Lịch sử văn hoá làng đan nê(yên định thanh hoá)

128 1.7K 14
Lịch sử văn hoá làng đan nê(yên định thanh hoá)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------------------&----------------------- NGUYỄN THỊ ÁI LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG ĐAN NÊ (Yên ĐịnhThanh Hóa) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Vinh, 2010 - 2 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------------------&----------------------- NGUYỄN THỊ ÁI LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG ĐAN NÊ (Yên ĐịnhThanh Hóa) Chuyên ngành LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số:60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học Tiến sĩ: TRẦN VĂN THỨC Vinh, 2010 - 3 - LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân mà tôi không thể không bày tỏ lời cảm ơn chân thành. Trước hết, tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa Đào tạo Sau đại học, khoa Lịch sử trường Đại học Vinh đã tận tình dạy dỗ và truyền thụ kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Văn Thức, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định, các dòng họ và nhân dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa. Đồng thời, tôi xin cảm ơn thư viện Tỉnh Thanh Hóa, Ban nghiên cứu lịch sử Tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường PTTH Chuyên Lam Sơn, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Ái - 4 - BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Chữ viết tắt NXB Nhà xuất bản ĐCSVN Đảng Cộng Sản Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa HĐKH Hội đồng khoa học CBGD Cán bộ giảng dạy Tr Trang BQL Ban quản lý - 5 - MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………… . 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………… 3 3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu…………………………… 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………. 5 5. Đóng góp của luận văn……………………………………………… 6 6. Bố cục của luận văn………………………………………………… . 6 NỘI DUNG Chương 1: Điều kiện tự nhiên và quá trình hình thành, phát triển của làng Đan Nê…………………………………………………………… 7 1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………… 7 1.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………………… 7 1.1.2. Địa hình, đất đai, khí hậu………………………………………… 8 1.1.3. Sông ngòi, giao thông……………………………………………. 12 1.2. Quá trình hình thành, phát triển của làng Đan Nê…………… 17 1.2.1. Tên làng………………………………………………………… 17 1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển………………………………… 18 * Tiểu kết chương 1…………………………………………………… 25 Chương 2: Tình hình kinh tế và cơ cấu tổ chức của làng Đan Nê 2.1. Tình hình kinh tế . 27 2.1.1. Thương nghiệp……………………………………………… .27 2.1.2. Nông nghiệp…………………………………………………… 28 2.2. Cơ cấu tổ chức của làng 31 2.2.1. Vài nét về bộ máy quản lý làng xã truyền thống……………… 31 - 6 - 2.2.2. Dòng họ………………………………………………………… 36 * Tiểu kết chương 2…………………………………………………… 38 Chương 3: Đời sống văn hóa của làng Đan Nê…………………… 39 3.1. Diện mạo văn hóa vật chất……………………………………… 39 3.1.1. Các đền, chùa, đình làng ………………………………………… 39 3.1.2. Di tích núi và đền Đồng cổ………………………………… 40 3.1.2.1. Lịch sử di tích núi Đồng cổ…………………………………… 40 3.1.2.2. Lịch sử đền Đồng cổ…………………………………………… 42 3.1.3. Kiến trúc dân gian……………………………………………… 45 3.2. Diện mạo văn hóa tinh thần……………………………………… 49 3.2.1. Tính cố kết cộng đồng của nhân dân trong làng với các làng khác trong xã và xu thế liên làng…………………………………………………… 49 3.2.2. Tín ngưỡng, tôn giáo……………………………………………… 50 3.2.3. Phong tục tập quán…………………………………………………61 3.2.4. Các tiết thờ cúng trong năm………………………………………. 67 3.2.5. Lễ hội đền Đồng cổ……………………………………………… .69 3.2.6. Truyền thống học tập, khoa bảng………………………………… 85 * Tiểu kết chương 3……………………………………………………… 88 KẾT LUẬN ………………………………………………………………90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………92 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - 7 - rong không gian văn hóa vùng Đan Nê - Yên Định, thời nào cũng vậy, luôn là vùng đất nổi danh trong lịch sử. Cách Đan Nê không xa về phía Đông Nam là di tích khảo cổ núi Quân Yên (Định Công), núi Nuông (Định Thành), cùng với núi Đọ của Thiệu Hóa tạo nên một phức hệ Đọ - Nuông - Quân Yên, chứng tích về địa bàn quần tụ của người nguyên thủy trên đất Việt Nam cách nay mấy chục vạn năm lịch sử. Liền kề Đan Nê có đền Hổ Bái, nơi thờ Linh Lang, con thứ 11 của vua Hùng đã chứng thực về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của người dân nơi đây. Thế kỉ X, thế kỉ bản lề của lịch sử dân tộc, Đan Nê đã đi vào lịch sử, là nơi mở đầu công cuộc đào sông khơi ngòi của anh hùng dân tộc Lê Hoàn với người có công trị thủy là Đào Lang (làng Bùi Đỉnh, xã Yên Trung). Dấu vết một dòng sông cổ được khơi nguồn từ đây chảy suốt tới tận Bà Hòa (Tĩnh Gia) nối với Nghệ An thành con sông thân thuộc: sông nhà Lê trên bản đồ Thanh Hóa. Từ không gian lịch sử văn hóa điểm như trên, thắng tích núi và đền Đồng cổ nổi bật làm tôn thêm vẻ đẹp lung linh cho văn vật xứ Thanh. Đây cũng chính là nét đặc sắc riêng của lịch sử văn hóa làng Đan Nê: thờ thần trống đồng. T 1.1. Trong lịch sử của dân tộc Việt, trống đồng được coi là một "bảo vật", gắn liền với nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng. Nó vừa là biểu tượng của quyền uy, song rất đỗi gần gũi, gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp, của văn minh người Việt cổ thuở các vua Hùng dựng nước. Trong tâm thức của người dân, trống đồng là biểu tượng thiêng liêng, tượng trưng cho truyền thống độc lập dân tộc. Trống đồng là nhạc khí, là tế khí, là niềm tự hào của dân ta. Tục thờ trống đồng đã trở thành tín ngưỡng dân gian, là một sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng quan trọng của người Việt. Thanh Hoá - địa điểm đầu tiên nền văn hoá Đông Sơn được phát hiện, cũng chính là vùng đất có đền thờ "Thần trống đồng" đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đây là niềm kiêu hãnh, sự tôn vinh vị thần đã có công giúp đỡ các triều đại phong kiến nước ta đánh giặc giữ nước, - 8 - dẹp phản loạn, chế ngự thiên tai đem lại độc lập cho dân tộc và hạnh phúc ấm no cho nhân dân. 1.2. Trong lịch sử văn hoá làng Đan Nê, Yên Thọ, Yên Định - Thanh Hoá, lễ hội đền Đồng Cổ luôn được coi là một "sự kiện" quan trọng của những người dân. Lễ hội luôn được các thế hệ tôn vinh, gìn giữ như một phần hồn của dân tộc. Vì vậy, tìm hiểu về lịch sử văn hóa của làng Đan Nê cũng như lễ hội Đồng Cổ để góp phần gìn giữ lưu truyền nét đẹp văn hoá từ đời này qua đời khác cho giá trị của nó tồn tại vĩnh viễn theo thời gian là điều vô cùng khẩn thiết. Đó còn thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tỏ lòng biết ơn tổ tiên của thế hệ hôm nay. 1.3. Trong bối cảnh cả dân tộc đang hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, lễ hội lớn của cả dân tộc. Vào ngày 23 - 02 - 2010, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã gắn biển "Công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" tại đền Đồng Cổ - Đan Nê - Thanh Hoá. Điều đó chứng minh rằng đền Đồng cổ và lễ hội đền Đồng Cổ có tầm quan trọng lớn trong lịch sử của dân tộc Việt. Vì lẽ đó, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn lịch sử văn hóa làng Đan Nê, về di tích núi và đền Đồng Cổ, cũng như những tục lệ và tín ngưỡng thờ trống đồng để góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy một nghi thức cổ truyền và thuần phong mĩ tục cao đẹp của nhân dân ta. 1. 4. Dựng nước và giữ nước là hai mặt cơ bản gắn bó với nhau trong đời sống dân tộc việt Nam. Đó cũng là đặc điểm bao trùm, là qui luật cơ bản của lịch sử nước ta. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân ta vừa lao động vừa xây dựng đất nước, từng bước khẳng định được truyền thống của mình. Đó là truyền thống kiên cường đấu tranh chống lại mọi thế lực cản bước đi lên của dân tộc, truyền thống tự lực tự cường, chịu đựng gian khó, cần cù - 9 - trong lao động, giản dị trong cuộc sống, chuộng nhân nghĩa trọng đạo lí. Truyền thống của người dân làng Đan Nê về bản chất là truyền thống của người Việt biểu hiện trong hoàn cảnh cụ thể. Các truyền thống đó được truyền lại cho các thế hệ sau tiếp nối, góp phần cùng cả nước làm nên những bản anh hùng ca hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. 1.5. Cuộc sống hiện đại ngày càng sôi động, nhưng cùng với thời gian, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang dần dần bị mai một. Vì vậy, gìn giữ và phát triển văn hóa làng xã là việc làm quan trọng và cần thiết của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trách nhiệm của mỗi người dân tỉnh Thanh. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề "Lịch sử - văn hóa làng Đan Nê" xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa làm luận văn tốt nghiệp của mình. Thông qua công trình này chúng tôi cũng mong muốn đóng góp xây dựng một cái nhìn toàn diện hơn về đời sống tinh thần, tín ngưỡng của cư dân làng Đan Nê nói riêng và của cư dân nông nghiệp trồng cây lúa nước nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về làng và lễ hội tuy không còn là mảng đề tài mới mẻ nhưng vẫn không kém phần hấp dẫn và lý thú. Những công trình nghiên cứu về các làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ như "Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính", NXB Tổng hợp 1990; "Xã thôn Việt Nam" của Nguyễn Hồng Phong, NXB Khoa học xã hội; "Làng xóm Việt Nam" của Toan Ánh, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh 1992 . Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả tập trung làm rõ các vấn đề về địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của làng Việt nói chung. Mặc dù, chưa đề cập đến một cách cụ thể và có hệ thống về vấn đề làng xã khu vực Bắc Trung Bộ, nhưng các tác giả cũng đã cung cấp - 10 - người đọc những hiểu biết, nhận định tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của làng Việt. Về vị thần Đồng Cổ đã được ghi chép nhiều trong các tài liệu như "Việt điện u linh" của Lý Tế Xuyên và "Lĩnh nam chích quái" của Vũ Quỳnh, Kiều Phú, "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sỹ Liên, trong "Đại Việt thông sử" của nhà bác học Lê Quý Đôn, trong "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, trong "Tam thai sơn linh tích" của Lam Kiều Nguyễn Dật Sảng, "Việt sử tiêu án" của Ngô Thời Sỹ "Khâm định việt sử thông giám cương mục" của Quốc sử Quán triều Nguyễn (năm 1881) và cuốn sách mới xuất bản "Di tích núi và đền Đồng Cổ" của nhà xuất bản Thanh Hoá. Qua các tài liệu, chúng ta đã biết tới các di tích thờ thần Đồng Cổ như ngoài ở Đan Nê - Yên Định, còn có Đền Đồng Cổ ở Mĩ Đà (Hoằng Minh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá), đền Đồng Cổ ở Bưởi - Tây Hồ và đền Đồng Cổ ở Nguyên Xá - Từ Liêm, Hà Nội. Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về thần tích thờ thần Đồng Cổ (giữa sử sách và truyền thuyết dân gian), song giá trị lịch sử - văn hoá của các di tích là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả chủ yếu tập trung ở góc độ về làng Việt hoặc di tích, chứ chưa chuyên sâu về lịch sử văn hóa làng Đan Nê và lễ hội đền Đồng cổ. Vì vậy, với đề tài "Lịch sử - văn hóa làng Đan Nê", tác giả muốn đóng góp một phần những tìm hiểu của mình để làm hoàn thiện hơn những hiểu biết về sự phong phú của đời sống văn hóa tinh thần và giá trị văn hóa vật thể ở địa phương này. 3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn tư liệu Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu thành văn liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu và nguồn tài liệu điền . tích, chứ chưa chuyên sâu về lịch sử văn hóa làng Đan Nê và lễ hội đền Đồng cổ. Vì vậy, với đề tài " ;Lịch sử - văn hóa làng Đan Nê", tác giả muốn. thành, phát triển của làng Đan Nê. Chương 2: Tình hình kinh tế và cơ cấu tổ chức của làng Đan Nê. Chương 3: Đời sống văn hóa của làng Đan Nê. NỘI DUNG CHƯƠNG

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:03

Hình ảnh liên quan

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT - Lịch sử văn hoá làng đan nê(yên định thanh hoá)
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan