Trong trường học, giáo dục kỹ năng sống được thông qua nhiều kênh,nhiều hình thức như: tích hợp trong các môn học, ngoại khóa, lao động, sinhhoạt tập thể, trò chơi.. Riêng tại quận Bình
Trang 1BỘ GIáo DỤC và đào tạo TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Luận văn thạc sĩ giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN bá minh
NGHỆ AN, 2012
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trang 2“Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là:
Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.” – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã nói
Đứng trước nhu cầu của xã hội, ngành Giáo dục không ngừng đổi mới.Đổi mới về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy ở mọi bậc học Nhưng thực
tế giáo dục của chúng ta từ nhiều năm nay tập trung quá nhiều vào giảng dạyvăn hóa, xem nhẹ mặt giáo dục cảm xúc, tình cảm với cuộc sống, bỏ qua việcgiáo dục giá trị cuộc sống và kỹ năng sống cho người học Học sinh chỉ biếtchú trọng trang bị cho bản thân của mình các tri thức khoa học trong sách vở
mà không quan tâm đến giá trị của cuộc sống Vì vậy, trong tương lai chúng
ta sẽ có những công dân yếu kém về những kỹ năng cá nhân trong cuộc sốngnhư tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, ứngphó các tình huống căng thẳng, hạn chế về tư duy
Không nằm ngoài những hạn chế đó, hiện nay, học sinh tiểu học đã vôtình trở thành những “chiến binh” trong học tập của nhà trường, các em chỉđược học chữ để chống chọi với các cuộc thi Người lớn đánh giá năng lực, trítuệ các em thông qua các kì thi Trường học chỉ lo dạy các em những kiếnthức trong sách vở bằng hàng loạt các bài tập, chỉ lo dạy chữ mà quên dạylàm người Các em đã bị biến thành những cái máy đi học, bị nhồi nhét kiếnthức, vô giác với cuộc sống hiện tại, có những biểu hiện ứng xử sai lệch trongcuộc sống Thời gian vui chơi của các em không còn, tuổi thơ hồn nhiên vô tưcủa các em đã bị đánh cắp, các em không được đùa nghịch cùng trẻ trongxóm, không được thể hiện mình trước bạn bè Thay vào đó là những đứa trẻ
Trang 3bị thiếu hụt về kỹ năng sống, thiếu tự tin, không dám bày tỏ chính kiến củamình, tâm hồn bị xơ cứng, ích kỉ, thờ ơ, vô tâm với mọi việc xung quanh, khảnăng tư duy bị hạn chế; nếu học sinh ở thành thị thường dính vào các trò chơiđiện tử, tự kỉ còn ở vùng nông thôn thì có tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểubiết, rụt rè không dám phát biểu
Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một yêu cầukhách quan và bức thiết Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùngmiền Trong trường học, giáo dục kỹ năng sống được thông qua nhiều kênh,nhiều hình thức như: tích hợp trong các môn học, ngoại khóa, lao động, sinhhoạt tập thể, trò chơi Học sinh tiểu học là đối tượng đặc biệt trong quá trìnhgiáo dục hình thành nhân cách của con người Ở lứa tuổi này trẻ thích được tự
do ca hát, thích được chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa, thậm chí tự sáng tácbài hát, tự tổ chức trò chơi Vì vậy trẻ em Việt Nam chính là tác giả của cácbài đồng dao, ca dao và lực lượng này cũng chính là tác giả của những tròchơi dân gian Những bài vè, bài đồng dao mộc mạc, gần gũi, ngộ nghĩnh,những trò chơi mang đậm chất dân gian của trẻ thơ Bọn trẻ vừa chơi vừa ngônghê hát, chơi không biết chán, hát không cần hiểu lời Trò chơi của trẻ emViệt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độcđáo của dân tộc
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam cho
rằng: “ Cuộc sống đối trẻ em không thể thiếu những trò chơi Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước”.[32]
Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa nộidung giáo dục kỹ năng sống đại trà vào các trường học bằng cách tích hợpvào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp Tại thành phố Hồ Chí
Trang 4Minh cũng đã tổ chức các buổi hội thảo và nhiều chuyên đề để triển khai chomục tiêu giáo dục này Riêng tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ chí Minhxưa kia là quận ven nội thành nên đa số người dân là thành phần lao động vànông dân nghèo, đời sống khó khăn, việc học tập và rèn luyện kỹ năng sốngdành cho trẻ em chưa được quan tâm, đặc biệt đối với học sinh mầm non vàtiểu học.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giáo dục tiểu học, tôi nhận thấy rằngvới quan niệm học mà chơi chơi mà học thì thông qua những trò chơi dângian việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học sẽ có kết quả tốt Chính
vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: “ Một số biện
pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các trò chơi dân gian “.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcthông qua các trò chơi dân gian nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểuhọc
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu họcquận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua cáctrò chơi dân gian
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được những biện pháp phù hợp với thực tiễn có cơ sở khoahọc thì có thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh,thành phố Hồ Chí Minh
Trang 55 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiện vụ gópphần làm rõ những vấn đề sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua các trò chơi dân gian
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
thông qua các trò chơi dân gian
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
thông qua các trò chơi dân gian
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi địa bàn nghiên cứu:
Học sinh 4 trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh :
Học sinh trường Trần Quang Vinh
Học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu
Học sinh trường Bình Quới Tây
Học sinh trường Chu văn An
6.2 Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
- Trò chơi dân gian trong trường tiểu học
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua trò chơi dân gian trongtrường tiểu học
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Trang 6Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, cụ thể hóa cáctài liệu lý luận có liên quan đến đề tài từ nghiên cứu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sảnphẩm hoạt động nhằm tìm hiểu thực trạng về vấn đề giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học
Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để khảo nghiệm tính khảthi của các biện pháp
7.3 Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu được về phương diện địnhlượng và mặt định tính
8. Cấu trúc của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận của các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học
Chương 2 : Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
trên địa bàn quận Bình Thạnh thông qua các trò chơi dân gian trong nhàtrường
Chương 3 : Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Trang 71.1 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Khi viết cuốn sách “Làn sóng thứ ba” vào cuối thế kỉ XX, Alvin Toyler
dự đoán chương trình giáo dục cho tương lai phải đưa vào những môn họcmới và chú trọng một số kỹ năng mới vì vậy vào năm 2000, Diễn đàn thếgiới về giáo dục cho mọi người họp tại Sénegal đã thông qua chương trìnhhành động Dar Kar với 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu thứ ba yêu cầu mỗiquốc gia phải đảm bảo cho mọi người học được tiếp cận chương trình giáodục kỹ năng sống phù hợp (với lứa tuổi và với nơi mà họ sinh sống) Hiệnnay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhàtrường Có những tổ chức thế giới đã thực hiện nhiều chương trình hành động
về kỹ năng sống cho trẻ như UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc),UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc),WHO (Tổ chức Y tế thế giới) Ở một số quốc gia, GDKNS được lồng ghépvào các môn học, chủ đề, nội dung có liên quan trực tiếp đến những vấn đềbức xúc trên thực tế:
Ruwanda: hướng đến giáo dục lòng yêu hòa bình, giải quyết xung đột.Zimbabwe: hướng đến phòng chống HIV/AIDS
Trung Quốc: hướng đến giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và xã hội Bangladesh: hướng đến kỹ năng phát triển, chuẩn bị cho tương lai.[33]
Ở Việt Nam, thuật ngữ kỹ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các trườnghọc phổ thông từ những năm 1995 – 1996, thông qua Dự án “Giáo dục KNS
để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong vàngoài nhà trường” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện
Trong Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 5 đã xác định: “Phươngpháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo, khả năng thực hành, lòng say
Trang 8mê học tập và ý chí vươn lên, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học; tăngcường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh.” Vì vậy, việc GDKNS cho học sinh trong trường học của nước ta,đặc biệt là các trường tiểu học là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX các nhà khoa học đã khẳng định tròchơi là phương tiện để trẻ em lĩnh hội tri thức và khám phá được thế giớixung quanh nó L.X Vưgôtxki đã chỉ ra được chính những trò chơi mô phỏngtạo ra vùng “cận phát triển”, là điều kiện đầu tiên thuận lợi nhất cho sự hìnhthành và phát triển nhân cách, “hoàn cảnh chơi” mang tính tưởng tượng là conđường dẫn đến trừu tượng hóa, việc thực hiện “các quy tắc chơi” là trườnghọc rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức cho trẻ.[11]
Trò chơi dân gian là một thể loại thuộc hệ thống phân loại của trò chơi,
nó mang những dấu hiệu đặc trưng riêng Về tầm quan trọng của trò chơi dângian đối với trẻ em tác giả Ninh Viết Giao đã viết “…Ở lứa tuổi trẻ em giữachơi và học thì chơi là chủ yếu, chơi để học, trong học có chơi Chơi khôngchỉ để các em thoải mái về cơ thể, về tâm hồn mà là để tiếp xúc, để hiểu biết,nhận thức thế giới xung quanh bao gồm cả tự nhiên và xã hội…” Nhiều nhàkhoa học đã quan tâm và nghiên cứu đến lĩnh vực này như “Tổ chức trò chơidân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học” – Tác giả NguyễnThị Vân Hương Trò chơi dân gian không những nó phù hợp với sở thích, tâm
lý lứa tuổi trẻ thơ mà nó còn đòi hỏi sự khéo léo, sự thông minh, kỹ năng dẻodai của đôi tay, đôi chân Ngoài tác dụng giải trí, nâng cao thể lực, trò chơidân gian còn phản ánh rõ nét văn hóa truyền thống Việt Nam, đậm đà bản sắcdân tộc, nó còn là chất keo kết dính tình bạn trong sáng, ngây thơ của trẻ, bồiđắp thêm tình yêu gia đình, quê hương đất nước
Trang 9Trò chơi dân gian là một kho tàng vô giá, một lĩnh vực văn hóa đặctrưng của dân tộc, một phương tiện giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻtrong và ngoài trường học
