinh viên Sư phạm Tiểu học

1.1.2.7 Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên

ngành Giáo dục Tiểu học

Từ năm 1992 đến năm 1997, các giáo trình Phương pháp Dạy học Âmnhạc khi nói về việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viênngành Giáo dục Tiểu học chỉ mới nói tới kỹ năng soạn giáo án dạy hát cho họcsinh Tiểu học

Cho đến nay chưa có một tác giả nào bàn tới các “biện pháp nâng caohiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáodục Tiểu học”

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Dạy học

Theo Tự điển Tiếng Việt NXB KHXH Hà Nội 1992 trang 252 thì : Dạy : Truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống cóphương pháp

Dạy học : Dạy để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức, theochương trình nhất định

Trang 19

Học theo nghĩa rộng , áp dụng cho cả loài vật , là hình thành hành vi mới,chưa có trong vốn phản xạ bẩm sinh Học ở cả loài người và loài vật có hai dấuhiệu đặc trưng là sự tương tác giữa cá thể với môi trường (sự kích động đượckích thích từ bên ngoài) và sự phản ứng của cơ thể đáp lại kích thích đó.

Đối với loài người, học là quá trình chuyển hóa những kinh nghiệm cánhân Người học tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài để cải biến chính mình vềkiến thức, kỹ năng, thái độ, chuẩn bị cho mình tiềm năng thích ứng với môitrường tự nhiên và xã hội Loài người truyền đạt kinh nghiệm ứng xử trướcthiên nhiên và xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua tiếng nói và chữviết bằng cách học và dạy học

Theo Pavlov (1819-1963) Dạy là thành lập những phản xạ có điều kiện,hình thành ở đối tượng những kinh nghiệm hành động Học là hình thành chomình những phản ứng trả lời mới chưa có trong vốn phản xạ không điều kiệnđược di truyền Lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov đã giải thích cơ chếsinh lý của hoạt động học, đó là những hình thành đường liên hệ tạm thời giữacác trung khu thần kinh tương ứng trên vỏ não được củng cố bởi sự ôn luyệnthường xuyên

Theo quan điểm Giáo dục học thì :

Dạy là hành động người đi trước truyền lại cho người đi sau những kinhnghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá trình sống, làm việc Việc dạy baogồm nhiều lãnh vực : ăn uống, may mặc, vận chuyển, đi lại, cách tồn tại trongthiên nhiên khắc nghiệt, cách làm việc, cách tìm lương thực, cách đối phó vớithú dữ, cách đối xử với đồng loại, cách nói, cách hát…

Dạy học là việc truyền đạt tri thức, nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng kỹxảo của loài người, từ người đã nắm bắt được cho người chưa nắm bắt được,một cách có hệ thống, có phương pháp Dạy học là công việc chung của cảngười dạy và người học Không thể hoàn tất công việc dạy học nếu một trong

Trang 20

hai phía không làm việc Mức độ đạt được của việc dạy học tùy vào mức độlàm việc và cộng tác đồng bộ của hai phía.

1.2.2 Âm nhạc :

Nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của con người

Âm nhạc được tạo nên bởi hai yếu tố đó là dòng ca (mélodie) và thời gian(temps) Âm nhạc là nghệ thuật động, diễn ra trong thời gian, nó là nghệ thuậtcủa thính giác Âm nhạc luôn gắn bó và đòi hỏi hoạt động trực tiếp của conngười Âm nhạc bao gồm hai loại hình cơ bản đó là Âm nhạc có lời (Thanhnhạc) và Âm nhạc không lời (Khí nhạc)

Âm nhạc đã trở thành môn học từ khi xã hội loài người có nhà nước.Ngày hôm nay môn Âm nhạc được dạy trong hầu hết các trường phổ thông trênthế giới Nói tới Âm nhạc thì ai cũng đã có một ý niệm vì đã từng được thưởngthức thậm chí đã hoạt động Âm nhạc không dưới hình thức này thì dưới hìnhthức khác

1.2.3 Dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học :

Dạy học môn Âm nhạc đã có từ ngàn xưa, từ khi loài người hình thànhnhà nước Ban đầu môn nhạc chỉ gồm có Âm Luật và Nhạc Cụ nhưng sau đódần hình thành thêm rất nhiều phân môn khác và đi sâu vào các chuyên ngành

Có thể chia ra ba nhóm phân môn sau :

- Các phân môn căn bản : Nhạc lý, Ký Xướng âm …

- Các môn nâng cao : Hòa âm, Phân tích tác phẩm …

- Các môn chuyên ngành : Thanh nhạc, Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy, Nhạc

cụ …

Môn Âm nhạc là một môn nghệ thuật gồm rất nhiều phân môn Vì vậy,tùy theo quỹ thời gian và mục đích học mà người ta sắp xếp để học những phânmôn nào

Trong chương trình môn Âm nhạc ở trường Tiểu học của Việt Nam hiệnnay thì học sinh được học các phân môn sau :

Trang 21

- Hát các bài hát (gồm 55 bài) Đây là phân môn chính chiếm 70 % quỹthời gian Hiện nay vẫn còn trên 50 % số trường Tiểu học trong cả nước chỉ dạycác bài hát Trong chương trình Âm nhạc lớp 1 và lớp 2, học sinh chỉ học hátcác bài hát.

