Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 93 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
93
Dung lượng
855,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SAU ĐẠI HỌC TÌMHIỂUCHỨCNĂNGCỦAHỆTHỐNGVẦNTIẾNGVIỆT (TRÊN TƯ LIỆU TỪ ĐƠN, TỪ LÁY SONG TIẾT, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ THƠ CA) Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60. 22. 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoài Nguyên Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Loan VINH, 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nổ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo hướng dẫn, TS. Nguyễn Hoài Nguyên; sự góp ý chân thành của các thầy cô tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, Trường đại học Vinh; sự động viên, khích lệ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn, xin gửi đến các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình lời tri ân chân thành nhất. Vinh, ngày 15 tháng 12 năm 2010 TÁC GIẢ MỤC LỤC Mở đầu Trang 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của luận văn 5 6. Bố cuc của luận văn 6 Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Việc nghiên cứu ngữ âm tiếngViệt 7 1.1.1. Tiểu dẫn 7 1.1.2. Các khunh hướng miêu tả ngữ âm tiếngViệt 12 1.3. HệthốngvầntiếngViệt hiện đại 13 1.3.1. Nhìn chung về vần 13 1.3.1.1. Thế nào là vần? 13 1.3.1.2. Vấn đề tâm và biên 14 1.3.2. Xác lập các tiểu hệthốngvầntiếngViệt 15 1.3.3. Miêu tả hệthốngvầntiếngViệt hiện đại 16 1.3.3.1. Danh sách vầntiếngViệt hiện đại 16 1.3.3.2. Miêu tả hệthốngvầntiếngViệt hiện đại 19 1.4. Tiểu kết 21 Chương 2. ChứcnăngcủahệthốngvầntiếngViệt trong từ đơn và từ láy song tiết 2.1. Dẫn nhập 22 2.2. Vần trong từ đơn 2.2.1. Khái niệm từ đơn 2.2.2. Chứcnăng cấu tạo các tín hiệu đơn tiết củahệthốngvầntiếngViệt 2.2.2.1. Tiểu dẫn 2.2.2.2. Cứ liệu thống kê 24 2.2.2.3. Nhận xét chung 32 2.3. Vần trong từ láy song tiết 39 2.3.1. Khái niệm từ láy 39 2.3.2. Số liệu thống kê 40 2.3.3. Nhận xét 52 2.4. Tiểu kết 54 Chương 3. Chứcnăngcủahệthốngvần trong thành ngữ, tục ngữ và thơ ca 3.1. Vần trong thành ngữ, tục ngữ 56 3.1.1. Một số vấn đề chung 56 3.1.1.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 56 3.1.1.2. Vần và hiện tượng hiệp vần 58 3.1.2. Chứcnăngcủavần trong thành ngữ 59 3.1.2.1. Phương pháp thống kê và xử lí tư liệu 59 3.1.2.2. Nhận xét 69 3.1.3. Chứcnăngcủavần trong tục ngữ 75 3.1.3.1. Phương pháp thống kê và xử lí tư liệu 76 3.1.3.2. Nhận xét 79 3.2. Chứcnăngcủavần trong thơ 81 3.2.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vần thơ Việt Nam 81 3.2.2. Chứcnăngcủavần trong thơ 81 3.2.2.1. Chứcnăng tổ chứccủavần 81 3.2.2.2. Chứcnăng nhấn mạnh sự ngừng nhịp 85 3.2.2.3. Sức mạnh biểu đạt ý nghĩa củavần trong thơ 87 3.3. Tiểu kết 87 Kết luận 88 Tài liệu tham khảo 90 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Nếu như ở các ngôn ngữ Ấn Âu, nguyên âm và phụ âm làm thành hai hệthống song hành để tổ chức các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn thì ở tiếngViệt là hai thành phần đoạn tính âm đầu và phần vần. Từ trước đến nay, trong các công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, hầu hết các nhà Việt ngữ học đều nói đến sự chia tách âm tiết tiếngViệt thành âm đầu và phần vần cùng với một thành phần siêu đoạn tính là thanh điệu. Trong âm tiết tiếng Việt, sự tương phản giữa âm đầu và phần vần tỏ ra hiển nhiên hơn nhiều sự chia tách phần vần ra các yếu tố nhỏ hơn (gồm âm đệm, âm chính và âm cuối). Đây chính là một đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt. Thế nhưng, nếu âm đầu đã được các nhà nghiên cứu tập trung miêu tả trong các công trình ngữ âm học tiếngViệt cả đồng đại và lịch đại thì phần vần chưa bao giờ trở thành đối tượng của việc miêu tả với tư cách là một đơn vị ngữ âm cơ bản. 1.2. Tiếp thu công thức bốn thành tố của nhà Đông phương học Polivanov, trong hầu hết các sách vở ngữ âm tiếngViệt đều chia tách âm tiết thành âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối (đơn vị đoạn tính) và thanh điệu (đơn vị siêu đoạn). Điều này phù hợp với đặc điểm chữ viết theo hệ La tinh đòi hỏi phải phân tích âm tiết tiếngViệt thành những yếu tố nhỏ nhất, tương đương với âm tố. Thế nhưng, có những thực tiễn cấu tạo từ láy (láy vần), iếc hóa, nghệ thuật sử dụng ngôn từ như nói lái, hiệp vần thơ, việc đánh vần tập đọc, . mà trong đó, phần vần có một vai trò hết sức quan trọng không thể không được chú ý xem xét. Rõ ràng, trong cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, vần có một vị trí xứng đáng, một thực thể cần được nghiên cứu miêu tả. Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi mạnh dạn tập trung xem xét, nghiên cứu chứcnăngcủahệthốngvầntiếngViệt trên tư liệu từ đơn tiết, từ láy song tiết, thành ngữ, tục ngữ và trong ngôn từ thơ ca. Đề tài của chúng tôi chắc chắn sẽ chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp nhưng hết sức lí thú. Lấy hệthốngvầntiếngViệt làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc lý thuyết cũng như thực tiễn có liên quan đến ngữ âm tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trên thực tế, vần và những vấn đề liên quan đến vần cũng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến trong phạm vi và mức độ nhất định. Những nghiên cứu liên quan đến phần vần hướng đến các vần đề sau đây: - Một số nhà nghiên cứu đã khảo sát vần thơ, các vấn đề liên quan đến vần thơ như Võ Bình (1975, 1984, 1985), Lê Anh Hiền (1973), Mai Ngọc Chừ (1986, 1989, 1991) . Tác giả Mai Ngọc Chừ (1991) đã dành sự quan tâm khảo sát vần thơ Việt Nam, xem xét dưới ánh sáng ngôn ngữ học. - Một số tác giả tập trung tìmhiểu giá trị biểu trưng của các khuôn vần trong tiếng Việt. Tác giả Phi Tuyết Hinh (1981, 1990) đã làm nổi bật giá trị biểu trưng của khuôn vần trong từ láy tiếng Việt. Khi khảo sát tu từ ngữ âm, tác giả Cù Đình Tú (1983) cũng đã chỉ ra biểu trưng ngữ nghĩa của một số khuôn vần trong tiếng Việt. - Cũng đã có vài nhà nghiên cứu đưa ra những thuyết minh về khái niệm vần và chủ trương xác lập hệthốngvầntiếng Việt. Trong công trình Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Quang Hồng (1994) đã xác lập hệthốngvầntiếngViệt gồm 124 vần (không tính những vần có âm đệm). Tác giả Hoàng Phê (1996) đã xác lập Từ điển vần, giúp ta hình dung bảng vầntiếng Việt. - Gần đây, một số nhà nghiên cứu dành sự quan tâm xem xét phần vầntiếng Việt. Nhà nghiên cứu Vương Lộc (1995), khi giới thiệu và chú giải cuốn An Nam dịch ngữ đã dành một chương miêu tả hệthốngvầntiếngViệt thế kỷ XV - XVI. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1995) trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếngViệt đã làm sáng tỏ lai nguyên củahệthốngvầntiếngViệt hiện đại. Còn nữa, luận văn cao học của Nguyễn Thị Hải (2009) đã mạnh dạn khảo sát diễn biến củahệthốngvầntiếngViệt từ thế kỷ XVII đến nay trên tư liệu chữ viết và một số phương ngữ. Điểm qua một số nghiên cứu vầntiếng Việt, chúng tôi thấy rằng, phần vần chủ yếu được xem xét ở một vài khía cạnh chứcnăng trong mối liên hệ với những vấn đề khác mà các tác giả quan tâm. Do đó, cho đến nay, hệthốngvầntiếngViệt và hoạt động chứcnăngcủa chúng vẫn còn là chỗ trống, thực sự đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết, cần phải được các nhà ngữ học quan tâm nghiên cứu. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệthốngvầntiếngViệt và hoạt động chứcnăngcủa chúng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đặt ra cho luận văn nhiệm vụ cố gắng giải quyết những vấn đề sau đây: - Xác lập một cách miêu tả ngữ âm tiếngViệt và hệthốngvầntiếngViệt hiện đại. Cung cấp một cách nhìn hệthống đối với vầntiếngViệt gồm các tiểu hệthống và cách miêu tả vầntiếng Việt. - Qua khảo sát vần trong từ đơn, từ láy song tiết làm sáng tỏ chứcnăng cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ củavầntiếng Việt. - Từ việc khảo sát vần trong thành ngữ, tục ngữ và trong ngôn từ thơ ca làm sáng tỏ chứcnăng liên kết các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ củahệthốngvầntiếng Việt. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Lấy hệthốngvầntiếngViệt làm đối tượng nghiên cứu độc lập tức là chúng tôi coi vần là đơn vị ngữ âm cơ bản (cùng với âm đầu và thanh điệu) và được miêu tả với tư cách đó. Do vậy, để xây dựng cơ sở lý luận cho việc đề nghị một cách miêu tả về ngữ âm tiếngViệt và hệthống vần, chúng tôi dựa vào những thành tựu của âm vận học Trung Hoa, các sách lý luận về ngôn ngữ đại cương, các sách vở về ngữ âm tiếngViệt từ trước đến nay. Để xác lập hệthốngvầntiếngViệt hiện đại, chúng tôi dựa vào Từ điển vầncủa Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếngViệtcủa Hoàng Phê (2000) có đối chiếu với Đại từ điển tiếngViệtcủa nhóm tác giả do Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), có tham khảo hệthốngvầncủa giáo sư Nguyễn Quang Hồng (1994). Tư liệu cho việc tìmhiểu các khía cạnh chứcnăngcủahệthốngvầntiếngViệt là các cuốn: - Từ điển tiếngViệtcủa Hoàng Phê; Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2000. - Từ điển từ láy của Viện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995. - Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dũng, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1995. - Từ điển tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1995. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp cấu trúc - hệthống để xác lập các đơn vị ngữ âm tiếngViệt ở bình diện đồng đại, tức là hệthốngvầntiếngViệt hiện đại. - Để làm nổi bật các khía cạnh chứcnăngcủahệthốngvầntiếng Việt, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê định lượng để xác lập tư liệu khảo sát, đồng thời sử dụng các thao tác phân tích, miêu tả và tổng hợp nhằm chứng tỏ chứcnăng mà chúng thể hiện. - Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để làm nổi bật chứcnăngcủahệthốngvầntiếngViệt trong việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ. 5. Đóng góp của luận văn Cùng với âm đầu và thanh điệu, phần vần được coi là đơn vị ngữ âm cơ bản trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Theo cách tiếp cận này, lần đầu tiên, luận văn đã đặt ra nhiệm vụ giải quyết các câu hỏi: dựa vào những tiêu chí gì để xác lập hệthốngvầntiếngViệt hiện đại, số lượng vần là bao nhiêu, cũng như các tiểu hệthốngcủa nó? Cách miêu tả theo những hướng nào? Điều quan trọng hơn là từ những tư liệu cụ thể, luận văn đã xem xét, khảo sát hoạt động chứcnăngcủahệthốngvầntiếngViệt từ các khía cạnh cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ và liên kết các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ. Từ đó, có thể thấy, khác với cách hình dung có phần hạn hẹp về vai trò liên kết củavần trong thi ca, bởi vì vai trò liên kết thực ra chỉ là biểu hiện một khía cạnh chứcnăngcủavầntiếngViệt mà thôi. Các kết quả của luận văn, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy ngữ âm tiếngViệt và việc nghiên cứu ngôn từ thi ca. 6. Bố cục của luận văn Toàn luận văn gồm 94 trang, trong đó phần chính văn 90 trang. Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2 trang) và Danh mục tài liệu tham khảo (4 trang), nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: ChứcnăngcủahệthốngvầntiếngViệt trong từ đơn, từ láy song tiết Chương 3: ChứcnăngcủahệthốngvầntiếngViệt trong thành ngữ, tục ngữ và trong thơ ca