Cứ liệu thống kê

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 26 - 34)

6. Bố cuc của luận văn

2.2.2.2.Cứ liệu thống kê

a. Các vần mở

i 117 ư 57 u 90 uy 27 ia 41 ưa 62 ua 38 uya 2 ê 81 ơ 98 ô 82 uê 9 uơ 3 e 144 a 120 o 90 oe 40 oa 31

Có 18 vần mở có mặt trong 1106 từ đơn tiết, chiếm gần 21,9% so với tổng số 5062 từ đơn tiếng Việt, có 28 vần nửa mở tham gia cấu tạo từ đơn tiếng Việt, các vần nửa khép có mặt trong 2912 từ đơn tiết và vần khép có mặt trong 1165 từ đơn tiết.

- Nhận xét

Nhìn vào bảng vần mở thì các từ đơn chứa vần mở là nguyên âm hàng trước (không tròn môi) có số lượng lớn nhất là 583 từ. Trong khi đó, số lượng từ đơn chứa vần mở là nguyên âm hàng sau - không tròn môi ít tham gia vào cấu tạo từ đơn là một phần vì các vần này không có vần chứa âm đệm. Trong nội bộ từng hàng, ta có thể thấy thuộc hàng trước (không tròn môi) vần có tần số xuất hiện vào loại nhiều nhất là i (117 từ), tiếp theo là vần e (144 từ), ít nhất là vần uya (2 từ); hàng sau không tròn môi: vần có tần số xuất hiện nhiều nhất là a (120 từ), tiếp sau

ơ (98 từ), ít nhất là (7 từ). Còn hàng sau tròn môi, vần có tần số xuất hiện nhiều nhất là o (111 từ), tiếp theo là u và ô (90 từ), ít nhất là ư (38 từ).

Các vần mở là nguyên âm chuyển sắc (nguyên âm đôi), ia, ưa, ua tỏ ra hạn chế hơn so với các vần là nguyên âm thuần sắc cùng dòng.

Một phương diện khác là, trong 3 độ nâng của lưỡi: cao - vừa - thấp thì các độ nâng thấp thì có khả năng xuất hiện trong từ đơn tiết nhiều hơn so với các độ nâng khác. (Độ nâng thấp vần e: 144 từ, vần a: 120 từ, vần o: 90 từ hoặc cùng một độ nâng thấp như a - e - o thì độ nâng thấp nhất là a: với 120 từ, độ nâng thấp hơn là

e: 144 từ và o: 90 từ.

i u ơ

e o

Từ số liệu trên ta có thể hình dung một khung các vần ở vị trí tiêu điểm như sau:

Khung các vần có tần suất cao trong các từ đơn tiết tiếng Việt, dễ dàng liên hệ được với mô hình các nguyên âm có tần số sử dụng cao và có mặt hầu hết ở các ngôn ngữ

i u

a

Ngoài ra, trong 18 vần mở thì 3 vần nguyên âm chuyển sắc có khả năng xuất hiện ở các từ đơn tiết hạn chế hơn so với các nguyên âm thuần sắc khác ở phía trước và phía sau cùng một dòng.

b. Các vần nửa mở - Bảng vần nửa mở

36 uyu

iêu 47

ươu 5 ươi 29 uôi 30

âu 80 ây 108 uây 11

êu 30 ơu 1 ơi 68 ôi 95 uêu 1 au 37 ay 103 uau 2 oay 18 eo 77 ao 97 ai 161 oi 87 oao 2 oai 46 246 309 548 297 - Nhận xét

Theo thống kê trong Từ điển vần của Hoàng Phê [34] thì hệ thống vần nửa mở chỉ có 27 vần, nhưng nếu dựa vào chữ Quốc ngữ và cách phát âm địa phương thì hệ thống vần nửa mở lại xuất hiện thêm vần "ơu" tạo nên vần thứ 28.

Trong số 1092 từ đơn tiết được cấu tạo bởi các vần nửa mở thì các vần nửa mở kết thúc bằng bán âm -j, có số lượng là 620 chiếm gần bằng 58,7% tổng số các từ đơn tiết nửa mở kết thúc bằng bán âm -w có số lượng từ là 472 từ, chiếm gần bằng 41,3% còn lại.

Xét từ phía đỉnh vần, chúng tôi thấy rằng các vần nửa mở có đỉnh vần là nguyên âm hàng sau - không tròn môi tham gia cấu tạo từ đơn tiết có số lượng lớn nhất là 576 từ, trong khi đó các vần nửa mở có đỉnh vần là nguyên âm hàng sau - tròn môi là 252 từ.

Điều này có thể được giải thích bởi luật phân bố ngữ âm trong tiếng Việt: các nguyên âm đỉnh vần hàng sau - không tròn môi có thể kết hợp được với 2 bán âm /-j/ và /-w/ làm kết vần, trong khi đó đỉnh vần là các nguyên âm hàng sau - tròn môi thì không kết hợp được với kết vần là bán âm /-w/.

Nếu xét theo các độ nâng của nguyên âm đỉnh vần thì các số từ đơn tiết có mặt trong các vần được tăng theo thứ tự: Các vần ở độ nâng cao (iu, iêu, ươu, ui, uôi), tiếp đến là các vần ở độ nâng vừa (êu, âu, uơ, ây, ơi, ôi) và cuối cùng là độ nâng thấp (eo. ao, ay, ai, oi).

Mặt khác, từ phía đỉnh vần, các nhóm vần tăng theo thứ tự như sau: các vần hàng sau - tròn môi, các vần hàng trước - không tròn môi và cao nhất là các vần hàng sau - không tròn môi.

Như vậy, qua số liệu thống kê hệ thống vần nửa mở gồm 28 vần xuất hiện trong 1092 từ đơn tiết, chiếm một số lượng lớn trong tổng số từ đơn tiết tiếng Việt ( 21,5%).

Điều này chứng tỏ, vần nửa mở có tần số xuất hiện khá cao trong việc cấu tạo các đơn vị đơn tiết tiếng Việt.

c. Các vần nửa khép (khép - tắc- mũi) - Bảng vần nửa khép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

im 35 ưm 1 um 65

iêm 41 ươm 20 uôm 15

âm 108

êm 18 ơm 49 ôm 44

ăm 82

oăm 6

em 41 am 76 om 71

in 46 ưm 1 un 61

uyn 2

iên 110 ươn 26 uôn 26

ân 126

uân 27

ên 45 ơn 76 ôn 75

ăn 97

oăn 15

en 71 an 135 on 64

oen 17 oan 39

inh 92 ưng 76 ung 98

uynh 9

iêng 43 ương 80 uông 39

ênh 62 âng 20 ông 93

uênh 8 uâng 3

anh 115 ăng 96 ong 101

oanh 19 oăng 12

eng 18 ang 144 oong 10

oang 40

- Nhận xét

Hệ thống vần nửa khép gồm 56 vần tham gia cấu tạo 2155 từ đơn tiết tiếng Việt chiếm 42,5% tổng số từ đơn tiết mà chúng tôi thu thập được từ Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê. Trong vần nửa khép, các kết vần là phụ âm m, n, nh, ng, trong đó, kết thúc bằng -m là 421 từ, kết thúc bằng -n là 642 từ, kết thúc bằng -nh là 179 từ, kết thúc bằng -ng là 539 từ. Như vậy, cách kết thúc bằng âm cuối -n cho ta tần số cao nhất, còn thấp nhất là -nh, chỉ có trong 179 từ.

Nếu ta xem xét số liệu thống kê sẽ thấy một số vần có tần số xuất hiện thấp như vần ưm chỉ xuất hiện trong một từ là hừm và vần ưn chỉ xuất hiện trong một từ đó là chưn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các vần nửa khép có đỉnh vần là nguyên âm hàng sau - không tròn môi có mặt trong 1212 từ đơn tiết; đỉnh vần là nguyên hàng trước - không tròn môi là 476 từ; đỉnh vần là nguyên âm hàng sau - tròn môi có trong 647 từ. Các số liệu chứng tỏ, các vần có đỉnh vần là nguyên âm hàng sau - không tròn môi có tần số xuất hiện cao nhất, còn các vần có đỉnh vần là nguyên âm hàng trước - không tròn môi và nguyên âm hàng sau - tròn môi có tỉ lệ gần tương đương nhau.