- Nhạc lý (phần tín hiệu thông tin) Học sinh có bài học Nhạc lý riêng từlớp 3 đến lớp 5 nhưng thực tế học sinh đã học Nhạc lý bắt đầu từ lớp 1, phầnNhạc lý này nằm trong các bài hát của học sinh

- Tập đọc nhạc (Xướng âm) Học sinh được học ở lớp 4 và lớp 5, mỗi lớp

có 8 bài Các bài Tập đọc nhạc đều rất ngắn gọn, mỗi bài chỉ gồm 8 ô nhịp

- Thường thức Âm nhạc Lớp 4 và lớp 5 mỗi lớp có 5 bài đọc thêm nói vềnhạc sĩ (tác giả), ca sĩ, nhạc công, tác dụng của Âm nhạc và Âm nhạc trong đờisống, xã hội thường ngày

- Nghe nhạc : Học sinh được nghe Dân ca Việt Nam và các dân tộc ítngười ở các vùng miền trong nước, nhạc Hàn lâm của các nhạc sĩ nổi tiếng nhưBeethoven, Mozart, Chopin, Tchaikovsky…

1.2.4 Kỹ năng dạy học

- Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trongmột lĩnh vực nào đó vào thực tế Làm việc có kỹ năng thì đỡ mất thời gian,công sức nhưng lại thu được kết quả rất cao Kỹ năng là cả một quá trình luyệntập và đòi hỏi thời gian kinh nghiệm làm công việc đó nhiều lần nhưng biết đúckết để giúp cho những lần làm sau

- Kỹ năng dạy học là một việc làm đã được làm đi làm lại nhiều lần đểtrở thành một phản xạ, một thói quen Một thày, cô có kỹ năng dạy học thườngbiến những tình huống tưởng chừng như phức tạp thành một tình huống đơngiản Cùng một bài dạy nhưng với thày cô có kỹ năng thì học sinh mau hiểu, dễlàm đươc

Nói đến kỹ năng dạy học môn Âm nhạc thì ta phải nói đến những kỹnăng thuộc chuyên ngành Âm nhạc và kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

Trang 22

+ Nhái lại được từ 10 đến 15 âm thanh liên tiếp đã nghe.

+ Lập lại được một chuỗi các tiết tấu dài ngắn khác nhau

+ Có khả năng sử dụng được một loại nhạc cụ (có thể đàn được giai điệuđúng phách, nhịp)

- Kỹ năng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học

Kỹ năng này cần có các khả năng về âm nhạc kết hợp với khả năng dạyhoc :

+ Dạy hát : muốn dạy hát thì trước tiên phải hát được và biết các kỹthuật căn bản về Thanh nhạc để giúp học sinh không những hát đúng bài hát màcòn phát triển giọng hát sau này

+ Dạy Tập đọc nhạc : Dạy Tập đọc nhạc đòi phải có kỹ năng dạy cácvấn đề về tiếp nhận thông tin và sử lý thông tin Nhận thông tin là nhìn được nốtnhạc tên gì, sử lý thông tin là hát đúng độ cao và độ dài của nó

+ Dạy Nhạc lý : Đây là phần lý thuyết âm nhạc nên kỹ năng này là kỹnăng dạy học thông tin và giúp học sinh nhớ thông tin để áp dụng vào các bàinhạc Đôi lúc phải dùng kỹ năng âm nhạc để minh họa cho học sinh dễ nhớ dễthuộc

+ Dạy Thường thức Âm nhạc : Đòi hỏi người dạy phải có kiến thứcrộng về các vấn đề như Lịch sử, Địa lý, Xã hội … để mở rộng bài dạy cho họcsinh

+ Hướng dẫn học sinh nghe nhạc : Muốn hướng dẫn người nghe thìphải hiểu rõ tác phẩm, phải cảm thụ được tác phẩm Trong phân môn này,

Trang 23

người hướng dẫn phải gợi cho học sinh nhận được các cảm xúc mà tác phẩmchứa đựng.

1.2.5 Rèn luyện kỹ năng dạy học

Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt tới những phẩm chấthay trình độ vững vàng, thông thạo

- Kỹ năng dạy học là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác haymột loạt các thao tác phức tạp của một hành động dạy học bằng cách lựa chọn

và vận dụng những tri thức, với cách thức và quy trình đúng đắn (Nguyễn NhưAn)

- Kỹ năng dạy học là khả năng của giáo viên vận dụng những tri thứckhoa học cơ bản và khoa học nghiệp vụ, những kinh nghiệm sống và kinhnghiệm sư phạm vào việc thực hiện một hành động sư phạm nhằm giải quyếtmột tình huống sư phạm cụ thể một cách có kết quả (Phan Quốc Lâm)

Rèn luyện kỹ năng dạy học trong các trường Sư phạm là việc làm rấtquan trong vì đây là quá trình dạy và truyền “nghề dạy học” Tại trường Sưphạm, sinh viên được dạy và hướng dẫn cách rèn luyện các kỹ năng dạy họcnhư : kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phươngtiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, đồ thị, kỹ năng sử dụng các chương trình vitính hỗ trợ và quan trọng nhất là kỹ năng đứng lớp

1.2.6. Hiệu quả, hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

- Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại Hiệu quả củacông việc chính là kết quả cao nhất với chi phí, thời gian, sức lực, tài chính ítnhất Hiệu quả còn là việc chủ động tạo ra kết quả theo ý mình mong muốnhoặc mình chủ định

- Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt tới những phẩmchất hay trình độ vững vàng , thông thạo

Trang 24

Hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc chính những kết quảcao nhất mà sinh viên có thể đạt được trong quá trình luyện tập những thóiquen, phản xạ dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học.