1.2 Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
1.2.1 Học sinh tiểu học và đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học.
1.2.1.1 Học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học là học sinh có độ tuổi từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi.Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi mẫu giáo sang tuổi thiếu niên, đồngthời là giai đoạn đầu tiên, quan trọng nhất trong cuộc sống nhà trường và toàn
bộ cuộc sống lao động sau này của trẻ em hiện đại
1.2.1.2 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
Trong lịch sử xây dựng Tâm lý học lứa tuổi, lý luận về sự phát triển cácchức năng tâm lý bậc cao của L.X Vưgôtxki có ý nghĩa cực kỳ quan trọng:
“mọi chức năng trong sự phát triển văn hóa của đứa trẻ được bộc lộ hai lần,trong hai phương diện: lần đầu tiên trong phương diện xã hội, sau đó làphương diện tâm lý, đầu tiên giữa người này với người kia như một phạm trùtâm giao, rồi đến bên trong đứa trẻ như một phạm trù nội tâm.”[11]
* Phát triển tâm lý học sinh tiểu học
Không như lứa tuổi mẫu giáo, lứa tuổi học sinh tiểu học đã diễn ra sựthay đổi môi trường sống, thay đổi tính chất của các mối quan hệ, đặc biệt là
sự thay đổi hoạt động chủ đạo: hoạt động học tập Bên cạnh các hoạt động vuichơi, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao thì hoạt động học tập giữ vai tròchủ đạo Qua hoạt động học tập, học sinh tiểu học hình thành được những kỹnăng làm việc trí óc, tri thức khoa học từ đó hình thành thái độ khoa học, tưduy khoa học, thói quen làm việc khoa học, là nền tảng để các em hình thànhnhững tình cảm đẹp, những kỹ năng, thói quen học tập và lao động sau này
* Nhìn tổng thể, học sinh tiểu học có ba đặc trưng sau:
Trang 10- Là thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển.
Trẻ em luôn ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng, bản tính luôn thể hiện rabên ngoài không hề che giấu Trẻ em dễ bị nhiễm tật xấu do tác động từ bênngoài Khả năng phát triển của trẻ em được xem là một tiềm tàng chưa sáng
tỏ Mỗi trẻ em đều có thể học tập, lao động và đạt một trình độ nhất định
- Là nhân cách đang hình thành.
Trẻ em tiểu học là một thực thể đang lớn lên, đang hoàn thiện về cơ thể(sinh lý) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lý) Đây là giai đoạn đang hìnhthành nhân cách Các em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực đểtồn tại Vì vậy các em luôn cần sự bảo trợ và giúp đỡ của người lớn
- Học sinh tiểu học là phạm trù tương lai.
Đối với học sinh tiểu học thì tất cả còn ở phía trước, các em sống luônhướng tới ngày mai, tới tương lai Các em dễ thích nghi, tiếp nhận cái mới
Học sinh tiểu học có thể phân ra theo hai cấp độ phát triển:
Cấp độ I: gồm các lớp 1, lớp 2, lớp 3 Trong cấp độ này thì lớp 1 làlớp đặc biệt, là đầu vào của bậc tiểu học
- Cấp độ II : gồm lớp 4 và lớp 5 Lớp 5 là đầu ra của cấp tiểu học.[20]
1.2.2 Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng sống
Lần đầu tiên thuật ngữ kỹ năng sống (Life skill) được đề cập vào nhữngnăm 1960 bởi những nhà tâm lý học thực hành, coi đó là những khả năngquan trọng trong việc phát triển nhân cách
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kỹ năng sống:
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để cóhành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trướccác nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày
Trang 11- Theo UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hìnhthành hành vi mới cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiếnthức, hình thành thái độ và kỹ năng.
- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
(UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết
gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định,
giải quyết vấn đề,…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự tin,…; Học để sống với người khác
gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, hợp tác, làm việc theo
nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc
và các nhiệm vụ như: kỹ năng đạt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
KNS bao giờ cũng gắn với các nội dung giáo dục cụ thể Ở một sốnước, KNS được gắn với giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh tật haynhằm vào việc giáo dục hành vi, cách cư xử, giáo dục an toàn trên đường phố,giáo dục bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hòa bình
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội Nó cầnthiết đối với trẻ em, để học sinh có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ vàhoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp
Kỹ năng sống được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành vàtrải nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phótrong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người phải gặp hàng ngày.[2]
1.2.2.2 Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục KNS được xem như là một cách tiếp cận giáo dục nhằm mụcđích giúp con người có những kỹ năng tâm lý xã hội để tương tác với ngườikhác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngàymột cách có hiệu quả
Trang 12Trong thực tiễn, giáo dục kỹ năng sống được xem xét dưới hai vấn đềkhác nhau:
- Như là một lĩnh vực học tập như: giáo dục sức khỏe, phòng chốngHIV/AIDS Ở lĩnh vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu
- Như là một cách tiếp cận giúp giáo viên tiến hành giáo dục có chấtlượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập
UNICEF, UNESCO cũng quan niệm rằng, GDKNS không phải là lĩnhvực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào những kiến thức, giá trị
và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và học tập suốtđời.[2]
1.2.3 Trò chơi dân gian với giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
1.2.3.1 Một số vấn đề chung về trò chơi
* Khái niệm trò chơi
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên, độc lập và cần thiết nhằm thỏamãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người Đây là một hoạt động tựnguyện, không gò ép, bắt buộc Nó luôn có quy tắc, luật chơi khiến trò chơihấp dẫn, bởi nhờ nó có sự bình đẳng giữa những người chơi, tất cả đều phảiphục tùng luật chơi Xamarucôva – nhà tâm lý học Nga – nói về trò chơi trẻ
em như sau: “Trò chơi trẻ em không mang tính trách nhiệm Nó là một biểuhiện mang tính tự do, tự lực, tự hoạt động của chúng Trong trò chơi, đứa trẻkhông phụ thuộc vào nhu cầu thực hành, đứa trẻ chơi xuất phát từ những nhucầu và hứng thú trực tiếp của bản thân” (tư liệu Trò chơi trẻ em – Sở GD&ĐTthành phố Hồ Chí Minh, 1986) Nội dung chơi luôn phản ánh hiện thực cuộcsống xung quanh, là một dạng hoạt động mang tính xã hội của con người
* Nguồn gốc của trò chơi:
Tác giả Plêkhanôp qua phân tích nguồn gốc của trò chơi đã nhận địnhrằng: “Trong lịch sử loài người, trò chơi là một nghệ thuật xuất hiện sau lao
Trang 13động và trên cơ sở lao động” Sự phát triển của trò chơi cũng gắn liền vớiphát triển xã hội loài người và sự thay đổi vị trí của đứa trẻ trong xã hội đó
Trong điều kiện lao động và công cụ lao động trở nên phức tạp, xuấthiện việc phân công lao động thì vị trí của trẻ em trong xã hội cũng thay đổi.Trẻ không thể tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất và vào các mối quan
