Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vần thơ Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 80)

6. Bố cuc của luận văn

3.2.1.Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vần thơ Việt Nam

Trong thơ, vần là yếu tố hết sức quan trọng nhưng việc nghiên cứu vần thơ lại chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, trong các công trình lí luận văn học, trong một số cuốn sách có phần thi pháp, đây đó vần cũng đã được nhắc đến. Có thể kể ra một số công trình của các tác giả bàn về vần thơ, định nghĩa vần thơ, chỉ ra vai trò của vần thơ: Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (1950), Mấy vấn đề nguyên lí văn học của nguyễn Lương Ngọc (1962), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại của Bùi văn Nguyên và Hà Minh Đức (1971), Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh (2001),... Đặc biệt, trong vài mươi năm gần đây, đã có một số công trình bàn về thơ, một số bài báo đã nghiên cứu sâu về vần thơ Việt Nam. Trong lịch sử nghiên cứu vần thơ, cùng với việc định nghĩa vần thơ còn có nhiều công trình bàn về các mặt khác nhau của hiện tương vần trong thơ. Có lẽ, đến thời điểm này, công trình của tác giả Mai Ngọc Chừ bàn về vần thơ Việt Nam là đầy đủ hơn cả. Với chuyên luận Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, tác giả đã khảo sát vần thơ về phương diện ngôn ngữ học, bao gồm chức năng, đơn vị hiệp vần, vai trò và quy luật phân bố của các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong các vần thơ, các loại vần thơ,... Theo tác giả, vần thơ của bất cứ dân tộc nào cũng có quan hệ khăng khít với ngôn ngữ của dân tộc đó với tư cách là chất liệu.

3.2.2. Chức năng của vần trong thơ 3.2.2.1. Chức năng tổ chức của vần 3.2.2.1. Chức năng tổ chức của vần

Là một đơn vị hoà âm, vần trước hết có chức năng tổ chức (cấu tạo). Trong thơ, vần là chiếc cầu bắc qua các dòng thơ, câu thơ, gắn nối chúng lại với nhau thành từng khổ, từng đoạn, từng bài hoàn chỉnh. Hai dòng của một cặp lục bát chẳng hạn,

luôn luôn bện xoắn vào nhau thành một chỉnh thể bền vững trước hết là nhờ hai âm tiết hiệp vần, bắt vần với nhau. Ví dụ:

(1) Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (Ca dao) (2) Dù cho trăm thứ bùa

Vẫn không bằng được nhà quê chúng mình (Đông Đức Bốn)

Ở các câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có vần, với chức năng tổ chức, vần như sợi dây ràng buộc các câu thơ (dòng thơ) lại với nhau, do đó, giúp cho đọc được thuận miệng, nghe được thuận tai và làm cho người đọc, người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Điều đó giải thích tại sao bao nhiêu thế hệ người Việt Nam trước đây tuy không biết chữ nhưng có thể thuộc hàng trăm bài ca dao để hát ru, thuộc lòng hàng nghìn câu thơ Truyện Kiều để ngâm đọc cho nhau nghe. Nói theo cách của ngôn ngữ học văn bản, vần có chức năng liên kết văn bản và là một trong những phương thức liên kết văn bản chủ yếu của tác phảm thơ ca. Vì lẽ đó, Mayakovxkiy đã viết: Không có vần câu thơ sẽ tan ra; Vần làm cho ta quay trở lại dòng trước, bắt ta nhớ lại nó, bắt tất cả các dòng vốn trình bày một tư tưởng gắn lại với nhau /Dẫn theo Mai ngọc Chừ, 3. 27/.

Chức năng tổ chức, chức năng liên kết văn bản của vần được thể hiện rõ nhất ở những bài thơ truyền thống vốn có các khổ theo một mô hình cố định. Ở đây, vần thể hiện rõ vai trò tổ chức khổ thơ tức là liên kết các dòng thơ (câu thơ) riêng biệt lại thành một khổ. Trong thơ ca truyền thống Việt Nam, ta hay bắt gặp một khổ gồm bốn dòng. Các dòng này có thể liên kết với nhau bởi một hoặc hai vần theo những cách thức khác nhau: a a...a, abab, aabb,... Ví dụ:

Ai viết tên em thành liệt sĩ? (a)

Bên những hàng bia trắng giữa đồng (b) Nhớ nhau anh gọi em: Đồng chí (a)

Một tấm lòng trong vạn tấm lòng (b) (Núi đôi - Vũ Cao)

