6. Bố cuc của luận văn
2.2.2.3. Nhận xét chung
a. Dựa vào khả năng sản sinh hình tiết thực (từ đơn) trong các kết hợp của vần với âm đầu và thanh điệu là chủ yếu, dựa trên nguyên tắc định lượng để phân loại,
chúng tôi cho rằng hệ thống vần tiếng Việt có thể được chia thành các tiểu hệ thống tâm và biên. Dĩ nhiên, để tiến hành phân loại, chúng tôi phải xác lập các tiêu chí phân loại. Hệ thống vần tiếng Việt gồm 159 đơn vị. Số liệu thống kê khả năng sản sinh hình tiết thực của các vần cho thấy khả năng kết hợp với âm đầu và thanh điệu là không như nhau. Vần thấp nhất chỉ có khả năng tạo hình tiết thực với một âm đầu và một thanh điệu, vần cao nhất có khả năng tạo hình tiết thực với 23 âm đầu và 6 thanh điệu. Còn lại là các vần có khả năng tạo hình tiết thực trong kết hợp từ 1 đến 23 âm đầu và từ 1 đến 6 thanh điệu. Như vậy, về mặt lí thuyết, tổng cộng 159 vần tiếng Việt có khả năng sản sinh hình tiết thực trong kết hợp với 2312 lượt âm đầu với 6149 lượt thanh điệu. Tính trung bình mỗi vần có khả năng kết hợp với 14 âm đầu để tạo nên hình tiết thực và số hình tiết thực được tạo thành trong kết hợp với thanh điệu trung bình là 18.
Qua đối chiếu các cấu trúc hình thức được sản sinh từ mặt kết hợp lí thuyết với thực tế sử dụng của hình tiết Việt trong ngữ dụng thường nhật, có thể nhận thấy rằng các vần có khả năng kết hợp với âm đầu hạn chế thì kết hợp với thanh điệu cũng bị hạn chế. Các hình tiết thực được tạo thành từ các vần có khả năng kết hợp với âm đầu và thanh điệu hạn chế thì trong thực tế ít được sử dụng thành từ đơn thực tế. Ngược lại, những vần có khả năng kết hợp với âm đầu rộng rãi thì đồng thời cũng có khả năng kết hợp với thanh điệu rộng hơn. Các hình tiết thực được tạo thành từ các vần có khả năng kết hợp với âm đầu và thanh điệu cao là những hình tiết có tần số sử dụng cao. Những vần hạn chế trong khả năng kết hợp với âm đầu và thanh điệu thường nằm trong khu vực những hình tiết không mang nghĩa, không có tư cách hoạt động độc lập thành từ đơn (tiết), hoặc là các âm tiết cổ, âm tiết vay mượn, âm tiết tượng hình, tượng thanh. Chẳng hạn, vần uych chỉ có khả năng kết hợp với âm đầu tắc thanh hầu /?/ và /h-/ và một thanh điệu là thanh nặng /6/ để tạo nên các hình tiết uỵch, huỵch (từ đơn tượng thanh). Trái lại, những vần có khả năng rộng trong kết hợp với âm đầu và thanh điệu thường nằm trong khu vực hình tiết mang ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp, là những hình tiết có khả năng làm thành từ đơn (tiết). Chẳng hạn, vần i có khả năng tạo thành hình tiết thực với 23
âm đầu và 6 thanh điệu. Các hình tiết thực này đồng thời là từ đơn (tiết): ti, tì, bi, bì, bí, xì, xị, nghi, nghĩ, li, lí, mì, mí, đi, chỉ,...Vậy là, dựa vào khả năng kết hợp với âm đầu và thanh điệu, ta sẽ xác định được các tiểu hệ thống vần trong tiếng Việt theo lí thuyết tâm biên.
b. Trước hết là tiểu hệ thống vần biên. Các vần được xếp vào tiểu hệ thống vần biên là những vần có khả năng kết hợp với âm đầu và thanh điệu hạn chế. Chức năng cấu tạo từ đơn của các vần thuộc tiểu hệ thống vần biên là không lớn. Cụ thể: - Là những vần có khả năng kết hợp với ít nhất là một âm đầu và một thanh điệu để tạo nên hình tiết thực. Đó là những vần im, ông, op, at, uên, kết hợp được với các âm đầu là t-, b-, m-, h-, k- và các thanh /1/ (thanh ngang), /2/ (thanh huyền), /5/ (thanh sắc), /6/ (thanh nặng) để tạo thành các hình tiết thực tim, bồng, móp, hạt, quên,...
- Là những vần thường chỉ có khả năng tạo được các loại hình tiết thực làm vỏ âm thanh cho các đơn vị ngữ pháp sau đây: 1/ Vỏ hình tiết tượng thanh, ví dụ: vần ưm
trong kết hợp với âm đầu h- và thanh /2/ tạo thành hình tiết hừm; hoặc vần eng
trong kết hợp với âm đầu k- và thanh /1/ tạo thành hình tiết keng. 2/ Vỏ hình tiết tượng hình, ví dụ: vần uăp trong kết hợp với âm đầu k- và hai thanh /5/, /6/ tạo thành các hình tiết tượng hình quắp, quặp; hoặc vần oăt trong kết hợp với âm đầu ng- và hai thanh /5/, /6/ tạo thành các từ tượng hình ngoắt, ngoặt. 3/ Hình tiết vỏ từ vay mượn, ví du: vần uyn trong kết hợp với âm đầu t- và thanh /1/ để tạo thành hình tiết vay mượn tuyn (màn tuyn); hoặc vần uy trong kết hợp với âm đầu ph- và thanh /1/ để tạo thành hình tiết phuy (thùng phuy). 4/ Hình tiết vỏ từ địa phương có phạm vi sử dụng hẹp, ví du: vần ơu kết hợp với âm đầu ph- và thanh /1/ để tạo thành hình tiết phơu (phơu bở, có nghĩa là may, hời); hoặc vần ơng trong kết hợp với âm đầu b- và thanh /2/ để tạo thành hình tiết bờng (rú Bờng, ở Can Lộc, Hà Tĩnh).
Như vậy, các hình tiết thực được tạo thành từ tiểu hệ thống vần biên có rất ít hình tiết tạo thành từ đơn (tiết).Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng tôi thấy trong 159
vần tiếng Việt có thể quy 48 vần vào tiểu hệ thống vần biên. Danh sách các vần thuộc tiểu hệ thống biên là:
1. ưn 10. oat 19. oen 26. en 35. uê 44. uân 2. uych 11. uăp 20. uêu 27. oep 36. uên 45. uâp 3. uyn 12. uâng 21. uyu 28. ươu 37. uyt 46. uât 4. uy 13. oam 21. uya 29. ươt 38. oen 47. uat 5. iêc 14. uau 22. uơ 30. ươp 39. uyêt 48. uăt 6. oc 15. oao 23. uây 31. ưt 40. oet
7. uyp 16. uâu 24. oeo 32. ưc 41. ưc 8. ưi 17. oach 25. uăm 33. uôm 42. oai 9. uăc 18. oet 26. êm 34. ong
Phân tích một trường hợp cụ thể, chẳng hạn, vần oen được xếp vào tiểu hệ thống vần biên vì nó chỉ kết hợp được với các âm đầu kh-, k-, ch-, nh-, h-, tức là chỉ kết hợp được 5/ 23 âm đầu và các thanh /1/, /2/, /3/, tức là chỉ 3/ 6 thanh. Các kết hợp này cho ta các hình tiết làm thành từ đơn như: khoen, quen, choèn, nhoẻn, hoen. Ngoài ra, vần oen có trong một số hình tiết trong từ láy song tiết như ngoẻn (ngoen ngoẻn), hoẻn (toen hoẻn, choen hoẻn); trong từ ghép như choèn (nông choèn).
- Dựa vào các đặc điểm ngữ âm- âm vị học, có thể rút ra những đặc điểm chính về cấu trúc hình thức của tiểu hệ thống vần biên như sau: 1/ Trong 159 vần tiếng Việt có 46 vần có âm đệm, chiếm gần 29%, trong khi đó có 39 vần có âm đệm thuộc tiểu hệ thống vần biên, chiếm gần 81% toàn bộ vần biên. Như đã biết, các vần có âm đệm kết hợp rất hận chế với âm đầu. Sau 7 âm đầu b-, m-, ph-, v-, n-, r-, g/gh- không bao giờ xuất hiện những vần có âm đệm (chỉ có vài ba ngoại lệ). 2/ Tiểu hệ thống vần biên chủ yếu là những vần có kết vần là phụ âm tắc- miệng (tắc- khép), tức là các vần khép, gồm 20 vần. Các vần này (cùng với âm đầu) chỉ kết hợp được với hai thanh là thanh /5/ và /6/. Tiếp theo là các vần nửa khép (khép- vang) gồm 15 vần, các vần nửa mở, gồm 10 vần, vần mở, gồm 3 vần.
c. Tiếp theo là tiểu hệ thống vần tâm. Vần tâm là những vần có khả năng tạo hình tiết thực rất lớn, có khả năng hoạt động độc lập rất cao để tạo thành từ đơn (tiết). Khả năng ấy thể hiện trong các tỉ lệ kết hợp với âm đầu và thanh điệu để tạo nên hình tiết thực của mỗi vần, thể hiện trong khả năng phân bố và số lần xuất hiện của các hình tiết thực được tạo thành.
- Đó là những vần có khả năng kết hợp với trên 14 âm đầu và hầu hết có khả năng tạo thành hình tiết thực trong kết hợp với từ 2 đến 3 thanh điệu; số hình tiết thực được tạo thành qua kết hợp với thanh điệu gấp hai đến ba lần số kết hợp giữa vần với âm đầu. Những vần có khả năng kết hợp với trên 18 âm đầu thì hầu hết cũng có khả năng kết hợp được từ 3 đến 6 thanh; số hình tiết thực được tạo thành qua kết hợp với thanh điệu gấp từ hai đến năm lần số kết hợp với âm đầu. Các hình tiết thực được tạo thành từ các vần có khả năng sản sinh càng cao thì khả năng hoạt động độc lập của hình tiết thực cũng cao. Kết hợp sự tương ứng giữa cấu trúc hình thức và sự hành chức ngữ dụng, có thể xác định các thuộc tính của tiểu hệ thống vần tâm như sau: 1/ Vần được xếp vào tiểu hệ thống vần tâm trước hết là những vần có khả năng tạo thành hình tiết thực trong các kết hợp với âm đầu và thanh điệu, chiếm từ 80 đến 100% trong tổng số các kết hợp. 2/ Các vần thuộc tiểu hệ tâm có khả năng sản sinh hình tiết thực trong sự kết hợp với từ 2 đến 6 thanh điệu. 3/ Là những vần thường nằm trong khu vực các loại hình tiết thực làm vở ngữ âm cho các từ đơn (tiết) sau: a/ Hình tiết là vỏ có khả năng hoạt động độc lập thành từ đơn (tiết). Ví dụ: vần i trong sự kết hợp với âm đầu t- và các thanh /1/, /2/, /4/, /5/, / 6/: ti, tì, tỉ, tí, tị; hay vần en trong sự kết hợp với âm đầu ch- với các thanh / 1/, /2/, / 3/, 5/, /6/: chen, chèn, chẽn, chén, chẹn. b/ Hình tiết là vỏ của yếu tố có nghĩa từ vựng trong từ láy, chẳng hạn, vần ep trong kết hợp với âm đầu đ- và thanh /6/ tạo nên yếu tố có nghĩa đẹp trong đèm đẹp; hay vần ung trong kết hợp với âm đầu b- và thanh /2/ tạo thành yếu tố có nghĩa bùng trong bập bùng. c/ Hình tiết là vỏ của yếu tố có nghĩa từ vựng trong từ ghép. Ví du: vần ông trong kết hợp với âm đầu r- và thanh /3/ tạo thành rỗng trong từ ghép rỗng tuếch; hoặc vần at trong kết hợp với âm đầu nh- và thanh /6/ để tạo thành nhạt trong từ ghép nhạt phèo.
- Dựa vào các thuộc tính trên đây, chúng tôi cho rằng trong 159 vần tiếng Việt có 81 vần thuộc tiểu hệ thống vần tâm. Đó là các vần sau đây:
1. i/y 16. anh 32. ao 47. ăp 62. ôi 76. ôc 2. ê 17. ep 33. au 48. ương 63. oi 77. oc 3. e 18. it 34. ơi 49. âp 64. uôi 78. uôc 4. ia 19. êt 35. ây 50. ât 65. um 79. oa 5. iu 20. et 36. ai 51. at 66. ôm 80. oe 6. êu 21. iêt 37. ay 52. ăc 67. om 81. oan 7. eo 22. ich 38. âm 53. ưc 68. un
8. iêu 23. êch 39. ăm 54. ac 69. ân 9. êm 24. ach 40. am 55. ăt 69. on 10. em 25. ec 41. ơn 56. ươc 70. uôn 11. iêm 26. ư 42. ân 57. u 71. ông 12. in 27. ơ 43. an 58. ô 72. ong 13. ên 28. a 44. ưng 59. o 73. ut 14. en 29. ưa 45. ap 60. ua 74. ôt 15. iên 30. âu 46. oan 61. ui 75. ot
81 vần trên thoả mãn các thuộc tính của tiểu hệ vần tâm. Đối chiếu các thuộc tính đó với một số vần cụ thể, chẳng hạn, vần an có khả năng kết hợp được với 23 âm đầu (cùng với thanh điệu) để tạo ra các hình tiết thực; số hình tiết thực tạo thành trong sự kết hợp với thanh điệu lên tới 93 hình tiết (tính trung bình mỗi kết hợp vần với âm đầu có khả năng sản sinh hình tiết thực trong kết hợp với hơn 4 thanh điệu). Các hình tiết được tạo thành có khả năng tạo thành từ đơn (tiết) kiểu như:
án, ban, bàn, bạn, phát, phạt, tan, tàn, tản, tán, than, nan, đàn, đạn, chan, chán, ngán, màn, vạn, ván, hạn, khan, khản, gan, can, càn, cán, cản, cạn,... Vần an còn tồn tại với tư cách là yếu tố có nghĩa trong các từ láy, từ ghép kiểu như: an (an ủi),
ban (ban phát), than, vãn (than vãn), khan (khan hiếm), tan (tan rã), nan (nan giải),...