hệ xã hội của người lớn Người lớn phải làm cho trẻ những công cụ lao độngnhỏ hơn, nhẹ hơn, các trò chơi luyện tập bắt đầu xuất hiện, trong đó trẻ emlĩnh hội những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để sử dụng công cụ lao động
Công cụ lao động ngày càng trở nên phức tạp khiến cho việc làmnhững công cụ lao động nhỏ cho trẻ em trở nên khó khăn Vì thế, xuất hiệnloại đồ chơi mô phỏng, chỉ giữ lại vẻ bề ngoài giống như công cụ lao động,chỉ dùng để tập dượt, mô phỏng theo những hành động lao động, tức là chơi
Hoạt động vui chơi xuất hiện khi nền văn minh của loài người đạt đếnmột trình độ nhất định, khi công cụ sản xuất trở nên phức tạp mà trẻ emkhông thể sử dụng để làm việc như người lớn
* Bản chất xã hội của trò chơi:
Từ những quá trình nghiên cứu, các nhà tâm lý Macxit đã khẳng định:Trò chơi trẻ em được xem là một dạng hoạt động xã hội, nó mang tính chất xãhội cả về nguồn gốc ra đời, về khuynh hướng, về nội dung và về hình thứcbiểu hiện như vậy trò chơi của trẻ em mang bản chất xã hội
Về nguồn gốc ra đời thì trò chơi xuất hiện sau lao động và trên cơ sởcủa lao động Trò chơi là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau và truyền đạtnhững kinh nghiệm, những thành quả văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác
Bản chất xã hội của trò chơi còn được biểu hiện ở nội dung của tròchơi Đó là những trò chơi mà trẻ mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn.Các nhân vật của trò chơi là những con người cụ thể của một xã hội nhất định.Qua trò chơi trẻ có thể nhìn thấy dấu ấn của từng thời đại lịch sử.[14]
Trang 14* Những đặc trưng cơ bản của trò chơi
- Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người, cũng nhưhoạt động học tập, lao động…
- Trò chơi có chủ đề và nội dung nhất định, có những quy tắc nhất định
mà người tham gia phải tuân thủ
- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí, vừa có ý nghĩa giáodưỡng và giáo dục đối với con người
* Những yếu tố cấu thành trò chơi
- Cốt trò:
Trò chơi nào cũng có tác dụng rèn luyện nhiều mặt, trong đó có nhiềumặt chủ yếu, nổi bật gọi là cốt trò đây là cái “nút”, là cái “mâu thuẫn” chínhcủa mọi vấn đề cần giải quyết trong quá trình chơi Vượt qua được những khókhăn của cái “nút” tức là đạt được mục đích của trò chơi và yêu cầu của sựrèn luyện Chính cái “nút” ấy tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn của trò chơi, khơigợi tính tò mò, lòng tự tin các em Cốt trò có tác dụng rèn luyện trí nhớ, khảnăng phán đoán, sự khéo léo, tính phản xạ…
- Đề trò:
Là hình thức thể hiện trò chơi, đây là câu chuyện để dẫn vào trò chơi,
có tình huống, có tác dụng thu hút, lôi cuốn, cỗ vũ trò chơi sôi nổi hơn, hứngthú hơn Làm cho người chơi càng hăng say, nhiệt tình, phát triển thêm trítưởng tượng Nhưng đề trò không thể thay thế được tính hấp dẫn của “nút”,tuy rằng rất cần Đề trò cần phải theo đúng quan điểm giáo dục mới có tínhthời sự, tính khoa học, đảm bảo sự chú ý, khơi gợi tính tò mò, trí tưởng tượng
để làm sao các em được sống như thật với nhân vật của đề trò
- Luật trò:
Đây chính là những quy định mà bất kỳ ai tham gia cũng phải tuân theonhằm tạo sự công bằng, an toàn, chu đáo và đem lại kết quả giáo dục mong
Trang 15muốn Người chơi phải tuân theo và tôn trọng những điều kiện luật chơi đưa
ra trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, nếu không thì luật chơi sẽ không cótác dụng Dựa vào luật thì người chơi phải tự kiềm chế, có ý thức tổ chức, đôikhi luật chơi còn vận dụng những kiến thức chuyên môn đã học làm chongười chơi bắt buộc phải củng cố kiến thức đó một cách thích thú và tự giác
- Thưởng phạt:
Khi trò chơi kết thúc, bao giờ cũng có kẻ thắng người thua và hình thứcthưởng phạt được đưa ra trong thời điểm này Thưởng phạt đóng vai trò quantrọng, nhằm khích lệ người chơi cố gắng và tìm những biện pháp hữu hiệunhất để giành chiến thắng Thưởng phạt phải phân minh, nhưng trong trò chơi
sự thưởng phạt mang tính tượng trưng, động viên khuyến khích tinh thầnngười chơi nhằm tạo nên vui vẻ, người thua không bất mãn, không tự ái, hayngược lại thì người thắng cuộc được khen mà không tự kiêu, tự mãn.[13]
* Vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ
Tác giả A.X.Maracencô khẳng định: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quantrọng trong đời sống trẻ em, có một ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động,công tác và sự phục vụ của người lớn vậy Do đó, việc giáo dục những nhàhoạt động trong tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi”
Nội dung của trò chơi chủ yếu là phản ánh thế giới xung quanh, qua đótrẻ hiểu hơn về cuộc sống xung quanh Việc giải quyết tình huống trò chơi vànhững hành động của vai chơi cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ Trongkhi chơi trẻ thả sức mà suy nghĩ, tìm tòi, thả sức mà ước mơ, tưởng tượng,đặc biệt đối với trò chơi đóng vai theo chủ đề Trẻ có thể làm bất cứ việc gìnhư làm người tài xế, bán hàng, bác sĩ…thậm chí bay cả vào vũ trụ
Trò chơi cũng tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm,đạo đức của trẻ Thông qua trò chơi cũng hình thành những hành vi xã hội,những phẩm chất đạo đức đáng quý và đúng đắn của người chân chính
Trang 16Tóm lại, trò chơi là phương tiện phát triển các chức năng tâm lý , toàndiện nhân cách của trẻ như trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẫm mỹ…là những điềukiện thuận lợi để hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
1.2.3.2 Trò chơi dân gian với việc GDKNS cho học sinh tiểu học
* Quá trình hình thành và phát triển trò chơi dân gian Việt Nam
Trò chơi xuất hiện sau lao động, cùng với lao động Trong và sau quátrình lao động con người có nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí Cuộc sốnglao động phải tuân thủ theo một nhịp điệu tự nhiên, nhịp điệu đó được xen kẽbằng những ngày tết, ngày hội, phản ánh tín ngưỡng của con người đươngthời, chính trong những khoảng thời gian đó trò chơi xuất hiện
Các trò chơi trong lễ hội còn có tác dụng giải thoát con người khỏinhững ràng buộc của xã hội Khi tham gia vào các trò chơi con người khôngcòn chịu sự trói buộc bởi thân phận, bởi quan hệ giàu nghèo, thứ bậc họ hàng,mọi người đều bình đẳng nhau và cùng vì mục đích chung của trò chơi nhữngngười tham gia vào cuộc chơi là để cho vui, để tìm được sự đồng cảm vớinhau, đồng thời đó cũng là một nghi thức cần thiết để tìm một cách ứng xửmới, hòa hợp với nhau
* Khái niệm trò chơi dân gian
Trẻ em có nhu cầu rất lớn về vui chơi, vui chơi không những đem lạiniềm vui sướng cho trẻ mà còn giúp hoàn thiện nhân cách cho trẻ trong tươnglai Chính vì vậy trên thế giới mỗi dân tộc đều có những trò chơi dành riêngcho trẻ em mình
Trò chơi dân gian xuất hiện rất sớm, do nhân dân lao động sáng tạonên, đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sangvùng khác, như một thế hiện tượng văn hóa dân tộc
Trò chơi dân gian Việt Nam không chỉ nhiều về số lượng mà cònphong phú về thể loại, mang đặc trưng tính chất vùng miền
Trang 17Tóm lại, trò chơi dân gian chính là những trò chơi do nhân dân laođộng sáng tạo nên, được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong nhân dân, mangtính cộng đồng Trò chơi giúp con người gần gũi nhau hơn và đây cũng làchính là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian.
