Tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi)

70 1.2K 2
Tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn (5   6 tuổi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến trờng đại học vinh khoa giáo dục tiểu học - ngành giáo dục mầm non -------------- tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ Mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) ---------------- Khoá luận tốt nghiệp Giáo viên hớng dẫn: Th.s Trần Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Luyến Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến Mục lục Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. 3 2. Mục đích nghiên cứu. 4 3. Đối tợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 4 4. Giả thuyết khoa học. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4 6. Phơng pháp nghiên cứu. 4 7. Đóng góp của đề tài. 5 Phần nội dung 6 Chơng I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 6 1. Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6 2. Khái niệm ngôn ngữ - vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ em. 8 2.1. Khái niệm của ngôn ngữ. 8 2. 2.Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ em. 8 3. Từ láy tiếng Việt. 11 3.1. Từ tiếng Việt. 11 3.2. Từ láy tiếng Việt. 11 3.2.1. Đặc điểm từ láy tiếng Việt. 11 3.3. Thơ văn - môi trờng đầy hiệu năng của từ láy. 13 4. Sự phát triển vốn từ của trẻ 5 - 6 tuổi. 15 4.1. Những yếu tố ảnh hởng đến quá trình phát triển vốn từ của trẻ. 15 4.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non. 17 4.3. Đặc điểm vốn từ của trẻ 5 - 6 tuổi. 19 4.4. Vốn từ nghệ thuật của trẻ mẫu giáo - ý nghĩa của ciệc phát triển vốn từ nghệ thuật. 21 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến 4.5. Dạy trẻ kể chuyện con đờng phát triển vốn từ nói chung và từ láy nói riêng cho trẻ. 22 Chơng II: Cách thức nghiên cứu. 24 1. Lý do tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn 24 2. Khách thể nghiên cứu 24 3. Nội dung nghiên cứu và cách thức nghiên cứu. 25 3.1. Nội dung nghiên cứu 25 3.2. Cách thức nghiên cứu 26 3.2.1. Nghiên cứu khả năng sử dụng từ láy trong giao tiếp và trong kể chuyện của trẻ mẫu giáo lớn. 26 3.2.2. Tìm hiểu ý thức của giáo viên mầm non về việc phát triển vốn từ láy cho trẻ. 29 Chơng III: Kết quả nghiên cứu. 32 1. Kết quả tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy ở các nội dung của 15 trẻ lớp 5 C trờng mầm non Quang Trung II 32 1.1.Kết quả tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hệ thống câu hỏi. 32 1.2. Kết quả tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy trong kể chuyện của trẻ mẫu giáo lớn. 45 1.3. Kết quả điều tra ý thức của giáo viên mầm non về việc phát triển vốn từ láy cho trẻ. 53 Phần kết luận và đề xuất ý kiến 55 1. Kết luận 55 2. Đề xuất ý kiến 56 2.1. Đối với các nhà quản lý bậc học mầm non. 56 2.2. Đối với các giáo viên mầm non. 56 2.3. Đối với lớp mẫu giáo. 56 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng dạy: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó ngày càng phổ biến rộng khắp". Không có ai có thể phủ nhận đợc vai trò của tiếng nói trong cuộc sống. Tiếng nói là công cụ để giao tiếp, là phơng tiện để nhận thức và để t duy. Có lúc nào ai đó tự hỏi: Cái ta nhận biết đợc và ta phải học trớc tiên để khẳng định ta thuộc về thứ mà vũ trụ gọi là "Loài ngời" là gì? Chắc chắn câu trả lời là: Tiếng nói. Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21 - thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại. Việc giáo dục con ngời hoàn thiện để sánh kịp thời đại là một vấn đề cấp thiết. Để đạt đợc sự hòan thiện đó, chúng ta không thể bỏ qua "Thời thơ ấu" của mỗi con ngời. "Thời thơ ấu" là những trang sách" mở đầu của mỗi con ngời, là nơi đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền tảng nhân cách mỗi con ngời. Cũng nh vậy, ngôn ngữ là chiếc cầu nối giúp trẻ phát triển t duy, mở mang nhận thức. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ củng cố và tích luỹ những biểu tợng về thế giới xung quanh một cách rõ ràng, chính xác, hình thành và phát triển cho trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp ý thức đợc vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ em, hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đã rất quan tâm đến việc phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ. Có thể nói, bậc học mầm non đợc xem là mắt xích giáo dục đầu tiên đã đặt ra nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ lên hàng đầu. Là một giáo viên mầm non trong tơng lai, tôi thiết nghĩ việc thực hiện đề tài: "Tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ Mẫu giáo lớn", để từ đó đề Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến xuất một số ý kiến nhằm phát triển vốn từ cho trẻ nói chung, tạo hứng thú cho trẻ làm quen lớp từ có tính nghệ thuật nói riêng. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần làm cho vốn từ của trẻ phong phú, đa sắc đa màu, tạo tiền đề phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ sau này. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn trong giao tiếp, trong kể chuyện 3. Đối tợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: - Đối tợng nghiên cứu: Tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn. - Khách thể nghiên cứu: trẻ mẫu giáo lớn. - Phạm vi nghiên cứu: 15 trẻ (5 - 6 tuổi) - trờng mầm non Quang Trung II. 40 giáo viên ở 3 trờng mầm non thuộc địa bàn thành phố Vinh (trờng mầm non Quang Trung II, trờng mầm non Hoa Hồng, trờng mầm non Bình Minh). 4. Giả thiết khoa học: Khả năng sử sụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn tốt, chứng tỏ giáo viên mầm non đã chú trọng đến vấn đề phát triển vốn từ này cho trẻ, và ngợc lại. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. 5.2. Tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn. 5.3. Tìm hiểu ý thức của giáo viên mầm non trong việc phát triển vốn từ láy cho trẻ. 6. Các phơng pháp nghiên cứu. 6.1. Phơng pháp nghiên cứu lý luận: Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến - Đọc và hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 6.2. Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phơng pháp điều tra qua bảng hỏi. Mục đích: Nhằm tìm hiểu thực trạng để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục. + Tìm hiểu ý thức của giáo viên mầm non về việc phát triển vốn từ láy cho trẻ mẫu giáo lớn. + Điều tra khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn bằng trắc nghiệm. - Phơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Mục đích: Dùng để xử lý số liệu thu đợc từ các phơng pháp trên. 7. Đóng góp mới của đề tài: - Tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm phát triển khả năng sử dụng từ láy cho trẻ mẫu giáo lớn. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến Phần nội dung Ch ơng I : Những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Về vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, song mỗi tác giả lại nghiên cứu ở các lứa tuổi khác nhau và ở các góc độ khác nhau. Lĩnh vực từ láy đợc xem là một lĩnh vực thu hút nhiều nhà việt ngữ quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo "Giảng dạy từ láy trong trờng phổ thông" tác giả Phi Tuyết Hinh đã nêu lên giá trị của từ láy góp phần tạo nên bản sắc của tiếng Việt. Qua điều tra tác giả đã rút ra thực tế đáng ngại trong việc dạy và học từ láy của giáo viên và học sinh nh sau: Học sinh cha đủ khả năng để nhận biết từ láy, còn giáo viên cha cung cấp kiến thức về từ láy cần và đủ cho học sinh ở bậc học này. Theo tác giả để khắc phục đợc điều đó, chúng ta cần nhận thức rằng: Ngôn ngữ là một hệ thống của ngôn ngữ, bên cạnh cái chung với các ngôn ngữ khác lại có quy luật trật tự riêng của nó. Tác giả đề xuất một số biện pháp: Dạy kỹ hơn về từ láy theo phơng thức biểu trng ngữ âm, dạy từ dễ đến khó, hớng dẫn học sinh cơ chế tạo nghĩa của từ láy thông qua mỗi quan hệ giữa âm và nghĩa, không nên dạy bó tròn trong các tiết học về từ láy. Tuy nhiên ở bài viết này, việc đề xuất một số biện pháp còn mang tính chất chung chung cho việc dạy học từ láy ở các cấp. Vì thế khi vận dụng vào một cấp học cụ thể thì kết quả không cao. Tác giả Lê Phơng Nga trong bài viết: "Các khái niệm từ đơn, từ ghép ở tiểu học" cho rằng: Đối với từ láy, đó là giá trị gợi tả sự tăng nghĩa giảm nghĩa và khả năng biểu trng của một số vần tiêu biểu. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến Khác với bậc học tiểu học ở bậc học mầm non trong giáo trình "Phơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo" của Nguyễn Xuân Khoa, tác giả có đề cập đến việc phát triển vốn từ láy cho trẻ thông qua trò chơi: Ghép từ, giáo viên hớng dẫn trẻ thực hiện trò chơi này nh sau: Giáo viên nói danh từ chỉ ngời hoặc vật, sau đó, trẻ ghép tính từ chỉ đặc điểm, tính chất, t thế vào sau danh từ. Ví dụ: Bà cụ - lom khom Mặt trời - lung linh Chiếc mũ - xinh xinh . Có thể nói, đây là một phơng pháp phát triển vốn từ nói chung, từ láy nói riêng áp dụng phù hợp với độ tuổi này. Nh vậy đã có một số công trình nghiên cứu khoa học các bài viết nghiên cứu về vấn đề tứ láy ở bậc tiểu học và mầm non, trong đó bậc học mầm non đợc xem là mắt xích giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nên việc định h- ớng cho trẻ biết sử dụng từ láy là việc làm cần thiết, cần nghiên cứu. Bởi từ láy với giá trị tợng thanh tợng hình và biểu cảm rất đặc biệt là một trong những công cụ tạo hình đắc lực và hữu hiệu trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học là một mảnh đất trên đó từ láy tỏ rõ sức sống và vẻ đẹp muôn màu của mình, những tác phẩm nh vậy là noi ơm mầm cho vốn ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ. Việc tìm ra những biện pháp phát triển vốn từ láy cho trẻ mẫu giáo lớn là cách thức, là con đờng tạo tiền đề đặt nền móng cho việc học và sử dụng từ láy nói riêng, vốn từ nghệ thuật nói chung. Tuy nhiên hiện nay vẫn cha có một công trình nghiên cứu cụ thể trình bày một cách có hệ thống về khả năng sử dụng từ láy ở từng độ tuổi của bậc học mầm non, để từ đó đề xuất các phơng pháp, biện pháp phát triển một cách đúng đắn về vốn từ này cho trẻ. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến 2. Khái niệm ngôn ngữ - Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển nhân cách trẻ em. 2.1. Khái niệm của ngôn ngữ: Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp các đơn vị này để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và các quy tắc này đợc phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tợng hoá khỏi bất kỳ một t tởng, một cảm xúc và ớc muốn cụ thể nào. Ngôn ngữ là hiện tợng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của xã hội loài ngời. Nó là phơng tiện giao tiếp và là công cụ t duy. Trong vốn từ vựng của ngôn ngữ chứa đựng tri thức về thế giới của cộng đồng ngời sử dụng ngôn ngữ đó. Không phải ngẫu nhiên mà ngời ta nói ngôn ngữ là bảo tàng của trí tuệ. Ngôn ngữ là một hiện tợng của nền văn hoá, tinh thần của loài ngời. Nó làm sống lại những thành tựu do xã hội loài ngời xây dựng lên. Ngôn ngữ là t- ợng đài vô giá của nền văn hoá văn minh nhân loại. Nói cách khác, ngôn ngữ là phơng tiện giữ gìn và phát triển kinh nghiệm lịch sử xã hội loài ngời. 2. 2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ em. EiIi khee va đã khẳng định "Việc dạy tiếng mẹ đẻ một cách có hệ thống, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cơ sở cho toàn bộ hệ thống giáo dục trong trờng mẫu giáo" (theo EiIi khee va "Phát triển ngôn ngữ trẻ em" NXBGD 1977). Thêm vào nữa ngôn ngữ là phơng tiện t duy. T duy không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Trong t duy lôgic trừu tợng, khái niệm đóng một vai trò to lớn, khái niệm phản ánh các dấu hiệu, bản chất của hiện tợng. Khái niệm đ- ợc ký hiệu bằng từ. Nh vậy trong ngôn ngữ, khái niệm có vỏ bọc vật chất cần thiết để giao tiếp. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hồng Luyến Nghĩa của từ không bộc lộ ở hình thức âm thanh mà nó tiềm ẩn ngay trong bản thân từ. Từ đợc nối liên theo quy luật ngữ pháp giúp thể hiện các mối quan hệ giữa khái niệm, thể hiện suy nghĩ. T duy lôgíc hình thành ở lứa tuổi Mẫu giáo lớn và phát triển hòan thiện trong cả cuộc đời. Nh vậy, lĩnh hội ngôn ngữ, vốn từ tạo nên tiền đề để phát triển t duy. Nhng nếu đồng nhất phát triển ngôn ngữ và phát triển t duy là không thể đợc. T duy không chỉ dựa trên ngôn ngữ, các nhà tâm lý học chỉ đã chỉ ra trong thực tiễn có hai hình thức t duy: T duy trực quan hình ảnh và t duy hành động có liên quan chặt chẽ với t duy lôgíc và t duy ngôn ngữ. Hoạt động t duy đợc phức tạp hoá trong quan sát, trong hoạt động. Trong các dạng hoạt động đó đòi hỏi sự phong phú và phức tạp hoá ngôn ngữ. Nh vậy hoạt động t duy kích thích ngôn ngữ phát triển. Ngợc lại làm giàu ngôn ngữ ảnh hởng tích cực đến sự phát triển t duy. Quan trọng là các phơng tiện ngôn ngữ mới mà trẻ vừa lĩnh hội phải chứa đựng nội dung thực tiễn. Điều đó tạo nên mối quan hệ giữa ngôn ngữ và t duy. ở lứa tuổi mẫu giáo, chúng ta hay gặp trờng hợp trẻ hiểu từsử dụng từ chỉ vật nào đó nhng cha đợc nhìn thấy vật, không chỉ ra đợc những dấu hiệu của vật. Trong ngôn ngữ của mình trẻ sử dụng những từ đó không có khái niệm phù hợp với từ những từ này chỉ là vỏ bọc âm thanh trống rỗng.Nh vậy chỉ có ngôn ngữ nói còn t duy câm lặng. Trong nhiều trờng hợp ngợc lại trẻ làm nh đã hiểu một vấn đề nào đó, biết đợc một vài chi tiết và thực hiện một số hành động nhng trẻ không thể kể lại, nói lại một cách mạch lạc đợc. Nếu trẻ không thể diễn đạt đợc những suy nghĩ của mình trong vỏ bọc ngôn ngữ, có nghĩa là t duy còn lộn xộn. Một ý nghĩa rõ ràng đầy đủ chỉ có khi có đợc khi ngời ta biết diễn đạt nó trong hình thức ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu với mọi ngời. Cho nên sự phát triển . quả tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hệ thống câu hỏi. 32 1.2. Kết quả tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy trong kể chuyện của. nghiên cứu: Tìm hiểu khả năng sử dụng từ láy của trẻ mẫu giáo lớn. - Khách thể nghiên cứu: trẻ mẫu giáo lớn. - Phạm vi nghiên cứu: 15 trẻ (5 - 6 tuổi) - trờng

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan