Tín ngưỡng – Tôn giáo 1 Thờ thành Hoàng Làng

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 64 - 72)

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA LÀNG HOÀNH SƠN

3.2.3.Tín ngưỡng – Tôn giáo 1 Thờ thành Hoàng Làng

3.2.3.1. Thờ thành Hoàng Làng

Thờ thành Hoàng Làng là một trong những tín ngưỡng xuất hiện sớm, thường là ngay khi làng mới được thành lập một thời gian. Do nhu cầu cần được phù hộ hoặc là chỗ dựa tâm linh, trong quá trình xây dựng xóm của dân trong làng, cũng có khi do một người nào đó có công lớn trong việc khai mở, xây dựng làng, cũng có thể là những anh hùng võ trướng đã từng giúp các triều đại, hay những nhà khoa bảng, những ông quan thanh liêm, đức độ,… Nên được dân làng lập đền thờ, cả làng chung nhau thờ những vị thần có năng lực bảo hộ cho dân làng. “Thành Hoàng là vị thần bảo trợ cho cộng đồng làng xã, cuộc sống của cộng đồng có yên ổn hay không, thịnh hay suy đều phụ thuộc vào sự phù hộ của thần. Mỗi làng có một vị thần. Thành Hoàng riêng đại diện cho quyền lợi chung của cộng đồng. [31,341].

Thành Hoàng được thờ ở đình làng, có nhiều nơi có miếu thờ Thành Hoàng riêng, nhưng mỗi lần tổ chức lễ bái thì phải rước Thành Hoàng ra đình, đứng đầu làng trong các vị thần khác vào những ngày lễ hội vẫn phải về Thành Hoàng. Thành Hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức là vị thần ban phúc cho dân làng, thường mỗi làng thờ một thành Hoàng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai, ba làng thờ một vị. Thành Hoàng có thể là nam thần, hay nữ thần, tùy sự tích mỗi làng. Đình làng là nơi thờ, phụng thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình để thờ thành hoàng, nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của thành Hoàng. Ở Hoành Sơn, Thành Hoàng được thờ ở Đình Hoành Sơn.

Theo điển tích thì Đình Hoành Sơn (xóm 4 – xã Khánh Sơn – Nam Đàn – Nghệ An) là công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ loại bậc nhất của miền Trung.

Đình Hoành Sơn được xây dựng cách đây 250 năm, tọa lạc ngay bên bờ sông Lam, của đình hướng thẳng ra dòng sông. Trải qua những biến cố lịch sử, ngôi đình đã chứng kiến biết bao đổi thay của vùng quê nơi đây.

Làng Hoành Sơn vào thời Lê thuộc đất Nam Hoa và có tên gọi là Hoài – Liêu. Nhưng đến thời Lê Trung Hưng thì làng được tách đôi ra, làng Hoành Sơn có tên gọi là Hoành Sơn cũng kể từ đó. Ngôi đình của làng được xây dựng vào thời điểm làng đã và đang có tên gọi từ ấy. Như vậy, tên gọi của di tích hoàn toàn mang ý nghĩa lịch sử.

Theo truyền thuyết trong kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ của giáo sư Ninh Viết Giao kể rằng, vào một năm, cách đây đã lâu lắm rồi, nước sông Lam tự nhiên dâng to, dân làng Hoành Sơn phải chạy lên Rú Ngang để tránh lụt. Giữa một đêm trời mưa như trút, sấm chớp ầm ầm, nhà cửa, cây cối đổ nghiêng ngả, ai nấy đều sợ hãi. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, người ta thấy ngổn ngang những cây gỗ ba, bốn người ôm không xuể, không rõ từ đâu trôi về, dạt đống vào một cánh bãi trước làng. Tiếp đó có một cái thuyền lớn xuất hiện, trên thuyền có 9 người đàn ông khỏe mạnh đang nhẹ nhàng lái con thuyền vào chính bãi ấy. Họ đem theo đầy đủ dụng cụ, thợ mộc. Nước rút, cánh bãi như được bồi đắp thêm, 9 người đến bên đống gỗ ra sức cưa, đục, đẽo, bào, chạm, trổ. Sau một thời gian ngắn, họ làm xong một ngôi đình đồ sộ với các xà, cốn được điêu khắc rất công phu. Nhưng người ít, cột to, với sức 9 người dù là người nhà trời đi nữa, cũng không sao dựng lên được. Trời lại mưa gió, nước sông Lam lại dâng to, làm ngập lút cả cánh bãi ấy. Và nước dâng lên tới đâu, cột đình dựng tới đó, đình dựng xong, nước rút, 9 người thợ biến mất để lại cho nhân dân làng Hoành Sơn một ngôi đình to lớn, công phu chưa từng thấy. Dân làng đoán là Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho 9 người thợ mộc của nhà trời xuống hạ giới làm đình cho làng Hoành Sơn, một làng dân thuần, cảnh đẹp, có nhiều người đỗ đạt, có nhiều người tài hoa.

