Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 57 - 58)

6. Bố cuc của luận văn

3.1.1.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

a. Về khái niệm

- Thành ngữ là Cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu [43, 271].

Thành ngữ là đối tượng của bộ môn thành ngữ học, chuyên nghiên cứu thành phần thành ngữ của ngôn ngữ trong trạng thái hiện tại và trong sự phát triển lịch sử. Đối tượng của thành ngữ học với tư cách là một bộ môn ngôn ngữ học là nghiên cứu bản chất các đơn vị thành ngữ và các đặc trưng phạm trù của chúng, đồng thời làm sáng tỏ các quy luật hoạt động của chúng trong lời nói. Ví dụ: nhà rách vách nát, ăn xó mó niêu, mẹ gà con vịt,

- Tục ngữ là Câu ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức, tri thức của một dân tộc. Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên rẳntực tiếp. Ví dụ: Thuốc đắng dã tật. Uống nước nhớ nguồn. Sai một li đi một dặm,... [43, 329].

Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về đơn vị tục ngữ. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học cho rằng tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền. Các nhà ngữ học lại cho rằng tục ngữ là những câu ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm, tri thức của dân tộc. Lại có nhà ngữ học cho tục ngữ là đơn vị trung gian nằm ở giao điểm ngôn ngữ và lời nói, giữa đơn vị ngữ đoạn và câu, giữa câu và văn bản. Từ những cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng, tục ngữ là những câu- văn bản hoàn chỉnh, đặc biệt, đúc kết những kinh nghiệm, tri thức của dân tộc. Tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học và văn hoá dân gian.

b. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Là lời ăn tiếng nói ra đời trong diễn trình lịch sử của dân tộc nên chúng ta có một khối lượng tục ngữ hết sức đồ sộ, phong phú và đa dạng về hình thức và nội dung nhưng việc phân biệt tục ngữ với các thể loại cận kề không hoàn toàn đơn giản. Muốn nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ ta phải phân biệt chúng và phân biệt tục ngữ với thành ngữ, ca dao. Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Như đã biết, thành ngữ và tục ngữ, xét về mặt hình thái cấu trúc và khả năng biểu hiện của chúng trong hoạt động giao tiếp, có khá nhiều điểm giống nhau. Trước hết, về thành phần từ vựng và cấu trúc, chúng đều là những đơn vị có sẵn, có tính ổn định và bền vững. Khi đi vào hoạt động giao tiếp, chúng đều mang sắc thái biểu cảm cao. Vậy nên, xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ, trong nhiều trường hợp là hết sức phức tạp. Thành ngữ có chức năng miêu tả, có số lượng khá lớn, quen dùng, có ý nghĩa bóng bẩy nên hay được các nhà nghiên cứu dùng làm tiêu chí để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Ta thấy, khá nhiều thành ngữ có hình thức là câu nhưng không phải là câu mà là đơn vị tương đương từ. Chẳng hạn: ếch ngồi đáy giếng, nước đổ lá khoai, mèo mù vớ cá rán,... Ngược lại, tục ngữ hầu hết là câu - văn bản. Giữa hình thức và nội dung của tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ; một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết kinh nghiệm, khái quát hoá những nhận xét cụ thể thành phương châm, chân lí. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngôn ngữ được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,... Thành ngữ được dùng tương đương từ, là đối tượng của bộ môn từ vựng học. Còn tục ngữ là những câu - thông báo, là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học và văn hóa dân gian.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w