* Cấu trúc của trò chơi dân gian
Cũng như các trò chơi khác, trò chơi dân gian bao gồm các yếu tố:
- Nội dung chơi: Nội dung chơi của các trò chơi dân gian là sự mô phỏngcác hoạt động trong đời sống sinh hoạt của con người, xã hội và thế giới tựnhiên xảy ra xung quanh
- Hành động chơi: Là những hoạt động trong lúc chơi Những hành độngcàng phong phú, nhiều hình thức thì trò chơi càng hấp dẫn, thu hút đượcnhiều người chơi
- Luật chơi: Là những quy định mà trẻ phải tuân thủ khi chơi Đối vớinhững trò chơi không có luật thì hành động chơi cũng chính là luật chơi Luậtchơi có tác dụng định hướng hoạt động cho trẻ, tổ chức và điều khiển hành vicùng các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với nhau trong khi chơi
* Đặc điểm, tính chất của trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là những trò chơi do nhân dân sáng tạo, lưu truyềnrộng rãi trong dân gian nê nó mang những đặc điểm và tính chất sau:
- Trò chơi dân gian thường gắn liền với lời ca (lời đồng dao) Lời đồngdao, ca dao trong trò chơi thường phản ánh hoạt động cuộc sống của conngười và các hiện tượng tự nhiên nên có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trẻ.Lời đồng dao giúp trẻ chơi sôi nổi và thao tác có nhịp điệu; thiếu nó thì tròchơi sẽ tẻ nhạt vô vị Trong bài đồng dao ngữ nghĩa không phải là yếu tố đượcquan tâm mà trẻ chỉ chú ý đến ngữ âm , nhịp và vần
- Đồ chơi là phương tiện quan trọng của trò chơi Nhưng đối với tròchơi dân gian thì đồ chơi rất dân dã, dễ kiếm, dễ làm, là các vật liệu trong
Trang 18thiên nhiên: cây cỏ, hoa lá, đá, que, giấy…Thậm chí có những trò chơi không
có đồ chơi (rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba…) Còn có một số trò chơi bắtbuộc phải có đồ chơi mới có thể chơi được (thả diều, bỏ khăn, ném còn,…)
- Trò chơi dân gian không quy định chặt chẽ về luật chơi, thời gian vàkhông gian khi chơi Đây là ưu thế của trò chơi dân gian Ở trong nhà, gócphố, ngõ xóm, đường làng, thậm chí ở các gốc cây… Các trò chơi dân gianđược diễn ra quanh năm, ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời gian nào Thời gian củamột trò chơi ngắn hay dài do trẻ tự chọn, tự quyết định, vui thì chơi đi chơilại, chơi chán thì chuyển sang trò chơi khác
- Trò chơi dân gian mang tính tập thể, có thể tổ chức với nhóm trẻkhông cùng độ tuổi, không hạn chế về số lượng các em ở các độ tuổi khácnhau vẫn có thể tham vào cùng một trò chơi Ít người thì chơi trò trồng nụ,nhảy dây, lò cò, đánh đáo, tập tầm vông…Đông người thì chơi trò rồng rắnlên mây, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, cướp cờ…
- Trò chơi dân gian mang tính dị bản Tính dị bản là đặc trưng phổ biếncủa văn hóa dân gian, trong đó có loại hình trò chơi Cùng một trò chơi,nhưng mỗi địa phương có một bài đồng dao riêng của địa phương mình
Thí dụ, trò chơi rồng rắn lên mây có nơi đọc là:
Rồng rồng rắn rắnRồng rắn đi chơiRồng bay lên trờiRắn chui xuống đất
Trang 19Không những dị bản về lời ca mà còn dị bản về thao tác chơi như tròchơi lò cò, đánh đáo, đánh đũa…[8]
* Phân loại trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, nên có nhiều cách phânloại dựa vào các tiêu chí sau:
- Dựa vào lời đồng dao:
+ Trò chơi gắn với đồng dao ( rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ…)+ Trò chơi không gắn với đồng dao (bịt mắt bắt dê, kéo co, cướp cờ…)
- Theo mảng chủ đề:
+ Môi trường tự nhiên (như trò chơi bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,…)+ Môi trường xã hội (như trò chơi kéo cưa lừa xẻ, kéo co, thả diều…)
- Dựa vào mức độ vận động của người chơi:
+ Trò chơi “tĩnh” có khối lượngvà cường độ vận động ít (như trò chơi ô
ăn quan, tập tầm vông, đánh đũa…)
+ Trò chơi “động” có khối lượng và cường độ vận động trên mức trungbình (như trò chơi kéo co, nhảy dây, rồng rắn…)
1.3 GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua các trò chơi dân gian
1.3.1 Mục tiêu GDKNS cho học sinh tiểu học
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức sanghình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học Mục tiêuGDKNS là nhằm giúp trẻ:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phùhợp với cuộc sống Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thóiquen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi , thói quen tiêu cực trong cácmối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
- Có kỹ năng để tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnhhưởng cuộc sống khỏe mạnh và an toàn của các em Bị lạm dụng ma túy, lạm
Trang 20dụng tình dục, hoạt động băng nhóm phạm pháp, nguy cơ lây nhiễmHIV/AIDS Giúp trẻ phòng ngừa những hành vi nguy cơ có hại cho sức khỏe
- Biết làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phótrước những tình huống căng thẳng , khó khăn trong giao tiếp hàng ngày củacác em Rèn luyện và định hướng cho các em biết cách sống có trách nhiệmvới bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng
1.3.2 Nội dung GDKNS cho học sinh tiểu học
GDKNS được xem như là một cách tiếp cận giáo dục nhằm mục đíchgiúp học sinh có những kỹ năng tâm lý xã hội để tương tác với người khác vàgiải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dụcKNS ở Việt Nam những năm qua, học sinh tiểu học cần được giáo dục những
kỹ năng sống sau [2]:
* Kỹ năng tự nhận thức.
Tự nhận thức là một kỹ năng cơ bản, nó giúp cho các em hiểu rõ về bảnthân mình: đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảmxúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểmtích cực và hạn chế của bản thân Điều quan trọng là phải phát huy nhữngđiểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để ngày càng hoàn thiện mình hơn
Tự nhận thức là cơ sở quan trọng giúp cho việc giao tiếp có hiệu quả và
có tinh thần trách nhiệm đối với người khác Nhận thức rõ về bản thân giúp cánhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề một cáchhiệu quả Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấuphù hợp và thực tế
Đối với các em học sinh tiểu học, kỹ năng tự nhận thức sẽ giúp các emhiểu rõ bản thân mình: bước đầu là những đặc điểm sinh lý, tính cách, thói
Trang 21quen, rồi cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân khi bước vào lứa tuổi
vị thành niên
* Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ của con người Học sinh cầnphải biết cách giao tiếp và đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ
để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường sống của mình
Kỹ năng giao tiếp giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc tâm trạng củamình, giúp người khác hiểu rõ mình hơn Thái độ cảm thông đối với ngườikhác cũng góp phần giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải
Kỹ năng này nhằm giúp học sinh:
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
- Có khả năng giao tiếp có hiệu quả
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
- Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn
* Kỹ năng ra quyết định.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều phải ra nhiều quyết định.Với quyết định đúng đắn, học sinh có thể mang lại thành công cho cá nhân,niềm vui cho mọi người thân; khi học sinh có những quyết định không phùhợp dẫn đế sự thất bại của bản thân; đôi lúc các em khó đưa ra được nhữngquyết định trước những hoàn cảnh phức tạp
Trước khi ra quyết định cần hiểu kỹ vấn đề đang gặp, nên cân nhắc,lường trước những hậu quả có thể xảy ra để có quyết định đúng đắn
Kỹ năng này nhằm giúp học sinh:
- Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, cân nhắc cáilợi, cái hại của từng vấn đề để cuối cùng có được quyết định đúng đắn
- Nắm được các bước ra quyết định, biết đánh giá quyết định đã đưa ra
* Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Trang 22Vấn đề là những sự việc, khó khăn, thách thức mà các em thường gặptrong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống Đứng trước một vấn đề cần giảiquyết các em phải biết nhận diện đầy đủ vấn đề đang xảy ra, biết xác định cácphương án khác nhau, biết phân tích, lựa chọn phương án tối ưu nhằm giảiquyết vấn đề đó Mỗi học sinh sẽ có cách giải quyết vấn đề khác nhau, dẫnđến những kết quả khác nhau Sau khi thực hiện phương án gỉai quyết vấn đề,các em cần phải đánh giá kết quả thực hiện lựa chọn đã có nhằm rút kinhnghiệm cho bản thân Để có thể giải quyết vấn đề một các đúng đắn, học sinhcần vận dụng tốt nhiều kỹ năng khác nhau, đặc biệt là kỹ năng ra quyết định.
