6. Bố cuc của luận văn
3.2.2.3. Sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của vần trong thơ
Trong một dòng thơ (câu thơ), âm tiết mang vần luôn luôn được nêu bật hẳn lên so với các âm tiết khác. Về ngữ âm, âm tiết mang vần bao giờ cũng được nhấn mạnh. Nó được tách khỏi các âm tiết khác trong dòng thơ như một tiêu điểm. Người đọc thơ hay ngâm thơ, người thưởng thức thơ hay chú ý đến những âm tiết mang vần. Do vị trí đặc biệt như thế, vần thơ không chỉ là hiện tượng hoà âm mà trong nhiều trường hợp, nhà thơ gửi gắm trong vần thơ những nét nghĩa sâu kín. Thế là, nhà thơ đã dùng vần thơ để tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa cho câu thơ, bài thơ. Chẳng hạn, vần eo trong đoạn đầu bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu và trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến là có tính biểu trưng ngữ nghĩa khác nhau. Trong đoạn thơ mở đầu Tiếng hát sông Hương, sự tồn tại bốn âm tiết mang vần eo (chèo, veo, veo chèo) làm ta thấy rõ hơn cuộc sống lẻ loi, đơn chiếc, buồn tẻ, quẩn quanh như những mái chèo khua nước lặp đi lặp lại của người con gái
giang hồ dưới chế độ cũ. Còn năm âm tiết mang vần eo trong Thu điếu (veo, teo, vèo, teo, bèo) cho ta cảm giác các sự vật được nói đến trong bài thơ như thu gọn lại, nhỏ nhoi, mơ hồ thể hiện một mảnh tâm trạng của nhà thơ cô đơn.
Do những tiếng mang vần thường được đọc nhấn mạnh nên các nhà thơ thường đặt những tiếng chứa lượng thông tin cao vào vị trí của vần để làm cho ý nghĩa được hiện lên rõ hơn trong cảm thức người đọc, người nghe. Chẳng hạn, trong bài thơ Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
Vần u trong các âm tiết thu, phu, phụ, với nguyên âm /u/ trầm, tối phù hợp với tâm trạng buồn rầu của người cô phụ lãng mạn. Cái âm hưởng trầm tối của khổ thơ là do vần đem lại, gia tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa cho khổ thơ. Như vậy, các nhà thơ đã vận dụng vần thơ như vận dụng toàn bộ tài sản ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả thông tin thẩm mĩ cho tác phẩm của mình.
3.3. Tiểu kết
Bên cạnh các đơn vị ngữ âm cơ bản là âm đầu và thanh điệu, hệ thống vần tiếng Việt thực hiện chức năng là phương tiện liên kết có hiệu quả các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ trong thành ngữ, tục ngữ và trong thơ. Thực hiện chức năng liên kết, vần đã phát huy cao độ vai trò gắn kết của mình đối với các đơn vị ngôn từ được xây dựng từ một số lượng lớn các thành tố.
Trong hoạt động hành chức của mình, hệ thống vần tiếng Việt và các tiểu loại của nó đã thể hiện những mức độ khác nhau về tính tích cực, về năng lực hoạt động. Dù là hoạt động liên kết các thành tố trong thành ngữ, tục ngữ hay trong thi ca thì những mức độ khác nhau về tính tích cực hay năng lực hoạt động của từng loại vần cũng được thể hiện ra với những kết quả thống nhất. Sự khác nhau này,
được sắp xếp theo mức độ từ cao đến thấp, từ mạnh đến yếu là: 1/ các vần mở, 2/ các vần nửa mở và nửa khép, 3/ các vần khép.
Trong ngôn từ thi ca, vần tiếng Việt ngoài chức năng liên kết còn có chức năng tổ chức nhịp, có tính biểu trưng ngữ nghĩa cho câu thơ, bài thơ, tức chức năng mĩ cảm.
KẾT LUẬN
1. Cùng với âm đầu và thanh điệu, vần là đơn vị ngữ âm cơ bản, đơn vị cấu thành âm tiết tiếng Việt. Vì những mục đích thực tiễn và yêu cầu đặt chữ, trong cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu đã xác lập những đơn vị nhỏ hơn (gồm âm đệm, âm chính, âm cuối), tương đương với âm đầu. Tuy nhiên, xét về mặt lí thuyết cùng với một số khía cạnh thực tiễn khác (học vần, nói lái, chơi chữ, hiệp vần thơ,...), phần vần phải được nhìn nhận như một thực thể ngữ âm hiển nhiên, đơn vị ngữ âm cơ bản song hành với âm đầu (và thanh điệu). Do đó, hệ thống vần tiếng Việt phải được xem xét và miêu tả một cách toàn diện cả đồng đại và lịch đại. Luận văn đã xác lập hệ thống vần tiếng Việt hiện đại gồm 159 đơn vị. Theo đó, mỗi đơn vị vần được miêu tả từ hai phía: từ phía đỉnh vần và từ phía kết vần. Sự phân biệt các vần trong hệ thống theo cách kết vần cho ta 4 loại vần, làm thành 4 tiểu hệ thống: vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép và vần khép. Bốn tiểu hệ thống trên lại có thể hình dung theo hai hệ thống là hệ thống vần đơn (bao gồm những vần mở) và hệ thống vần phức (bao gồm vần nửa mở, nửa khép và vần khép). Trong nội bộ từng tiểu hệ thống, các vần khu biệt với nhau theo đặc trưng nguyên âm tính: vị trí của lưỡi, dáng môi, độ mở của miệng, thuần sắc/ chuyển sắc. Đối với vần phức, các vần cùng loại khu biệt với nhau theo đặc trưng bán âm tính hay phụ âm tính ở kết vần.
2. Xem xét bình diện hoạt động chức năng, luận văn đã tập trung phân tích và lí giải hệ thống vần tiếng Việt ở hai khía cạnh: cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ và liên kết các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ.
2.1. Thực hiện chức năng cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ, các vần tiếng Việt đã tham gia vào hoạt động, cấu tạo tín hiệu đơn tiết (từ đơn) và từ láy song tiết. Trong cấu tạo các tín hiệu đơn tiết và từ láy song tiết, các vần tham gia với những mức độ khác nhau, thể hiện qua những tần số xuất hiện khác nhau. Sự khác biệt trên số liệu
khảo sát phản ánh sự phân biệt về gánh nặng chức năng của mỗi vần so với các vần khác trong hệ thống. Trong việc cấu tạo từ đơn tiết và từ láy song tiết, các vần mở có khả năng hoạt động mạnh nhất, tiếp đến là các vần nửa mở, rồi đến các vần nửa khép và sau cùng là vần khép.
2.2. Ở thành ngữ, tục ngữ và thơ ca, hệ thống vần tiếng Việt thực hiện chức năng liên kết đầy sức thuyết phục. Vần chẳng những chứng tỏ sự cần thiết tham gia có hiệu quả vào cấu trúc thành ngữ, tục ngữ và ngôn từ thi ca mà còn khẳng định vai trò chủ lực của nó so với hai phương tiện liên kết ngữ âm khác là âm đầu và thanh điệu. Hiện tượng hiệp vần với tư cách là phương tiện liên kết ngữ âm và độ dài của thành ngữ, tục ngữ có mối quan hệ chế ước lẫn nhau: các thành ngữ, tục ngữ càng dài thì nhu cầu liên kết ngữ âm càng cao, nghĩa là nhất thiết phải có sự tham gia của vần. Thực hiện chức năng liên kết các đơn vị ngôn ngữ và ngôn từ, một lần nữa, các vần mở lại khẳng định vị trí số một của mình về khả năng hoạt động; thứ tự tiếp theo vẫn là vần nửa mở và nửa khép, sau cùng là vần khép.
Trong ngôn từ thi ca, vần có chức năng tổ chức dòng thơ (câu thơ) thành khổ thơ, đoạn thơ và chỉnh thể bài thơ qua hoạt động liên kết của nó. Ngoài ra, vần trong thơ còn thực hiện các chức năng ngừng nhịp, biểu trưng ngữ nghĩa, tăng thêm hiểu quả thẩm mĩ cho câu thơ, bài thơ.
3. Luận văn của chúng tôi, ở một mức độ nhất định đã cố gắng tập trung xem xét vần trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt và hoạt động chức năng của chúng. Các kết quả của luận văn hi vọng góp phần làm sáng tỏ thêm khía cạnh chức năng của hệ thống vần tiếng Việt. Chúng tôi còn tiếp tục xem xét vấn đề này sau khi kết thúc khoá đào tạo cao học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nhã Bản, Ngô Thu Hiền (1994), Quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ hiện đại, Tạp chí văn học, số 1, 18-20.
2. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
3. Võ Bình (1975), Bàn thêm về một số vấn đề về vần thơ, Ngôn ngữ, số 3. 4. Võ bình (1984), Bước thơ, Ngôn ngữ (số phụ), số 2, 12-16.
Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Mai Ngọc Chừ (1989), Vần, nhịp thanh điệu và sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của thể lục bát biến thể, Văn hoá dân gian, số 2.
10. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
11. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
12.Nguyễn Thị Hải (2009), Diễn biến của hệ thống vần tiếng Việt từ thế kỉ XVII đến nay, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Vinh, Vinh.
13.Dương Quảng Hàm (2005), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Hoàng Văn Hành (2008), Từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Lê Anh Hiền (1973), Vần thơ và cái nền của nó trong thơ Việt Nam, Ngôn ngữ, số 4.
19. Phi Tuyết Hinh (1981), "Về các khuôn vần trong từ láy phụ âm đầu", trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 95-101.
20. Phi Tuyết Hinh (1983), Từ láy và sự biểu trưng ngữ âm, Ngôn ngữ, số 3, 57-64. 21. Phi Tuyết Hinh (1990), Giá trị biểu trưng của khuôn vần trong từ láy tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội.
22. Nguyễn Quang Hồng (1991), Đọc Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học của Mai Ngọc Chừ, Ngôn ngữ, số 2, 61-63.
23. Nguyễn Quang Hồng (1994), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn (1998), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
25. Đinh Trọng Lạc (2002), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Giáo trình ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
27. Đỗ Thị Kim Liên (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Vương Lộc (1995), An Nam dịch ngữ, giới thiệu, chú giải, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2004), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Nguyễn Hoài Nguyên (2007), Ngữ âm tiếng Việt, giáo trình cho sinh viên khoa Ngữ văn, Trường đại học Vinh, Vinh.
32. Nguyễn Hoài Nguyên (2007), Âm vị học, chuyên đề cao học chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường đại học Vinh, Vinh.
33. Nguyễn Lương Ngọc (1962), Mấy vấn đề nguyên lí văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
34. Hoàng Phê (1996), Từ điển vần, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội.
35. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Trần Thị Minh Phương (1993), Dùng lí thuyết tâm - biên cho nghiên cứu âm vị học tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội.
37. Hữu Quỳnh, Vương Lộc (1980), Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
39. Đoàn Thiện Thuật (1971), "Một số vấn đề về ngữ âm", trong cuốn Ngôn ngữ học đại cương, Bộ đại học ấn hành, Hà Nội.
40. Cù Đình Tú (1984), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Hoàng Tuệ (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.