1.2.7. Biện pháp, biện pháp nâng cao hiệu qua rèn luyện kỹ năng

dạy học môn Âm nhạc

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Biện pháp còn

có nghĩa liên quan, tương đương với giải pháp, phương pháp

Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc làcách thức giúp cho việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc dễ dàng đạtkết quả cao nhất với thời gian, công sức, chi phí ít nhất

Biện pháp phải luôn luôn linh hoạt để có thể áp dụng vào từng hoàncảnh, từng đối tượng cụ thể thì mới có thể đạt được những kết quả cao nhất.1.3 Một số vấn đề lý luận về rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

1.3.1 Mục đích

Sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học phải rèn luyện các kỹ năng dạy họcmôn Âm nhạc để khi ra trường có thể đứng lớp dạy học môn Âm nhạc ở trườngTiểu học

Dạy học nói chung là một nghệ thuật tổng hợp nhiều yếu tố hay nói đúnghơn, dạy học đòi nhiều cách thức, nhiều phương tiện và người dạy học phải biếtvận dụng thêm bớt, tổng hợp và sử dụng đúng cách, đúng đối tượng, trong thờigian, không gian, hoàn cảnh hợp lý

Dạy học môn Âm nhạc là môn học khó nắm bắt vì nó là âm thanh mà âmthanh thì phải vang lên Có rất nhiều người giỏi nhạc nhưng khi dạy nhạc chongười khác thì người khác không hiểu gì Sinh viên ngành Giáo dục Tiểu họcđược học Âm nhạc không nhiều thời gian nên về chuyên môn Âm nhạc khôngsâu vì vậy phải rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc rất nhiều để có thểvững vàng dạy môn này

Trang 25

1.3.2 Nội dung và quy trình rèn luyện

a) Nội dung rèn luyện :

Dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học gồm 5 phân môn : dạy Bài hát, dạyNhạc lý, dạy Tập đọc nhạc, dạy Âm nhạc Thường thức và hướng dẫn học sinhnghe Nhạc nên sinh viên phải rèn luyện được các kỹ năng sau :

- Kỹ năng soạn giáo án gồm giáo án chuyên đề : dạy một phân môn trongmột tiết như việc chỉ dạy bài hát; giáo án hỗn hợp : dạy Tập đọc nhạc và Nhạc

lý hoặc dạy Âm nhạc thường thức - hướng dẫn học sinh nghe nhạc - ôn bàihát…

Sinh viên được học về quy định chung của giáo án, được giảng viên cungcấp các loại giáo án mẫu của môn Âm nhạc sau đó phải tự mình soạn các loạigiáo án của 5 phân môn âm nhạc và nộp cho giảng viên để giảng viên sửa chữa

- Kỹ năng dạy từng phân môn và kỹ năng nắm bắt đặc thù riêng của mỗiphân môn Để có thể dạy được 5 phân môn trong môn Âm nhạc sinh viên phảiluyện tập kỹ năng dạy riêng cho từng phân môn Ví dụ như để rèn luyện kỹ

năng dạy phân môn dạy hát bài hát cho học sinh thì sinh viên phải luyện tập kỹ

năng chia nhỏ bài hát và kỹ năng năng dạy từng phần nhỏ để ráp lại thành cả

bài hát; để rèn luyện kỹ năng hướng dẫn học sinh nghe nhạc sinh viên phải

luyện tập kỹ năng cảm nhận được những cảm xúc trong tác phẩm mà tác giảmuốn diễn tả…

- Kỹ năng sử dụng đàn Organ trong việc dạy bài hát và dạy Tập đọc nhạc

Kỹ năng tối thiểu trong việc sử dụng đàn Organ để hỗ trợ việc dạy bài hát vàdạy Tập đọc nhạc là kỹ năng đàn được giai điệu của bài hát và bài Tập đọcnhạc Muốn làm được điều này sinh viên phải đàn trước nhiều lần bài sẽ dạy,nhất là phải luyện tập kỹ hơn những bài có giai điệu là những quãng xa hoặc tiếttấu nhanh

- Kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ : tranh ảnh, bản đồ, máy hát,

âm thanh… Khi sử dụng tranh ảnh, bản đồ : sinh viên phải rèn luyện kỹ năng sử

Trang 26

dụng bản đồ (chỉ bản đồ từ hướng Đông sang hướng Tây, từ hướng Bắc xuốnghướng Nam…) Khi dùng máy hát, âm thanh : sinh viên phải rèn kỹ năng sửdụng máy để có thể mở máy một cách mau lẹ và đúng bài, đúng độ lớn âmthanh…

- Kỹ năng sử dụng các chương trình vi tính trợ giúp cho việc dạy họcmôn Âm nhạc đó là chương trình Power Point và chương trình Âm nhạc Encore4.5.5 Để có thể dùng hai chương trình này trong việc dạy học môn Âm nhạc thìsinh viên phải luyện tập kỹ năng thiết kế và kỹ năng trình chiếu, chạy nhạc bằngcác làm đi làm lại nhiều lần để thành thạo, nhuần nhuyễn

b) Quy trình rèn luyện :

- Định hướng : Giảng viên phải cho sinh viên nhận thức rõ vấn đề làmuốn dạy học nói chung và dạy học môn Âm nhạc nói riêng thì nhất thiết phảirèn luyện các kỹ năng dạy học Khi sinh viên đã nhận thức sự cần thiết của việcrèn luyện thì giảng viên hướng dẫn sinh viên các cách thức rèn luyện từng loại

kỹ năng riêng biệt như kỹ năng đứng lớp dạy học phân môn dạy hát bài hát thì

chia sinh viên ra từng nhóm nhỏ để sinh viên luyện tập đứng lớp và góp ý lẫnnhau Khi sinh viên thấy rằng nhờ luyện tập mà đạt được kết quả cao thì sinh sẽhình thành ý thức và nhu cầu rèn luyện

- Cung cấp “mẫu” cần rèn luyện : Giảng viên đề ra các “mẫu” mà sinh

viên cần rèn luyện như để hoàn thiện kiến thức cơ bản về Âm nhạc trong môn

Nhạc lý thì sinh viên phải ôn tập lại, đầu tiên từ phần Nhạc lý tín hiệu thông tin(tên nốt nhạc, hình nốt nhạc, dấu hóa, các dấu thường gặp…) rồi mới ôn tập đếnphần Nhạc lý lý luận (Quãng, Thang âm, xác định Giọng…); trong môn Tậpđọc nhạc thì phải ôn lại cách đọc Thang âm rồi mới đi vào cách đọc giai điệutrong bài…

Trong việc rèn luyện kỹ năng dạy hát bài hát thì sinh viên phải đi từ việcsoạn giáo án (trong đó việc quan trọng nhất về chuyên môn là phải biết chia bàihát ra từng phần nhỏ) đến việc luyện tập đứng lớp (đi từ việc luyện tập đứng lớp

Trang 27

dạy theo nhóm rồi mới đến việc luyện tập đứng lớp dạy trong lớp có giảng viêntham dự…

- Rèn luyện theo “mẫu” dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong trườnghợp sinh viên học theo niên chế (điều kiện ít biến đổi) thì công việc luyện tậptương đối dễ dàng vì sinh viên học cùng một khóa, một lớp và thời gian họctrong mỗi năm là cố định Trong trường hợp sinh viên học theo tín chỉ (điềukiện thay đổi) thì công việc luyện tập sẽ khó khăn hơn vì sinh viên không họccùng một khóa, không học theo lớp mà học theo nhóm môn học nên việc sắpxếp sẽ khó hơn khi luyện tập đứng lớp theo nhóm sinh viên (sinh viên không cóthời gian biểu giống nhau) nhưng các “mẫu” luyện tập cá nhân vẫn thực hiệnđược một cách dễ dàng

- Việc tự rèn luyện các kỹ năng như soạn giáo án, đàn giai điệu trên đànOrgan, sử dụng tranh ảnh, bản đồ và các chương trình vi tính hỗ trợ thì từngsinh viên đều có thể làm được

1.3.2.1 Rèn luyện kỹ năng dạy học

Kỹ năng dạy học là một việc làm đã được làm đi làm lại nhiều lần đểtrở thành một phản xạ, một thói quen Một thày, cô có kỹ năng dạy học thườngbiến những tình huống tưởng chừng như phức tạp thành một tình huống đơngiản Cùng một bài dạy nhưng với thày cô có kỹ năng thì học sinh mau hiểu, dễlàm đươc

Một thày, cô dạy giỏi thường có rất nhiều kỹ năng Ta có thể liệt kê một

số các kỹ năng tiêu biểu sau :

Trang 28

1.3.2.2 Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

Nói đến kỹ năng dạy học môn Âm nhạc thì ta phải nói đến những kỹnăng thuộc chuyên ngành Âm nhạc và kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

+ Nhái lại được từ 10 đến 15 âm thanh liên tiếp đã nghe

+ Lập lại được một chuỗi các tiết tấu dài ngắn khác nhau

+ Có khả năng sử dụng được một loại nhạc cụ (có thể đàn được giai điệuđúng phách, nhịp)

- Kỹ năng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học

Kỹ năng này cần có các khả năng về âm nhạc kết hợp với khả năng dạyhoc :

+ Dạy hát : muốn dạy hát thì trước tiên phải hát được và biết các kỹthuật căn bản về Thanh nhạc để giúp học sinh không những hát đúng bài hát màcòn phát triển giọng hát sau này

+ Dạy Tập đọc nhạc : Dạy Tập đọc nhạc đòi phải có kỹ năng dạy cácvấn đề về tiếp nhận thông tin và sử lý thông tin Nhận thông tin là nhìn được nốtnhạc tên gì, sử lý thông tin là hát đúng độ cao và độ dài của nó

+ Dạy Nhạc lý : Đây là phần lý thuyết âm nhạc nên kỹ năng này là kỹnăng dạy học thông tin và giúp học sinh nhớ thông tin để áp dụng vào các bàinhạc Đôi lúc phải dùng kỹ năng âm nhạc để minh họa cho học sinh dễ nhớ dễthuộc

+ Dạy Thường thức Âm nhạc : Đòi hỏi người dạy phải có kiến thứcrộng về các vấn đề như Lịch sử, Địa lý, Xã hội … để mở rộng bài dạy cho họcsinh

Trang 29

+ Hướng dẫn học sinh nghe nhạc : Muốn hướng dẫn người nghe thìphải hiểu rõ tác phẩm, phải cảm thụ được tác phẩm Trong phân môn này,người hướng dẫn phải gợi cho học sinh nhận được các cảm xúc mà tác phẩmchứa đựng.

1.3.3 Phương pháp, hình thức tổ chức rèn luyện

Bất cứ công việc gì khi muốn làm được đều phải có sự học tập, rènluyện Dạy học là một quá trình đòi hỏi rất nhiều kỹ năng Trong quá trình nàyđòi hỏi cả hai phía phải cộng tác, cố gắng Người dạy bao giờ cũng đóng vài tròchính, chủ đạo trong quá trình dạy học Muốn trở thành người dạy học và dạyhọc môn Âm nhạc thì sinh viên phải cố công rèn luyện, việc rèn luyện này phải

có hệ thống và phương pháp

Trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc thì sinh viên phảirèn luyện kỹ năng dạy học, kỹ năng Âm nhạc và sau đó kết hợp thành kỹ năngdạy học môn Âm nhạc

1.3.3.1 Phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy học

Sinh viên phải rèn luyện kỹ năng dạy học trong việc nghiên cứuphương pháp dạy học và nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm Khi đã nắm vững cácnguyên tắc, phương pháp thì việc quan trọng là phải thực tập giảng dạy thì kỹnăng dạy học mới trở nên nhuần nhuyễn, thuần thục

Một người khi đã quen với việc dạy học thì sẽ trình bày các vấn đề mà

họ đã nắm bắt được cho người một cách dễ dàng Kỹ năng dạy học là kết quảcủa việc luyện tập hay do quá trình làm việc lâu dài tạo nên phản xạ hay thóiquen đó

* Sinh viên có thể luyện tập theo các nhóm phương pháp rèn luyện nhưsau:

- Phương pháp dùng lời : luyện tập cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt

ý tưởng và truyền đạt kiến thức cho học sinh (phân môn Nhạc lý, Âm nhạcthường thức)

Trang 30

- Phương pháp trực quan : Giảng viên làm mẫu và hướng dẫn sinh viêntập cách sử dụng tranh minh họa, bản đồ, máy phát, video hỗ trợ (phân môn Âmnhạc thường thức, hướng dẫn học sinh nghe nhạc, Nhạc lý).

- Phương pháp thực hành : sinh viên phải biết cách cho học sinh luyệntập các bài Tập đọc nhạc và bài hát để học sinh có thể thuộc cách nhuầnnhuyễn

1.3.3.2 Phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

Khi đã có được kỹ năng dạy học thì việc chồng lên kỹ năng này mộtchuyên ngành dạy học Âm nhạc chỉ đòi hỏi thêm phần chuyên biệt về chuyênmôn Âm nhạc và kỹ năng dạy học Âm nhạc đặc thù

Việc dạy học môn Âm nhạc cũng vẫn phải theo các nguyên tắc dạy họcchung Khi đã nắm được các nguyên tắc dạy học và áp dụng các nguyên tắc nàynhuần nhuyễn, thuần thục rồi thì dạy các chuyên ngành Âm nhạc sẽ không gặpnhiều khó khăn nữa

1.3.3.3 Hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

Sau khi sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đã học xong 2 môn là Âmnhạc 1 và Âm nhạc 2, khi sinh viên học môn Phương pháp dạy học Âm nhạc thìgiảng viên cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng dạy học môn Âm nhạc như sau :

- Rèn luyện trong giờ học môn phương pháp các kỹ năng của từng phânmôn như : Nhạc lý (xác định phách nhịp, Giọng, tầm cữ của bài hát…), Tập đọcnhạc (đọc thang âm và giai điệu bài Tập đọc nhạc của học sinh), Thường thức

Âm nhạc (nêu nội dung các bài đọc thêm và mở rộng kiến thức các bài đọcthêm của học sinh)…

- Rèn luyện kỹ năng dàn dựng chương trình Âm nhạc trong các dịp lễhội và các phong trào thi đua (biên tập các tiết mục văn nghệ phù hợp với lễhội); rèn luyện việc tổ chức thực hiện một chương trình Văn nghệ (sân khấu,

âm thanh, ánh sáng, phục trang và nhất là dự trù kinh phí)

Trang 31

- Giảng viên đưa sinh viên tới trường Tiểu học để dự giờ dạy học môn

Âm nhạc từ hai đến ba tiết Sau mỗi lần dự giờ, sinh viên phải viết phiếu nhậnxét giờ dạy để nộp cho giáo viên bộ môn Phương pháp dạy học Âm nhạc Saukhi chấm các phiếu nhận xét dự giờ của sinh viên, trong giờ lên lớp, giáo viênđưa ra những ưu khuyết điểm trong tiết mà sinh viên đã dự để sinh viên học tập

- Giảng viên chia sinh viên ra thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 7sinh viên Sau khi nhóm đã chọn bài dạy hoặc bốc thăm để ấn định bài dạy thìmỗi sinh viên tiến hành soạn giáo án Sau khi giảng viên sửa giáo án cho từngsinh viên, mỗi sinh viên sẽ thực tập đứng lớp theo nhóm của mình Cả nhómđóng vai học sinh Tiểu học cho từng bạn thực tập và sau khi dạy xong thì cảnhóm đóng góp ý kiến xây dựng cho mỗi sinh viên

- Mỗi nhóm chọn ra một sinh viên tiêu biểu cho nhóm mình để đứnglớp dạy bài đã thực tập dạy trong nhóm, có giảng viên dạy môn Phương phápdạy học Âm nhạc dự để góp ý, đánh giá cho các sinh viên thực tập đứng lớp.Giảng viên đưa ra các nhận xét cho cả lớp rút kinh nghiệm Giảng viên cũngnêu ra các khuyết điểm nên tránh và những ưu điểm cần pháp huy để các sinhviên khác cùng học tập

1.3.4 Đánh giá kết quả rèn luyện

Khi kết thúc môn Phương pháp Dạy học Âm nhạc thì sinh viên phải đạtđược các tiêu chí sau :

- Soạn được giáo án 5 phân môn : Dạy hát, dạy Tập đọc nhạc, dạy Nhạc

lý, dạy Âm nhạc thường thức và hướng dẫn học sinh nghe nhạc

- Sử dụng được các phương tiện dạy học và phương tiện Vi tính hỗ trợdạy học

- Có đủ khả năng đứng lớp dạy đủ 5 phân môn Âm nhạc

1.3.4.1 Kết quả rèn luyện theo nhóm sinh viên

Tùy theo nhóm sinh viên, nhóm nào làm việc chăm chỉ và đoàn kết thìsinh viên trong nhóm đều đạt được kết quả khả quan trong việc đứng lớp dạy

Trang 32

môn Âm nhạc Nhóm nào lười biếng, không chịu làm việc chung với nhau thìkết quả đứng lớp thật sự chỉ có được cho một vài sinh viên mà thôi

Cũng không thiếu trường hợp, có những sinh viên trong nhóm khônglàm việc, đẩy việc cho một sinh viên để sinh viên này chuẩn bị và đứng lớptrong giờ kiểm tra tập giảng trong lớp, những sinh viên này không làm việc màvẫn có điểm số cao Giáo viên bộ môn có khi vẫn biết những trường hợp nàynhưng vì thời gian của phân môn không có đủ nên không thể kiểm tra hết cácsinh viên được

