Tìm hiểu chức năng của thanh điệu tiếng việt

32 2.8K 4
Tìm hiểu chức năng của thanh điệu tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo, TS. Nguyễn Hoài Nguyên, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tổ Ngôn ngữ, trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, trường Đại học Vinh đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua, giúp em có kiến thức để hoàn thành khoá luận này. Khoá luận của em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến, góp ý quý báu của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đỗ Thị Hường MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5 4.1. Nguồn tư liệu 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khóa luận 5 6. Bố cục của khoá luận 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Thanh điệu trong tiếng Việt 7 1.1.1. Dẫn nhập 7 1.1.2. Khái niệm thanh điệu 7 1.1.3. Chức năng của thanh điệu 7 1.1.4. Các tiêu chí phân biệt thanh điệu 8 1.1.4.1. Âm vực (cao độ) 8 1.1.4.2. Âm điệu (đường nét) 9 1.2. Khái niệm từ đơn 10 1.2.1. Các quan niệm về từ đơn 10 1.2.2. Quan niệm về từ đơn khoá luận lựa chọn 11 1.2.2.1. Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp 11 1.2.2.2. Quan niệm của Gs. Nguyễn Tài Cẩn 13 1.2.3. Đặc điểm của từ đơn tiếng Việt 13 1.3. Khái niệm từ láy 14 1.3.1. Các quan niệm về từ láy trong tiếng Việt 14 1.3.2. Quan niệm về từ láy khoá luận lựa chọn 17 1.3.3. Phân loại từ láy 19 1.3.3.1. Phân loại dựa vào số lượng thành tố 20 a. Từ láy đôi 20 b. Từ láy ba 23 c. Từ láy tư 23 1.3.3.2. Phân loại dựa vào tính chất thành tố 24 1.3.3.3. Phân loại dựa vào sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố 24 1.4. Tiểu kết 24 CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA THANH ĐIỆU TRONG TỪ ĐƠN TIẾT TIẾNG VIỆT 25 2 2.1. Sự phân bố của thanh điệu trong từ đơn tiết 25 2.1.1. Việc lựa chọn từ đơn cho thống kê 25 2.1.1.1. Mục đích 25 2.1.1.2. Các nguyên tắc làm việc 26 2.1.1.3. Phương pháp thống kê tư liệu 27 2.1.2. Sự phân bố thanh điệu trong từ đơn tiết 28 2.1.2.1. Kết quả thống kê 28 2.1.2.2. Nhận xét 29 2.1.3. Các nét âm vị học của thanh điệu trong từ đơn 30 2.1.3.1. Các nét khu biệt của thanh điệu tiếng Việt 30 2.1.3.2. Số liệu thống kê 31 2.1.3.3. Nhận xét 32 2.2. Thanh điệu với chức năng khu biệt nghĩa trong từ đơn tiết 32 2.2.1. Tiểu dẫn 32 2.2.2. Kết quả thống kê và nhận xét 33 2.2.2.1. Kết quả thống kê 33 2.2.2.2. Nhận xét 35 2.3. Thanh điệu thực hiện chức năng gợi tả nghĩa của từ ngữ 37 2.3.1. Tiểu dẫn 37 2.3.2. Đặc trưng thanh điệu và các nét nghĩa gợi tả ở từ đơn tiết 37 2.3.2.1. Thống kê và xử lí liệu 37 2.3.2.2. Các nét nghĩa gợi tả ở từ đơn tiết biểu hiện qua đặc trưng thanh điệu 39 2.4. Tiểu kết 39 CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA THANH ĐIỆU TRONG TỪ LÁY ĐÔI TIẾNG VIỆT 40 3.1. Các nguyên tắc làm việc 40 3.2. Phương pháp thống kê tư liệu 41 3.3. Sự phân bố thanh điệu trong từ láy đôi 41 3.3.1. Số liệu thống kê 41 3.3.2. Nhận xét 42 3.4. Chức năng của thanh điệu trong cấu trúc hài âm của từ láy 45 3.4.1. Xử lí tư liệu 45 3.4.2. Vai trò của thanh điệu trong cấu trúc hài âm của từ láy đôi 52 3.5. Tiểu kết 53 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Lâu nay, từ vựng (vốn từ) thường được hình dung gồm hai bộ phận cấu thành là từ và thành ngữ. Bởi vậy, từ và thành ngữ đều được nghiên cứu trong từ vựng học. Tuy nhiên, trên thực tế thì từ vẫn giữ vai trò trung tâm. Từ có thể phân chia làm nhiều loại từ theo những tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào mặt cấu tạo, từ được chia làm hai loại: từ đơn (theo phương thức từ hoá hình vị) và từ phức, trong đó, từ phức được chia làm hai loại: từ ghép (theo phương thức ghép) và từ láy (theo phương thức láy). 1.1.1. Là một ngôn ngữ đơn lập phân tiết tính, tiếng Việt có khả năng và cần thiết lập bảng kết hợp giữa các đơn vị tạo thành âm tiết (từ đơn). Số lượng âm tiết có thể có trong sự hình dung lí thuyết cũng như được sử dụng làm thành từ thực tế là con số xác định và có thể tính toán được. Tuy nhiên, con số các âm tiết lí thuyết cũng như được sử dụng làm thành từ thực dùng, theo thống kê của các nhà âm vị học Việt từ trước đến nay là có sự xê dịch tuỳ theo quan điểm và các thủ pháp thống kê của các tác giả. Mỗi tác giả, khi nghiên cứu về âm vị học đều có con số riêng của mình về các loại âm tiết. Sự khác nhau về số lượng âm tiết cũng như sự phân bố âm vị học trong âm tiết, cụ thể là sự phân bố thanh điệu trong từ đơn có lẽ cần được khắc phục để tìm hiểu xem thực chất trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày người Việt đã dựa trên số lượng âm tiết thực là bao nhiêu. Nhưng sự đòi hỏi một số lượng tuyệt đối như vậy là không tưởng vì ngôn ngữ là một “sinh thể”, một đối tượng sống; bởi mỗi ngày trong giao tiếp có biết bao từ có nguy cơ bị mất đi và mất hẳn, có bao nhiêu từ đang nhú lên để một ngày nào đó trở thành thành viên trong vốn từ của Việt ngữ. Hệ quả tất yếu của việc mất đi hay nảy sinh các từ sẽ đi kèm với việc cấu tạo các mô hình vỏ từ tương ứng. Như vậy, sự cố gắng để tìm một con số chính xác về số lượng các âm tiết (từ đơn) thực có trong tiếng Việt dù là mục đích phải vươn tới nhưng có thể khó lòng đạt được. Dẫu vậy, việc 4 kiểm kê danh sách các âm tiết một cách chính xác vẫn là cần thiết và kết quả dẫu là tương đối cũng sẽ là chỗ dựa, là gợi ý cho các nhà âm vị học Việt về những thành phần âm vị học cùng với các nét khu biệt và các chế định âm vị học giữa chúng và đó còn là cơ sở để tìm hiểu chức năng của thanh điệu trong từ đơn. 1.1.2 Về từ láy, gần đây có một xu hướng muốn chứng minh mối quan hệ giữa âm và nghĩa của từ láy đôi đã làm nên đặc thù của từ láy tiếng Việt. Dĩ nhiên, sự chứng minh như vậy là cần thiết nếu thực sự có một mối quan hệ như thế tồn tại nhưng cũng cần phải tránh việc kết luận có thể đi tới một cực đoan rằng, các đặc điểm ngữ âm trong khu vực từ láy đôi là có tính chất của một đơn vị hai mặt như một tín hiệu ngôn ngữ bất kì nào. Điều cực đoan như vậy có thể làm hạn chế các tư liệu ngữ âm ở khu vực láy và thậm chí sẽ đánh mất những mối quan hệ có quy luật giữa các luật âm thanh tạo nên vỏ từ láy và các đặc điểm ngữ âm vốn có trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Nếu thừa nhận rằng trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ cùng loại hình có tồn tại một cơ chế láy phổ biến thì rõ ràng việc đầu tiên là phải đi tìm sự thể hiện cơ chế ấy về mặt ngữ âm trong các từ láy. Đó là cơ chế thể hiện quá trình tạo sản vỏ âm thanh từ một cách thuần nhất và bị chi phối bởi các luật âm vị học đang hành chức trong tiếng Việt. Công việc này cần tiến hành đầu tiên, bởi nhắc đến láy, người bản ngữ trực cảm đến các đặc điểm hình thức đặc thù của nó. Cơ chế láy sẽ đi kèm với việc cấu tạo các mô hình vỏ từ tương ứng trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, không thể có sự thống nhất ý kiến một cách đơn giản mà vấn đề từ láy lại là một vấn đề phức tạp và tư liệu về hiện tượng này cho đến nay chưa thể nói được rằng chúng ta đã thu thập được một cách đầy đủ. Như vậy, sự cố gắng để đi tìm một con số chính xác về số lượng các từ láy thực có trong tiếng Việt là mục đích phải vươn tới nhưng khó lòng có thể đạt tới. Dẫu vậy, việc kiểm kê danh sách các âm tiết trong từ láy một cách chính xác vẫn là cần thiết và kết quả dẫu là tương đối cũng sẽ là chỗ dựa, là gợi ý 5 cho các nhà âm vị học Việt về những thành phần âm vị học cùng với các nét khu biệt và các chế định âm vị học (chủ yếu là thanh điệu) giữa chúng. 1.2. Theo truyền thống học phương Đông, các thành tố cấu tạo nên âm tiết cũng có thể được coi là các đơn vị âm vị học. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ có thể phác hoạ hệ thống âm thanh tiếng Việt, tiến hành khảo sát sự phân bố thanh điệu trong vốn từ tiếng Việt. Công việc này, ngoài việc đem lại lợi ích cho âm vị học tiếng Việt còn có lợi ích cho việc xác định loại hình ngôn ngữ này, “Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ có thanh điệu” và phần nào làm sáng tỏ khái niệm hình tiết (Syllabeme) trong nghiên cứu Việt ngữ ở cấp độ cao hơn. Để đạt tới một âm vị học như vậy, ngoài việc tiếp thu thủ pháp âm vị học truyền thống, còn cần tới những tri thức khác mà âm vị học đương đại của những năm nửa sau thế kỉ XX đã đạt được. Bên cạnh việc sử dụng các thủ pháp âm vị học, các khái niệm còn phải chứng minh trong quá trình phân tích, xét lại dựa vào các chứng cứ có được từ nguồn: a/ Từ sự nhất quán của các phép phân tích trên hệ thủ pháp âm vị học đã lựa chọn để làm việc. b/ Từ các cấp độ khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ. c/ Từ sự phát triển lịch sử của hệ thống âm thanh tiếng Việt. Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi mạnh dạn bước đầu “Tìm hiểu chức năng của thanh điệu tiếng Việt” (trên tư liệu từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt). 2. Lịch sử vấn đề Thanh điệu là yếu tố ngữ âm phủ lên đồng thời các âm vị đoạn tính khác nhưng lại có chức năng khu biệt giống như các âm vị đoạn tính khác. Các thanh điệu tiếng Việtchức năng khu biệt không khác gì phụ âm, nguyên âm nhưng khó lòng định vị được chúng trong âm tiết. Nghiên cứu thanh điệu được khá nhiều người quan tâm vì đã có một số sách vở, tài liệu viết về thanh điệu. Bước đầu khảo sát, chúng tôi thấy ở các tài liệu viết về thanh điệu thường đi theo một hướng nhất định, có thể kể ra ba hướng chính sau: 6 - Hướng thứ nhất: Ngôn ngữ học đồng đại miêu tả thanh điệu tiếng Việt, các phẩm chất ngữ âm của thanh điệu, xác lập và chỉ ra các tiêu chí của nó. Đó là các giáo trình viết về ngữ âm ĐH – CĐ như: Giáo trình ngữ âm tiếng Việt, Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, NXB ĐHSP, 1994; Ngữ âm tiếng Việt, Đoàn Thiện Thuật, NXB ĐHQGHN, 2002, Giáo trình ngữ âm tiếng Việt , dùng cho sinh viên Ngữ Văn, Nguyễn Hoài Nguyên, Trường Đại học Vinh, Vinh 2000 - Hướng thứ hai: Dùng máy móc thực nghiệm khảo sát, xác lập các thông số để từ đó rút ra các kết luận về thanh điệu. Theo hướng này có các tác giả: Vũ Bá Hùng, Hoàng Cao Cương, Vũ Kim Bảng . - Hướng thứ ba: Nghiên cứu thanh điệu theo hướng lịch đại, nghĩa là nghiên cứu nguồn gốc của thanh điệu, xác lập sự ra đời của thanh điệu. Theo hướng này có các tác giả: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Lợi . Nhìn chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu thanh điệu độc lập với tư cách là thành tố tham gia hiệp vần, vai trò trong cấu tạo âm tiết, cấu tạo từ và phân biệt ý nghĩa của từ, vai trò trong từ láy, thành ngữ . Nói cách khác, các công trình đó chưa chỉ ra đầy đủ chức năng của thanh điệu. Ở khoá luận này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu chức năng của thanh điệu trong từ đơn tiết và trong từ láy đôi tiếng Việt. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là chức năng của thanh điệu trong tiếng Việt trên tư liệu từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đặt ra cho khoá luận phải giải quyết những vấn đề sau: - Dựa vào những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiến hành thống kê và xử lí tư liệu, xác lập danh sách từ đơn tiết, từ láy đôi tiếng Việt (theo quan điểm của người nghiên cứu) để làm việc. 7 - Từ các tiêu chí khu biệt thanh điệu, bước đầu xác lập một toàn cảnh về phân bố thanh điệu trong từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt, từ đó tìm hiểu chức năng của hệ thống thanh điệu trong từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để xác lập vốn từ tiếng Việt (cụ thể là từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt), chúng tôi xây dựng nguyên tắc và phương pháp thống kê từ đơn tiết và từ láy đôi. Từ các nguyên tắc và phương pháp làm việc, chúng tôi tiến hành lựa chọn cuốn “Từ điển tiếng Việt”, 2008 do Hoàng Phê (chủ biên); “Từ điển từ láy tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ, làm nguồn tư liệu gốc, đối chiếu với cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” Nguyễn Như Ý (chủ biên), 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ mà khoá luận đề ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp, thủ pháp làm việc sau: - Dùng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để xác lập danh sách từ đơn, từ láy đôi và làm cơ sở ngữ liệu cho khoá luận. - Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp để tiến hành thiết lập các hàm tương quan giữa cấu trúc và chức năng, sự phân bố thanh điệu trong từ đơn, từ láy đôi. Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn tận dụng ngữ cảm của người bản ngữ, những kiến thức về phương ngữ học, văn hoá dân gian để thực hiện đề tài. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận chưa thể và không thể giải quyết được tất cả những vấn đề cấu trúc âm vị học tiếng Việt, nhưng mọi cố gắng của khoá luận là nhằm miêu tả sự phân bố thanh điệu và các thuộc tính âm vị học thanh điệu cùng với các nét của thanh điệu được thể hiện một cách tự nhiên trong việc tham gia cấu tạo từ đơn tiết, từ láy đôi để tạo tiền đề, cơ sở cho việc tìm hiểu chức năng của thanh điêu. Những đặc điểm này góp phần tạo nên cơ sở quan trọng gợi ý cho 8 việc giải thích các tương quan âm vị học có trong hệ thống âm vị tiếng Việt cả mặt lịch đại cũng như đồng đại. Các kết quả khi tìm hiểu vai trò của thanh điệu trong từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt góp phần vào nghiên cứu và giảng dạy từ đơn và từ láy. Các kết luận bước đầu của khoá luận góp thêm hiểu biết về một lĩnh vực trung gian nằm giữa âm vị học và hình thái học – lĩnh vực hình âm vị học. 6. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận được triển khai trong ba chương: Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Chức năng của thanh điệu trong từ đơn tiết. Chương 3: Chức năng của thanh điệu trong từ láy đôi Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Thanh điệu trong tiếng Việt 1.1.1. Dẫn nhập Trong thực tế, các ngôn ngữ trên thế giới có những đơn vị ngữ âm như trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu được các nhà ngữ học gọi là các đơn vị siêu 9 âm đoạn tính hay hiện tượng ngôn điệu. Các hiện tượng ngôn điệu đóng vai trò là phương thức muôn màu muôn vẻ để tổ chức các đơn vị âm đoạn tính thành những thể thống nhất lớn hơn cũng như để phân biệt các kí hiệu ngôn ngữ. Thanh điệu là yếu tố ngữ âm phủ lên đồng thời các âm vị đoạn tính khác nhưng lại có chức năng khu biệt giống như các đơn vị âm đoạn tính khác. Các thanh điệu tiếng Việtchức năng khu biệt từ không khác gì nguyên âm, phụ âm nhưng khó lòng định vị được chúng trong âm tiết. Người ta buộc phải thừa nhận giá trị khu biệt của thanh điệu, coi đó là âm vị đặc biệt – âm vị siêu đoạn tính. 1.1.2. Khái niệm thanh điệu Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính, là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt các từ có nghĩa khác nhau. Theo Đoàn Thiện Thuật: Nó được biểu hiện trong toàn âm tiết hay đúng hơn là toàn bộ phần tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối) /Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐHQGHN, 2002, tr.100/. Các thanh điệu tiếng Việt được ghi bằng các kí hiệu chữ viết: “\” (huyền). “?” (hỏi), “~” (ngã), “/” (sắc), “.” (nặng). Có những âm tiết khi ta viết không có dấu nhưng trong thực tế khi phát âm có một thanh điệu gọi là thanh ngang (không dấu) như: “ta, đi, thôi, .”. Nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu nói, trọng âm là đặc trưng của từ thì thanh điệu là đặc trưng của âm tiết. 1.1.3. Chức năng của thanh điệu Thanh điệuchức năng như một âm vị, nó tham gia vào việc cấu tạo các âm tiết, cấu tạo từ và phân biệt ý nghĩa của từ. Nó là một yếu tố tạo nên nét đặc trưng của tiếng Việt – một ngôn ngữ có thanh điệu khác với các ngôn ngữ không có thanh điệu. Nhờ có thanh điệu mà câu văn, câu thơ, lời nói tiếng Việt có tính nhạc điệu, truyền cảm. Căn cứ vào độ cao và âm điệu của các thanh trong từ Việt mà chúng ta xây dựng các quy tắc về âm luật trong thơ. Chẳng hạn: Chúng ta phân biệt vần bằng, vần trắc và cách lập vần trong các thể thơ song thất lục 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan