Chức năng của vần trong tục ngữ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 75 - 80)

6. Bố cuc của luận văn

3.1.3.Chức năng của vần trong tục ngữ

3.1.3.1. Phương pháp thống kê và xử lí tư liệu

a. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi lập phiếu tư liệu các tục ngữ có vần trong cuốn Tục ngữ Việt Nam do hai tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Hồng Sơn biên soạn, có đối chiếu với Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam do nhóm Vũ Dung biên soạn. Cũng như ở thành ngữ, chúng tôi gạt ra khỏi tư liệu những câu tục ngữ mà hai âm tiết hiệp vần đồng nhất hoàn toàn, hoặc đồng nhất âm đầu và vần, chỉ khác nhau về thanh điệu. Kết quả, chúng tôi thu được 1324 câu tục ngữ có hiện tượng hiệp vần (trong tổng số 2125 câu tục ngữ). Phân tích chi tiết, dựa vào vị trí hiệp vần, ta có: vần liền có trong 495 câu tục ngữ, chiếm gần 37,38% tổng số (ví dụ: Ăn vóc / học hay, quan tha / ma bắt, Ăn cho đều / kêu cho sòng,...), vần cách có trong 829 câu tục ngữ. Vần cách gồm: cách 1 âm tiết có 547 câu tục ngữ, ví dụ:

Nước mưa / là cưa trời; cách 2 âm tiết có 134 câu tục ngữ, ví dụ: Gió bấc heo may/ chuồn chuồn bay thì bão; cách 3 âm tiết có 76 câu tục ngữ, ví dụ: Một kho vàng / không bằng một nang chữ; cách 4 âm tiết có 29 câu tục ngữ, ví dụ: Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể / con nuôi cha mẹ kể tường ngày; cách 5 âm tiết có 38 câu tục ngữ, ví dụ: Đừng có chết mất thì thôi / sống thì có lúc no xôi chán chè; cách 6 âm tiết có 3 thành ngữ, ví dụ: Thà vô sự mà ăn cơm hẩm / còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung. Để làm nổi bật chức năng của vần tiếng Việt trong tục ngữ, chúng tôi tập trung tìm hiểu từng loại vần cụ thể.

b. Dựa vào đặc điểm của hiện tượng hiệp vần, cũng như ở thành ngữ, các đơn vị tục ngữ có vần cũng được phân thành ba nhóm:

(1) Nhóm các tục ngữ, trong đó vần thuộc các âm tiết hiệp vần hoàn toàn đồng nhất (còn gọi vần chính). Nhóm này gồm 1086 tục ngữ. Ví dụ:

- Đàn ông là nhà / đàn bà là cửa - Ghét kẻ lười / không ai cười kẻ lấm gối

- Muốn ăn / thì lăn vào bếp

(2) Nhóm các tục ngữ, trong đó vần của các âm tiết hiệp vần không đồng nhất hoàn toàn (còn gọi vần thông). Có 202 tục ngữ thuộc nhóm này. Ví dụ:

- Chọn mặt gửi lời / chọn người gửi của

- Gió bấc hiu hiu / sếu kêu thì rét - Giàu về bạn / sang về vợ

Trong 202 tục ngữ thuộc nhóm (2) có 6 tục ngữ có hiện tương hiệp vần giữa một âm tiết khép- tắc- mũi với một âm tiết khép- tắc- miệng tương ứng. Ví dụ: - cặp vần iêng - iếc: Xa chùa vắng tiếng / gần chùa điếc tai

- cặp vần ung - uc: Gỗ trôi lũ không gãy cũng mục / người lang thang không

vụng cũng tồi

- cặp vần anh - ach: Lá lành / đùm lá rách

(3) Nhóm các tục ngữ, trong đó có hơn một cặp âm tiết hiệp vần. Nhóm này có 36 tục ngữ. Ví dụ: Của làm ra để trên gác / của cờ bạc để ngoài sân / của phù vân để ngoài ngõ. Tục ngữ này có hai vần tham gia hiệp vần là ac (gác / bạc)và ân (sân / vân).

