Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam đã nhận thức được rõ hơn những tư tưởng tiến bộ về quyền con người trên thế giới đặc biệt là trong các văn kiện pháp lý thế giới, những tư tưở
Trang 1Quyền con người không phải là một vấn đề mới mẻ trong đời sống cũng như trong hệ thống pháp luật trên thế giới Xã hội càng phát triển, vấn đề nhân quyền ngày càng được quan tâm sâu sắc trên mọi lĩnh vực Trong pháp luật, quyền con người được gắn liền với quyền công dân, quyền công dân tác động trực tiếp tới công dân quốc gia đó Như vậy, pháp luật quốc gia phải thực sự hoàn thiện thì mới có thể bảo đảm cho quyền con người một cách tốt nhất Ở Việt Nam, quyền con người luôn được được thừa nhận và bảo vệ từ rất lâu đời Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam đã nhận thức được rõ hơn những tư tưởng tiến bộ về quyền con người trên thế giới (đặc biệt là trong các văn kiện pháp lý thế giới), những tư tưởng tiến bộ này ảnh hưởng sâu sắc đến những quy định của pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Bài tiểu luận sau đây sẽ phân tích tác động của luật quốc tế đối với quá
trình hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về QUYỀN CON NGƯỜI.
II NỘI DUNG
1 Khái quát về quyền con người.
1.1> Khái niệm, tính chất quyền con người
Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người
Quyền con người được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm
sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người 1 Ở Việt Nam, quyền con người được hiểu là
những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được
1 United Nation, Human Right: Question anh answers, New York and Geneva, 2006, tr.4.
Trang 2ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp luật pháp
lý quốc tế
Tính chất quyền con người: Tính phổ biến; tính không thể chuyển nhượng;
tính không thể phân chia; tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có của mỗi người, trong khuôn khổ pháp luật, quyền con người và quyền công dân có sự gắn bó mật thiết với nhau, nhà nước phải có những quy định cụ thể về quyền công dân trong từng lĩnh vực để đảm bảo tốt cho những quyền năng vốn có của mỗi con người
1.2> Quyền con người trong pháp luật quốc tế
Về hình thức, luật quốc tế về quyền con người chủ yếu được thể hiện trong hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế về vấn đề này, kể cả những văn kiện mang tính ràng buộc (các công ước, nghị định thư) và các văn kiện không mang tính ràng buộc (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị, hướng dẫn ), trong đó bao gồm cả các văn kiện có hiệu lực toàn cầu và khu vực Luật quốc
tế về quyền con người là một ngành luật nằm trong hệ thống luật quốc tế chung cùng với các ngành luật quốc tế khác như luật nhân đạo quốc tế, luật hình sự quốc tế, luật biển quốc tế, luật hàng không quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật tổ chức quốc tế…
Một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại trong thể kỷ 20 là đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người Hệ thống này trước hết phải kể đến Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) và hai Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị) Bên cạnh đó, hệ thống này còn có hàng trăm văn kiện quốc tế khác được ban hành dưới nhiều cấp độ pháp lý hình thức khác nhau như điều ước, công ước, nghị định thư, hướng dẫn, khuyến nghị được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng
Trang 32 Tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam về QUYỀN CON NGƯỜI.
Mặc dù nhiều quyền cơ bản của con người được pháp luật nước ta nhận thức, quy định và bảo vệ từ rất lâu đời- trước lúc công ước quốc tế về chúng được chúng ta ký kết hoặc tham gia, thậm chí phần nhiều đã được quy định và thực hiện trước khi các công ước tương ứng được Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt hơn các mục tiêu về con
người Trong những năm qua, chúng ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật trong nước, tích cực tham gia điều ước quốc tế về quyền con người Và các văn bản luật quốc tế có tác động sâu sắc đến quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền con người
Ngay từ đầu những thập niên 80 của thế kỷ XIX, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu, nhưng với truyền thống yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, đề cao tôn trọng nhân phẩm con người, Việt Nam đã nhanh chóng ký kết và gia nhập nhiều công ước về quyền con người Việt nam đã từng bước sửa đổi bổ sung các các VBPL, khắc phục những khó khăn, tồn tại, phát huy các thành tựu đã đạt được để từng bước xây dựng, mở rộng, phát triển và tiến tới hoàn thiện pháp luật chung cũng như pháp luật về quyền con người nói riêng Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và gia nhập khoảng 10 công ước trong tổng số hơn 114 công ước quốc tế về quyền con người (Xem phụ lục 1)
Có thể nhận thấy sự tác động rõ rệt nhất của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của con người
- Nhóm quyền dân sự, chính trị:
Nhóm quyền dân sự, chính trị trong công ước quốc tế được các chủ thể luật quốc tế tích cực tham gia ngày càng đông đảo Ngày nay, nó trở thành những quy định, chuẩn mực chung trong trong đời sống quốc tế về thực hiện
và bảo vệ quyền con người Sau khi cách mạng tháng tám thành công, Tuyên
Trang 4ngôn độc lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã tuyên bố các quyền con người được hưởng Hiến pháp 1946 lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền con người được ghi nhận trong pháp luật Nhận thức được ý nghĩa to lớn của nhóm quyền này, nhà nước Việt Nam đã tích cực hưởng ứng,
gia nhập điều ước quốc tế về quyền con người, cụ thể ngày 24/9/1982, Việt
Nam gia nhập công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (được LHQ thông qua ngày 16/12/1966) Công ước này tác động to lớn đến pháp luật
trong nước thông qua quá trình nội luật hóa Tiêu biểu rõ nét ở một số quyền như sau:
Quyền sống (the right to life):
Được quy định tại khoản 5 điều 6 phấn III công ước quốc tế về các quyền
trọng nhất của con người, mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình
đến hình phạt tử hình, ICCPR chỉ khuyến nghị chứ không bắt buộc các quốc gia phải xóa bỏ hình phạt tử hình, điều 66 công ước này yêu cầu các quốc gia thành viên giới hạn việc áp dụng hình phạt tử hình này với “những tội ác nghiêm trọng nhất” (tuy nhiên, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào giải thích
rõ ràng thế nào là nghiêm khắc nhất, nên Việt Nam vẫn áp dụng hình phạt tử hình, xuất phát từ nhu cầu khách quan của xã hội), và không áp dụng hình phạt này với những người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai Pháp luật Việt Nam luôn ghi nhận bảo đảm quyền sống trong hệ thống pháp luật (tiêu biểu trong Hiến pháp và Bộ luật hình sự) Tương tự nhiều quốc gia khác, Việt Nam vẫn còn duy trì hình phạt tử hình, xuất phát từ nhu cầu khách quan về phòng chống tội phạm
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của luật pháp quốc tế và việc tự nhận thức về quyền con người sâu sắc hơn, số điều luật có khung hình phạt tử hình giảm đi
2 International convent on cilvi and political Right
3 Universal Declaration oh Human Right- tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
4 ủy ban nhân quyền, Bình luận chung số 3.
Trang 5đáng kể (từ 44 điều trong BLTTHS năm 1985 xuống còn 29 điều trong
áp dụng hình phạt tử hình với những tội đặc biệt nghiêm trọng Không áp dụng đối với người chưa thành niên và phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới
36 tháng tuổi Thủ tục cũng được quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch theo bộ luật TTHS
Một khía cạnh khác của quyền sống là việc bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người, đặc biệt là những đối tượng đặc biệt khó khăn, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về bảo trợ xã hội Khuôn khổ pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn
Quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội Công ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị có các quy định về quyền tự do ngôn luận, “… Mọi người có quyền tự do ngôn luận…” (điều 19); “Quyền hội họp hòa bình phải được công nhận Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế…”(điều 21); “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập hội với những người khác, kể cả quyền nhập và gia nhập các công đoàn bảo vệ lợi ích của mình…”(điều 22) Ảnh hưởng của công ước này, quyền tự
do ngôn luận đã được nhà nước Việt Nam thừa nhận và quy định cụ thể trong Luật báo chí, Luật xuất bản; các quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật đã tăng lên đáng kể; hệ thống phát thanh, truyền hình
đã phát triển với sự phong phú về chương trình, thời lượng,…
Quyền phụ nữ Bước ngoặt của việc bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ ở
Việt Nam là sau khi gia nhập “Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả
Công ước CEDAW vào ngày 17 tháng 2 năm 1982 và trở thành quốc gia thành viên của Công ước này Là một quốc gia thành viên của Công ước
5 Ngày 19/6/2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua luật sửa đổi bổ sung bộ luật hình sự 1999, trong đó bỏ hình phạt từ hình trong bốn tội danh khác bao gồm: tội hiếp dâm (điều 111); tội làm, tàng trữ, lư hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (điều 180); tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (điều 221); tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (điều 334).
6 Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women (CEDAW)
Trang 6CEDAW, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện Công ước CEDAW Nhiều chuẩn mực, nguyên tắc của CEDAW đã được thể hiện trong
hệ thống pháp luật Việt Nam “Đánh giá về những nỗ lực của Việt Nam trong việc nội luật hóa Công ước CEDAW vào pháp luật bình đẳng giới, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam GS.TS Nguyễn Thị Doan đã khẳng định: sau khi có Luật bình đẳng giới (2006) “việc lồng ghép giới đã trở thành một quy trình, thủ tục pháp lý bắt buộc khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật - Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực chất và toàn diện hơn ở Việt Nam”.”7
- Nhóm quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực ngày 3/01/1966 Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982 Và gần đây, ngày 10/12/2008, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị định thư tùy chọn bổ sung Công Ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, của con người- hoàn thiện thêm những quy định mang tính chất toàn cầu về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người Sau khi tham gia công ước, Việt Nam đã từng bước ban hành hệ thống pháp luật phù hợp với tinh thần, nội dung của công ước Khác với hiến pháp 1946,1959,1960, trong Hiến pháp 1992- hiến pháp của thời kỳ đổi mới đã quy định cụ thể các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội cùng với nhóm quyền dân sự, chính trị Nhận thức được sự cần thiết của quyền con người và vấn đề hội nhập quốc tế, các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội đã không ngừng phát triển trong pháp luật Việt Nam về số lượng cũng như chất lượng
Tiêu biểu như quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu Mặc dù ở Việt Nam,
kể từ sau năm 1986, nhà nước đã ghi nhận vị trí, vai trò của sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh trong hệ thống pháp luật với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghía Tuy nhiên, quyền năng này cũng còn nhiều hạn chế Qua trình gia nhập các tổ chức quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế đã
7 Tọa đàm "CEDAW và pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam" ngày 24/11/2009.
Trang 7ảnh hưởng to lớn đến sự thay đổi pháp luật trong nước Đặc biệt là việc gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký
Nam đã sửa đổi, bổ sung và ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật lien quan đến lĩnh vực thương mại, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thương nhân, đảm bảo tốt hơn cho thương nhân trong nước và nước ngoài về quyền tự do kinh doanh, mở rộng quyền năng cho các thương nhân trong việc lựa chọn các ngành nghề kinh doanh, xóa bỏ hành rào thuế quan (hoặc giảm thuế nhập khẩu) nhiều loại hàng hóa, đảm bảo tự do kinh doanh và quyền bình đẳng giữa các thương nhân
III KẾT LUẬN
Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản và cũng luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại Quyền con người được sinh ra
và đồng thời cũng phải bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên Cho nên, nó không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế mà còn là chế định pháp
lý cơ bản trong pháp luật của các quốc gia Với tư tưởng tiến bộ và kỹ thuật lập pháp tiên tiến, những văn kiện pháp luật quốc tế về quyền con người đã ảnh hưởng sâu sắc đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Với ảnh hưởng của luật quốc tế về Quyền con người, pháp luật Việt Nam đã từng bước hoàn thiện và đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể trong thời gian qua, bảo đảm tốt quyền con người
8 http://tuoitre.vn/Kinh-te/173852/Cac-hiep-dinh-cua-WTO.html
Trang 9TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT QUỐC TẾ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA HỆ THỐNGPHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI.
Trang 10
-DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình luật quốc tế, đại học luật Hà Nội, NXB công an nhân dân 2010
2 Giáo Trình Lý Luận Và Pháp Luật Về Quyền Con Người, một công trình của các tác giả làm việc tại Khoa Luật - ĐHQGHN, mới được xuất bản vào tháng 11/2009 bởi NXB Chính trị quốc gia
3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
4 Công Ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, của con người
5 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR)
6 Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDCAW)
7 United Nation, Human Right: Question anh answers, New York and Geneva, 2006,
8 Tọa đàm "CEDAW và pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam" ngày 24/11/2009.(http://www.na.gov.vn/nnsvn/infodetail.asp?
action=view&id=244&catid=213)
9 Hỏi đáp về quyền con ngư ời Khoa luật đại học quốc gia Hà Nội
10.Bộ luật hình sự Việt Nam
Trang 11MỤC LỤC
A> MỞ ĐẦU………. 1
B> NỘI DUNG………. 1
1/ Khái quát về quyền con người ……… 1
1.1> Khái niệm, tính chất quyền con người ……… 1
1.2> Quyền con người trong pháp luật quốc tế……… 2
2/ Tác động của luật quốc tế đối với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về QUYỀN CON NGƯỜI. 3 C> KẾT LUẬN……… 7
PHỤ LỤC I
Danh mục một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
Trang 121- Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, công ước này được thông qua tháng 12 năm 1984 theo nghị quyết số 260A (III) của đại hội đồng Liên hợp quốc Có hiệu lực ngày 12/1/1951, Việt Nam gia nhập công ước này ngày 9/6/1981
2- Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc Được đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 21/12/1965, theo nghị quyết số 2106A (XX) có hiệu lực ngày 04/1/1969, Việt Nam gia nhập công ước này ngày 9/6/1981
3- Công ước không áp dụng những hạn chế luật định đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại Được đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 26/11/1968, theo nghị quyết số 2391 (XXIII) có hiệu lực từ ngày 11/11/1970, Việt Nam gia nhập công ước này ngày 4/6/1983
4- Công ước quốc tế về ngăn ngừa tội Apácthai Được đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 30/11/1973, theo Nghị quyết số 3068 (XXVIII), có hiệu lực từ ngày 18/7/1976, Việt Nam gia nhập công ước này ngày 9/6/1981 5- Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước này được đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 18/12/1979, theo nghị quyết số 34/180 có hiệu lực ngày 03/9/1981, Việt Nam phê chuẩn công ước này ngày 19/3/1982
6- Công ước về quyền trẻ em Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989, theo nghị quyết số 44/25 có hiệu lực từ ngày 02/9/1990, Việt Nam phê chuẩn công ước này ngày 20/02/1990
7- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị Công ước này được đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966, theo nghị quyết số 2200A(XXI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc Công ước có hiệu lực từ ngày 23/3/1976, “Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chiểu” Việt Nam gia nhập công ước này ngày 24/9/1982