1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật

24 968 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 116 KB

Nội dung

Ngày 09/6/2000 tại kỳ họp thứ 7 khóa X Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình mới –

Trang 1

Lời mở đầu

Ngày 09/6/2000 tại kỳ họp thứ 7 khóa X Quốc hội đã thông qua Luật Hônnhân và gia đình mới – đây là đạo luật thứ ba trong vòng 40 năm qua về lĩnh vựchôn nhân và gia đình ở nước ta

Điều mới dễ nhận thấy nhất là quy mô của đạo Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 đã đạt mức độ hoàn chỉnh cao về dung lượng, nhắm tới việc đáp ứng đầy

đủ hơn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đọan pháttriển mới của đất nước So với 10 điều liên quan trong Sắc lệnh số 97/SL ngày22/5/1950, 6 chương 35 điều của Luật Hôn nhân và gia đình 1959 và 10 chương 57điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 với 13 chương và 111 điều đã có bước tiến rất lớn, đạt tầm vóc của một bộluật Đặc biệt có một số điểm mới nổi trội trong quy định của Luật Hôn nhân và giađình năm 2000 về việc hủy kết hôn trái pháp luật Đây cũng là vấn đề mà chúng em

muốn trình bày dưới đây: “Tìm hiểu quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam

về hủy việc kết hôn trái pháp luật”.

Trang 2

I Khái niệm

1 Kết hôn trái pháp luật là gì?

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kíkết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luậtquy định, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 Luật hôn nhân vàgia đình năm 2000

2 Thế nào là hủy kết hôn trái pháp luật?

Hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kếthôn vi phạm điều kiện kết hôn nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật hônnhân và gia đình

II Quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái pháp luật

1 Nguyên tắc xử lý đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật

Theo Điều 64 Hiến pháp 1992 quy định: “ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và giađình” Hôn nhân chỉ được nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhântuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn:

“Không ai bị buộc phải kết hôn, nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo luật hônnhân một khi người đó kết hôn…hôn nhân không thể phục tùng sự tuỳ tiện củangười kết hôn mà trái lại sự tuỳ tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất củahôn nhân” Chính vì thế, Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kếthôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn nên hủy việc kết hôn trái phápluật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hônnhằm đảm bảo sự chấp hành nghiêm chỉnh Luật hôn nhân và gia đình Có thể nóiđây là biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình, thể hiện thái độ phủ địnhcủa Nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật Điều 16 Luật hôn nhân

Trang 3

và gia đình năm 2000 quy định: “ Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quyđịnh tại Điều 15 của luật này, toà án xem xét và quyết định việc huỷ kết hôn tráipháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng kí kết hôn.Căn cứ quyết định của toà án, cơ quan đăng kí kết hôn xoá đăng kí kết hôn trong sổđăng kí kết hôn”

Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn đượcquy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình là trái pháp luật, khi cóyêu cầu, toà án có quyền huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó Có thể nói rằng, Luậthôn nhân và gia đình năm 2000 bổ sung và đầy đủ hơn Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 1959, 1986 Nếu như trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không có quyđịnh về việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật, đến năm 1986 trong Luật hôn nhân vàgia đình tại Điều 9 có quy định về việc kết hôn trái pháp luật nhưng còn nhiều thiếusót thì đến năm 2000 đã được pháp luật bổ sung từ điều kiện kết hôn đến nhữngtrường hợp cấm kết hôn và tại điều 15,16, 17 trong Luật hôn nhân và gia đình đãphân chia cụ thể hơn với việc huỷ kết hôn trái pháp luật, bao gồm: Người có quyềnyêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật ( Điều 15), Huỷ việc kết hôn trái pháp luật( Điều 16); Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật, mà chúng ta sẽ đượctìm hiểu rõ hơn nội dung dưới

Tuy nhiên, huỷ việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sốngcủa hai người kết hôn trái pháp luật và của con cái của họ Vì vậy, khi xử lý cáctrưòng hợp kết hôn trái pháp luật, toà án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điềukiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét vàđánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa họ kể từ khi kết hôn cho đến khi toà