- Tiểu hệ thống vần tâm có những thuộc tính sau đây: 1/ Các vần thuộc hệ tâm là những vần hầu hết không có âm đệm. Trong 159 vần tiếng Việt, vần tâm chiếm gần 50,94% nhưng so với 113 vần không có âm đệm thì tỉ lệ vần tâm còn cao hơn. 2/ Hầu hết các vần mở (kết thúc không có âm cuối) đều thuộc tiểu hệ thống vần tâm. 3/ Về loại vần nửa mở (kết thúc bằng hai bán âm -w và -j), tiếng Việt có 18 vần thuộc loại vần này; trong số đó, vần tâm chiếm 14 vần, gần 78%. Như vậy, vần tâm ưa thích sử dụng các loại vần thuộc âm tiết mở, nửa mở không có âm đệm. 4/ Từ số liệu thực tế cho thấy, vần tâm ưa sử dụng các âm cuối (kết vần) có bộ vị đầu lưỡi- răng, gốc lưỡi- ngạc hơn là bộ vị môi- môi. Các vần có kết vần là các phụ âm -t, -n có tần số sử dụng cao nhất để tạo lập kí hiệu đơn tiết. 5/ Xét nguyên âm đỉnh vần trong các vần tâm, chúng tôi thấy vần tâm thường sử dụng các nguyên âm hàng sau- không tròn môi hơn là các nguyên âm hàng sau- tròn môi và các nguyên âm hàng trước (không tròn môi).
d. Trên đây chúng tôi đã tách được từ 159 vần tiếng Việt thành 48 vần thuộc tiểu hệ biên và 81 vần thuộc tiểu hệ vần tâm. Số còn lại gồm 30 vần mang những đặc điểm không thuần nhất, tương đối phức tạp. Có thể coi những vần ấy là hiện tượng trung gian giữa hai tiểu hệ thống tâm và biên, nghĩa là chúng vừa có những thuộc tính của hệ tâm, vừa mang những thuộc tính hệ biên. Chúng tôi xếp 15 vần sau đây thuộc cận biên:
1. iêp 4. ươm 7. ươt 10. uôi 13. oet 2. iêc 5. uâng 8. uât 11. uân 14. ip 3. ưu 6. ơp 9. uôt 12. ươn 15. oanh và 15 vần sau đây thuộc cận tâm:
1. uôn 5. oan 9. êt 13. uông 2. uyên 6. oang 10. oa 14. up 3. uôi 7. ươi 11. ăp 15. ôp
4. oai 8. im 12. om
Tóm lại, nếu quan niệm vần tiếng Việt là một hệ thống gồm một tập hợp các đơn vị thì từ các đơn vị ấy ta có thể phát hiện ra các đặc điểm, thuộc tính khác nhau. Có những đặc điểm, thuộc tính có mặt trong tất cả các đơn vị vần; ngược lại, có những đặc điểm, thuộc tính nào đó chỉ xuất hiện trong nhóm vần này mà không xuất hiện trong nhóm vần kia. Những thuộc tính có mặt trong tất cả các vần gọi là thuộc tính (hay đặc trưng) tương hợp và nhờ đặc trưng tương hợp mà chúng ta xác định được hệ thống vần tiếng Việt (loại bỏ những yếu tố không nằm trong phạm vi hệ thống này). Những thuộc tính chỉ xuất hiện trong nhóm vần này mà không xuất hiện trong nhóm vần kia được gọi là những đặc trưng tách biệt. Chính nhờ đặc trưng tách biệt mà ta có cơ sở để phân chia tập hợp các đơn vị vần thành hai tiểu hệ thống tâm và biên: những vần mang thuộc tính của hệ tâm được xếp vào tiểu hệ thống vần tâm, những vần mang thuộc tính của hệ biên được xếp vào tiểu hệ thống