1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẤN ĐỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

4 1,8K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

Tổng quát, bên cạnh ly hôn thì hủy kết hôn trái pháp luật là một trong các trường hợp chấm dứt hôn nhân

Trang 1

VẤN ĐỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Tổng quát, bên cạnh ly hôn thì hủy kết hôn trái pháp luật là một trong các trường hợp chấm dứt hôn nhân Khác với ly hôn, trong bối cảnh luật viết hiện nay của Việt Nam vấn

đề hủy kết hôn trái pháp luật không phải không đặt ra các vấn đề hay các giả định cần được trao đổi để hoàn thiện phần nào pháp chế về hôn nhân và gia đình

Kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (điểm 3 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000- sau đây được viết tắc là Luật Hôn nhân- Gia đình) nên cần phải hủy Việc hủy kết hôn trái pháp luật được ghi nhận tại các điều 15,16 và 17 trên cơ sở các điều

9, 10 và kế tiếp Luật Hôn nhân-Gia đình và về sau tuy được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng vẫn chưa toát lên hết các khía cạnh của vấn đề mà người viết bài này mong muốn được bổ sung

Bài viết này sẽ không đề cập đến các nguyên nhân cũng như những ai có thể hành sử quyền đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật mà chỉ giới hạn đến quyền hành sử đề nghị này cũng như tính hồi tố hay không của quyết định hủy kết hôn trái pháp luật được tuyên bởi Tòa án

Về quyền hành sử đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật

Không như Bộ Dân luật Pháp được phản ánh tại điều 180 và kế tiếp trong phần được gọi

là “Các yêu cầu xin tuyên bố vô hiệu hôn thú” có nói đến thời hiệu của việc hành sử quyền này, Luật Hôn nhân- Gia đình sau khi liệt kê những ai có thể hành sử quyền xin tiêu hủy việc kết hôn trái pháp luật lại không đưa ra một hạn kỳ nhất định

Về mặt lý luận phù hợp với lợi ích xã hội lẫn lợi ích cá nhân thì việc hành sử quyền đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật nếu vi phạm điều 10 Luật Hôn nhân-Gia đình tại khoản 1 (vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng), khoản 2 (giữa những người cùng dòng máu trực hệ), khoản 3 (giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng), khoản 4 (giữa những người cùng giới tính) thiết nghĩ có thể hành sử bất cứ lúc nào vì nó mang tính khách quan “trật tự công cộng- trật tự chung /ordre public và “vi phạm đạo đức xã hội” thì những cơ sở hành sử quyền đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật khác còn lại được quy định tại điều 9 (độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện kết hôn) hay khoản 2 của điều 10 (về mất năng lực hành vi dân sự) lại khó chấp nhận hành sử bất cứ lúc nào vì nó có tính chủ quan và chỉ liên quan đến vợ, chồng hoặc cả hai nhất là khi các thành tố vi phạm không còn tồn tại vì hai bên đã có một cuộc sống dài ngày và ổn

Trang 2

định

Luật phương Tây xem các trường hợp vô hiệu thứ nhất có tính cách tuyệt đối trong khi các trường hợp thứ hai chỉ là vô hiệu tương đối Vì vậy nếu đối chiếu với luật viết Việt Nam, điều này thật khó lý giải nếu việc hành sử quyền đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật lại được hành sử bởi người thứ ba hay một cơ quan, tổ chức mà Luật cho phép chứ không phải chính là người vợ hay người chồng nằm trong trường hợp nêu trên

Tuy luật viết không có một điều khoản nào nói rõ nhưng ở góc độ hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân - Gia đình, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP nêu trên

đã cho ta thấy có một sự linh động trong vấn đề này khi Tòa án nhân dân tối cao lưu ý các cơ quan xét xử khi thụ lý giải quyết vụ việc Các quy định tại điểm 2 của Nghị quyết

02 cho ta cảm nhận rằng trên cơ sở một cuộc sống bình thường và không phát sinh mâu thuẫn thì mỗi khi những vi phạm điều kiện kết hôn không tồn tại vào thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (không còn ở độ tuổi chưa được kết hôn; đã có sự thông cảm về việc đã bị cưỡng bách kết hôn; việc kết hôn trước đã chấm dứt -ví dụ như

đã có án ly hôn chung thẩm) thì không hủy việc kết hôn Nếu về sau giữa hai người sau một thời gian chung sống hòa thuận có phát sinh mâu thuẫn thì Tòa án thụ lý vụ án trên

cơ sở các điều khoản quy định về ly hôn chứ không trên cơ sở của việc hủy kết hôn trái pháp luật Với việc hưỡng dẫn trên, ta có cảm nhận rằng việc hủy kết hôn trái pháp luật sẽ không được nêu ra mỗi khi các điều kiện kết hôn bị vi phạm không còn nữa

Với tinh thần đã nêu của Nghị quyết 02/2000; phải chăng cho thấy hình như Nhà giải thích-áp dụng luật (Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) có khuynh hướng mềm dẽo trong việc áp dụng các quy định về hủy kết hôn trái pháp luật và phần nào thừa nhận/đồng hóa việc kết hôn như là một giao dịch dân sự giữa hai người và tùy trường hợp giao dịch này vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối và dẫn đến việc giới hạn hay không giới hạn thời gian hành sử quyền đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật

Tính hồi tố hay không hồi tố của việc hủy kết hôn trái pháp luật

Về vấn đề này khi đề cập đến hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật, điều 17 Luật Hôn nhân-Gia đình không xác định một cách rõ ràng mà chỉ ghi “hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng” mặt khác điều 16 lại quy định “căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong sổ đăng ký kết hôn” Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng không đưa ra một hướng dẫn cụ thể vấn đề này

Trang 3

Trong ngôn ngữ thường nhật và dựa trên ngôn từ, ta có thể giải thích là quan hệ vợ chồng chỉ bị chấm dứt kể từ ngày án văn quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật có hiệu lực hoặc kể từ ngày việc đăng ký kết hôn bị xóa chứ không có tác dụng làm mất hiệu lực các quan hệ gọi là hôn nhân trong khoảng thời gian giữa ngày đăng ký kết hôn và ngày án văn quyết định hủy kết hôn có hiệu lực/ hoặc ngày việc đăng ký kết hôn bị xóa

Nhưng về mặt ngôn ngữ pháp lý ta có thể giải thích như trên được không? Nếu bản chất của ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng trên cơ sở yêu cầu tự nguyện của một hoặc cả hai vợ chồng thì phải hiểu rằng hủy kết hôn trái pháp luật là một hình thức chế tài cho những hôn nhân thành tựu (có đăng ký kết hôn) nhưng vi phạm những trường hợp luật cấm hoặc không đủ điều kiện để kết hôn Và khi nói chế tài thì phải hiểu cụm từ “chấm dứt hôn nhân” có nghĩa là xóa bỏ -chính xác là hủy một hành vi (kết hôn) vì nó vô hiệu

do vi phạm các điều luật cấm chứ không phải là chấm dứt hành vi đó Chấm dứt cuộc sống chung chỉ là hệ quả của việc xóa bỏ hôn nhân Vì thế theo người viết bài này hủy việc kết hôn trái pháp luật phải có tính hồi tố

Trên cơ sở giả định chưa có một kết luận rõ ràng, một vài vấn đề có thể nảy sinh trong thực tiễn và đâu là giải pháp đưa ra giải quyết:

Ví dụ 1: A và B kết hôn nhưng vi phạm một trong các trường hợp luật cấm được quy định tại điều 10 Luật Hôn nhân-Gia đình Vì có mâu thuẫn trong cuộc sống chung cả hai thuận tình ly hôn và yêu cầu ly hôn được tòa án chấp nhận Về sau căn cứ điều 15 khoản

2 Viện Kiểm sát có đơn đề nghị yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật thì liệu Tòa án có thụ

lý giải quyết vụ việc này không ?

§ Nếu cho rằng quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật

về sau thì Tòa án sẽ không thụ lý vì cho rằng tại thời điểm đề nghị hủy kết hôn của Viện Kiểm sát giữa A và B không còn tồn tại mối quan hệ hôn nhân Nếu theo giải pháp này

có nghĩa là chấp nhận sự tồn tại một cách hợp pháp của “tình trạng kết hôn trái pháp luật” trước đó

§ Nếu cho rằng quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật trở về trước thì dù hôn nhân không tồn tại do hậu quả pháp luật của việc ly hôn, Tòa án buộc phải thụ lý đề nghị hủy kết hôn trái pháp luật của Viện Kiểm sát nhằm xóa bỏ về mặt pháp lý “một hôn nhân trái pháp luật” với tính chất một chế tài

Về vấn đề này án lệ của Pháp cho phép đại diện cơ quan công tố được quyền khởi tố xin tiêu hủy việc kết hôn trái pháp luật dù rằng hôn nhân trước đó đã chấm dứt thông qua án

ly hôn (Án Tòa phúc thẩm Paris ngày 08-2-1971 (1) - Án Tòa Phá án- Phòng Dân sự 1

Trang 4

ngày 10-3-1998 (2)

Ví dụ 2: A kết hôn với B và cũng vi phạm một trong các trường hợp luật cấm được quy định tại điều 10 Luật Hôn nhân-Gia đình Sau một thời gian chung sống ngắn ngủi, A chết Các thừa kế khác ở hàng thứ nhất của A không còn, B trở thành thừa kế duy nhất ở hàng này Một trong các thành phần được quy định tại điểm 4 của điều 15 (giả định là C/ anh, em của A và là thừa kế ở hàng thứ hai đối với di sản của A) đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa A và B) Nếu đề nghị này được chấp nhận thì liệu Tòa án có thụ lý để giải quyết vụ việc này không? Cũng tương tự như trên:

§ Nếu cho rằng quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật chỉ phát sinh hậu quả pháp luật

về sau thì Tòa án sẽ không thụ lý vì cho rằng tại thời điểm này giữa hai người không tồn tại mối quan hệ hôn nhân do một người đã chết Nếu theo giải pháp này có nghĩa là gián tiếp mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại một cách hợp pháp của “tình trạng kết hôn trái pháp luật” trước đó

§ Nếu cho rằng quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật phát sinh hiệu lực trở về trước thì dù rằng hôn nhân không tồn tại do một người đã chết, tòa án buộc phải thụ lý yêu cầu của viện Kiểm sát nhằm xóa bỏ về mặt pháp luật một “hôn nhân trái pháp luật” với tính chất một chế tài Trong trường hợp này, vấn đề sẽ trở nên nhạy cảm hơn vì khi đó quan

hệ hôn nhân giữa A và B trái pháp luật thì giũa B và A cũng không có quan hệ thừa kế vợ/chồng; C trở thành thừa kế của A

(1) http://www.civilité.com/jp/famille/ s_19710208.htm

(2) http://www.civilité.com/jp/famille/Cassc1_19980310.htm

Ngày đăng: 10/04/2013, 11:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w