án xem xét cuộc hôn nhân của họ để từ đó toà án có quyết định xử lý đúng đắn,đảm bảo “thấu lý, đạt tình”

Trang 4

2 Căn cứ chung để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật

a Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ kết hôn

Luật hôn nhân và gia đình quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mườitám tuổi trở lên mới được kết hôn Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Nambước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám mà kết hôn thì coi nhưkhông vi phạm điều kiện kết hôn Giải pháp này đã được chấp nhận ngay từ vănbản luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (Luật hônnhân và gia đình năm 1959 Điều 6) và được giữ nguyên cho đến nay Các lý lẽ củagiải pháp chủ yếu mang tính y học: đối với người Việt Nam, sự phát triển thể chất

đủ chín mùi cho việc thiết lập quan hệ hôn nhân thường được ghi nhận khi conngười đạt độ tuổi đó (Ở Châu Âu các quy định về tuổi kết hôn tối thiểu khônggiống nhau tùy theo nước, dù thể trạng chung của con người thuộc các dân tộcChâu Âu không khác nhau lắm Tuổi kết hôn tối thiểu ở Đức là 21 đối với nam và

16 đối với nữ, ở Thụy Sĩ là 20 và 18, ở Ý là 16 và 14 và ở Pháp là 18 và 15 ).Người làm luật quan tâm đến sự chín mùi về thể chất chứ không quan tâm đến khảnăng sinh sản Điều đó giải thích tại sao luật chỉ quy định giới hạn tối thiểu màkhông có quy định giới hạn tối đa về tuổi kết hôn: người đã quá tuổi sinh sản tựnhiên vẫn có quyền kết hôn Như vậy, khi nam nữ chưa đến tuổi kết hôn tức là namchưa bước sang tuổi hai mười, nữ chưa bước sang tuổi mười tám mà kết hôn; đốivới trường hợp này, tòa án có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật đó

b Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn.

Thiếu sự tự nguyện của nam nữ kết hôn là có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừadối để kết hôn

Trang 5

- Cưỡng ép kết hôn: Cưỡng ép của bên kia hoặc của người thứ ba Cưỡng

ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 8 khoản 5) Điều luật nhắm chủ yếu vàoviệc đấu tranh chống tệ nạn cưới ép, gả ép trong các gia đình Việt Nam còn chịuảnh hưởng của các hủ tục phong kiến trong hôn nhân, cũng như của chế độ hônnhân xếp đặt Cần lưu ý rằng trong thực tiễn xét xử, thông thường cưỡng ép kết hônđược hiểu là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một hai trong bênkết hôn ( Theo Nghị quyết số 02 đã dẫn, người thứ ba có thể cưỡng ép một tronghai bên hoặc cả hai bên tiến hành kết hôn trái với nguyện vọng của họ Ví dụ: bố

mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phảikết hôn với người nam để trừ nợ; bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nêncưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau; ) Trong Nghị quyết số 02 đã dẫn còn

có các ví dụ về ép buộc kết hôn bằng cách đe doạ dùng vũ lực, dùng vật chất

- Lừa dối để kết hôn: Luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối,ghi nhận tại BLDS 2005 Điều 132 khoản 1và được áp dụng cho tất cả các giao dịchdân sự, không có định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân Ta nói rằng lừa dốitrong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tínhchất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giaodịch kết hôn (Luật Việt Nam thời kỳ thuộc địa, chịu ảnh hưởng luật của Pháp,không thừa nhận lừa dối như là một trong những lý do để yêu cầu tuyên bố hônnhân vô hiệu) là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về ngưới đó làm chongười kia tưởng lầm mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽlàm việc có ích cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn Theo hướng dẫn củaNghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao thì có thể coi là hành vi lừa dối kết hôn khi một bên hứa là nếu

Trang 6

kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, bảo lãnh ra nước ngoài, một bên không có khảnăng sinh lý hoặc bị nhiễm HIV nhưng cố tình dấu…

Cần phân biệt hành vi lừa dối để kết hôn với sự nhầm lẫn Nếu một

người chỉ nhầm lẫn về một yếu tố về người kia như: nhầm lẫn về nghề nghiệp, vềđịa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình… thì không coi là thiếu sự tự nguyện khi kếthôn Khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫnnhư là một trong những lý do để yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu Nếu do nhầmlẫn mà chấp nhận kết hôn, thì người nhầm lẫn có thể xin ly hôn Nếu sự nhầm lẫn là

do hệ quả của sự lừa dối, thì có thể yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật do có sựlừa dối

Sự tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn là nguyên tắc cơ bản xuyên suốtcủa Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và 2000 nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế

độ hôn nhân cưỡng ép, lừa dối Kết hôn là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ

Vì vậy, về nguyên tắc phải đảm bảo không có hôn nhân ngoài ý muốn của ngườikết hôn Đây là điều kiện hết sức quan trọng được pháp luật hầu hết các nước pháttriền, văn minh trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân

“Không có hôn nhân thì không có tự nguyện” (Điều 146, Bộ luật dân sự nước Cộnghòa Pháp) và cuộc sống gia đình chỉ thực sự có hạnh phúc khi được xây dựng trên

cơ sở sự hòa hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ Và hơn hết, quy định về điềukiện kết hôn tại khoản 2 Điều 9 Bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 phù hợpvới tinh thần của Công ước Cedaw: “Quyền tự do như nhau được lựa chọn ngườikết hôn và chỉ kết hôn khi mình được tự do quyết định và hoàn toàn tự nguyện”

c Người đang có vợ (có chồng) lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác

Trên cơ sở Hiến pháp 1992 (Điều 64), Điều 1 Luật hôn nhân và gia đình

1959, 1986 và Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2000, căn cứ trên là sự kế thừa và

Trang 7

cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình – nguyên tắc hônnhân một vợ một chồng Đó là quy định hết sức cần thiết, bảo đảm thực hiện nhiệm

vụ của Luật hôn nhân và gia đình là xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, xóa bỏ sựđối xử bất bình đẳng đối với người phụ nữ, xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ Xãhội chủ nghĩa Theo quy định thì một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợppháp thì không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.Nếu việc kết hôn vi phạm quy định này thì có căn cứ để Tòa án nhân dân xử hủyviệc kết hôn đó Cơ sở pháp lý để xác định một người đang có vợ, có chồng là dựavào giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấychứng nhận kết hôn đó phải đang có hiệu lực Trong trường hợp nam nữ sống như

vợ chồng tuy không có giấy chứng nhận kết hôn nhưng được công nhận là “Hônnhân thực tế” thì các bên nam nữ cũng được coi là có vợ có chồng, do đó nếu mộttrong hai bên lại kết hôn với người khác thì việc kết hôn của họ được coi là viphạm pháp luật Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu

d Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn

Trước đây Luật hôn nhân và gia đình 1959 cấm kết hôn với người mắc bệnh “loạnóc” mà chưa chữa khỏi (Điều 10) và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy địnhcấm kết hôn đối với người đang mắc bệnh “tâm thần không có khả năng nhận thứchành vi của mình”, tuy nhiên đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được sửathành “cấm người mất năng lực hành vi dân sự” kết hôn Sự thay đổi về thuật ngữnày phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự về năng lực hành vi dân sự của cánhân nhưng nó lại thiếu tính thực tế Bởi khi một người do bị bệnh tâm thần hoặcmắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì khôngphải tất cả những người có quyền, lợi ích liên quan đều yêu cầu Toà án ra quyếtđịnh tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Song, điều đó không có nghĩa rằng luật

Trang 8

thừa nhận quyền kết hôn cho người không nhận thức được hành vi của mình Cóthể suy nghĩ trong lôgic của sự việc:

1 Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn

trong lúc không nhận thức được hành vi của mình, thì việc kết hôn không có giá trị

do sự ưng thuận không tồn tại Thời điểm quyết định việc kết hôn hẳn cũng là thờiđiểm tiến hành lễ kết hôn trước viên chức hộ tịch

2 Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn

trong lúc đang tỉnh táo, thì việc kết hôn có giá trị, dù, có thể sau đó, người này bịđặt trong tình trạng mất năng lực hành vi theo một quyết định của Toà án (nếu Toà

án quyết định đặt người này trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì vợ (chồng)trở thành giám hộ đương nhiên)

Bên cạnh các bổ sung trên thì chúng ta không còn tìm thấy trong đạo luậtmới quy định cấm người đang mắc bệnh hoa liễu Về trường hợp bỏ cấm đoán kếthôn đối với người đang mắc bệnh hoa liễu (và chúng ta liên tưởng đến cả ngườinhiễm HIV-AIDS) có lẽ mang nhiều ý nghĩa nhân đạo Bởi lẽ, những căn bệnh trênkhông thể là lý do để tước bỏ quyền kết hôn của công dân khi họ có tình yêuthương và thật sự tự nguyện chấp nhận cuộc sống lứa đôi trong hoàn cảnh bệnh tậtkhó khăn đó Mặt khác, đối với y học ngày nay thì việc ngăn ngừa sự lây lan vàchữa trị bệnh hoa liễu không còn là nan giải nữa

e Những người cùng dòng máu và trực hệ, những người có họ trong phạm vi

ba đời hoặc từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau

Về các trường hợp cấm kết hôn thì ngoài việc làm rõ thêm các quy định đã

có, trong điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn thể hiện một sự điềuchỉnh và bổ sung rất đáng kể so với luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986.Như tại khoản 4 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong khi cụ thể hóatrường hợp cấm kết hôn giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi thì đã bổ

Trang 9

sung thêm việc cấm kết hôn giữa “bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bốdượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng” Đây là bổ sung sángsuốt góp phần bảo vệ nền tảng đạo đức, sự trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tựtrong quan hệ gia đình mang bản sắc luân lý đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Trong luật không có quy định trực tiếp cấm kết hôn giữa hai người là anh chị

em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha cần được hiểu như thế nào? Nhữngngười này có liên hệ về huyết thống, do đó căn cứ đoạn 2, mục 3 Điều 10 Luật Hônnhân và gia đình năm 2000 thì họ thuộc diện có họ trong phạm vi ba đời, khôngđược kết hôn với nhau Hiểu như vậy là theo đúng lô-gíc: giữa những người có họtrong phạm vi ba đời (bao gồm trực hệ và bàng hệ) đều bị cấm kết hôn, trong đóanh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thuộc trường hợp không thểcho kết hôn với nhau được!

Vấn đề kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa nhữngngười con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình chưa từng được

dự liệu trong các đạo luật hôn nhân và gia đình của chúng ta nhưng là một thực tếcần quan tâm Các chủ thể trên là anh chị em trong gia đình, nhưng giữa họ lạikhông có quan hệ huyết thống và không có quan hệ họ hàng, vậy nếu phát sinh việckết hôn với nhau thì giải quyết ra sao? Về mặt đạo đức chúng ta không thể hoặckhó chấp nhận con riêng của vợ với con riêng của chồng, các người con nuôi củacùng cha mẹ nuôi hoặc con đẻ với con nuôi kết hôn với nhau, mặc dù về huyếtthống không có ảnh hưởng tiêu cực cho nòi giống

g Hai người cùng giới kết hôn với nhau

Đối với một vấn đề gây tranh cãi và đang có những cách giải quyết khácnhau trên thế giới việc kết hôn của những người cùng giới tính thì thái độ của cácnhà lập pháp Việt Nam thể hiện trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là dứtkhoát: cấm kết hôn giữa hai người cùng giới kết hôn (khoản 5, Điều 10).Việc cấm

Trang 10

kết hôn giữa những người cùng giới tính chỉ được chính thức ghi nhận trong luậtviết từ khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Tuy nhiên, trong tục lệ truyềnthống, hôn nhân giữa những người cùng giới tính không bao giờ được thừa nhận ởViệt Nam Trong điều kiện các luật hôn nhân và gia đình trước đây quy định chưachặt chẽ ở điểm này, tục lệ thường xuyên can thiệp thông qua dư luận để ngăn chặncác quan hệ như vợ chồng giữa những người cùng giới tính hoặc để tạo sức ép đốivới những người cùng giới tính nhằm chấm dứt việc duy trì quan hệ như vợ chồnggiữa họ Ở nước ta quan hệ đồng giới tính là một hiện tượng không mới nhưng hiệnnay lại đang nổi lên khá công khai, nhất là trong cư dân đô thị Về lâu dài, thiếttưởng cần có sự tìm hiểu, thống kê và nghiên cứu đầy đủ với thái độ tôn trọng vàcảm thông để áp dụng những giải pháp, pháp luật thỏa đáng hơn cho vấn đề hônnhân đồng giới.

3 Người có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“1 Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.

2 Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9

và Điều 10 của Luật này.

3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này:

a Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;

Trang 11

b Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

c Hội liên hiệp phụ nữ.

4 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị viện kiểm sát xem xét, yêu”.

Các cá nhân có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật là: bên

bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn; vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn.Đây là những người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ trực tiếp bị xâm phạm doviệc kết hôn trái pháp luật Do đó, pháp luật quy định họ có quyền yêu cầu hủy việckết hôn trái pháp luật

Quyền yêu cầu của các cơ quan, tổ chức nhằm phát huy vai trò của nhân dântrong việc đấu tranh bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền lợi các thành viên của tổchức mình Pháp luật quy định cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án hủy việckết hôn trái pháp luật còn nhằm bảo đảm việc xét xử đối với việc kết hôn trái phápluật vẫn được tiến hành khi các cá nhân không yêu cầu

Tòa án nhân dân sau khi nhận được đơn khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôntrái pháp luật phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm các điềukiện kết hôn của nam nữ và xem xét mối quan hệ tình cảm giữa họ Theo quy địnhtại Điều 181 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôntrái pháp luật, tòa án không được tiến hành hòa giải Khi tòa án nhân dân xét xử,các nhân, cơ quan, tổ chức đã yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật phải có mặttại phiên tòa (khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2004) để cung cấp nhữngchứng cứ cần thiết giúp tòa án làm sáng tỏ vụ việc và có quyết định chính xác.Đồng thời, các cơ quan, đoàn thể này cũng có quyền kháng cáo, kháng nghị đối vớibản án hay quyết định của tòa án nhân dân Nếu các cá nhân, cơ quan, tổ chức nàyvắng mặt lần thứ hai thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và tòa án ra quyết định đìnhchỉ giải quyết vụ án Trong trường hợp tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án thì cá

Trang 12

nhân, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiệnvẫn còn.

4 Đường lồi xử lý cụ thể các trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo luật định

a Đối với trường hợp kết hôn trước tuổi luật định (tảo hôn)- vi phạm khoản 1 diều 9 Luật hôn nhân và gia đình

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bênhoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái phápluật

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bêntuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua không hạnhphúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên

đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian qua họ chung sống bình thường, hạnh phúc, đã

có con chung, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì tòa ánthụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung

b Đối với những trường hợp bị cưỡng ép hoặc bị lừ dối khi kết hôn- vi phạm khoản 2 điều 9 Luật hôn nhân và gia đình.

Bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối khi kết hôn đều trái với nguyên tắc tự nguyệnkết hôn Vì vậy, tòa án xử hủy việc kết hôn Tuy nhiên, tùy từng trường hợp màquyết định như sau:

- Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn mà cuộc sống không có hạnhphúc, không có tình cảm vợ chồng thì tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái phápluật

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w