1.3.4.2 Kết quả rèn luyện theo lớp học môn Phương pháp

Trong giờ lên lớp, giáo viên dạy môn Phương pháp chỉ có 30 tiết, nênkhông thể cho nhiều sinh viên thực tập đứng lớp dạy môn Âm nhạc trong lớpđược Giáo viên cho sinh viên đại diện nhóm đứng lớp nên kết quả thực sựkhông đồng đều trong các sinh viên Chính vì việc từng sinh viên không đượcthực tập đứng lớp nên kết quả việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạckhông đồng đều

1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng

dạy học môn Âm nhạc

Kỹ năng dạy học nói chung, kỹ năng dạy học môn Âm nhạc nói riêngcần phải được rèn luyện, thực hành nhiều thì mới đạt kết quả Không thể nóiđến kỹ năng nếu không có thời gian thực hành Sinh viên ngành Giáo dục Tiểuhọc khi ra trường, trên nguyên tắc, phải dạy được đủ 9 môn nên các môn phảidàn trải rất nhiều Do tính các đặc thù của môn Âm nhạc nên cần phải có nhữngbiện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc vì :

1.4.1 Sinh viên không có nhiều thời gian học môn Âm nhạc

Thời gian học môn Âm nhạc của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học hệCao đẳng trước đây là 180 tiết Hiện nay hệ Đại học và Cao đẳng đều học giốngnhau và chỉ còn 90 tiết nhưng các yêu cầu về nội dung chương trình không thayđổi

Trang 33

Với quỹ thời gian trước đây (180 tiết) sinh viên ngành Giáo dục Tiểu họcvẫn còn yếu và thiếu về kiến thức lẫn kỹ năng đứng lớp dạy học môn Âm nhạc

ở Tiểu học thì nay lại càng khó khăn hơn khi phải đứng lớp dạy môn này Thờigian học chỉ còn một nửa so với trước đây nhưng sinh viên khi ra trường vẫnphải dạy môn Âm nhạc thì việc phải nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạyhọc môn Âm nhạc cho sinh viên là điều cần thiết và phải coi là cấp bách

Nội dung chương trình học về cả kiến thức và kỹ năng không bớt, thậmchí còn tăng thêm nhưng thời gian lại chỉ còn 50 % Trên nguyên tắc nếu thờigian ít mà phải nắm được nhiều kiến thức và kỹ năng thì ta phải có biện phápnâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên thìsinh viên mới có đủ khả năng dạy môn Âm nhạc khi về trường Tiểu học được.1.4.2 Nhu cầu học Âm nhạc của học sinh Tiểu học

Xã hội ngày một phát triển nên nhu cầu của con người cũng đòi phảiđược nâng cao Trong giáo dục Tiểu học, trước đây có nhiều trường coi thườngmôn Âm nhạc nhưng nay đã thay đổi và coi việc dạy Âm nhạc cho học sinh làđiều cần thiết Phụ huynh học sinh cũng đòi phải cho con em họ được học môn

Âm nhạc vì chính họ cũng đã nhận ra rằng con em họ muốn phát triển toàn diệnthì phải được học Âm nhạc

Sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học khi ra trường sẽ là giáo viên phụtrách một lớp (chủ nhiệm) nên ngoài việc dạy được môn Âm nhạc còn phải hiểubiết về Âm nhạc để hướng dẫn học sinh của mình trong các phong trào vănnghệ của trường, của ngành và địa phương mà trường lớp mình cư ngụ

Trang 34

Kết luận chương 1.

Âm nhạc đã được giảng dạy trên 10 thế kỷ nhưng việc đào tạo thày dạy

Âm nhạc chỉ mới được chú ý tới từ 2 thế kỷ nay

Kỹ năng dạy học môn Âm nhạc là một kỹ năng cần thiết cho sinh viênngành Giáo dục Tiểu học để khi ra trường sinh viên có đủ khả năng dạy môn

Âm nhạc ở trường Tiểu học

Việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáodục Tiểu học từ trước đến nay chưa có tác giả nào nói tới một cách đầy đủ, cóchăng chỉ dừng lại ở kỹ năng soạn giáo án dạy hát bài hát

Trong chương 1, tôi đã nêu ra cơ sở lý luận về việc hình thành và rènluyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục để trên cơ

sở này, đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy họcmôn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Trang 35

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.1 Giới thiệu về quá trình nghiên cứu thực trạng

Trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc cho ngành Giáo dục Tiểu học

từ năm 1989 đến nay, tôi đã lưu tâm để làm thế nào cho sinh viên khi ratrường có thể vững vàng trong việc dạy học môn Âm nhạc cho học sinh Tiểuhọc Tôi tham gia giảng dạy cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học từ hệđào tạo Trung học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm và Đại học Sư phạm nênviệc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên tôi đã phải lưutâm nghiên cứu từ năm 1990 đến nay

2.1.1 Mục đích nghiên cứu

Tôi nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âmnhạc của sinh ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn để trên cơ

sở này đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy

học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.

Tôi đã tham gia giảng dạy môn Phương pháp dạy học Âm nhạc từ khitrường Sư phạm còn đào tạo hệ Trung học Sư phạm Tiểu học Để sinh viên

có thể dạy được môn Âm nhạc thì vấn đề rèn luyện kỹ năng dạy học môn

Âm nhạc đòi hỏi phải được quan tâm ngay từ khi sinh viên bắt đầu học Âmnhạc nghĩa là từ môn căn bản là Nhạc lý

Tôi càng quan tâm nghiên cứu đề tài này khi 5 phân môn đào tạo Âmnhạc cho sinh viên Cao đẳng và Đại học bị bớt xuống còn 90 tiết thay vì 180tiết như trước đây

Muốn sinh viên có thể đứng lớp dạy môn Âm nhạc ở Tiểu học thìphải có những biện pháp hoặc thay đổi phương pháp dạy học như thế nào đểvới thời gian học chỉ còn 50 % mà sinh viên vẫn có thể dạy được môn Âmnhạc khi về trường Tiểu học

Trang 36

2.1.2 Địa bàn, đối tượng và thời gian khảo sát

2.1.2.1 Địa bàn khảo sát

Tôi khảo sát địa bàn khoa Giáo dục Tiểu học của trường Đại học SàiGòn nơi tôi đang tham gia công tác giảng dạy Từ năm 2005, tôi được Hiệutrưởng chuyển từ khoa Giáo dục Tiểu học về khoa Nghệ Thuật (ngành Âmnhạc) Ngoài việc dạy chuyên ngành cho khoa Nghệ Thuật, tôi vẫn đượcphân công dạy một số giờ cho khoa Giáo dục Tiểu học Tôi được tham giagiảng dạy các phân môn Âm nhạc cho khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt mônPhương pháp Dạy học Âm nhạc vì tính chất chuyên môn của tôi là Sư phạm

Âm nhạc

2.1.2.2 Đối tượng khảo sát

Tôi khảo sát dựa trên 357 sinh viên hệ Cao đẳng và hệ Đại học chính quy ngành Giáo dục Tiểu học khóa 08 và 09 là chính yếu vì từ năm

2000, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh không còn đào tạo hệ Trung học

12 + 2 chính quy ngành Giáo dục Tiểu học nữa

Khi so sánh tôi vẫn dùng sinh viên cả ba hệ đào tạo để so sánh, đốichiếu với mong muốn có một nhận xét tổng thể về việc đào tạo môn Âmnhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học từ trước đến nay

Khi sinh viên ra trường về dạy học tại các trường Tiểu học tôi vẫnlưu ý để biết sinh viên dạy môn Âm nhạc đạt kết quả như thế nào, có đạt yêucầu không

2.1.2.3 Thời gian khảo sát

Từ tháng 9 năm 2009 tới tháng 12 năm 2011 : đây là thời gian khảosát chính thức với mục đích để viết Luận văn về đề tài một số biện phápnâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viênngành Giáo dục Tiểu học

Trang 37

Thời gian từ năm 2009 về trước (1989-2009) : đây là quá trình thamgia giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nênnhững ghi nhận và kinh nghiệm vẫn được dùng trong Luận văn.

2.1.3 Nội dung khảo sát

2.1.3.1 Khảo sát chương trình đào tạo môn Âm nhạc

- Chương trình đào tạo môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dụcTiểu học của cả ba hệ đào tạo là Trung học, Cao đẳng và Đại học

- Các phân môn Âm nhạc mà sinh viên được đào tạo từ trước đếnnay

- Thời lượng chung dành cho môn Âm nhạc và thời lượng chi tiếtcho các phân môn

- Chương trình phân môn Phương pháp Dạy học Âm nhạc và cáchtiến hành rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

- Việc kiến tập và thực tập dạy môn Âm nhạc của sinh viên tạitrường Tiểu học

2.1.3.2 Khảo sát việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

Trong phân môn Phương pháp Dạy học Âm nhạc có phần thực tậpđứng lớp dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học : Sinh viên đã được học phầnnày như thế nào và giảng tập ra sao

Thực ra để có thể giảng tập được thì sinh viên phải có kiến thức củacác phân môn trước nên khi khảo sát việc giảng tập tức là ta đã phải khảo sátkết quả học tập các phân môn trước rồi

2.1.3.3 Khảo sát việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinhviên

qua các hình thức tổ chức rèn luyện

- Trên lớp : trong môn Phương pháp Dạy học Âm nhạc, sinh viênđược học các kỹ năng dạy học và rèn luyện các kỹ năng dạy học môn Âmnhạc thế nào

Trang 38

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp : trong các cuộc thi Văn nghệ, sinhviên đã biên tập chương trình và luyện lập chương trình biểu diễn Âm nhạccủa mình thế nào; trong các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm hàng năm, sinh viênthi dạy học môn Âm nhạc ra sao.

- Kiến tập : trong quá trình đào tạo sinh viên được kiến tập môn Âmnhạc như thế nào ở trường Tiểu học và trường Tiểu học thực nghiệm

- Thực tập : trong hai đợt kiến tập và thực tập ở tr ường Tiểu học,sinh viên được đứng lớp dạy học môn Âm nhạc bao nhiêu tiết và đượchướng dẫn chuẩn bị, đứng lớp, rút kinh nghiệm ra sao

2.1.3.4 Khảo sát việc dạy học môn Âm nhạc của sinh viên

khi về công tác ở trường Tiểu học

Trong quá trình đào tạo môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dụcTiểu học thì kết quả cuối cùng phải là việc sinh viên dạy được môn Âm nhạccho học sinh Tiểu học Muốn biết điều này ta phải khảo sát sinh viên (giáoviên) khi họ dạy 5 phân môn Âm nhạc ở Tiểu học là :

- Dạy hát bài hát : Giáo viên có dạy học sinh hát đúng bài hátkhông, có kịp thời gian không

- Dạy Nhạc lý : Giáo viên có dạy học sinh nhớ đ ược các lý thuyết

Âm nhạc và ứng dụng được trong việc hát bài hát không

- Dạy Tập đọc nhạc : Giáo viên có giúp học sinh nhận được tên cácnốt nhạc trên khuông nhạc, gõ đúng phách và hát đúng cao độ của các nốtnhạc trong bài không

- Dạy Thường thức Âm nhạc : Giáo viên có mở rộng được các bàiđọc thêm trong sách giáo khoa, làm cho học sinh say mê, thích thú với Âmnhạc không

- Hướng dẫn nghe nhạc : Giáo viên có làm cho học sinh thích thú và

có cảm xúc khi nghe nhạc, đặc biệt là nhạc Hàn lâm (giao hưởng, thínhphòng) không