Câu chuyện huyền hoặc ấy được bà con Hoành Sơn lưu truyền từ đời nọ qua đời kia, để cắt nghĩa hiện tượng làng mình có một ngôi đình mà sức người tưởng như khó làm nổi. Song kỳ thực nó tôn vinh ý thức cộng đồng, tinh thần

tự cường và tài năng sáng tạo của nhân dân Nam Đàn, nhân dân Nghệ An qua cả một quá trình lịch sử.

Hội tụ tài hòa, tâm huyết và ước nguyện của cư dân Nam Đàn cổ xưa theo các tư liệu ít ỏi còn ghi chép lại thì Đình Hoành Sơn được xây dựng vào tháng chạp, năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (tức vào tháng 2/1763) và đến cuối năm sau (1764) thì hoàn thành. Ngôi đình tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng nằm bên sông Lam thơ mộng. Đình được bố cục gồm: sân, bái đường và hận cung với chất liệu chủ yếu là gạch ngói và gỗ lim. Người khởi xướng và chủ sự xây dựng công trình này là Đặng Thạc. Ông đỗ cử nhân dưới triều vua Lê hiển Tông (1740 – 1786) làm tri phủ huyện Kỳ Sơn (phủ Tương Dương), ông thuộc gia đình dòng dõi thế tộc và có quyền uy rất lớn trong vùng. Khi nghỉ hưu, gặp năm được mùa, đời sống nhân dân sung túc, các tầng lớp sĩ, nông, công, thương đều làm ăn phát đạt, ông bèn chọn đất tốt và huy động tiền của trong dân để mua gỗ quý, đồng thời chiều mời các toán thợ giỏi về xây dựng cho làn ngay trên vườn nhà mình.

Tương truyền nhiều toán thợ có tiếng đều nhận đề tài rồi bí mật làm, vì toán nào làm đẹp nhất thì được thưởng lớn. Trong đó, có toán thợ Nam Hoa Thượng không được mời đến, họ bày mưu cử người giỏi nhất tên chuẩn, giả dạng ưn mày đến chỗ làm xin ngủ lại rồi cố tình đốt cháy một vì ở phía Nam của ngôi đình. Đặng Thạc vô cùng tức giận, nhưng người ăn mày đã xin được làm lại, chỉ trong một thời gian ngắn, người ăn mày đã làm một bức chạm rất đẹp khiến cả hội đồng kỳ mục của làng phải kinh ngạc và thán phục. Đó cũng là lý do giải thích tại sao các nét chạm trổ và nghệ thuật trang trí ngôi đình lại đã màu sắc đến thế. Sau này nhân dân đã suy tôn Đặng Thạc và người thợ tên chuẩn thành những vị phúc thần của làng.

Đình Hoành Sơn là nơi thờ thần và sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong làng và các làng phụ cận. Thần được thờ chính tại đình Hoành Sơn là uy minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, là người văn võ song toàn, tư chất hơn người, nên tháng 11 năm 1041 vua Lý Thánh Tông đã xuống chiếu cho Lý Nhật Quang làm tri châu Nghệ An, được thờ như thành hoàng của đình làng. Ông là người có công khai phá, lập nên làng Hoành Sơn

và vùng đất dọc hai bên bờ sông Lam. Với tài thao lược về quân sự, tầm nhìn về vấn đề “Kinh bang thế thế”, trong thời gian đó ông đã có nhiều đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vùng đất Nghệ An và quốc gia Đại Việt. Ông đã làm một con đường tại Tương Dương, đến nay vẫn là con đường giao thông huyết mạch của vùng núi Nghệ An. Năm 2004, sau gần 10 thế kỷ cùng với dự án nhà máy thủy điện Bản vẽ nhà nước đã cho xây dựng con đường này tiện cho việc giao thông của nhân dân trong vùng, đó chính là đường Vẽ - Yên Hòa ngày nay. Chính Lý Nhật Quang là người đã có công lao rất lớn bảo vệ kiên cường, làm cho xứ Nghệ từ miền biên viễn đầy khó khăn thành vùng đất hưng thịnh. Ngoài ra đình còn thờ “Tứ vị thánh nương” và phật Thích Ca Mầu Ni.

Đình có 5 gian, mỗi gian do 1 nhóm thợ mộc đảm nhận, nên từng gian có một sắc thái nghệ thuật riêng, hai chái lớn (hồi), và một hậu cung nhỏ ở phía sau đình. Hậu cung này thông với đình ở gian giữa.

Sự hoành tráng, đồ sộ và uy nghi của ngôi đình được thể hiện tập trung nhất ở bái đường có 8 vì, 7 gian với tổng số 32 cột lim tròn, trong đó có 12 cột cái cao 5,75m, đường kính 0,45m và 20 cột quân cao gần 4m, đường kính 0.42m. Cột nào cũng to, chu vi trên 200cm. Ngoài ram rải đều trên 2 mái bằng gỗ lim tròn, còn có 26 đường hoành và 42 đường xà với những nét chạm trổ tinh xảo. Nhưng có lẽ điều tạo nên nét đẹp của ngôi đình không chỉ ở kết cấu xây dựng, mà chính là nghệ thuật trang trí, điều khắc của nó.

Đình Hoành Sơn có kiến trúc đồ sộ và tinh vi, chiều dài gần 30m, rộng 14m. Nhìn chung, đinh Hoành Sơn còn giũ được nhiều nét nghệ thuật thời Lê. Kiến trúc của đình có tính chất khái quát cao trong bố cục, sự hài hòa giũa từng phần và toàn cục, giũa đường nét và hình khối.

Nếu như trên các ván nong thuyền thể hiện cuộc sống, sinh hoạt và một số phong tục tập quán địa phương nói riêng cũng như xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII như cảnh đi nơm, chơi cờ người, chơi tu tiên, vinh quy bái tổ, đua thuyền trên sông Lam, thì trên các giá chiêng, kẻ, con rường, con đấu và nghé kẻ…là “tứ linh” (Long, ly, quy, phượng) và “tứ quý” (mai, điểu, tùng, lộc). Các nét chạm khi tỉ mỉ, công phu, khi mềm mại, khi khỏe khoắn, khoáng

đạt, nhưng cũng có lúc rắn rỏi, dữ dằn. cũng là phượng nhưng bên tả thì chạm phượng đơn, bên hữu lại là phượng rậm, hoặc bên tả thì long ẩn, còn bên hữu thì long chầu nguyệt. Lý giải điều này, nhiều cơ sở cho rằng 2 tốp thợ phục trách việc chạm trổ, do tài nghệ, phần do bí mật dấu nghề nên đề tài làng cho đều như nhau, nhưng cách thể hiện lại rất khác nhau. Trên các đầu dư là hình tượng “long vân”, còn trên các bờ nóc tàu mái lại là hình tượng “long triều nguyêt”.

Một điều khá thú vị là trên các bước vốn tập trung thể hiện các điển tích xưa, đặc biệt là những biến cố lịch sử Trung Hoa đã thu hút các nghệ nhân, các sáng tác được thể hiện khá đậm nét như: vua Thành Thàn đi rước ông y Doãn, vua Văn Vương đi rước Tái công, sứ nhà Hán đi mời 4 ông lão. Những điển tích đó đều nói lên sự trung thành của bề tôi đối với triều vua đã sụp đổ. Ngược dòng lịch sử Việt Namlúc bấy giờ họ Trịnh đã lấn quyền của vua Lê, vì thế các bức chạm này thể hiện tư tưởng lớn, không chỉ gửi gắm một tấm lòng trung quân mà còn kêu gọi lòng trung quân của các quan lại đương thời. Tư tưởng trung quân còn thể hiện trên 5 bức vọng được đục chạm cầu kỳ, nổi bật trên các lá đề là dòng chữ Hán trang trọng “Hoàng thượng vạn vạn tuế” và “tử thần khí tránh văn chương”.

Phong cách kiến trúc nghệ thuật điêu khắc ở đính Hoành Sơn, mang dáng dấp của lối kiến trúc thế kỷ XVII – XVIII. Các vì kèo liên kết theo cấu trúc “chồng diêm”, có những bức chạm khắc “lưởng long chầu nguyệt” rất đẹp, các cột đình đều có đường kính trên 50cm và là cơ sở chịu lực của toàn bộ kết cấu đình. Đinh Hoành Sơn là một công trình tưởng niệm chung cho tất cả những người đã có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời, trưởng hành, phát triển và phồn thịnh của làng Hoành Sơn nói riêng, nước Việt Nam nói chung.

Đình là ngôi nhà chung của nhân dân làng Hoành Sơn 2 -3 thế kỷ nay. Mọi vấn đề về tổ chức, kinh tế, văn hóa và tâm linh của làng đều được giải tỏa từ đây. Đình Hoành Sơn đã được ghi nhận là một trong những đình làng lớn nhất không những của Nam Đàn, mà còn của cả Nghệ An và cả nước. Đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1980.

Hãy gìn giữ và trân trọng đinh Hoành Sơn vì nó là biểu hiện nhiều mặt như tài năng, cách nhìn, thế đứng, sức tưởng tượng của cha ông ta. Trân trọng và tự hào hơn cả vẫn là người Hoành Sơn, người Nam Đàn. Một lần tu lý, nhà nho Đặng Đức Thiện đã làm một bài thơ ca ngợi:

Non xanh xanh nhất Nước trong trong vắt Làng đông đông nhất Đình cao cao nhất.

Non ta đâu? Non hoành Lĩnh tựa lưng Nước ta đâu? Nước Lam Giang trước mặt Làng ta đâu? Làng Nam Hoa đất văn vật Đình ta đâu? Đình Hoành Sơn tu lý tắt.

Nguyên Phúc đình rất anh linh Gỗ xui về dạt trước bến Thợ xui bổng chốc hiện hình Am phù chờ đấng thủy thần Thánh hộ thánh công thánh đức Chủ sự có hầu thông giám

Nhân tài, nhân lực, nhân tình…[12,268]

Tóm lại, thần Thành Hoành dù có hay không có họ tên, lai lịch dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng liêng của làng và đều mang tính chất chung là “hộ quốc tỳ dân” (Hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Điều đó có nghĩa là thần Thành Hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh, bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.

3.2.3.2. Đạo Nho

Nho giáo vẫn không phải là một tôn giáo, nhưng có chuyện thờ Khổng Tử, nơi nào có Nho học là có nhà Thánh thờ Khổng Tử (Thánh chỉ tôn của Đạo nho) và thấp thập nhu hiền, có cúng vái, có các nho sinh tôn sùng, có các thú tịch được coi như giáo trình cơ bản, như kinh bổn mà bất cứ người nào khi

bước chân vào của khổng đều phải học kỹ, học thuộc lòng. Đó là “Tứ thư ngũ kinh”. Nên Nho giáo được coi như một tôn giáo.

Chưa rõ Nho giáo ảnh hưởng đến Nam Đàn nói cung và làng Hoành Sơn xã Khánh Sơn nói riêng từ bao giờ. Có người nói từ đời Đường, có người nói từ đời Lý – Trần, nhưng có một điều chắc chắn rằng, từ thời Lê sơ (thế kỷ XV) nho giáo đã xuất hiện và phát triển mạnh ở làng Hoành Sơn.

Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông, có người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, đó là Nguyễn Thiện Chương ở làng Hoành Sơn, xã Nam Hoa Thượng, nay là Khánh Sơn , người khai khoa về hàng đại khoa cho Nam Đàn. Từ đó về sau ở Nam Đàn có rất nhiều người thi đỗ, đặc biệt là làng Hoành Sơn, nên Hoành Sơn được coi như một cái nôi của khoa bảng trên đất Nam Đàn. Do đó, ở làng Hoành Sơn trong làng có rất nhiều nhà thánh văn từ, từ vũ, văn chỉ: như nhà thánh Nam Đông, nhà thánh Làng Ngang. Hiện còn lưu giữ các văn bia của 32 vị [28,21].

Nhà thánh thường được xây dựng kiến cố, lợp ngói xây tường có nhà thánh 1 tòa, có nhà thánh 2 tòa. Có nhà thánh thường là một đàn xây lộ thiên, không có mái che ở nơi xao ráo, đẹp đẽ trong làng. Cái đàn ấy là bệ thờ, thay cho bàn thờ, hương án.

Ngoài ra ở Hoành Sơn còn có nhà văn thánh hành tổng.

Nam Đàn nói chung và Hoành Sơn nói riêng đều được xem là đất học nên việc tế thánh rất nghiêm túc. Chỉ có những người trong Hội tư văn những “tín đồ” của đạo Nho mới được tham dự khi có tế lễ ở nhà văn thánh. Mỗi văn tế 2 lần gọi là xuân tế và thu tế. Việc tế lễ ở nhà Thánh thường vào ngày đinh, lễ vật chỉ có xôi thịt, hương hoa, trầu rượu. Xôi thường được đóng thành oản và tế

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 64 - 72)