* Kỹ năng đặt mục tiêu
Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới Mục tiêu cóthể là sự mong muốn hiểu biết, một sự thay đổi về thái độ hay thay đổi mộthành vi
Đặt mục tiêu là kỹ năng quan trọng giúp các em có sự chuẩn bị sẵnsàng, định hướng tốt và biết xây dựng kế hoạch trong cuộc sống Tùy thuộcvào mỗi hoàn cảnh, đối tượng và mục đích mà các em có nhiều cách khácnhau để đặt ra mục tiêu
Kỹ năng đặt mục tiêu có thể kết hợp với nhiều kỹ năng sống khác nhaunhư kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định
* Kỹ năng kiên định
Kiên định là khả năng con người giữ vững lập trường, quan điểm, ýđịnh, không dao động mặc dù gặp khó khăn, trở ngại Kỹ năng kiên định là kỹnăng thực hiện những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mìnhkhông muốn với sự tôn trọng, có xem xét tới quyền và nhu cầu của ngườikhác với quyền và nhu cầu của mình một cách hài hòa, đúng mực Người có
kỹ năng kiên định là người sống có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm
Trang 23Rèn kỹ năng kiên định, chúng ta cần hướng dẫn cho các em biết cáchphối hợp rèn luyện các kỹ năng cơ bản khác như giao tiếp, kỹ năng tư duy phêphán, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng từ chối…
* Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Tự tin là niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình
có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảmthấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ
Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnhdạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định
và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suynghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống
Kỹ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thươnglượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm
* Kỹ năng hợp tác
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mộtcông việc vì mục đích chung; biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùnglàm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
Kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với các em bởi vì:
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng Sự hợp táctrong công việc giúp các em hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trítuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quảcao hơn cho công việc chung
- Vì lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng đồng đều phụ thuộc, ràng buộclẫn nhau nên mỗi người phải biết phối hợp nhịp nhàng, không thể hành độngđơn lẻ, giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột với người khác
Trang 24Để học sinh có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần hướng dẫn họcsinh vận dụng tốt nhiều kỹ năng sống khác như kỹ năng xác định giá trị, kỹnăng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,…
* Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Cảm xúc là một phần tất yếu của cuốc sống Khi một cá nhân có khảnăng đương đầu với sự căng thẳng thì nó lại là một nhân tố tích cực, bởi vìchính những sức ép sẽ buộc cá nhân phải tập trung vào công việc của mình vàứng phó một cách thích hợp Tuy nhiên, sự căng thẳng còn có sức mạnh hủydiệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không giải tỏa nổi nếu thiếu kỹnăng ứng phó
Kỹ năng này nhằm giúp học sinh nhận biết sự căng thẳng, những tìnhhuống dễ gây căng thẳng trong cuộc sống, cảm xúc thường có khi căng thẳng.Biết cách ứng phó tích cực khi ở trong tình huống căng thẳng
* Kỹ năng từ chối
Có rất nhiều tình huống trong cuộc sống có thể dẫn đến các hậu quả,tác động xấu khi đó chúng ta cần giáo dục cho học sinh có kỹ năng từ chối để
tự bảo vệ mình tránh những hậu quả tiêu cực
Để có được quyết định từ chối, học sinh xác định được tình huống cầnphải từ chối, xác định rõ cảm xúc của mình về tình huống hay hành động đó;hình dung trước về hậu quả khi thực hiện hành động đó và đưa ra các hànhđộng thay thế, từ đó ra quyết định và thực hiện từ chối
Để kỹ năng từ chối có hiệu quả các em cần phối hợp nhiều kỹ năngquan trọng như Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyếtvấn đề…
1.3.3 Phương pháp, hình thức GDKNS cho học sinh tiểu học
Các phương pháp GDKNS cho học sinh tiểu học dựa vào nguyên tắc cơbản là lấy học sinh làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm sống và nhu cầu của
Trang 25trẻ Các phương pháp tạo ra sự tương tác và vai trò tham gia của học sinhtrong việc học và thực hành kỹ năng.[2]
* Phương pháp thảo luận nhóm
Là phương pháp tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ
về một chủ đề xác định Giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quátrình học tập, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến giải quyết một vấn đề cóliên quan đến cuộc sống, rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp trong học tập, tựtin trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe ý kiến của thành viên khác
Tuy nhiên, phương pháp này nếu tổ chức không tốt thì giờ học sẽ ồn
ào, một số học sinh sẽ ỷ lại vào bạn khác, dễ làm mất thời gian
Để phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả cần lưu ý:
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch giảng dạy, xác định rõ cácnhiệm vụ thảo luận cho các nhóm Mỗi nhóm thường có từ 4 đến 6 học sinh
- Mỗi nhóm nên chọn một nhóm trưởng điều khiển thảo luận nhóm,một học sinh ghi chép kết quả thảo luận để sau đó trình bày trước lớp Vai trònày cần được luân phiên nhau giữa các thành viên trong nhóm
* Phương pháp động não
Là phương pháp giúp cho học sinh trong một khoảng thời gian ngắnnảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó Phươngpháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở
Đây là phương pháp có thể thu được nhiều ý kiến nhất, nhiều thông tin
từ nhiều người nhất trong một thời gian ngắn Tuy nhiên, nếu giáo viên khôngnắm vững cách tiến hành sẽ biến thành phương pháp thảo luận hay hỏi đáp
Để sử dụng phương pháp động não có hiệu quả giáo viên cần lưu ý:
- Mọi ý kiến cần được giáo viên đón nhận mà không nên phê phán,nhận định đúng, sai ngay
Trang 26- Kết thúc phần này, giáo viên nên nhấn mạnh kết luận có được là kếtquả của sự tham gia chung của tất cả mọi học sinh trong lớp học.