Trang 39

2.1.3.5 Khảo sát việc sinh viên (giáo viên) hướng dẫn học sinh

tham gia các phong trào Văn nghệ

Ngoài việc dạy học môn Âm nhạc trong các tiết học thì giáo viênTiểu học còn phải giúp học sinh lớp mình chủ nhiệm tham gia các phongtrào Văn nghệ trong trường hoặc địa phương

Một giáo viên hướng dẫn được học sinh của mình biểu diễn các tiếtmục Văn nghệ thì việc dạy môn Âm nhạc sẽ đạt từ khá trở lên vì các tiếtmục Văn nghệ đòi phải có các kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

Vấn đề dàn dựng và hướng dẫn biểu diễn Văn nghệ chính là tổnghợp các kiến thức và kỹ năng của giáo viên dạy môn Âm nhạc Trong cáctiết mục ca hát đòi kỹ năng dạy hát bài hát, muốn hát có tình cảm đòi phảihiểu về bài hát, hiểu về tác giả sáng tác bài hát, đó chính là Thường thức Âmnhạc…

2.1.4 Tiêu chuẩn và thang đánh giá

* Mục đích chính khi đào tạo môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo

dục Tiểu học là sinh viên khi ra trường phải có đủ khả năng dạy học môn

Âm nhạc cho học sinh Tiểu học Các kỹ năng dạy học môn Âm nhạc màsinh viên phải đạt được, cụ thể như sau :

- Soạn được giáo án chuyên đề và giáo án hỗn hợp.[2.2.2.3]

- Sử dụng được các phương tiện dạy học và phương tiện vi tính hỗ trợcho việc dạy học môn Âm nhạc

- Đứng lớp dạy được 5 phân môn của môn Âm nhạc

* Mục đích phụ là sinh viên có thể hướng dẫn, dàn dựng các tiết mục,

chương trình Văn nghệ trong trường hoặc địa phương vào các dịp lễ hộihoặc phong trào thi đua

Tiêu chuẩn và thang đánh giá thực trạng đào tạo môn Âm nhạc chosinh viên ngành Giáo dục Tiểu học dựa trên mục đích chính và phụ này

Trang 40

2.2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc

2.2.1 Các phân môn Âm nhạc trong chương trình đào tạo sinh viên ngànhGiáo dục Tiểu học :

Từ khi có chương trình chính thức đào tạo ngành Sư phạm Tiểu họcthì sinh viên đã được học môn Âm nhạc gồm các phân môn và theo quỹ thờigian như sau:

2.2.1.1 Hệ Trung học Sư phạm

Môn Âm nhạc gồm 120 tiết (45 phút / tiết) có 4 phân môn :

- Nhạc lý 30 tiết gồm phần Nhạc lý tín hiệu thông tin và phần Nhạc

2.2.1.3 Hệ Đại học và hệ Cao đẳng Sư phạm từ năm 2007

Môn Âm nhạc chỉ còn 90 tiết (50 phút / tiết) và có 5 phân môn :

- Nhạc 1 : + Nhạc lý 20 tiết

+ Tập đọc nhạc (Xướng âm) 10 tiết

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm 2. Giáo trình : Phát triển trí tuệ học sinh Tiểu học.PGS. TS Nguyễn Bá Minh (ĐH Vinh) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường", Nxb Đại học Sư phạm2. Giáo trình : "Phát triển trí tuệ học sinh Tiểu học
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm2. Giáo trình : "Phát triển trí tuệ học sinh Tiểu học". PGS. TS Nguyễn Bá Minh (ĐH Vinh)
Năm: 2005
3. Phương pháp Dạy học các môn học (Lớp 1,2,3,4,5), Nxb GD 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp Dạy học các môn học (Lớp 1,2,3,4,5)
Nhà XB: Nxb GD 2007
4. Chương trình Tiểu học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2002 5. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Tiểu học", Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2002 5. "Luật Giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
10. Âm nhạc và Phương pháp giảng dạy Âm nhạc, Nguyễn Minh Toàn,Nguyễn Hoành Thông, Nguyễn Đắc Quỳnh, Nxb Giáo Dục 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và Phương pháp giảng dạy Âm nhạc
Nhà XB: Nxb Giáo Dục 1996
11. Hát Nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5, Bộ GD và ĐT, Nxb Giáo Dục 1995 12. Nghệ Thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5, sách giáo viên, Bộ GD và ĐT, Nxb Giáo Dục 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát Nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5", Bộ GD và ĐT, Nxb Giáo Dục 1995 12. "Nghệ Thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5
Nhà XB: Nxb Giáo Dục 1995 12. "Nghệ Thuật lớp 1
14. Nguyễn Gia Cốc (1997), Chất lượng đích thực của Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng đích thực của Giáo dục và Đào tạo
Tác giả: Nguyễn Gia Cốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng so sánh kết quả Rèn luyện Kỹ năng Dạy học môn Âm nhạc của sinh viên ngành GD Tiểu học trường ĐH Sài Gòn - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Bảng so sánh kết quả Rèn luyện Kỹ năng Dạy học môn Âm nhạc của sinh viên ngành GD Tiểu học trường ĐH Sài Gòn (Trang 50)
Bảng so sánh kết quả Rèn luyện Kỹ năng Dạy học môn Âm nhạc của sinh viên ngành GD Tiểu học trường ĐH Sài Gòn - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Bảng so sánh kết quả Rèn luyện Kỹ năng Dạy học môn Âm nhạc của sinh viên ngành GD Tiểu học trường ĐH Sài Gòn (Trang 50)
- Dấu lặng : Trong Âm nhạc, im lặng cũng là một hình thức biểu diễn. Dấu lặng được biểu diễn trong các bài hát Tiểu học sau : - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
u lặng : Trong Âm nhạc, im lặng cũng là một hình thức biểu diễn. Dấu lặng được biểu diễn trong các bài hát Tiểu học sau : (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w