1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ tục ngữ

118 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Tr ờng đại học vinh TRƯƠNG THị Hà Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt (Trên t liệu từ đơn tiết, từ láy đôI, thành ngữ - tục ngữ) luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh, 2010 1 Lời nói đầu Đề tài này hoàn thành ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, một phần lớn còn nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo – TS Nguyễn Hoài Nguyên; sự góp ý chân tình của các thầy cô giáo tổ ngôn ngữ trường Đại Học Vinh; sự động viên khích lệ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất. Trong thời gian có hạn, đề tài lại khai thác nhiều vấn đề nên không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này. Vinh, tháng 11 năm 2010 Người thực hiện Trương Thị Hà 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 10 1.1. Vấn đề phân xuất các đơn vị ngữ âm trong tiếng Việt 10 1.1.1. Các xu hướng chính 10 1.1.2. Âm tiết và các đơn vị ngữ âm tiếng Việt 14 1.2. Hệ thống thanh điệu tiếng Việt 18 1.2.1. Khái niệm thanh điệu 18 1.2.2. Lịch sử hình thành thanh điệu tiếng Việt 20 1.2.3. Miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt 22 1.2.4. Các tiêu chí khu biệt thanh điệu 24 1.3. Tiểu kết chương 1 26 Chương 2: Chức năng của thanh điệu trong từ đơn tiết và từ láy đôi 28 2.1. Thanh điệu trong từ đơn tiết tiếng Việt 28 2.1.1. Từ đơn tiết trong tiếng Việt 28 2.1.2. Chức năng khu biệt nghĩa của thanh điệu trong từ đơn tiết 33 2.1.3. Thanh điệu thực hiện chức năng gợi tả nghĩa của từ (đơn tiết) 45 2.2. Thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt 48 2.2.1. Từ láy trong tiếng Việt 48 2.2.2. Chức năng của thanh điệu trong cấu trúc hài âm của từ láy đôi 55 2.2.3. Thanh điệu thực hiện chức năng gợi tả nghĩa của từ (láy đôi) 68 3 2.3. Tiểu kết chương 2 70 Chương 3: Chức năng của thanh điệu trong thành ngữ, tục ngữ 72 3.1. Thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt 72 3.1.1. Khái niệm thành ngữ 72 3.1.2. Khái niệm tục ngữ 73 3.1.3. Phân biệt thành ngữtục ngữ 74 3.2. Thanh điệu trong cấu trúc nhịp điệu của thành ngữ 78 3.2.1. Thanh điệu trong cấu trúc nhịp điệu của thành ngữ bốn âm tiết 78 3.2.2. Thanh điệu trong cấu trúc nhịp điệu của thành ngữ trên bốn âm tiết 93 3.3. Thanh điệu trong cấu trúc nhịp điệu của tục ngữ 96 3.3.1. Tiểu dẫn 97 3.3.2. Sự thể hiện thanh điệu trong cấu trúc nhịp điệu của tục ngữ bốn âm tiết 97 3.4. Tiểu kết chương 3 107 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 4 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1.Trên thế giới, số lượng ngôn ngữthanh điệu không nhiều, tiếng Việt thuộc số ít ấy. Tiếng Việt là ngôn ngữthanh điệuthanh điệu thực sự có những vai trò đặc biệt không thể thiếu: nó là thành tố tham gia cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt; là đơn vị có chức năng cấu tạo từ và khu biệt nghĩa của từ; trong từ láy nó là một tiêu chí tổ chức hình thức và đặc biệt nó còn tham gia vào cấu trúc nhịp điệu của thành ngữtục ngữ. Có thể nói, thanh điệu tạo nên một dáng vẻ riêng cho tiếng Việt. Tiếng Việt có sáu thanh, mỗi thanh có một đặc trưng riêng, khả năng kết hợp riêng, biểu nghĩa riêng. Sự phong phú về số lượng, tính chất và khả năng hoạt động làm cho thanh điệu trở thành một đơn vị quan trọng góp phần làm nên vẻ đẹp riêng cho tiếng Việt. 1.2. Thanh điệu là một đơn vị âm vị học, do đó có thể khảo sát sự phân bố và tìm hiểu chức năng của thanh điệu trong vốn từ tiếng Việt. Công việc này sẽ đem lại lợi ích cho âm vị học tiếng Việt, đồng thời cũng có lợi ích cho việc xác định loại hình ngôn ngữ này và hơn nữa còn phần nào làm sáng tỏ khái niệm hình tiết (Syllabeme) trong nghiên cứu Việt ngữ ở cấp độ cao hơn. Ngoài ra, vấn đề thanh điệu trong từ đơntừ láy đã có một số công trình nghiên cứu, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn để làm rõ hơn chức năng của thanh điệu ở hai đơn vị này. Riêng thành ngữ, tục ngữ - hai đơn vị được ứng dụng khá nhiều trong thơ văn và trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thành ngữ được xem là đơn vị ngôn ngữ, nó được hình dung là bộ phận cấu thành từ vựng, được nghiên cứu trong từ vựng học, còn tục ngữ lại là đơn vị ngôn từ, là một hiện tượng ý thức xã hội; mỗi câu tục ngữ được xem như một văn bản và nó được nghiên cứu ở phương diện câu hoặc văn bản. Bấy lâu nay, có khá 5 nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về tục ngữthành ngữ nhưng người ta chủ yếu quan tâm đến ngữ pháp và từ vựng - ngữ nghĩa, còn vấn đề thanh điệu (thuộc ngữ âm) – chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là vai trò của nó trong cấu trúc nhịp điệu. Việc thống kê khảo sát cũng như chỉ ra được chức năng của thanh điệu trong cấu trúc nhịp điệu của thành ngữ, tục ngữ sẽ góp phần có cái nhìn toàn diện hơn về hai đối tượng này cũng như chức năng của thanh điệu trong các đơn vị ngôn từ và ngôn ngữ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thanh điệu trong các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ gồm: từ đơn, từ láy, thành ngữtục ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này hướng đến giải quyết các nhiệm vụ sau: - Dựa vào những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiến hành thống kê và xử lí liệu để xác lập danh sách về từ đơn, từ láy song tiết, thành ngữ, tục ngữ. - Dựa trên các tiêu chí khu biệt thanh điệu, bước đầu xác lập một toàn cảnh về phân bố thanh điệu trong từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữtục ngữ, từ đó tìm hiểu chức năng tạo lập vỏ tiếngchức năng khu biệt nghĩa của thanh điệu trong các từ đơn tiết; trong cấu trúc hài âm trong từ láy song tiết; trong cấu trúc nhịp điệu của thành ngữtục ngữ. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vấn đề thanh điệu tiếng Việt được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cũng có khá nhiều tài liệu viết về vấn đề này. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy các tài liệu nghiên cứu chủ yếu đi theo hai hướng: đồng đại và lịch đại, cụ thể như sau: 6 -Theo hướng đồng đại, phải kể đến các công trình nghiên cứu sau: Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại của các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ, Nxb Giáo dục, 1978 Tiếng Việt hiện đại (ngữ âm, ngữ pháp, phong cách), Nguyễn Hữu Quỳnh, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1996. Giáo trình ngữ âm tiếng Việt, Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Nxb Trường đại học sư phạm Hà Nội 1, 1994. Ngữ âm tiếng Việt, Đoàn Thiện Thuật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004. Giáo trình ngữ âm tiếng Việt, (Dùng cho sinh viên ngữ văn), Nguyễn Hoài Nguyên, Trường Đại học Vinh, 2000 … Đây chủ yếu là các giáo trình giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học. Trong các công trình này, thanh điệu được bàn đến cùng với các đơn vị khác tạo nên âm tiết và nội dung chủ yếu là miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt, xác định các phẩm chất ngữ âm của thanh điệu, các tiêu chí khu biệt thanh điệu và nhận xét về sự phân bố thanh điệu trong các loại hình âm tiết, trong từ láy, trong thơ… Cũng theo hướng đồng đại có một số bài báo hoặc khóa luận, luận văn có tìm hiểu cụ thể hơn về phân bố của thanh điệu trong từ đơntừ láy như: Thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt, Hoàng Cao Cương, Ngôn ngữ số 4, 1985. Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, Hoàng Cao Cương, Ngôn ngữ số 3, 1986 Phân bố âm vị học trong từ láy đôi tiếng Việt, Phan Thị Ngọc, luận văn thạc sỹ, Đại học Vinh, 2006. 7 Gần đây nhất là khóa luận tốt nghiệp : Tìm hiểu chức năng thanh điệu tiếng Việt ( trên liệu từ đơn, từ láy) của Đỗ Thị Hường, Đại Học Vinh, 2010. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chức năng của thanh điệu trong từ đơn, từ láy và rộng hơn là ở thành ngữtục ngữ. Theo hướng lịch đại, đầu tiên phải kể đến : Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt, Houdricuort (1954), Ngôn ngữ số 1, 1991. Tác giả này đã chỉ ra lịch sử hình thành các thanh của tiếng Việt. Quan điểm của Houdricuort và kết quả nghiên cứu của ông được hầu hết các nhà Việt ngữ thừa nhận, tiếp thu và lấy làm cơ sở trong công trình nghiên cứu của mình. Một công trình nữa là : Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nguyễn Tài Cẩn, Nxb Giáo dục, 1995. Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu và đầy đủ về các đơn vị ngữ âm tiếng Việt trong đó có thanh điệu. Trong công trình này, trên cơ sở quan điểm của Houdricuort, tác giả đã nói cụ thể hơn về lai nguyên hệ thống thanh điệu và lai nguyên sinh ra hai loại âm vực, ba kiểu đường nét… Ngoài ra, vấn đề vai trò của thanh điệu trong các đơn vị nói trên có được nói tới trong một số công trình khác, nhưng nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu thanh điệu độc lập với chức năng đầy đủ của nó ở cả phương diện ngôn ngữ lẫn ngôn từ. Ở đề tài này, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu về chức năng của hệ thống thanh điệu tiếng Việt trên dẫn liệu từ đơn, từ láy, thành ngữtục ngữ. 4. NGUỒN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn liệu Nguồn liệu mà luận văn lựa chọn để nghiên cứu gồm: Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2000 8 Từ điển từ láy tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nxb Giáo dục, 1994 Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang, Nxb Khoa học xã hội, 1993 Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri, Nxb Khoa học xã hội, 1993 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chính sau: - Phương pháp thống kê định lượng để lập danh sách các đơn vị khảo sát (từ đơn, từ láy, thành ngữ, tục ngữ) làm cơ sở ngữ liệu cho luận văn. - Thủ pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp… để làm rõ mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng của thanh điệu trong các đơn vị nói trên. Ngoài ra chúng tôi còn tận dụng ngữ cảm của người bản ngữ, kiến thức về phương ngữ học, văn hóa dan gian để thực hiện đề tài này. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Trong giới hạn của một luận văn chúng tôi không thể nghiên cứu hết chức năng của thanh điệu của tất cả các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ mà chỉ lựa chọn những đơn vị cơ bản. Mọi cố gắng của chúng tôi là nhằm miêu tả sự phân bố thanh điệu và các thuộc tính âm vị học thanh điệu cùng với các đường nét của thanh điệu được thể hiện một cách tự nhiên trong việc tham gia cấu tạo từ đơn tiết, từ láy đôi, việc tổ chức nhịp điệu trong thành ngữ, tục ngữ để làm tiền đề, cơ sở cho việc tìm hiểu chức năng của thanh điệu trong các đơn vị này. Chúng tôi hi vọng kết quả tìm hiểu sẽ góp phần vào việc nghiên cứu và ứng dụng các đơn vị từ đơn, từ láy, thành ngữ, tục ngữ. 9 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Chức năng của thanh điệu trong từ đơn tiết và từ láy đôi Chương 3: Chức năng của thanh điệu trong thành ngữ, tục ngữ 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.2. Lịch sử hỡnh thành thanh điệu tiếng Việt - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
1.2.2. Lịch sử hỡnh thành thanh điệu tiếng Việt (Trang 21)
Nhỡn vào bảng tổng kết của Haudricourt ta thấy, theo tỏc giả, đầu cụng nguyờn, tức ở giai đoạn tiền Việt - Mường là thời kỡ vừa tỏch khỏi cỏc ngụn - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
h ỡn vào bảng tổng kết của Haudricourt ta thấy, theo tỏc giả, đầu cụng nguyờn, tức ở giai đoạn tiền Việt - Mường là thời kỡ vừa tỏch khỏi cỏc ngụn (Trang 21)
Bảng 1: Sự phõn bố thanh điệu trong từ đơn tiết tiếng Việt - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 1 Sự phõn bố thanh điệu trong từ đơn tiết tiếng Việt (Trang 35)
Bảng 2: Bảng phõn bố õm vị học thanh điệu trong từ đơn - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 2 Bảng phõn bố õm vị học thanh điệu trong từ đơn (Trang 37)
Bảng 2: Bảng phân bố âm vị học thanh điệu trong từ đơn - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 2 Bảng phân bố âm vị học thanh điệu trong từ đơn (Trang 37)
Dựa vào kết quả bảng 2 ta thấy: - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
a vào kết quả bảng 2 ta thấy: (Trang 38)
b1. Nhỡn vào bảng thống kờ, ta thấy trật tự tụn ti thể hiện vai trũ chức năng của thanh điệu tiếng Việt là khỏc nhau - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
b1. Nhỡn vào bảng thống kờ, ta thấy trật tự tụn ti thể hiện vai trũ chức năng của thanh điệu tiếng Việt là khỏc nhau (Trang 40)
Bảng 3: Sự phân bố thanh điệu ở từ đơn được khu biệt nghĩa - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 3 Sự phân bố thanh điệu ở từ đơn được khu biệt nghĩa (Trang 40)
Bảng 8: Sự phõn bố thanh điệu trong từ lỏy đụi tiếng Việt - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 8 Sự phõn bố thanh điệu trong từ lỏy đụi tiếng Việt (Trang 55)
Bảng 8: Sự phân bố thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 8 Sự phân bố thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt (Trang 55)
Nhỡn vào bảng 2 chỳng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự phõn biệt rừ giữa những thanh cú tần số xuất hiện cao và những thanh cú tần số xuất hiện thấp. - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
h ỡn vào bảng 2 chỳng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự phõn biệt rừ giữa những thanh cú tần số xuất hiện cao và những thanh cú tần số xuất hiện thấp (Trang 59)
- Sự phõn bố thanh điệu trong từ lỏy õm đầu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Sự phõn bố thanh điệu trong từ lỏy õm đầu - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
ph õn bố thanh điệu trong từ lỏy õm đầu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Sự phõn bố thanh điệu trong từ lỏy õm đầu (Trang 67)
Bảng 9: Sự phân bố thanh điệu trong từ láy âm đầu - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 9 Sự phân bố thanh điệu trong từ láy âm đầu (Trang 67)
Bảng 10: Sự phõn bố thanh điệu trong từ lỏy vần - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 10 Sự phõn bố thanh điệu trong từ lỏy vần (Trang 68)
Bảng 10: Sự phân bố thanh điệu trong từ láy vần - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 10 Sự phân bố thanh điệu trong từ láy vần (Trang 68)
Bảng 12: Sự phõn bố thanh điệu trong thành ngữ 4 õm tiết - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 12 Sự phõn bố thanh điệu trong thành ngữ 4 õm tiết (Trang 81)
Bảng 14: Sự phõn bố thanh điệu ở thành ngữ bốn õm tiết                        (cú õm tiết  hai là thanh T, õm tiết 4 là thanh B) - Tìm hiểu chức năng hệ thống thanh điệu tiếng việt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy đôi, thành ngữ   tục ngữ
Bảng 14 Sự phõn bố thanh điệu ở thành ngữ bốn õm tiết (cú õm tiết hai là thanh T, õm tiết 4 là thanh B) (Trang 90)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w