Tiếp tục phân tích, nhóm (1) chúng tôi xác lập được danh sách các vần làm phương tiện liên kết ngữ âm trong các tục ngữ (nhóm có số lượng lớn nhất, chiếm gần 82,02%) là 86 vần. 86 vần này được sắp xếp theo các hệ thống vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép (khép- tắc- mũi) và vần khép (khép- tắc- miệng).

Loại vần Số lượng Số thành ngữ có vần vần mở 12 524 vần nửa mở 15 298 vần nửa khép 31 167 vần khép 28 97 Ví dụ: Vần mở: - vần i: Sai một li / đi một dặm - vần ia: Chưa đánh được người mặt xanh mày tía / đánh được người rồi hồn vía lên mây - vần ơ: Trâu chậm uống nước dơ / trâu ngơ ăn cỏ héo - vần a: Vàng bạc có giá / rau cá theo buổi chợ - vần ô: Giặc bên Ngô / không bằng bà cô bên chồng v.v...

Vần nửa mở: - vần êu: Chuông chẳng đánh sao kêu / đèn chẳng khêu sao tỏ - vần au: Năm trước được cau / năm sau được lúa - vần ai: Nói phải / củ cải cũng nghe - vần uôi: đầu năm sương muối / cuối năm gió bấc v.v...

Vần nửa khép: - vần im: Đáy bể mò kim / bắt chim ngoàiđồng - vần uôm: Ếch kêu uôm uôm / ao chuôm đầy nước - vần un: Củi mục khó đun / chổi cùn khó quét - vần ông: Cơn đằng đông / vừa trông vừa chạy v.v...

Vần khép: - vần ep: Giàu làm kép / hẹp làm đơn

- vần ât: Ăn ngay ở thật / mọi tật mọi lành

- vần ut: Mống dài thì lụt / mống cụt trời mưa

v.v...

3.1.3.2. Nhận xét

- Cũng như thành ngữ, phần vần trong tục ngữ có chức năng là phương tiện liên kết ngữ âm, các vần mở có mặt trong 524 tục ngữ, chiếm số lượng lớn nhất, gần 48,25% tổng số tục ngữ nhóm (1), tiếp đến là các vần nửa mở, có trong 298 tục ngữ, gần 27,44%, vần nửa khép, có trong 167 tục ngữ, gần 15,37%, cuối cùng là vần khép, có trong 97 tục ngữ, gần 8,93%. Vậy là, khả năng hoạt động của các loại vần với tư cách là phương tiện liên kết ngữ âm giữa các yếu tố trong tục ngữ cũng tương tự như trong thành ngữ. Tuy chỉ có 12 vần tham gia liên kết nhưng các vần mở có mặt nhiều nhất trong tục ngữ. Rõ ràng là, vần mở là loại vần làm vật liệu kết dính các vế tương đương trong thành ngữ, tục ngữ lớn nhất. Tiếp theo là vần nửa mở, vần nửa khép và cuối cùng là vần khép. Trong các vần mở, vần a hoạt động rộng nhất so với 85 vần còn lại, khi một mình nó có mặt trong 128/1086 tục ngữ, chiếm gần 11,78%. Tiếp đó, có thể đến một số vần như ai, có trong 93 tục ngữ, gần 8,56%, vần ông, có trong 78 tục ngữ, gần 7,18%, vần e, có trong 64 tục ngữ, gần 5,89%, vần ang, có trong 57 tục ngữ, gần 5,24%,....

- Để liên kết gắn nối các vế tương đương của một tục ngữ, vần đóng một vai trò quan trọng trong các âm tiết hiệp vần. Cũng như ở thành ngữ, vần trong tục ngữ luôn xuất hiện ở những vị trí cố định, đó là vị trí ở sát vạch ngắt nhịp, cho dù nhịp có thể được ngắt thành 2/2, 2/3, 2/4, hay 3/3, 3/4, 4/5,...trong các tục ngữ có độ dài từ 4 âm tiết đến 19 âm tiết. Vần với tư cách là vật liệu liên kết luôn xuất hiện ở âm tiết cuối cùng thuộc vế tương đương thứ nhất, đó là vị trí nhấn mạnh báo hiệu sự ngắt nhịp. Còn âm tiết hiệp vần thuộc vế tương đương tiếp theo không nhất thiết phải giữ một vị trí cố định. Nó có thể ở vị trí liền kề sau âm tiết chứa vần ở vế tương đương thứ nhất, ví dụ: Phải cái dại / rái đến già, theo kiểu xâu chuỗi. Nó cũng có thể ở vị trí gián cách 1, 2, 3,... âm tiết, tuỳ theo yêu cầu hoà phối ngữ âm giữa các đơn vị ngôn ngữ trong một câu tục ngữ cụ thể, nhưng cách 6 âm tiết là tột cùng. Ví dụ: Thà vô sự mà ăn cơm hẩm / còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhưng.

