Chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 83 - 85)

6. Bố cuc của luận văn

3.2.2.2. Chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp

Cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm, một định nghĩa phổ quát về nhịp nói chung, nhịp thơ nói riêng. Dĩ nhiên, có thể hiểu nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cách quảng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt của những đơn vị văn bản như dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ. Về việc phân loại nhịp, có thể theo quan niệm của Goncharov là chia ra thành hai kiểu nhịp: ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong dòng thơ. Sự ngừng nhịp ở cuối dòng thơ là hiển nhiên, bao giờ cũng tồn tại ngay cả khi dòng thơ chưa phải là một câu hoàn chỉnh, tức là có hiện tượng vắt dòng. Còn sự ngừng nhịp trong dòng thơ phụ thuộc vào nội dung ý nghĩa, vào cấu tạo ngữ pháp. Vì vậy, một dòng thơ 6 âm tiết nhưng có thể được ngắt nhịp theo nhiều cách khác nhau.

Nhịp và vần tuy là hai hiện tương khác nhau nhưng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau. Như đã biết, đặc trưng nổi bật của ngôn từ thi ca, xét từ góc độ ngôn ngữ văn học, là ở sự tổ chức âm thanh một cách hài hoà và có quy luật của chúng. Vì vậy, trên quan điểm ngôn ngữ học, một ngôn từ thi ca được phân biệt với ngôn từ văn xuôi trước hết là ở chỗ, nếu như trong ngôn từ văn xuôi, các đơn vị ngôn từ xuất hiện một cách tự nhiên, liền mạch và xuôi chiều thì trong ngôn từ thi ca, chúng được tổ chức thành những vế tương đương, chiếu ứng lên nhau theo những đơn vị nhất định. Một vế tương đương nhỏ nhất (ngắn nhất) được gọi là một nhịp, lớn hơn là dòng, lớn hơn nữa có thể là khổ, là đoạn. Giữa các vế tương đương như thế thường có sự liên kết và chiếu ứng với nhau về mặt âm thanh. Một trong những phương tiện liên kết các vế tương đương trong ngôn từ thi ca chính là vần. Cho nên, có thể nói rằng sự ngắt nhịp là tiền đề của hiện tượng hiệp vần, nâng cao hiệu quả hoà âm. Từ một phía, nhịp là tiền đề của vần nhưng từ một phía khác, chính vần cũng có tác động trở lại nhịp. Sự tác động này biểu hiện ở chỗ nhịp khi có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng, chỗ ngắt trở nên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn. Hay nói cách khác, trong nhiều trường hợp, vần có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp.

Trước hết, đó là sự ngừng nhịp ở cuối dòng thơ và gắn liền với nó là vai trò của loại vần chân. Có thể nói một cách không quá đáng rằng tất cả các vần chân đều có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp ở cuối dòng thơ. Chẳng hạn, vần chân trong các câu thơ sau đây thực hiện sự ngừng nhịp khá rõ:

Sáng nay / tiếng chim thanh / Trong gió xanh /

Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình / (Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ)

Tác dụng nhấn mạnh sự ngừng nhịp của vần, thậm chí có hiệu lực đến mức, giả dụ những dòng thơ có vần chân của một khổ nào đó không được viết rời ra theo thông lệ mà lại viết gần nhau như văn xuôi thì sự tồn tại của vần vẫn nhắc người

đọc phải ngừng giọng, phải ngắt nhịp sau các vần đó. Chính hiệu quả ngữ âm do vần tạo nên, trong một số trường hợp, đã làm cho chỗ ngừng sau âm tiết hiệp vần còn dễ nhận thấy rõ hơn chỗ ngừng ngữ điệu - cú pháp. Vậy là, vần không chỉ có chức năng tổ chức, liên kết các dòng thơ lại với nhau thành khổ, thành đoạn mà còn có chức năng phân cách ranh giới giữa các dòng thơ, nhấn mạnh nhịp. Nói cách khác, vần là một tín hiệu báo rằng đấy là điểm cuối cùng, điểm ngừng, chỗ ngắt nhịp của dòng thơ.

Việc ngắt nhịp trong dòng thơ cũng xuất phát từ vần, bị chế định bởi vần. Chẳng hạn, nhịp 4 / 4 của câu tám trong cặp sáu tám sau đây là do vần thơ quy định : Việt Nam độc lập đồng minh

Có bản chương trình / đánh Nhật đánh Tây (Hồ Chí Minh)

Hay hai câu thơ của Xuân Diệu Em sự lắm, / giá băng tràn mọi nẻo // Trời đầy trăng lạnh lẽo / buốt xương da, ta thấy, nhịp 3 / 5 ở câu 1 là nhịp ngữ pháp, còn nhịp 5 / 3 ở câu 2 là do vần quy định.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w