ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA LÀNG HOÀNH SƠN
3.2.4. Truyền thống giáo dục, khoa bảng
Khánh Sơn cũng như nhiều vùng đất huyện Nam Đàn – Nghệ An. Từ lâu vốn có tiếng là đất học, nhiều người thường đỗ đạt từ tiểu đang khoa tới đại
đăng khoa, nhiều ông đồ Khánh Sơn đã từng vang tiếng một thời ở vùng đất học Hoành Sơn.
Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và tôn vinh qua mọi thời kỳ. Nhiều dòng họ, nhiều gia đình đã bất chấp hoàn cảnh, động viên dòng tộc, con em hình thành nếp sống học hành để thành đạt.
“Cái rốn khoa bảng ở Nam Đàn là các làng xã: Hoành Sơn, Trung Cần, Xuân Hồ…” [12,165].
Hiếu học, khổ học là đức tính không chỉ của sĩ tử đất Hoành Sơn, mà cũng là chung của mảnh đất văn vật nhân dân Nam Đàn, cũng như người dân Xứ Nghệ. Các dòng họ có nhiều người đỗ đạt, thì nhiều nhà “sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa”, song “ông đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà”. Nhiều “ông nghè, ông cống sống bởi ngọn khoai, anh học, anh nho nhai hoài lộc đỗ”. Gia đình nhiều người nghèo lắm, trừ một số người là con nhà giàu, nhà quan, còn gia đình phải ăn ngô, khoai đi mót, đi làm thuê… để theo đuổi việc học tập. Chính truyền thống hiếu học đó nên nhân dân trong làng đã sáng tác một bài thơ vè ca ngợi đức hiếu học, tính vượt khó học tập của các sĩ tử Hoành Sơn để răn dạy con cháu:
Làm trai có chí thì nên
Học Trần đói khổ mà nghiền thi thư Áo rách đổi lấy võng cờ
Nón mê đổi lấy chữ đồ vua ban…
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong suốt thời kỳ phong kiến cho đến kỳ thi cuối cùng ở triều Nguyễn (năm 1918, niên hiệu Gia Long thứ 17), ở Khánh Sơn có hàng trăm sỹ tử đã có mặt tại các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Một số vị đậu đại khoa Hán học từ triều Trần đến triều Nguyễn.
-Đậu Đại khoa: Hoàng giáp, tiến sỹ, phó bảng có 7 người thuộc làng Hoành Sơn như:
+ Trương Xán, người Hoành Sơn đậu Trạng nguyên năm Bính Thìn (1256) đời Trần Thái Tông, niên hiệu Niên phong 6.
+ Nguyễn Thiện Chương, người Hoành Sơn, đậu tiến sỹ năm Kỷ Sửu (1469) đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận 10.
+ Chu Quang Trứ, ngưới Hoành Sơn đậu Hoàng Giáp năm Giáp Dần (1554) đời Lê Trung Tông, niên hiệu Thuận Bình 6
+ Lê Cận, người Hoành Sơn, đậu tiến sỹ năm Ất Mùi (1715) đời Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh 11
+ Nguyễn Đức Đạt, người Hoành Sơn, con hương cống Nguyễn Đức Hiển, anh cử nhân Nguyễn Đức Huy, cha cử nhân Nguyễn Đức Đảng, đậu cử nhân năm Đinh Mùi (1853), niên hiệu Tự Đức 6, đậu thám hoa năm Quý Sửu (1853), niên hiệu Tự Đức.
+ Nguyễn Đức Quý, người Hoành Sơn, con cử nhân Nguyễn Đức Diệu, em họ thám hoa Nguyễn Đức Đạt, đậu cử nhân năm Bính Tí (1876) niên hiệu Tự Đức 29, đậu Hoáng Giáp năm Giáp Thân (1884) niên hiệu Kiến Phúc 1.
+ Nguyễn Đức Vân, người làng Hoành Sơn, con cử nhân Nguyễn Đức Kỷ, cháu nội cử nhân Nguyễn Đức Huy, chắt hương cống Nguyễn Đức Hiển, đậu cử nhân năm Nhâm Tí (1912), niên hiệu Duy Tân 6, đậu phó bảng năm Bính Thìn (1916), niên hiệu Khải Định 1.
+ Đậu Trung Khoa hán học có 13 người:
∗ Nguyễn Hảo, người Hoành Sơn, con tiến sĩ Nguyễn Thiện Chương đậu hương cống thời Hậu Lê.
∗ Nguyễn Hải, người Hoành Sơn, con tiến sĩ Nguyễn Thiện Chương đậu hương cống thời Hậu Lê.
∗ Nguyễn Đức Hiển, người Hoành Sơn, cha thám hoa Nguyễn Đức Đạt đậu hương cống năm Kỷ Mão (1819), niên hiệu Gia Long 18.
∗ Nguyễn Đức Diệu, người Hoành Sơn, cha hoàng giáp Nguyễn Đức Quý, đậu cử nhân năm Ất Dậu (1825), niên hiệu Minh Mạng 6.
∗ Nguyễn Hoằng, người Hoành Sơn, đậu cử nhân năm Mậu Tí (1828), niên hiệu Thiệu Trị 2.
∗ Nguyễn Đức Huy, con hương cống Nguyễn Đức Hiển, người Hoành Sơn, em ruột thám hoa Nguyễn Đức Đạt, anh họ hoàng giáp Nguyễn Đức Quý, đậu cử nhân năm Giáp Tí (1864), niên hiệu Tự Đức 17.
∗ Nguyễn Duy Thành (Hòa), người Hoành Sơn, đậu cử nhân năm Nhâm Ngọ (1882), niên hiệu Tự Đức 35.
∗ Nguyễn Đức Đảng, người Hoành Sơn, con thám hoa Nguyễn Đức Đạt đậu cử nhân năm Nhâm Ngọ (1882), niên hiệu Tự Đức 35.
∗ Tạ Quang Oánh, người Hoành Sơn, cha cử nhân Tạ Quang Diễm, ông nội cử nhân Tây học (toán) Tạ Quang Bửu, đậu cử nhân năm Tân Mão (1891), niên hiệu Thành Thái 3.
∗ Nguyễn Đức Ký, người Hoành Sơn, con cử nhân Nguyễn Đức Huy, cha phó bảng Nguyễn Đức Vân, đậu cử nhân năm Canh Tí (1900) niên hiệu Thành Thái 12.
∗ Nguyễn Xuân Thiều, người Hoành Sơn, đậu cử nhân năm Quý Mão (1903), niên hiệu Thành Thái 15.
∗ Tạ Quang Diễm, người Hoành Sơn, con cử nhân Tạ Quang Oánh, cha cử nhân Tây học Tạ Quang Bửu, đậu cử nhân năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân 3.
Ngoài đậu Đại khoa, Trung khoa thì mảnh đất học Hoành Sơn còn có rất nhiều sĩ tử đậu tiểu khoa Hán học.
Có thể nói rằng, hiếu học, khổ học, thông minh, trí tuệ trong sáng, có nghĩa khí, trọng đạo lý làm người, gần gũi quần chúng yêu nước,chống quan trường, dám can việc trái, dám trình bày việc phải với người trên mà không sợ uy quyền, đào tạo được nhiều người thành danh… Đó mới là tính cách của trí thức Hoành Sơn nói riêng và Nam Đàn nói chung, đồng thời đó cũng là tính cách của trí thức Nghệ Tĩnh. Nên ngoài những người có tên trong bảng vàng, có học vị, còn có bao người khác, học lực uyên thâm, tư duy sáng lạng, trí tuệ vượt lên bao người khác, kể cả những người đã thi đỗ, nhưng không đi thi hoặc không đỗ, bởi họ đã vượt ra ngoài phép tắc thi cử. Họ chỉ là ông đầu xứ, ông đò, anh học anh nho… nhưng được nhân dân mến phục, ngợi ca, học tập. Trên mảnh đất làng quê Hoành Sơn, có nhiều dòng họ như là “con nhà nòi”, mang “gen” học hành đỗ đạt nổi tiếng, có truyền thống hiếu học, đậu đạt khoa bảng cao mà chúng ta vừa nói đến ở trên như: dòng họ Nguyễn Thiện, đây là một dòng họ lớn, có nhiều nhà khoa bảng, tiêu biểu cho dòng họ này là Nguyễn
Thiện Chương, người mở đầu cho nền khoa bảng, đậu Đại khoa ở Nam Đàn, ông đậu tiến sĩ lúc 18 tuổi. Năm Quang Thuận thứ 10, khoa Kỷ Sửu (1469) đời Lê Thánh Tông, ông làm quan đến lại bộ thị lang, phó đô ngự sử, nhưng đến năm 33 tuổi ông đã từ quan về quê mở trường dạy học. Học trò xa gần kể đến hàng trăm người.
Bên cạnh dòng họ Nguyễn Thiện, thì ở Hoành Sơn còn có họ Nguyễn Đức cũng là một dòng họ lớn, đóng góp cho nền khoa bảng trên mảnh đất học Hoành Sơn rất lớn, phải nói rằng, đây là dòng họ có nhiều người đỗ đạt nhất “ông đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà”. Tiêu biểu cho dòng họ này là gia đình Thám hoa Nguyễn Đức Đạt có 6 người thi đỗ trong quãng thời gian không dài.
Nguyễn Đức Đạt, tự là Khoát Như, hiệu là Nam Sơn, chủ nhân Nam Sơn dương tẩu và Khả am chủ nhân, sinh năm 1823, tại làng Hoành Sơn, nay là xã Khánh Sơn, cũng bên dòng sông Lam, cách nhà Nguyễn Văn Giao khoảng 3km. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng. Từ nhỏ nổi tiếng học giỏi và uyên bác về nhiều mặt. Ông đỗ cử nhân khoa Đinh Mùi (1847), khoa Quý Sửu (1853), ông đỗ thám hoa cùng với Nguyễn Văn Giao, đời gọi là song nguyên. Lúc đó cả nước chỉ có hai thám hoa, đó là Nguyễn Đức Đạt và Nguyễn Văn Giao. Khi Tự Đức ra vế đối: “Lưu Liên hoang vong vi chư hầu ưu”, Nguyễn Văn Giao đối được trước, Nguyễn Đức Đạt đối được sau: “lễ nhạc chinh phạt tự nhiên tử xuất”. Tuy vậy, Tự Đức vẫn xếp tên ông lên trên Nguyễn Văn Giao, vì lúc này ông mới 30 tuổi, còn Nguyễn Văn Giao đã 42 tuổi. Do đó bà con gọi ông là “Thám nhất” hoặc “Thám Hoành Sơn”. Sau khi thi đỗ xong, ông được vào viện tập hiền, rồi bổ làm cấp sự trung, ít lâu sau, ông xin về quê mở trường dạy học và nuôi mẹ. Nghe tiếng vì học vấn và đức độ của ông, sĩ tử gần xa đến thụ giáo rất đông. Trường học không đủ chỗ ngồi, những buổi bình văn thầy phải chuyển trường lên núi Nam Sơn, cách nhà khoảng 10 dặm. Năm Tự Đức thứ 26 (1873), nhà vua thấy ông có công và có tiếng trong việc đào tạo nhiều sĩ tử thành tài, triệu ông vào Huế giao cho việc giảng dạy ở Quốc Tử Giám. Về sau thắng Án Sát Thanh hóa, rồi Tuần phủ Hưng Yên. Lúc này giặc Pháp lấn tới, triều đình Tự Đức lùi dần, ông cáo quan về núi Nam Sơn, tiếp tục mở trường dạy học. Học trò lại tấp nập kéo đến, ngồi kín núi Nam Sơn.
Để dạy học, ngoài “Nam Sơn song khóa”, “Nam Sơn do thảo”, “Đăng Long văn phú tuyển”, “Khả Am Văn tập”, ông còn có bộ sách đồ sộ “Nam Sơn tùng thoại”, gồm 32 chương, viết theo lối vấn đáp, phát triển một số quan điểm trong kinh điển của nho gia, như: nhân hòa, đức trị, học vấn, pháp chế… Nhiều ý kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng Tử, song Nguyễn Đức Đạt cũng tỏ ra có quan niệm riêng khá xác đáng và phù hợp với đạo đức, truyền thống của dân tộc. Nguyễn Đức Đạt còn có một quan niệm về thầy và bạn khá mới mẻ. Học trò hỏi ông:
- Thầy và bạn, ai hơn? - Bạn hơn.
Nguyễn Đức Đạt giải thích thêm: “soi tối phải dùng đèn, đèn để tìm cái không thấy. Đỡ người phải dùng gậy, gậy để làm vững cho ai không đi được. Sách là đèn, bạn là gậy. Trên bàn không có sách, trong nhà không có bạn, khác nào như quẳng gậy cất đèn. Nhưng sách mà không phải là sách thánh, bạn mà không phải là bạn hiền, thì cũng như đèn không ra đèn, gậy không ra gậy”…
[12,178].
Học trò của Nguyễn Đức Đạt có nhiều người đỗ đạt, nhiều người làm quan, nhưng bất cứ ai, khi trở về núi Nam Sơn đều một mực tôn kính thầy.
Thám hoa Nguyễn Đức Đạt đã để lại cho đời sau một tấm gương hiếu học, một nhà giáo lừng danh, nhiều học trò thành đạt.
Ông mất năm 1887, khi ông qua đời, học trò ông, già trẻ, người làm đến Án sát, Bố chính, kẻ chủ là anh khóa, anh đồ… đều đến Hoành Sơn, tổ chức trọng thể lễ mai táng cho thầy. Họ quyết định mai táng ông trên núi Nam Sơn, dựng bia, ghi công đức của ông ngay giữa đỉnh núi, nơi thầy thường đứng giảng bài , truyền đạo lý làm người khi ông còn sống. Đoạn tang, họ lập từ đường để thờ ông tại mảnh vườn nhỏ ở Hoành Sơn. Một câu đối được nhiều người lưu ý:
“Thọ khảo tác nhân, Nam Sơn thảo đường, vạn thế trạch. Văn chương minh quốc, Hồng Lĩnh ngô châu đệ nhất phong”
Truyền thống hiếu học trên mảnh đất Hoành Sơn được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Nói về Tây học, có lẽ phải nhắc đến người con ưu tú của Khánh Sơn và của cả vùng hữu ngạn Nam Đàn, đó là giáo sư Tạ Quang Bửu (làng Hoành Sơn). Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng bộ Quốc phòng, là người cùng tham gia đàm phán ở Đà Lạt (6/1946), tham gia đàm phán ở Phông – Ten – Nơ Bơ Lô và thay mặt chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ký vào hội nghị Giơ – ne – vơ năm 1954 với chính phủ Pháp. Ông cũng được phân công giữ chức vụ bộ trưởng bộ đại học và trung học chuyên nghiệp (từ 1965 – 1976), với những đóng góp lớn cho khoa học, ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên vào 1996.
Truyền thống hiếu học của quê hương luôn được các thế hệ người Hoành Sơn – Khánh Sơn phát huy. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay, lớp lớp con em Hoành Sơn say sưa học tập và thành đạt. Hàng trăm người đỗ tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, hàng chục người đã đỗ học vị tiến sĩ. Đến nay, từ hệ học mầm non đến trung học phổ thông đã thu hút tất cả con em đến trường học tập. Phong trào thi đua hai tốt đang được phát huy mạnh mẽ trong giáo viên và học sinh, tiếp tục tô thêm truyền thống của vùng đất học.
Tóm lại, nhân dân Hoành Sơn từ xưa đến nay có truyền thống hiếu học, học giỏi và đã có những nhà khoa bảng siêu hạng như: Trạng nguyên Trương Xán đời Trần, đại khoa Nguyễn Thiện Chương đời Lê và thám hoa Nguyễn Đức Đạt đời Nguyễn, Tây học Tạ Quang Bửu… Hy vọng rằng đối với truyền thống này, núi sông Hoành Sơn sẽ sản sinh ra nhiều vị anh hùng lỗi lạc của thời đại mới, những nhà khoa bảng siêu hạng của thời đại mới để tiếp nối xứng đáng những truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm của làng quê mà tổ tiên, ông cha chúng ta để lại.
“Nam Đàn đất rộng có là bao! Lịch sử ngàn năm đáng tự hào
Thinh, Nhạn, Nam, Thanh nhiều sử tích Hoành, Trung, Hồ, Liễu lắm vì sao. Anh hùng xuất chúng Mai, Phan, Nguyễn Khoa bảng lừng danh Xán, Đạt, Giao Truyền thống anh hùng và học giỏi
Mong rằng hậu tiến mãi dương cao” [32,101]
Truyền thống khoa bảng là “sợi chỉ đỏ” nuôi dưỡng tâm hồn cho cư dân Hoành Sơn, đóng góp một phần nguyên khí cho quốc gia.
Tiểu kết chương 3:
Văn hóa truyền thống là một trong những bộ phận không thể thiếu được trong quá trình hình thành và phát triển của làng xã. Ở làng Hoành Sơn, nét văn hóa được thể hiện qua một hệ thống các giá trị văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần phong phú. Hơn nữa, với vị thế nằm kề con sông Lam nên càng dễ dàng tiếp nhận các giá trị văn hóa từ miền Bắc vào, miền Nam ra. Các giá trị văn hóa do các thế hệ dân cư Hoành Sơn tạo nên được lưu giữ, làm phong phú thêm qua các thế hệ và thực sự là một dòng chảy nhỏ trong dòng chảy văn hóa của cộng đồng dân cư ở lưu vực sông Lam nói riêng và của cả dân tộc nói chung cần được giữ gìn và phát huy cho mọi thế hệ.
KẾTLUẬN KẾTLUẬN
Làng Hoành Sơn, chỉ là một làng nhỏ ở bên bờ Sông Lam từ vùng đất địa linh nhân kiệt xưa và nay được biết đến từ nhiều phương diện: Đó là làng có lịch sử hình thành khá sớm, là nơi có nhiều dòng họ khoa bảng nổi tiếng,
là làng có nghề đóng thuyền, trồng dâu nuôi tằm dệt vải khá nổi bật,…Hoành Sơn còn được biết đến là một trong ít các làng ở lưu vực Sông Lam hiện còn giữ được ngôi đình làng nguy nga, tráng lệ vào loại đẹp nhất ở Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu về lịch sử-Văn hóa làng Hoành Sơn trong khoảnh thời gian từ năm 1802 đến năm 1945, chúng tôi tạm đưa ra một số kết luận sau:
1. Làng Hoành Sơn được hình thành và phát triển tương đối sớm lại là một làng quê nằm ở vùng hữu ngạn sông Lam, con sông lớn nhất khu vực miền Trung, nên có một vị trí giao thông quan trọng Bắc – Nam, là nơi trọng yếu về chiến lược quân sự, bởi dãy Thiên Nhẫn nơi đây là một trường thành bất khả xâm phạm. Dòng sông Lam là hàng rào thủy, trấn giữ vững chắc phía Bắc. Do đó, vùng này chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên rồi lại đến lũ lụt đã tạo cho con người Hoành Sơn một sự bền gang, kiên cường trước thiên nhiên khắc nghiệt, vì thế nhân dân Hoành Sơn mang trong máu của mình tính chất của con người Xứ Nghệ là: kiên cường, quả cảm, tiết tháo, trung thảo, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa.
2. Sống ở một làng quê ven sông Lam, người Hoành Sơn đã biết tạo cho mình sự đa dạng về các hình thức khai thác thiên nhiên, trong đó, ngành nông nghiệp vẫn là chủ yếu, ngoài ra, cư dân nơi đây còn có thêm một số ngành kinh tế khác như: thủ công nghiệp và thương nghiệp. Chính xu hướng ngày càng đa