Như vậy, nếu so sánh hệ thống vần nửa khép với vần mở và vần nửa mở ta sẽ nhận thấy hệ thống vần nửa khép có khả năng tham gia vào các từ đơn tiết nhiều hơn cả vần mở, vần nửa mở. Cụ thể:

+ Vần mở: 1106 từ. + Vần nửa mở: 1092 từ. + Vần nửa khép: 2155 từ.

Như vậy, vần nửa khép có khả năng tham gia cấu tạo các từ đơn tiết nhiều hơn so với các vần mở và vần nửa mở.

d. Các vần khép (khép- tắc-miệng) - Bảng vần khép

ip 15 (ưp) up 25

uyp 1

iêp 14 ươp 56 (uôp)

âp 34

êp 13 ơp 16 ôp 18

ăp 21

uăp 2

uep 1 oap 1

it 34 ưt 16 ut 28

uyt 7

iêt 23 ươt 17 uôt 13

uyêt 14

ât 31

uât 8

êt 22 ơt 19 ôt 26

uêt 1 ăt 31 oăt 7 et 28 at 39 ot 31 ich 27 ưc 29 uc 35 uych 4

iêc 13 ươc 21 uôc 15

êch 24 âc 9 ôc 33

uêch 9

(êc) (ơc) (ôô)

ach 31 ăc 27 oc 18 oach 6 oăc 2 ec 7 ac 29 (ooc) oac 7 322 441 259 - Nhận xét

Vần khép có mặt trong 709 từ đơn tiết, chiếm gần 14,1% tổng số vần tiếng Việt.

Nhìn vào bảng thống kê vần khép, các chỉ số cho thấy vần khép có nguyên âm hàng sau - không tròn môi có mặt trong nhiều từ đơn tiết nhất 56 từ, trong khi đó, các vần khép có đỉnh vần là nguyên âm hàng trước có trong 39 từ, đỉnh vần là nguyên âm hàng sau - tròn môi có trong 33 từ.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, vần khép có nguyên âm đỉnh vần hàng sau - không tròn môi kết thúc bằng -t là các vần có tần số xuất hiện nhiều nhất trong cấu tạo từ đơn tiết.

Nếu xét khả năng tham gia cấu tạo từ đơn tiết của các vần khép, xét từ kết vần -p, -t, -ch, -c thì cũng cho kết quả cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kết vần bằng -p (môi - môi) có 14 từ. + Kết vần bằng -ch ( mặt lưỡi - giữa) có 4từ. + Kết vần bằng -c (cuối lưỡi) có 13 từ

Trong khi đó, kết vần -t có trong 520 từ đơn tiết.

Nếu xét từ phía đỉnh vần thì vần khép có nguy ên âm đỉnh vần hàng sau - không tròn môi và vần khép có nguyên âm đỉnh vần là hàng trước - không tròn môi có số lượng tương đương nhau (14 vần) và cũng ít hơn so với hàng sau- tròn môi (17 vần).

Vần khép có tần số tham gia nhiều nhất vào các từ đơn tiết tiếng Việt là các vần ac xuất hiện trong 29 từ, vần khép có tần số tham gia ít nhất là vần ooc chỉ với 5 từ (coóc, moóc, phooc, soóc, coọc).

- Sở dĩ, vần khép chiếm một tỷ lệ phần trăm thấp so với với các tiểu hệ thống vì các vần khép chỉ kết hợp được 2 thanh điệu là thanh sắc (') và thanh nặng (.) mà không kết hợp được với các thanh khác. Điều này kéo theo sự hạn chế khi các vần khép tham gia cấu tạo các từ đơn (âm tiết) cụ thể. Do đó, số lượng ký hiệu đơn tiết dĩ nhiên cũng bị giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 26 - 34)