Tập hợp theo huyết thống

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 38 - 39)

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH TẾ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG HOÀNH SƠN

2.2.2.2.Tập hợp theo huyết thống

Đó là họ hay dòng họ. Đây là tập hợp của những người cùng dòng máu, cùng thờ một ông tổ, có anh em, chú bác, cô gì với nhau, không gần thì xa. Làng lấy trước và xĩ làm trật tự ngôi thứ. Họ lấy cành trưởng, cành tứ, chi nọ, chi kia làm trật tự xưng hô và phần nào cả ngôi thứ. Trong làng có họ lớn, họ

nhỏ, họ cư trú lâu đời, họ mới tới, họ đông người, họ ít người, họ vai vế, họ kém vai vế, có họ phải đổi tên họ, có họ phát triển hưng thịnh, có họ tàn lụi đi. Tại Hoành Sơn hiện nay đã có hơn 40 dòng họ sống, sum vầy, sinh hoạt cùng nhau. Nhiều họ còn bảo lưu được nhà thờ và gia phả chi tiết của dòng họ mình như” Nhà thờ họ Nguyễn Thiện, Nguyễn Đức, Nguyễn Trọng Trần, Lê, Nguyễn, Tạ…

-Họ Nguyễn Thiện ở Hoành Sơn, nhân vật đột xuất là Tiến sĩ Nguyễn Thiện Chương, ông là người mở đầu cho nền khao bảng đậu đại khoa ở Nam Đàn.

-Họ Nguyễn Đức ở Hoành Sơn, nhân vật đột xuất là Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, trong gia đình ông có 6 người thi đỗ trong quãng thời gian không dài.

-Họ Tạ ở Hoành Sơn, có Tây học nổi tiếng Tạ Quang Bửu…

Họ có tộc trưởng, chức tộc trưởng này không ai bầu mà cha truyền con nối. Tham mưu cho tộc trưởng những khi cúng lễ hay làm những việc lớn như xây nhà thờ họ, mả tổ họ, lập gia phả… có các vị cao tuổi hay người đỗ đạt có chức sắc trong họ.

Tập hợp họ tuy không có thể lệ hành chính hóa nhưng bền vững, thiêng liêng. Những người trong tập hợp này phải giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến nhau, bảo vệ cho nhau. Họ thường giáp mặt với nhau trong ngày tết hay khi giỗ họ, tế họ hoặc họp họ để bàn việc sửa chữa hay xây dựng nhà thờ họ, bổ sung gia phả họ…

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 38 - 39)