Lịch sử văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử

85 2.6K 10
Lịch sử   văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------------------- LÊ THỊ THÚY HẰNG LỊCH SỬ- VĂN HÓA LÀNG HOÀNH SƠN KHÁNH SƠN - HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN (TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1945) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60. 22. 54 LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Quang Hồng 1 VINH- 2012 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng Việt có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc. Trong điều kiện tình hình hội hiện đại, bên cạnh các thành tựu đáng mừng, thì một số giá trị lịch sử, văn hóa, trong đó có văn hóa làng đang dần bị mai một. Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát triển văn hóa làng đóng một vai trò quan trọng, do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị lịch sử, văn hóa, về các làng Việt Nam là điều cần thiết. Nam Đàn quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống, văn hóa. Chính truyền thống đã hình thành nhiều dòng họ, nhiều làng nổi tiếng trong lịch sử. Trong những làng đó, có làng Hoành Sơn. Hoành Sơn là một trong những làng cổ ở lưu vực Sông Lam, nay thuộc Khánh Sơn huyện Nam Đàn. Trong lịch sử hình thành và phát triển làng Hoành Sơn xưa thực sự đã tạo ra đời sống vật chất và tinh thần hết sức phong phú. Đó là bản sắc văn hóa được sáng tạo, được dựng xây, bồi đắp qua nhiều thời đại, rất nhiều thế hệ, mà rất tiếc lớp bụi thời gian che phủ, xua tan lớp bụi, giải mã các thông điệp mà người đời gửi cho hậu thế, người nhận giá trị văn hóa cổ truyền sẻ là một công việc vô cùng lý thú và cần thiết với đời sống hôm nay. Cũng như vùng đất xứ Nghệ địa linh nhân kiệt, Hoành Sơn là một trong những vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài, văn nhân. Với sự gần gũi, chân thành, mộc mạc, đức trọng, tài cao, chí lớn…của họ từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân và được lưu truyền trong sử sách. Các nhân vật đó đã làm rạng rỡ thêm truyền thống quê hương Nam Đàn nói riêng và xứ Nghệ nói chung. Hơn nữa, thông qua việc tìm hiểu, nhận thức sâu sắc truyền thống lịch sử, văn hóa của làng Hoành Sơn, giúp người đọc và thế hệ trẻ, trong đó có bản thân tác giả biết trân trọng, tự hào về đóng góp của thế hệ cha ông đi trước, giáo dục 2 niềm tin, tình yêu quê hương đất nước, biết sống có đạo lý, nhân nghĩa, vững tin vào tương lai. Mặt khác, việc khảo cứu, nghiên cứu một cách có hệ thống với những đóng góp của đề tài sẽ góp phần bổ sung nguồn tài liệu hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu địa phương học Nghệ An. Nghiên cứu về lịch sử - văn hóa làng Hoành Sơn là góp phần tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của các làng cổ dọc lưu vực Sông lam. Đồng thời để đi sâu làm rõ những đóng góp của các thế hệ cư dân Hoành Sơn đối với lịch sử dân tộc. Tìm ra những đặc điểm riêng trong lịch sử hình thành của làng Hoành Sơn so với các làng khác. Chính vì vậy, để hiểu sâu hơn về điều này buộc chúng tôi phải quay về nghiên cứu toàn bộ làng cổ Hoành Sơn để biết được những yếu tố văn hóa làng xưa, khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về văn hóa một làng quê có núi, vừa có sông lại có cả những cánh đồng bao la bát ngát thẳng cánh cò bay. Từ đó biết bảo tồn và phát huy những giá trị tiến