* Phương pháp đóng vai
Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cáchứng xử nào đó trong một tình huống giả định, học sinh được rèn luyện, thựchành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trướckhi thực hành trong thực tiễn; tạo được sự hứng thú, chú ý cho học sinh, khích
lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực
Đối với phương pháp này, học sinh cần mạnh dạn, sáng tạo, lớp phảitrật tự vì dễ gây cười cho cả người diễn lẫn người xem và không quan tâmđược hết diễn biến, cách giải quyết tình huống của các nhân vật
Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn tình huống đóng vai sao cho phù hợpvới nội dung bài học, chủ đề GDKNS, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý,nhận thức của học sinh và điều kiện hoàn cảnh lớp học
* Phương pháp trò chơi
Là cách thức tổ chức cho học sinh tiến hành một trò chơi nào đó để tìmhiểu một vấn đề hoặc được bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp trongmột tình huống cụ thể
Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vicủa mình; tạo sự hứng thú học tập, không khí sôi nổi, giúp các em tiếp nhậnnội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, sinh động và có hiệu quả cao Tuynhiên, phương pháp này dễ mất thời gian, ảnh hưởng đến tiết học sau
Vì vậy, trò chơi phải phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, trình độhọc sinh; phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo và thu hút được nhiềuhọc sinh tham gia chơi Học sinh phải nắm được luật chơi, cách chơi Sau khichơi, giáo viên cần cho học sinh nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi
* Hình thức GDKNS cho học sinh tiểu học
Trang 27GDKNS cho học sinh tiểu học trong nhà trường được phổ biến dướinhiều hình thức như sau:
- KNS là một môn học riêng biệt như những môn học khác trong chươngtrình giáo dục tiểu học, có nội dung GDKNS cụ thể, nó hiện diện trong thờikhóa biểu hàng tuần của từng lớp học
- KNS được tích hợp vào những môn học chính: Toán, Tiếng Việt, Tựnhiên xã hội hay Đạo đức, thông qua những môn này người giáo viên cungcấp những kiến thức KNS trên cơ sở nội dung các bài học, các nội dung cóliên quan đến KNS của học sinh
- KNS được tích hợp trong các môn Tự nhiên xã hội Đây là môn họcmang tính giới thiệu, giải thích các hiện tượng xung quanh, phòng chống bệnhtật… GDKNS trong môn này rất phù hợp, kiến thức rất gần gũi với các em
- KNS được tích hợp vào tất cả các môn học, giáo viên rèn được nhiều nộidung KNS cho các em, các em có điều kiện trải nghiệm KNS thông qua cácphương pháp dạy học tích cực trong phòng học hay những tiết học ngoài trời
- KNS được tích hợp vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường vớinhững trò chơi dân gian, các hoạt động ngoài giờ lên lớp… Các hoạt độngnày là những điều kiện, những bài học cụ thể để hình thành KNS cho họcsinh, đây là hình thức GDKNS nhẹ nhàng, hiệu quả, dễ thực hiện
1.4 GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua các trò chơi dân gian
1.4.1 Lựa chọn nội dung GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian
Thông qua trò chơi dân gian, các em có điều kiện để rèn luyện nhiều kỹnăng trong chương trình GDKNS, chúng ta có thể thấy được một số kỹ năngnổi bật, cụ thể như sau:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, kỹnăng nhận thức, kỹ năng kiểm soát cảm xúc …Đây là nhóm kỹ năng thuộc về
Trang 28quản lý bản thân Những kỹ năng này thường được thể hiện qua các trò chơitĩnh, trò chơi không vận động nhiều, như trò chơi ô ăn quan, cắp cua, đánhđũa, lò cò, bắn bi, đánh đáo Thông qua luật chơi, động tác chơi, các em sẽthấy mình có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình chơi, các em phải tựchịu trách nhiệm với sự tư duy, tính toán, sắp xếp ý tưởng của mình để rồi điđến một quyết định, để thực hiện động tác chơi Thí dụ, qua trò chơi ô ănquan, sau khi đếm dò số ô phù hợp với số hòn sỏi trong tay của mình thì lúcnày các em phải thể hiện sự tự tin để đi ăn quan; nếu không chính xác thì lượt
đi của mình sẽ giúp cho đối phương ăn quan trước
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tưduy sáng tạo… Đây là nhóm kỹ năng về khả năng tư duy của trẻ, các em cókhả năng suy luận logic, rèn luyện phát triển trí tuệ qua các trò chơi như nặn
tò he, làm chong chóng, làm châu chấu bằng lá, đánh cờ… Thí dụ, trongnhững trò chơi đánh cờ, các em rèn được đức tính kiên nhẫn, kiên trì, tự tinkhi chơi, tư duy tính toán những bước đi của con cờ
- Kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹnăng đặt câu hỏi, kỹ năng đàm phán…Đây là những kỹ năng mang tính xãhội, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác thông qua rất nhiềutrò chơi Các em thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốncủa mình qua các động tác khi chơi Trong quá trình chơi các tình huống giaotiếp sẽ xuất hiện, các em sẽ biết cách điều chỉnh để xây dựng tốt mối quan hệvới bạn bè, biết chọn lựa lời nói dễ nghe để bạn không giận, biết nhường nhịnbạn khi chơi, biết hợp sức với bạn để cùng chiến thắng… Các kỹ năng nàythường được thể hiện qua các trò chơi có số lượng động người như trò chơiđua thuyền, mèo bắt chuột, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, đá gà, nhảy sạp…Thí dụnhư trong trò chơi đá gà, bạn khỏe phải cõng bạn yếu, phải biết cùng nhau giữthế thăng bằng để đá gà đối phương
Trang 291.4.2 Lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian để tổ chức GDKNS cho học sinh tiểu học
1.4.2.1 Lựa chọn trò chơi dân gian để tổ chức GDKNS học sinh tiểu học
Trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học không chỉ đơn thuần làmục đích giải trí mà nó còn mang tính giáo dục, hình thành và rèn luyện nhâncách, KNS cho học sinh Trò chơi khi đưa vào nhà trường phải có sự chọnlọc, phải đảm bảo tính giáo dục, sự an toàn, vệ sinh, thể hiện được tính cộngđồng, phù hợp nhất là những trò chơi có các bài đồng dao, vì nó không nhữngsôi động mà còn nâng cao nhận thức về văn hóa dân tộc
Đối với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiếtcho sự phát triển trí, đức, thể, mỹ và bước đầu hình thành nhân cách conngười; rèn luyện cho các em sự khéo léo, trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, ýthức tổ chức, tình đồng đội…Vì vậy, khi chọn trò chơi dân gian thì giáo viêncần phải hiểu rõ ý nghĩa, vai trò và tác dụng của từng trò chơi
- Trò chơi có tác dụng bồi bổ sức khỏe, mang đậm tính tập thể như:kéo co, đu quay, nhảy dây, nhảy bao bố, nhảy ngựa, đá cầu…và các trò khổluyện mở mắt lâu không chớp, đứng im lâu không động đậy
- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo, chính xác như đánh đáo, đánh quay,tung hứng, thả diều, ú tìm, đi cà kheo, thả vòng cổ chai, đi xe đạp chậm, chơichuyền, quay chong chóng, nặn tò he …
- Trò chơi học tập rèn luyện trí tuệ như câu đố, chơi cờ lá, cờ lật, đánh
cờ, chơi ô ăn quan…
- Trò chơi mô phỏng, rèn luyện tính cách như đóng vai diễn kịch, cờngười, chơi làm nhà, chơi nấu ăn, mua bán…
- Trò chơi vận động nhưng nhẹ nhàng mà vẫn tăng cường sức khỏe,thể chất cho các em như trò chơi tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò,…
Trang 30- Loại trò chơi sáng tạo, sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên làmchong chóng, châu chấu, nặn con vật bằng đất…giúp trẻ sáng tạo, khéo tay.
1.4.2.2 Quy trình sử dụng trò chơi dân gian để tổ chức GDKNS cho học sinh tiểu học
Để sử dụng trò chơi dân gian trong việc GDKNS cho học sinh tiểu học
ta có thể tiến hành qua các bước sau:[14]
* Chọn trò chơi và biên soạn thành giáo án tổ chức – hướng dẫn.
Để tổ chức - hướng dẫn cho học sinh một trò chơi, công việc đầu tiêncủa người giáo viên là chọn trò chơi Đây là bước quan trọng để đạt được mụctiêu GDKNS cho trẻ, vì vậy người giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Khi chọn trò chơi, giáo viên cần xác định được mục đích, yêu cầucủa trò chơi muốn chọn
Thí dụ, mục đích yêu cầu của giáo viên là cần có một hoạt động sôi nổi,hấp dẫn có thể lôi cuốn được tất cả học sinh ta có thể tổ chức cho các em chơicác trò như kéo co, lò cò tiếp sức, nhảy bao bố tiếp sức, cướp cờ…
- Giáo viên cần chú ý đến ý nghĩa, vai trò của trò chơi được chọn cótác dụng như thế nào đến việc GDKNS cho học sinh, giáo dục và rèn luyệncho các em được những kỹ năng gì thông qua các động tác của trò chơi này.Thí dụ, trò chơi ô ăn quan, chuyền đũa có ý nghĩa giúp các em kỹ năng kiênnhẫn, kỹ năng phán đoán và ra quyết định
- Giáo viên cần phải chú ý đến trình độ và sức khỏe của học sinh Các
em học sinh đầu cấp còn hạn chế về sức khỏe, trình độ tiếp thu cũng như khảnăng phối hợp vì thế giáo viên nên chọn những trò chơi đơn giản, không phứctạp, không cần về sức mạnh như trò chơi lò cò, thả đỉa ba ba, nu na nu nống…
- Mặt khác người giáo viên còn phải chú ý đến đặc điểm của giới tính,địa điểm sẽ tổ chức rộng hay hẹp, thời gian để tiến hành chơi, thời lượng chơi,phương tiện tổ chức chơi có đầy đủ hay không …
Trang 31Sau khi đã chọn được trò chơi, giáo viên cần biên soạn thành giáo án tổchức – hướng dẫn từng bước Sự hướng dẫn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Thí dụ, khi chọn trò chơi “Mèo đuổi chuột”, lúc ban đầu chỉ làm saocho học sinh biết cách chơi, chuột chạy đường nào thì mèo đuổi đường đó;sau đó, nâng cao trò chơi bằng cách cho học sinh biết đọc các câu đồng daotrước và trong khi chơi; tiếp nữa là yêu cầu cao hơn có thể không quy địnhmèo phải đuổi đúng theo đường của chuột mà mèo có thể chạy đón đầu…
* Chuẩn bị địa điểm, phương tiện để tổ chức cho học sinh chơi
Sau khi chọn được trò chơi, công việc kế tiếp của người giáo viên làchuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức cho các em chơi Để trò chơidiễn ra được trọn vẹn, ở bước này giáo viên cần chú ý những nội dung sau:
- Cần có sự phân công chuẩn bị các phương tiện, những phương tiệnnào giáo viên cần chuẩn bị và những phương tiện nào học sinh phải chuẩn bịnhư dây kéo co, dây để nhảy cao, các hòn sỏi, các khăn bịt mắt, các nhánh cỏ
để làm gà đá… Có những phương tiện giáo viên cần phải chuẩn bị trước và cónhững phương tiện khi đến giờ chơi thì mới cần
Thí dụ, trò chơi kéo co thì giáo viên phải chuẩn bị dây thừng trước, nếuchơi lò cò thì đợi đến giờ chơi dùng phấn để vẽ mà không cần chuẩn bị trước
- Trước khi tiến hành tổ chức trò chơi, giáo viên cần kiểm tra phươngtiện cũng như địa điểm chơi Các phương tiện các em chuẩn bị phải đầy đủ,
Trang 32phải phù hợp với trò chơi và an toàn trong khi chơi, tránh những vật dụng dễgây thương tích, gây nguy hiểm cho các em
- Giáo viên cần lưu ý đến địa điểm chơi phải an toàn cho học sinh, cóthể chơi trong bóng râm của cây, chơi dưới mái hiên lớp học,…nên quét khôcác vũng nước đọng, nhặt hết những vật gây nguy hiểm và có thể quét dọnsạch sẽ để đảm bảo môi trường sư phạm
* Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
Để tiến hành tổ chức trò chơi, giáo viên thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp, ổn định tổ chức, phân chia nhóm (nếu trò chơi phải phânchia nhóm)
- Chọn vị trí đứng của giáo viên, để giải thích, hướng dẫn, tổ chức vàđiều khiển trò chơi Trong từng trò chơi vị trí đứng của người giáo viên đểgiải thích, điều khiển, làm mẫu cũng khác nhau, dù đứng ở vị trí nào thì họcsinh phải nghe rõ lời của giáo viên, nhìn rõ động tác làm mẫu của giáo viên
- Chọn nhóm trưởng cho từng đội hay chọn những nhân vật cho nhữngngười tham gia cuộc chơi (vai “mèo”, “chuột”, đỉa”, “dê”…)
- Tùy theo tính chất của trò chơi, giáo viên có thể tổ chức trò chơi theonhiều đội hình khác nhau như đội hình hàng ngang, đội hình hàng dọc hayhình tròn…
* Giới thiệu và giải thích trò chơi.
Giới thiệu và giải thích trò chơi cần chu ý những nội dung sau:
- Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khácnhau phụ thuộc vào tình hình thực tiễn và sự hiểu biết của đối tượng Em chưa biết trò chơi thì cần giới thiệu, giải thích và làm mẫu tỉ mỉ, nếu em đã nắm vững trò chơi rồi thì chỉ cần nêu thêm một số yêu cầu của luật chơi
Trang 33- Khi giới thiệu và giải thích trò chơi cần thực hiện theo các bước sau: Gọi tên trò chơi, luật chơi, cách chơi, yêu cầu về tổ chức kỷ luật, cách đánh giá thắng, bại và những điểm cần lưu ý khác.
- Khi giải thích trò chơi cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, tránh dài dòng
vì các em muốn được chơi ngay Đối với những trò chơi mà các em đã hiểu luật lệ thì giáo viên chỉ cần nêu thêm một số yêu cầu cao hơn nhằm đòi hỏi trẻphải nỗ lực hơn, có như thế các em mới thấy hào hứng, hăng hái chơi
* Điều khiển trò chơi.
Khi chơi, vai trò của người điều khiển rất quan trọng
Người điều khiển trò chơi sẽ quyết định cho bầu không khí của trò chơisôi nổi, vui nhộn hay tẻ nhạt, buồn chán Người điều khiển đóng vai trò như làmột trọng tài trong trận đấu Mọi tình huống như vi phạm luật, thống kê điểmthắng và thua của từng nhóm để rồi phân loại thắng thua, giải quyết các vấn
đề kiện cáo… đều do người điều khiển quyết định
Người điều khiển phải công tâm, công bằng, quyết đoán, phải nắmvững tiến trình và theo dõi trò chơi thật chặt chẽ
Nếu là những trò chơi mới thì thường cho các em chơi thử vài lần, saumỗi lần giáo viên cần nhận xét và bổ sung thêm những điều về luật để các emnắm vững luật, sau đó mới cho các em chơi chính thức và có thi đua
Thông thường, người điều khiển phải làm một số việc như sau:
- Cho học sinh làm một số động tác khởi động (trò chơi vận động)
- Cho các em bắt đầu cuộc chơi
- Theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng học sinh tham gia chơi
- Điều chỉnh khối lượng vận động của trò chơi
- Đề phòng chấn thương
* Đánh giá kết quả cuộc chơi.
Trang 34Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải quan tâmnhững vấn đề sau:
- Thống kê đầy đủ và chính xác được những ưu nhược điểm của từng
cá nhân, từng nhóm chơi thật cụ thể như thời gian hoàn thành, số người viphạm luật, trật tự của từng nhóm…
- Đánh giá và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng, dựa vàoyêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên Nếu đánh giá kết quả cuộcchơi đại khái, không chính xác hay không công bằng thì sẽ làm cho học sinhmất phấn khởi, các em sẽ biểu lộ sự phản đối và không chấp nhận kết luậncủa người điều khiển, như vậy cuộc chơi sẽ mất đi ý nghĩa giáo dục
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian.
1.5.1 Yếu tố khách quan
* Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển xã hội Để kiến thiết đất nước, cần phải có những người lao độngmới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục Nhiệm vụ đổi mớigiáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội,
trong Luật Giáo dục năm 2005.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáodục, sách giáo khoa phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnthế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triể của đất nước
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (4 – 2001) đã đề ranhiệm vụ: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,phương pháp dạy học
* Gia đình, cộng đồng và xã hội
Trang 35Trong nhà trường, GDKNS cho học sinh tiểu học được tổ chức dướinhiều hình thức hoạt động Tuy nhiên cũng có nhiều lực lượng khác bênngoài xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến việc GDKNS cho học sinh tiểu học nhưcác đoàn thể, tổ chức xã hội, Hội cha mẹ học sinh, gia đình… Mối quan hệgiao tiếp, quan hệ xã hội của các em có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hìnhthành KNS cho các em Các em dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, kích động theo nhữnghành vi xấu vì nhân cách các em chỉ trong giai đoạn bắt đầu hình thành nêncác em chưa phân biệt việc gì nên làm và việc gì nên tránh Nếu các em đượchoạt động trong một môi trường tốt, lành mạnh thì việc hình thành và rènluyện KNS cho các em rất thuận lợi Ngược lại, nếu các em hoạt động trongmột môi trường có nhiều tiêu cực, bạo lực, tệ nạn xã hội thì sẽ ảnh hưởng xấuđến việc GDKNS cho các em.
1.5.2 Yếu tố chủ quan
* Năng lực sư phạm, thái độ và KNS của người giáo viên
Trong nhà trường, hình ảnh người giáo viên có vai trò rất quan trọngđối với học sinh tiểu học Thầy, cô giáo là thần tượng của các em Đây lànhững người giữ vị trí then chốt, người quyết định chất lượng giáo dục, người
tổ chức quá trình phát triển của học sinh Muốn GDKNS cho học sinh thìtrước tiên người giáo viên phải có chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm, cóKNS kết quả học tập của học sinh cũng phản ánh phần nào sự hoàn thiện vềtri thức và khả năng sư phạm, chính trị đạo đức và nghiệp vụ của giáo viên
* Điều kiện tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi
Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi cho học sinhtrong trường học thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công và hiệu quảcủa hoạt động như: sân bãi, trang thiết bị, tài liệu hướng dẫn, thời gian, kinhphí, lực lượng tổ chức…Các trường trong thành phố không đủ diện tích sânchơi cho các em nên thường tổ chức các trò chơi tĩnh, trò chơi mang tính tư
Trang 36duy các trường có điều kiện kinh tế thì nên trang bị thêm các đạo cụ, trangphục Có thể chúng ta đưa các trò chơi vào các tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinhhoạt tập thể, vào giờ ra chơi…
Kết luận chương 1.
Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học được xem như là chất lượng củagiáo dục bậc tiểu học Trước những nhu cầu bức thiết của xã hội, nhà trườngchúng ta cần nhanh chóng có những hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu họcvới nhiều nội dung và hình thức phong phú hơn Thường xuyên tổ chức cáchoạt động xã hội, các trò chơi dân gian, các lễ hội trong nhà trường nhằm tạođiều kiện để các em có sự tương tác, có nhiều trải nghiệm GDKNS cho họcsinh tiểu học là cả một quá trình để giúp người học thay đổi hành vi theohướng tích cực Vì vậy, với những cơ sở lý luận và phân tích trong chương 1,chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp GDKNS cho học sinh tiểu học đểphù hợp với nhu cầu giáo dục hiện nay
Chương 2
Trang 37CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP GDKNS CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Chúng tôi tổ chức nghiên cứu thực trạng nhằm xây dựng cơ sở thựctiễn cho việc đề xuất các biện pháp GDKNS cho học sinh tiểu học thông quatrò chơi dân gian
2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Thực trạng GDKNS cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận BìnhThạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- Thực trạng GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua trò chơi dângian ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ ChíMinh
Nội dung nghiên cứu gồm các vấn đề về hoạt động GDKNS cho họcsinh tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh, tính khả thi và tính cấp bách củacác biện pháp GDKNS cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh
2.1.3 Đối tượng, thời gian nghiên cứu thực trạng
2.1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để đánh giá thực trạng GDKNS cho học sinh tiểu học, chúng tôi đã tiếnhành khảo sát bằng phiếu thăm dò và trưng cầu ý kiến trên 4 nhóm đối tượng:
- 40 CBQL: gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyênmôn
- 60 giáo viên: gồm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
- 300 em học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh: Trường tiểu học Bình Quới Tây
Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
Trang 38Trường tiểu học Trần Quang Vinh
Trường tiểu học Chu Văn An
Đối tượng khảo sát có những mặt khác nhau về điều kiện hoạt độnggiáo dục, địa bàn dân cư, lứa tuổi và giới tính để nhằm phản ánh khách quancủa thực trạng GDKNS cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh
2.1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Để có kết quả khách quan và chính xác, chúng tôi đã khảo sát hoạtđộng GDKNS cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh từ tháng 12– 2011 đến tháng 5 – 2012
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng
Bên cạnh việc thăm dò, khảo sát bằng phiếu, chúng tôi trò chuyện vớicác đối tượng, quan sát công tác hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học đểnhằm có sự chính xác từ kết quả thu được
2.1.5 Công cụ đánh giá
Chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò, khảo sát, điều tra, trao đổi với cán bộquản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh tiểu học trên địa bàn quậnBình Thạnh
2.2 Thực trạng GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Để hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện –học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động từ năm học 2008 – 2009, ngànhgiáo dục quận Bình Thạnh cũng đã có những chuyển biến tích cực trong hoạtđộng giảng dạy nhất là hoạt động GDKNS cho học sinh Tuy nhiên, hiệntượng học sinh tiểu học còn thiếu KNS rất phổ biến
Quận Bình Thạnh đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong đó có cảnhững yếu tố tích cực và có cả những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến KNS củacác em Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ảnh hưởng của nền kinh tế
Trang 39thị trường cũng là những yếu tố tác động nhiều đến cách sống, các nghĩ, cáchlàm của các em HIện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàncảnh khác nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá chu đáo củaphụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai lànhững em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụhuynh bỏ mặc con cái cả hai hoàn cảnh này đều làm cho các em thiếu đinhững KNS cần thiết như: kỹ năng tự phục vụ bởi ở gia đình, các em thườngđược cha mẹ, người giúp việc làm thay hoặc cha mẹ không có thời gian gầngũi để hướng dẫn, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng đảm nhận tráchnhiệm là những kỹ năng rất quan trọng để giúp các em sống hài hòa với ngườikhác nhưng ở gia đình hầu như các em không có cơ hội và điều kiện trảinghiệm.
Chương trình giáo dục ở trường học với các hoạt động giáo dục sinhđộng, phong phú, có sự đầu tư kỹ lưỡng và nhiệt tình của các thầy cô giáo đãcuốn hút các em tham gia tích cực, qua đó các em được trải nghiệm, rèn luyệnnhững KNS cần thiết Khi tham gia các hoạt động vui chơi do nhà trường tổchức, các trò chơi dân gian,… các em được rèn luyện và trải nghiệm rất nhiềucác KNS rất cần thiết như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự cảmthông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng quản lý thời gian,
kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,…Qua các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt tậpthể tại trường, được tham gia chơi các trò chơi dân gian; đây cũng là mộttrong những hoạt động giáo dục giúp các em trải nghiệm những KNS cầnthiết như: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng hợp tác,
…
Cũng còn không ít học sinh còn thiếu KNS do phụ huynh chưa thực sựquan tâm đến con em mình và chưa ý thức được tầm quan trọng của việcGDKNS cho các em Môi trường sống phức tạp xô bồ xung quanh các em
Trang 40cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến các em Rất nhiều em bố mẹ bỏ nhau, các
em bị bỏ rơi phải sống với người thân khác; hoặc bố mẹ chỉ lo kiếm sống màkhông quan tâm tới các em, các em ít được giao lưu, tiếp xúc với thế giới bênngoài nên các em hay lúng túng trong giao tiếp; thiếu mạnh dạn, chưa tự tin,không hòa đồng với bạn bè, thường bế tắc khi xảy ra xung đột với bạn bè,…đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đườnghoặc do thiếu KNS nên các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dễ có lối sống sa ngã
Trên đây là những đánh giá chung về thực trạng KNS của học sinh tiểuhọc ở quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh Để có kết quả chính xáchơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 40 CBQL, 60 giáo viên BìnhThạnh, 300 em học sinh tiểu học ở các trường Trần Quang Vinh, NguyễnĐình Chiểu, Bình Quới Tây và Chu Văn An
kỹ năng thể hiện sự tự tin Kết quả như sau:
- Về nhận thức: Đối với 2 nội dung KNS là kỹ năng hợp tác và kỹ năngthể hiện sự tư tin, nhìn chung các em đều nhận thức đúng về nội dung của 2KNS này: kỹ năng hợp tác khảo sát 300 em, tỉ lệ 97% lựa chọn đáp án hợp lý;
kỹ năng thể hiện sự tự tin khảo sát 300 em, tỉ lệ 85% lựa chọn đáp án hợp lý.(Xem bảng 2.1, 2.3)
Về cách ứng xử: Có nhiều em lựa chọn nhiều cách ứng xử khác nhaunhưng đa số các em đều có cách ứng xử phù hợp Đối với kỹ năng hợp táckhảo sát 150 em, tỉ lệ 99% lựa chọn cách giải quyết hợp lý Đối với kỹ năng