Trong những bài thơ hiện đại, như thơ tự do vốn không có cấu trúc khổ cố định như thơ truyền thống, mới nhìn qua ta có thể nghĩ rằng vần chẳng có vai trò gì nhiều lắm trong vai trò tổ chức. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Ở những bài thơ như thế, do không có cấu trúc khổ chặt chẽ, do số lượng âm tiết (tiếng) ở mỗi dòng thơ khác nhau cho nên chức năng tổ chức, chức năng liên kết các dòng thành đoạn, các đoạn thành bài lại hết sức quan trọng. Trong trường hợp này, nếu vần vắng mặt sẽ có cảm giác các câu thơ trở nên rời rạc. Nếu như, ở thơ có khổ, sợi dây vần được

phân cắt đều đặn làm nhiều khổ ngắn thì ở những bài thơ tự do, sợi dây đó cứ kéo dài mãi. Vì vậy, đối với những trường hợp như thế, có thể nói, về chức năng tổ chức đoạn thơ, bài thơ của vần. Chẳng hạn:

Trên đường Ta đi đánh giặc Dù về Nam Hay ta lên Bắcđâu Cũng gặp Những ngọ đèn dầu Chong mắt

Đêm thâu (Ngọn đèn đứng gác - Chính Hữu)

Đoạn thơ trên của Chính Hữu, nếu không có các âm tiết hiệp vần giặc / bắc / gặp / mắtđâu / dầu / thâu thì đoạn thơ sẽ rời rạc ngay. Một điểm khác biệt nữa trong việc sử dụng vần giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại (thơ tự do) là ở chỗ: ở thơ có khổ, các âm tiết hiệp vần với nhau thường ở gần nhau; trái lại, ở thơ tự do, nhiều khi, các âm tiết tham gia hiệp vần ở những dòng khá xa nhau. Chính điều này đã làm cho các dòng thơ liên hệ với nhau chặt chẽ hơn, do đó, cấu trúc của bài thơ cũng trở nên chặt chẽ hơn. Ví dụ:

Xuân hãy xem! Cuộc diễu binh hùng

Tất cả hành quân Tất cả thành chiến

Hiện đại thô

Của ngày xưa và của bây giờ

Với cách mạng đều là vũ khí (Chào xuân 67 - Tố Hữu)

Cách lí giải trên đây cho phép ta khẳng định rằng ở thơ tự do, không phải vần không có tầm quan trọng đáng kể. Có lẽ, từ thực tế này mà nhà phê bình V.Jirmunxkiy viết: Cấu trúc âm luật của bài thơ càng tự do bao nhiêu thì sự có mặt của vần như một phương thức tổ chức âm luật càng quan trọng bấy nhiêu /Dẫn theo Mai Ngọc Chừ, 3,34-35/.

Chức năng tổ chức, liên kết của vần được thể hiện không chỉ ở thơ ca mà còn ở cả trong thành ngữ, tục ngữ, cách ngôn vốn chỉ tồn tại dưới dạng một dòng thường được phân làm hai nửa (hai vế tương đương) ngăn cách với nhau bởi một chỗ ngừng và chính vần đảm nhiệm chức năng liên kết hai nửa ấy thành một dòng, một cấu trúc hoàn chỉnh (điều này đã được phân tích ở phần trên).

3.2.2.2. Chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp và mối quan hệ vần - nhịp

Cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm, một định nghĩa phổ quát về nhịp nói chung, nhịp thơ nói riêng. Dĩ nhiên, có thể hiểu nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cách quảng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt của những đơn vị văn bản như dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ. Về việc phân loại nhịp, có thể theo quan niệm của Goncharov là chia ra thành hai kiểu nhịp: ngừng nhịp ở cuối dòng và ngừng nhịp ở trong dòng thơ. Sự ngừng nhịp ở cuối dòng thơ là hiển nhiên, bao giờ cũng tồn tại ngay cả khi dòng thơ chưa phải là một câu hoàn chỉnh, tức là có hiện tượng vắt dòng. Còn sự ngừng nhịp trong dòng thơ phụ thuộc vào nội dung ý nghĩa, vào cấu tạo ngữ pháp. Vì vậy, một dòng thơ 6 âm tiết nhưng có thể được ngắt nhịp theo nhiều cách khác nhau.

Nhịp và vần tuy là hai hiện tương khác nhau nhưng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau. Như đã biết, đặc trưng nổi bật của ngôn từ thi ca, xét từ góc độ ngôn ngữ văn học, là ở sự tổ chức âm thanh một cách hài hoà và có quy luật của chúng. Vì vậy, trên quan điểm ngôn ngữ học, một ngôn từ thi ca được phân biệt với ngôn từ văn xuôi trước hết là ở chỗ, nếu như trong ngôn từ văn xuôi, các đơn vị ngôn từ xuất hiện một cách tự nhiên, liền mạch và xuôi chiều thì trong ngôn từ thi ca, chúng được tổ chức thành những vế tương đương, chiếu ứng lên nhau theo những đơn vị nhất định. Một vế tương đương nhỏ nhất (ngắn nhất) được gọi là một nhịp, lớn hơn là dòng, lớn hơn nữa có thể là khổ, là đoạn. Giữa các vế tương đương như thế thường có sự liên kết và chiếu ứng với nhau về mặt âm thanh. Một trong những phương tiện liên kết các vế tương đương trong ngôn từ thi ca chính là vần. Cho nên, có thể nói rằng sự ngắt nhịp là tiền đề của hiện tượng hiệp vần, nâng cao hiệu quả hoà âm. Từ một phía, nhịp là tiền đề của vần nhưng từ một phía khác, chính vần cũng có tác động trở lại nhịp. Sự tác động này biểu hiện ở chỗ nhịp khi có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng, chỗ ngắt trở nên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn. Hay nói cách khác, trong nhiều trường hợp, vần có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp.

Trước hết, đó là sự ngừng nhịp ở cuối dòng thơ và gắn liền với nó là vai trò của loại vần chân. Có thể nói một cách không quá đáng rằng tất cả các vần chân đều có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp ở cuối dòng thơ. Chẳng hạn, vần chân trong các câu thơ sau đây thực hiện sự ngừng nhịp khá rõ:

Sáng nay / tiếng chim thanh / Trong gió xanh /

Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình / (Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ)

Tác dụng nhấn mạnh sự ngừng nhịp của vần, thậm chí có hiệu lực đến mức, giả dụ những dòng thơ có vần chân của một khổ nào đó không được viết rời ra theo thông lệ mà lại viết gần nhau như văn xuôi thì sự tồn tại của vần vẫn nhắc người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đọc phải ngừng giọng, phải ngắt nhịp sau các vần đó. Chính hiệu quả ngữ âm do vần tạo nên, trong một số trường hợp, đã làm cho chỗ ngừng sau âm tiết hiệp vần còn dễ nhận thấy rõ hơn chỗ ngừng ngữ điệu - cú pháp. Vậy là, vần không chỉ có chức năng tổ chức, liên kết các dòng thơ lại với nhau thành khổ, thành đoạn mà còn có chức năng phân cách ranh giới giữa các dòng thơ, nhấn mạnh nhịp. Nói cách khác, vần là một tín hiệu báo rằng đấy là điểm cuối cùng, điểm ngừng, chỗ ngắt nhịp của dòng thơ.

Việc ngắt nhịp trong dòng thơ cũng xuất phát từ vần, bị chế định bởi vần. Chẳng hạn, nhịp 4 / 4 của câu tám trong cặp sáu tám sau đây là do vần thơ quy định : Việt Nam độc lập đồng minh

Có bản chương trình / đánh Nhật đánh Tây (Hồ Chí Minh)

Hay hai câu thơ của Xuân Diệu Em sự lắm, / giá băng tràn mọi nẻo // Trời đầy trăng lạnh lẽo / buốt xương da, ta thấy, nhịp 3 / 5 ở câu 1 là nhịp ngữ pháp, còn nhịp 5 / 3 ở câu 2 là do vần quy định.

3.2.2.3. Sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của vần

Trong một dòng thơ (câu thơ), âm tiết mang vần luôn luôn được nêu bật hẳn lên so với các âm tiết khác. Về ngữ âm, âm tiết mang vần bao giờ cũng được nhấn mạnh. Nó được tách khỏi các âm tiết khác trong dòng thơ như một tiêu điểm. Người đọc thơ hay ngâm thơ, người thưởng thức thơ hay chú ý đến những âm tiết mang vần. Do vị trí đặc biệt như thế, vần thơ không chỉ là hiện tượng hoà âm mà trong nhiều trường hợp, nhà thơ gửi gắm trong vần thơ những nét nghĩa sâu kín. Thế là, nhà thơ đã dùng vần thơ để tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa cho câu thơ, bài thơ. Chẳng hạn, vần eo trong đoạn đầu bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu và trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến là có tính biểu trưng ngữ nghĩa khác nhau. Trong đoạn thơ mở đầu Tiếng hát sông Hương, sự tồn tại bốn âm tiết mang vần eo (chèo, veo, veo chèo) làm ta thấy rõ hơn cuộc sống lẻ loi, đơn chiếc, buồn tẻ, quẩn quanh như những mái chèo khua nước lặp đi lặp lại của người con gái

giang hồ dưới chế độ cũ. Còn năm âm tiết mang vần eo trong Thu điếu (veo, teo, vèo, teo, bèo) cho ta cảm giác các sự vật được nói đến trong bài thơ như thu gọn lại, nhỏ nhoi, mơ hồ thể hiện một mảnh tâm trạng của nhà thơ cô đơn.

Do những tiếng mang vần thường được đọc nhấn mạnh nên các nhà thơ thường đặt những tiếng chứa lượng thông tin cao vào vị trí của vần để làm cho ý nghĩa được hiện lên rõ hơn trong cảm thức người đọc, người nghe. Chẳng hạn, trong bài thơ Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

Vần u trong các âm tiết thu, phu, phụ, với nguyên âm /u/ trầm, tối phù hợp với tâm trạng buồn rầu của người cô phụ lãng mạn. Cái âm hưởng trầm tối của khổ thơ là do vần đem lại, gia tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa cho khổ thơ. Như vậy, các nhà thơ đã vận dụng vần thơ như vận dụng toàn bộ tài sản ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả thông tin thẩm mĩ cho tác phẩm của mình.

3.3. Tiểu kết

Bên cạnh các đơn vị ngữ âm cơ bản là âm đầu và thanh điệu, hệ thống vần tiếng Việt thực hiện chức năng là phương tiện liên kết có hiệu quả các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ trong thành ngữ, tục ngữ và trong thơ. Thực hiện chức năng liên kết, vần đã phát huy cao độ vai trò gắn kết của mình đối với các đơn vị ngôn từ được xây dựng từ một số lượng lớn các thành tố.

Trong hoạt động hành chức của mình, hệ thống vần tiếng Việt và các tiểu loại của nó đã thể hiện những mức độ khác nhau về tính tích cực, về năng lực hoạt động. Dù là hoạt động liên kết các thành tố trong thành ngữ, tục ngữ hay trong thi ca thì những mức độ khác nhau về tính tích cực hay năng lực hoạt động của từng loại vần cũng được thể hiện ra với những kết quả thống nhất. Sự khác nhau này,

được sắp xếp theo mức độ từ cao đến thấp, từ mạnh đến yếu là: 1/ các vần mở, 2/ các vần nửa mở và nửa khép, 3/ các vần khép.

Trong ngôn từ thi ca, vần tiếng Việt ngoài chức năng liên kết còn có chức năng tổ chức nhịp, có tính biểu trưng ngữ nghĩa cho câu thơ, bài thơ, tức chức năng mĩ cảm.

KẾT LUẬN

1. Cùng với âm đầu và thanh điệu, vần là đơn vị ngữ âm cơ bản, đơn vị cấu thành âm tiết tiếng Việt. Vì những mục đích thực tiễn và yêu cầu đặt chữ, trong cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu đã xác lập những đơn vị nhỏ hơn (gồm âm đệm, âm chính, âm cuối), tương đương với âm đầu. Tuy nhiên, xét về mặt lí thuyết cùng với một số khía cạnh thực tiễn khác (học vần, nói lái, chơi chữ, hiệp vần thơ,...), phần vần phải được nhìn nhận như một thực thể ngữ âm hiển nhiên, đơn vị ngữ âm cơ bản song hành với âm đầu (và thanh điệu). Do đó, hệ thống vần tiếng Việt phải được xem xét và miêu tả một cách toàn diện cả đồng đại và lịch đại. Luận văn đã xác lập hệ thống vần tiếng Việt hiện đại gồm 159 đơn vị. Theo đó, mỗi đơn vị vần được miêu tả từ hai phía: từ phía đỉnh vần và từ phía kết vần. Sự phân biệt các vần trong hệ thống theo cách kết vần cho ta 4 loại vần, làm thành 4 tiểu hệ thống: vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép và vần khép. Bốn tiểu hệ thống trên lại có thể hình dung theo hai hệ thống là hệ thống vần đơn (bao gồm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 80)