bộ, khoa học nhân văn của làng văn hóa làng truyền thống trong mối quan hệ với gia đình, dòng họ, làng nước, trong mối quan hệ kinh tế mở cửa với sự chấn hưng gìn giữ và bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Xuất phát từ những lý do trên, cộng với tấm lòng chân thành của một người con xứ Nghệ. Tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Lịch sử - văn hóa làng Hoành Sơn Khánh Sơnhuyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An (Từ năm 1802 đến năm 1945)” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về văn hóa làng không còn là mảng đề tài mới nhưng vẫn không kém phần hấp dẫn, lý thú. Trong thời đại hiện nay, vấn đề gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của mỗi địa phương nói riêng, của dân tộc nói chung, các công trình nhiên cứu về làng văn hóa ngày càng tăng về số lượng. Cũng như các làng trên toàn quốc, làng Hoành sơn đã được giới nghiên cứu địa phương quan tâm. Công trình: “Nam Đàn xưa và nay” của tập hợp nhiều tác giả (NXB Văn hóa thông tin 2000) cuốn sách đã viết về các vấn đề “xưa và nay’ trên các lĩnh 3 vực địa lý, kinh tế, văn hóa, nhân vật…của Nam Đàn, trong đó có đề cập ít nhiều về đình Hoành Sơn, về Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt, nhưng lại không nghiên cứu về làng Hoành Sơn; trong công trình : “ Nam Đàn – Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Ninh Viết Giao – Trần Thanh Tâm – NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) cũng nhắc đến đình Hoành Sơn, Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt, dòng họ Nguyễn Đức, nhưng không cho biết thêm về lịch sử-văn hóa làng Hoành Sơn; “Bước đầu tìm hiểu lịch sử huyện Nam Đàn” (Quang Đạm và Nguyễn Bá Mão – NXB Văn hóa thông tin); “Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN huyện Nam Đàn”. Tác giả: Nguyễn Thị Hiền trong luận văn tốt nghiệp cao học thạc chuyên nghành lịch sử Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp của Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt có đề cập đôi nét về vùng đất Khánh Sơn Nam Đàn. “Lịch sử Đảng bộ Khánh Sơn”, đây là công trình do BCH Đảng bộ Khánh Sơn soạn thảo, công trình này đề cập tương đối đầy đủ và có hệ thống về các vấn đề của Khánh Sơn. Nhìn chung các liệu trên đã đề cập đến văn hóa làng Hoành Sơn xưa. Song tất cả những tài liệu đó đều là những mảnh riêng lẻ chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu và hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện về văn hóa truyền thống của làng. Làng Khánh Sơn, ngoài đình làng nổi tiếng: Đình Hoành Sơn, còn có các dòng họ nổi tiếng như: Nguyễn Trọng, Nguyễn Đức, Trần, Lê, Nguyễn… Đã có nhiều đóng góp với quê hương, đất nước trong lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa, giáo dục khoa cử, kinh tế, chính trị, bang giao… Như vậy, tất cả những điều đó cũng đã chứng minh rằng Hoành Sơn gây được sự chú ý của giới nghiên cứu ở Nghệ An và cả nước. Từ đó đòi hỏi các thế hệ tiếp nối, tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện hơn về lịch sử - văn hóa làng Hoành Sơn xưa để góp phần phát huy những giá trị văn hóa đó trong giai đoạn hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài. Trên cơ sở những tài liệu hiện có, chúng tôi đặt ra phạm vi nghiên cứu của đề tài: ''lịch sử - văn hóa làng Hoành Sơn ( Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 1802 đến năm 1945''. 4 Về mặt thời gian: Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về làng Hoành Sơn từ năm 1802 đến năm 1945. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đôi nét về làng Hoành Sơn trước năm 1802 và sau năm 1945. Về mặt không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn được xác định rõ ràng trong phạm vi không gian của làng Hoành Sơn từ năm 1802 đến năm 1945. Những nội dung khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn liệu 4.1.1. Tài liệu chữ viết “An – Tĩnh cổ lục” (H.LeBreTon); “Đại Nam Nhất Thống Chí” (Quốc sử quán triều Nguyễn); “Đại Việt sử ký toàn thư” (NXB UBKHXH Hà Nội 1972); “Lịch triều hiến chương loại chí” (Phan Huy Chú). Ngoài ra, chúng tôi cũng khai thác các tài liệu như: “Hồ sơ khoa học về đình Hoành Sơn” (Sở văn hóa thông tin – Bảo tàng Nghệ An), các hiện vật ở đình Hoành Sơn, gia phả các dòng họ lớn như Nguyễn Đức, Nguyễn Trọng, Trần, Lê, Nguyễn v.v 4.1.2 Tài liệu nghiên cứu Chúng tôi tham khảo những tài liệu nghiên cứu lịch sử - văn hóa như: “Đất nước Việt Nam qua các đời” (Đào Duy Anh – NXB Thuận Hóa – Huế năm 1992); “Các tạp chí văn hóa”, “Nam Sơn Tùng thoại” (Nguyễn Đức Đạt); “Giáo dục khoa bảng Nghệ An” (Năm 1075 – 1919 của Đào Tam Tỉnh); “Quốc triều hương khoa lục” (Cao Xuân Dục); “Non nước Việt Nam” (Tổng cục du lịch); “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền thống ở Bắc Bộ (Nguyễn Từ Chi); ''Lịch sử Đảng bộ Nam Đàn" tập 1, tập 2 ( NXB Nghệ Tĩnh) Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu về phong tục, tập quán, tín ngưỡng như: “Phong tục Việt Nam thờ cúng tổ tiên” (NXB KHXH 1991); “Những điều cần biết về việc cưới, việc tang và lễ hội ở Nghệ An” (Tạ Quang Tâm – NXB Nghệ An), v.v Bên cạnh đó còn có một số tài liệu tham khảo như: Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Hồng về các bước chạm đến Hoành Sơn (Trên tạp chí văn hóa 5 nghệ thuật năm 2000); “Băng về đình làng ở lưu vực sông Lam” (Đài truyền hình Nghệ An), v.v Nói chung phần tài liệu sẻ được nêu đầy đủ trong mục tài liệu tham khảo, để tiện theo dõi, so sánh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Sưu tầm tài liệu Để có nguồn liệu phục vụ cho luận văn, chúng tôi tiến hành sưu tầm, tích lũy, soa chép liệu ở thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện huyện Nam Đàn, văn phòng UBND huyện Nam Đàn, Sở văn hóa thông tin bảo tàng Nghệ An, sử dựng phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu, sao chép, chụp ảnh làm liệu các đình, đền Khánh Sơn. 4.2.2. Xử lý tài liệu Để hoàn thành luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp sử học và phương pháp lô gich là hai phương pháp chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, để xử lý liệu và trình bày các nội dung của luận văn một cách khoa học, có hệ thống. 5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu về một làng cổ ở vùng hạ lưu Sông Lam mà các thế hệ cư dân ở đó đã tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật chất, tinh thần ở dạng vật thể và phi vật thể, lưu giữ trong nhiều thế kỷ cho đến ngày nay. Vì vậy luận văn đã: -Tập hợp các liệu có liên quan để tự nghiên cứu đối chiếu -Làm rõ lịch sử văn hóa của làng Hoành Sơn từ năm 1802 đến năm 1945. -Trình bày những đóng góp của các thế hệ người dân Hoành Sơn một cách có hệ thống trong khoảng thời gian đề tài xác định. - Trình bày rõ những phong tục, tập quán, tôn giáo, và đời sống văn hóalàng Hoành Sơn. Từ đó chỉ rõ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà các thế hệ cư dân làng Hoành Sơn đã tạo ra để kế thừa và phát huy -Luận văn làm phong phú thêm cho việc xây dựng bộ lịch sử địa phương, là nguồn liệu cho việc xây dựng chương trình và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường THPT của tỉnh Nghệ An. 6 Giáo dục thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử của các làng nói riêng, các dân tộc nói chung, hiểu thêm về công lao của cha ông, về những tấm gương sáng, từ đó biết nâng niu, trân trọng, gìn giữ và có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp của làng. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về làng Hoành Sơn Chương 2: Tình hình sản xuất kinh tế và cơ cấu tổ chức của làng Hoành Sơn Chương 3: Đời sống văn hóa của làng Hoành Sơn 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG HOÀNH SƠN 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Các thế hệ người dân Hoành Sơn (thuộc Khánh Sơn) có quyền tự hào được sinh ra, lớn lên từ một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời với bề dày lịch sử suốt hàng trăm năm. Hoành SơnKhánh Sơn nằm ở phía hữu ngạn sông Lam, cách trung tâm huyện Nam Đàn đúng 8km về phía Nam, để đến với Hoành Sơn chúng ta có thể đi từ thị trấn Nam Đàn, dọc theo đê 42 rồi qua đò Rú Gềnh…, hoặc qua cầu Nam Đàn rồi đi theo đường 15 xuôi về Hoành Sơn, hoặc từ Thanh Chương chúng ta có thể đến được với Hoành Sơn bằng nhiều đường khác. Hoành SơnKhánh Sơn nằm trong cụm dân cư 5 (5 Nam), thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An vùng đất này trước kia mang tên là Nam Hoa. “Nam Hoa là tên tổng có từ thời Lê đến triều Nguyễn từng thuộc các huyện Chi La, Đức Quang, Thanh Chương. Đến thời Nguyễn đổi thành Nam Kim rồi sát nhập vào Nam Đàn từ đó” [5,11] Nam Kim, lưng dựa vào núi Thiên Nhẫn, phần cuối cùng dãy núi làm ranh giới ngăn cách hai huyện: Nam Đàn – Nghệ An và Hương Sơn – Hà Tĩnh. Khánh Sơn là hình ảnh thu nhỏ của Tổng Nam Kim, trước mặt sông, sau lưng là núi – núi Động Sơn (Rú Hốc) là ngọn núi cuối cùng của nhánh về đông của dãy Thiên Nhẫn. Núi Thiên Nhẫn là dãy núi bắt đầu từ huyện Tương Dương – Tỉnh Nghệ An kéo dài đến tận Ngạn Sơn (Rú Nghèn) huyện Thạch Hà – TỉnhTĩnh phần núi Thiên Nhẫn nằm trong huyện Nam Đàn chạy từ phía Tây đến phía 8 Nam huyện, nằm trong vùng giáp giới của huyện Nam Đàn với huyện Thanh Chương và hai huyện Hương Sơn, Đức Thọ (Hà Tĩnh), Hoành Sơn (Khánh Sơn) là một vùng quê hương phong phú, đa dạng vừa khắc nghiệt, vừa độ lượng và rất nên thơ. Địa giới giữa các làng trong mới được xác định từ triều Lê. Ngày nay, ranh giới bao quanh đã ổn đinh, nó được nối trực tiếp với nhiều trong vùng. Phía Tây của Hoành Sơn (Khánh Sơn) giáp Nam Lộc, phía Bắc giáp các Hồng Long, Xuân Lâm (huyện Nam Đàn), Hưng Lĩnh, Hưng Long (Huyện Hưng Nguyên), phía Đông giáp Nam Trung, một phần của Nam Phúc, phía Nam và Tây Nam giáp các xã: Nam Kim (Nam Đàn), Thanh Lâm (Thanh Chương), Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh). Điều kỳ vỹ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hoành Sơn (Khánh Sơn) là một vùng đất đai rộng rãi có hình sông, thế núi, khí tượng tươi sáng. Phía Nam có dãy núi Thiên Nhẫn (Nghìn đỉnh) chạy từ đầu đến cuối như bức tường thành hùng vĩ, tạo thành địa giới hành chính tự nhiên với các xung quanh. Nhiều bậc danh nho từng ví Thiên Nhẫn như “nghìn ngựa ruổi rong” (Thiên mã xu trào “Trường thành che chắn”… Chính dãy núi Thiên Nhẫn tạo cho Khánh Sơn một bức tường thành hùng vĩ, đồng thời cũng là kho tài nguyên thiên nhiên vô tận. Ở phía Bắc sông Lam đoạn qua Khánh Sơn dài 4km, như một dải lụa mềm tạo cho Khánh Sơn phong cảnh “Sơn thủy hữu tình”. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên. 1.1.2.1 Đất đai – Sông ngòi Theo số liệu thống kê đất đai Khánh Sơn vào năm 2011, Khánh Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.113.35 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 596 ha - Đất lâm nghiệp: 503 ha - Đất ao hồ, mặt nước: 10,3 ha - Đất thổ cư: 95,5 ha Đất đai Khánh Sơn có thể chia làm 3 vùng rõ rệt: 9 Ở phía Bắc có 176 ha là dải đất phù sa do sông Lam hàng năm bồi đắp, là vùng đất có nhiều trác tuyệt, màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ở vùng giữa có 595ha, là vùng đồng bằng, có độ chênh lệch giữa các thửa không lớn, ít bị trôi rửa, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 15 – 20m, thuận lợi cho việc trồng hai vụ lúa nước cho năng suất cao trong năm (một phần diện tích có thể làm 3 vụ), trồng ngô trên đất hai lúa sau vụ hè thu. Vùng đất đồi ven chân dãy núi Thiên Nhẫn với 530ha, có độ dốc từ 10 – 15 độ, đây là vùng đất rất thích hợp cho trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả lâu năm (như: bạch đàn, thông nhựa, cam, chanh, bưởi, hồng xiêm…). Ngoài 3 vùng đất chính nói trên, Khánh Sơn còn có nhiều ngọn núi khác thuộc dãy Thiên Nhẫn, ẩn chứa nhiều điển tích với những tên riêng như: Đông Cao, Khe Lon, Eo Vọt, Lèn Dơi, Eo Vòng, Động Lở, Lá Sen, Rú Sắc, Đập Bể, Am Già, Trục Trịnh, Núi Đồn (Đại Lan), núi Mỡ, Rú Con, Rú Dẻ, Rú Vàng, Rú Bạc, Rú Ngang, Rú Hốc (Đông Sơn), Rú Bùi, Rú Trám… Hiện nay, mỗi ngọn núi ấy đang là nơi nuôi dưỡng nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Thông nhựa, cam, hồ tiêu,… Sông ngòi và khe suối tự nhiên của Khánh Sơn không nhiều, chỉ có sông Lam ở phía Bắc chảy qua địa phận rồi hợp lưu với sông La (Hà Tĩnh), cùng đổ ra biển. Ngoài ra, còn có 3 dòng khe chính do nước ngầm tự nhiên từ dãy Thiên Nhẫn tích tụ chảy ra các đập chứa Hao Hao, Vực Mấu, Kim Khánh và cùng đổ vào con kênh đào có tên “Kênh tiêu úng 5 Nam” được huyện cho đào từ nhăm 1986. 1.1.2.2. Khí hậu – Thời tiết Hoành SơnKhánh Sơn (Nam Hoành) nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ, nên mỗi năm hình thành 2 mùa rõ rệt: - Mùa nóng: Thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Mùa này chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam (gió Lào) thổi thành từng đợt, mỗi đợt 4 -7 ngày gây khô, vì khi thổi từ Thái Lan qua Lào, vượt qua dãy Trường Sơn, trút mưa bên sườn Tây, bị biến tính rồi đi vào Việt Nam. Đây cũng là mùa nắng nóng, do đó trước đây, khi chưa có hệ thống thủy lợi, mùa này là mùa khô và 10 . HỌC VINH -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - - LÊ THỊ THÚY HẰNG LỊCH S - VĂN HÓA LÀNG HOÀNH SƠN XÃ KHÁNH SƠN - HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN (TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1945) CHUYÊN. xứ Nghệ. Tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Lịch sử - văn hóa làng Hoành Sơn xã Khánh Sơn – huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An (Từ năm 1802 đến năm 1945) ” làm luận văn

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan