Việc lựa chọn từ đơn cho thống kê

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của thanh điệu tiếng việt (Trang 27 - 30)

2.1.1.1. Mục đích

Từ đơn là lớp từ trung tâm trong vốn từ của tiếng Việt, là đơn vị đầu tiên hình thành nên các loại từ khác. Bởi vậy, khi nghiên cứu về từ của tiếng Việt không thể không nhắc đến vai trò và vị trí của từ đơn. Chính vì vị trí, tính chất quan trọng của lớp từ này nên việc có thêm một khảo sát nữa trong danh mục các công trình đã nêu ở trên cũng là một lẽ thường tình. Xét về mặt cấu tạo, từ là đơn vị được hình thành nhờ việc kết hợp các hình vị lại với nhau. Hình vị là đơn vị được hình thành nhờ việc kết hợp các âm vị lại với nhau. Như vậy, từ đơn là từ do một đơn vị tạo thành. Hình vị này có thể có ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp.

Đa số từ đơn trong tiếng Việt đều nằm trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt, có từ lâu đời. Đó là các từ như: cha, mẹ, tay, chân, cơm, nước, ăn, uống, cười, nói, nhưng, và, nhỉ,..., có những tíếng gốc Hán hoặc gốc châu Âu (chủ yếu là gốc Pháp) được Việt hoá cao độ cũng tham gia vào loại từ này như:

tim, gan, buồng, buồn, cồn, xăng, xăm, lốp,... và những tiếng Hán Việt không có từ đồng nghĩa thuần Việt cạnh tranh như: tuyết, bút, cao, thấp, học, đáp,....Vì những lẽ trên, việc lựa chọn từ đơn tiết còn cho biết thêm đôi điều về nguồn gốc cũng như lịch sử tiếng Việt. Trong số từ thuần Việt thì 60 % đơn vị là từ đơn tiết. Hầu hết từ thuần Việt là những từ thông dụng, gọi tên những sự vật, hiện tượng, hoạt động gần gũi trong đời sống hàng ngày.

Chính kết cấu đặc biệt là hình vị trùng với âm tiết đã khiến cho âm tiết tiếng Việt khác biệt so với các ngôn ngữ Châu Âu. Ở đây, tiếng là một loại

hình vị đặc biệt: một hình tiết. Tiếng còn có đặc trưng của một đơn vị gốc và có thể vận dụng độc lập như một từ. Điều lí thú nữa là mô hình cấu tạo từ ghép từ các từ đơn tiết. Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập phân tiết tính, khôg có biến hoá hình thái. Vì lẽ đó, tiếng đã được coi là đơn vị ngữ âm học cơ bản của tiếng Việt và việc lựa chọn từ đơn tiết trong quá trình khảo sát này cũng là hiển nhiên. Mặt khác, nều âm tiết có chức năng nhận diện thì âm vị có chức năng khu biệt. Đối với người bản ngữ, họ dễ dàng nhận ra các âm tiết hơn là các từ. Từ đó, có thể nói rằng, khi chọn từ đơn để khảo sát sẽ thấy được những đặc trưng cơ bản của cấu trúc âm tiết tiếng Việt.

Nếu xuất phát từ âm vị rồi dùng phương pháp tổng hợp để xây dựng thành các kiểu đơn vị thì tiếng là đơn vị hình thành đầu tiên trong quá trình làm việc. Trước nó, chúng ta chưa thể tổng hợp nên một đơn vị nào khác. Ngược lại, nếu đi từ câu nói rồi dùng phương pháp phân tích để tách ra các kiểu đơn vị thì tiếng là đơn vị cuối cùng có thể tìm ra được. Chính đặc điểm này cùng với sự tồn tại của từ đơn mà chúng tôi đã chọn từ đơn làm đơn vị cơ bản trong việc khảo cứu này. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định khảo sát lại một lần nữa những vấn đề về tỉ lệ cũng như những khu vực choán lấp của vốn từ này trong cấu trúc từ vựng – ngữ pháp tiếng Việt mà chỉ coi đây là những luận đề khá tin cậy về cơ sở từ vựng – ngữ pháp đặng rút ra được một điều gì đó bổ ích và thú vị xét trên bình diện thuần ngữ âm học cũng như tìm cách giải thích chúng dựa trên những thành tựu gần đây nhất của ngôn ngữ học thế kỉ XX.

2.1.1.2. Các nguyên tắc làm việc

So với từ trong các ngôn ngữ Ấn – Âu thì từ và hình vị trong tiếng Việt đều có chung vỏ ngữ âm là âm tiết. Đặc biệt, mỗi từ là một âm tiết nên từ đó mà suy ra âm tiết tiếng Việt trùng với hình vị. Ở đây, chúng tôi chọn cơ sở dữ liệu là những đơn vị đơn tiết. Đó là những “chỉnh thể nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu noi, mó có hình thức của một âm tiết, một “ chữ viết rời””

Có thể khẳng định rằng phần lớn các tiếng trong tiếng Việt đều có tính chất cố định. Ngoài ra, thỉnh thoảng ta còn gặp những trường hợp phải dựa vào bối cảnh cụ thể mới xác định được tính chất độc lập của từ. Đây chính là quá trình đơn tiết hoá của tiếng Việt và chính sự rút gọn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu một từ nào đó có dạng rút gọn thì thường thường từ dạng nguyên ban đầu dần dần nhường chỗ cho dạng rút gọn. Các nhà ngữ học đã chứng minh rằng, trong ngôn ngữ, những từ thông dụng thường có xu hướng ngắn hơn những từ không thông dụng. Chẳng hạn: kilôgam = lô: 2 lô bột; Lênin = Lê: chủ nghĩa Mác – Lê; cử nhân = cử: ông cử; tú tài = tú; cậu tú, cần kiệm = kiệm; kiệm lời.

Chúng tôi thống kê được 270 từ có gốc gác từ quá trình từ đơn tiết hoá như vậy trong 5884 mục từ đơn trong [Từ điển tiếngViệt, Hoàng Phê (chủ biên), 2008].

Về nguồn gốc, các từ đơn không chỉ thuộc lớp từ thuần Việt mà còn thuộc lớp từ vay mượn bao gồm gốc Hán và gốc Châu Âu (chủ yếu là gốc Pháp). Ở đây, chúng tôi chỉ coi những từ gốc Châu Âu là những từ đơn tiết khi: 1/. Chúng được nói (đọc), theo cách nói đọc của người Việt: bỏ trọng âm, thêm thanh điệu chuyển các tổ hợp phụ âm thành các âm khác cho phù hợp với cách phát âm của tiếng Việt. Chẳng hạn: gác, xăng, xăm, lốp,.... 2/. Người Việt có ý thức Việt hoá âm đọc của các từ châu Âu bằng cách rút ngắn độ dài của các từ. Chẳng hạn: van, phanh, bom, xu, xếp, kem, ... 3/. Chúng được viết thành một từ liên tục, không có khoảng cách ở giữa các yếu tố cấu tạo từ mà được viết liền thành một khối và được Việt hoá. Chẳng hạn: gan, xoong, .... Những trường hợp không được Việt hoá như trên chúng tôi không thu thập trong bản từ đơn của mình.

2.1.1.3. Phương pháp thống kê tư liệu

Chúng tôi xác định cách thức tiến hành lựa chọn từ đơn tiết cho đề tài nghiên cứu như sau:

Dựa vào từ điển, [Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), 2008] có đối chiếu với các từ điển khác và tài liệu tham khảo chính, chúng tôi tiến hành

và lựa chọn một danh sách từ đơn để làm việc. Trước khi bước vào thống kê, chúng tôi buộc phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các danh sách đã được các nhà từ vựng học và ngữ pháp học thừa nhận để cuối cùng đi đến một danh sách của mình cốt là không để sai lệch nhiều lắm so với nguyên tắc nhưng vẫn giữ được nguyên tắc làm việc của mình đã đề ra. Chính vì thế, cách tiến hành của chúng tôi dựa trên phương pháp thống kê ngôn ngữ học lựa chọn các mục từ phù hợp các yêu cầu của đề tài này.

Như vậy, để có được bản danh sách từ đơn làm ngữ liệu cho đề tài chúng tôi sử dụng một loạt từ điển tiếng Việt và những công trình về từ vựng học tiếng Việt cũng như ngữ pháp học tiếng Việt được xuất bản từ trước đến nay. Sự chép lại một danh sách như vậy, cho phép có được một cái nhìn toàn cảnh về từ đơn tiếng Việt. Chúng tôi gọi đó là danh sách cơ sở và dữ liệu thô.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của thanh điệu tiếng việt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w