Tổ chức quản lý trong làng xã Hoành Sơn.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 42 - 46)

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH TẾ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG HOÀNH SƠN

2.2.3. Tổ chức quản lý trong làng xã Hoành Sơn.

Quan viên chức sắc

Gồm các hưu quan, các bậc khoa mục đỗ đạt,các cựu chánh phó tổng hay chánh tổng đương thứ các cựu lý trưởng phó lý và những người có phẩm hàm từ cửu phẩm hay hàn lâm đãi chiếu trở lên (dù là mua chạy). Những người này

chính thức hóa địa vị của họ bằng khao vọng. Đối với làng Hoành Sơn “vô vọng bất thành quan” là “y cẩm dạ thành”.

Đứng đầu hội đồng quan viên chức sắc trong làng là ông hưu quan có chức vụ và phẩm hàm cao nhất.

Lý dịch đương thứ gồm:

-Lý trưởng và ngũ hương.

-Hội đồng đại hào mục và tộc biểu.

-Bang tá và chánh phó đoàn phu.

Lý trưởng là người về danh nghĩa do nhân dân bầu ra để thừa hành mọi việc trong làng. Giúp việc lý trưởng có phó lý (làng lớn) và ngũ hương. Hương bộ coi việc đê điều, đường sá, hương dịch coi việc tế lễ, đình đám của làng, mời làng đi họp.

Đạo dụ ngày 13/06/1923 của triều đình Huế quy định rằng: chỉ có họ là có uy quyền và trách nhiệm thi hành mệnh lệnh quan trên trong nhân dân.

Ngày17/07/1931 chính phủ Pháp ra thông tri về các biện pháp áp dụng ở các xã thôn Việt Nam như sau: “Xã thôn do một hội đồng chức sắc điều khiển. Thành phần hội đồng có khác nhau, tùy theo tục lệ địa phương. Những người có chức tước phẩm hàm, những người có đỗ đạt bằng này, bằng nọ đều có quyền tham dự. Do đó có thể nói nó gồm những người có uy thế nhất trong làng. Dưới sự kiểm soát của họ mà người ta thường gọi là Đại hào mục thì có lý tưởng và các chức dịch (hương bộ, hương kiểm, hương bản…) đảm nhiệm một việc. Lớp trên chỉ huy, lớp dưới cai trị và đóng vai trò trung gian giũa xã thôn và nhà nước”. [12,312,313].

Thông tin này xem lý trưởng chỉ là bù nhìn, do đó “Muốn bảo vệ cho dân khỏi bị lây cộng sản, muốn khuyên bảo dân có hiệu quả hơn, muốn làm cho dân tôn trọng pháp luật thì cần phải có uy thế tinh thần và mọi tư cách khác mà ta biết không thể trông mong vào đại bộ phận các chức dịch ấy được”. [12,313].

Hệ thống đoàn phu, mà đứng đầu là chánh phó đoàn phu, cũng ra đời trong hai năm 1930 – 1931. Nhiệm vụ của nó là giũ gìn an ninh chính trị trong làng xã. Hệ thống đoàn phu chỉ tồn tại một thời gian đến năm 1936 thì bãi bỏ.

Các dịch mục

Gồm những người không nằm trong bộ máy thừa hành công việc của làng xã, mà được nhà nước thừa nhận. Họ là những người do làng xã cử ra để giúp việc cho lý dịch đương chức, thường có:

-Các tri giáp, tri xóm hoặc tri thôn, trùm thôn.

-Trùm dịch

-Trương tuần

-Phần thu

Tiên chỉ là người đứng đầu sổ làng, không cử là người trong bộ phận quan viên chức sắc. Tiên chỉ không có quyền lực gì và không được bàn việc chính trị trong làng, mà chỉ được mời đi việc làng khi tế tự và được biếu một phần thủ lợn. Nếu tiên chỉ là người trong bộ phân quan viên chức sắc thì có nhiều thế lực và quyền lợi hơn. Ngoài ra, còn có các chức chạy bỏ tiền ra mua tùy theo thứ tự và vị trí các chức. Người có chức chạy được miễn phu phen, tạp dịch (tùy số tiền bỏ ra mua chức nào và cũng tùy khoản ước trong từng làng xã). Nhưng họ không được tham dự bàn bạc những việc có tính chất chính trị hoặc to lớn trong làng.

Tóm lại: Làng xã và tính chất bộ máy quản lý xã thôn như trên là một thưc sự ở Hoành Sơn. Trong chế độ cũ, nó có một yếu tố tích cực nhưng yếu tố tiêu cực cũng không ít. Nó góp phần tự quản trong một trạng thái phân tán, rời rạc, lẻ tẻ và cục bộ.

Tiểu kết chương 2

Hoành Sơn nói riêng và Nghệ An nói chung nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ, nên không được thiên nhiên ưu đãi như một số vùng khác, nhưng đổi lại Hoành Sơn vẫn có được vị trí đại lý tương đối thuận lợi cho tổ chức phát triển kinh tế. Đất đai màu mỡ, nhờ một khối lượng phù sa hàng năm bồi đắp cho ruộng đất không bạc màu, xơ xác, đó là những điều kiện cơ bản cho việc phát triển một ngành nông nghiệp kết hợp các nghề thủ công khác. Tuy nhiên, tính chất ràng buộc đối với nông nghiệp vẫn còn rất lớn.

Làng Hoành Sơn nằm ở vị trí giao lưu của nhiều tuyến giao thông, có quốc lộ 15A xuyên Bắc – Nam , đường đê Nam Trung tạo điều kiện giao lưu với nhiều vùng Đức Thọ, Hưng Nguyên lại có con sông Lam là con đường chính để giao thương với các vùng Nam Đàn, Thanh Chương, Vinh, Bến Thủy, Hương Sơn…

Với hệ thống giao thông khá thuận tiện, Hoành Sơn rất có điều kiện để phát triển nền kinh tế toàn diện. Điều đó chứng tỏ việc giao lưu, buôn bán với các vùng khác diễn ra tương đối sớm, do vậy sự đa dạng về ngành nghề là đặc điểm kinh tế khá rõ của vùng quê này.

Các dòng họ trong làng đóng vai trò quan trọng khác nhau đối với quá trình hình thành và phát triển của làng, đặc biệt là đối với việc xây dựng và tổ chức nền kinh tế làng. Nhưng dòng họ nào cũng hướng tới việc xây dựng nên một truyền thống chung, một định hướng luân lý, đạo đức cho làng. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của làng, bộ máy quản lý hành chính cũng được xây dựng từ rất sớm. Và đã có một thiết chế ngày càng hoàn chỉnh, cùng các đơn vị cấu thành nên làng như: xóm, giáp, dòng họ…

Trải qua nhiều biến động của lịch sử dân tộc thì trong từng làng đều có sự xáo trộn về vai trò, chức năng của một số tổ chức trong làng. Song những truyền thống lâu đời, những phong tục tập quán của làng thì không hề mất đi trước những biến động của lịch sử mà thậm chí nó càng được lưu giữ và phát triển hơn, trên cơ sở đó những nét văn hóa tốt đẹp đã được kế thừa.

Mặc dù trên thực tế làng là một tổ chức năng động, nhạy cảm đối với vấn đề trị thủy, chống giặc ngoại xâm, nhưng làng Hoành Sơn nói riêng và làng Việt nói chung vẫn còn mang nặng trong mình đặc tính “tự quản”, điều đó góp phần duy trì tính chất “đóng kín” của làng. Chính điều này đã ảnh hưởng tới việc xây dựng một nền kinh tế mở thực sự, một nền kinh tế văn hóa tiến bộ cho cả nước cũng như cho mỗi làng hiện nay.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng hoành sơn xã khánh sơn, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an từ năm 1802 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w