Thực hiện chức năng kết cấu hình thức và nội dung ngữ nghĩa đảm bảo tính chặt chẽ cho tục ngữ, vần luôn luôn phát huy tối đa vai trò gắn nối các yếu tố nội tại. Chẳng hạn, để diễn đạt ý "tháng giêng trồng tre trúc còn tháng sáu trồng chuối tiêu" (kinh nghiệm sản xuất), tác giả dân gian rất coi trọng tính vần điệu qua việc chuyển "tháng sáu" thành "tháng lục" trong câu tục ngữ: Tháng giêng trồng trúc / tháng lục trồng tiêu. Qua trường hợp này, chúng ta càng thấy rõ chức năng của vần trong tục ngữ (và thành ngữ).

- Đối với các tục ngữ thuộc nhóm (3), là nơi mà mỗi tục ngữ không chỉ có một cặp âm tiết hiệp vần mà có thể có đến hai ba cặp âm tiết hiệp vần với nhau, thì vần lại càng có điều kiện phát huy vai trò liên kết của mình. Chẳng hạn, trong Én bay

thấp / mưa ngập bờ ao, chúng ta xác định được hai vế tương đương là én bay thấp

mưa ngập bờ ao qua cách hiệp vần cách quảng (một âm tiết) thấp/ ngập. Nếu dừng lại ở đây thì có thể được coi là một đơn vị có khả năng hoạt động độc lập. Nhưng câu tục ngữ không dùng lại ở đó, cả đơn vị này lại sẳn sàng làm thành một vế tương đương đi vào thế liên kết với một vế tương đương khác: én bay cao / mưa

rào lại tạnh để có câu tục ngữ hoàn chỉnh: Én bay thấp / mưa ngập bờ ao // én bay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao / mưa rào lại tạnh.Vần ao trong các âm tiết hiệp vần ao, cao, rào lúc này là vật liệu quan trọng để kết nối các vế tương đương để có một đơn vị tục ngữ mở rộng kích thước, hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa. Tính chất đăng đối giữa én bay thấy / én bay cao, giữa mưa ngập / mưa tạnh làm cho cả câu có kế cấu chặt chẽ hơn, bao quát được các hiện tượng trong tự nhiên có mối quan hệ lẫn nhau. Có thể nói rằng, yếu tố đảm bảo tính bền vững về cấu trúc thành một khối từ nhiều đơn vị có kết cấu tầng bậc trong tục ngữ trên chính là vần, chất keo kết dính quan trọng. Có thể kể thêm vài ví dụ: Đuôi cộc / ăn trốc ngồi trên // đuôi chùng / như sên bò miệng chậu, Chiêm von / lấy đòn mà gánh // mùa von / tung cánh mà bay, Siêng đi

tát / nhác đi câu // muốn cho đây bầu đi nhủi,... Thử đặt vấn đề, trong những tục ngữ loại này, nếu vắng mặt phương tiện liên kết (tức không xuất hiện hiện tượng hiệp vần giữa các vế trong tục ngữ) thì tất yếu kết cấu nhiều tầng bậc sẽ không chặt chẽ. Có thể coi mỗi vế là một chỉnh thể độc lập chỉ liên kết với nhau về mặt ngữ

pháp- ngữ nghĩa, do đó, khả năng bị phá vỡ dễ xẩy ra để làm thành các đơn vị có tư cách hoạt động độc lập trong ngữ dụng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của hệ thống vần tiếng việt (Trang 75 - 80)