1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986 2005)

84 451 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 585 KB

Nội dung

Lời Cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Vũ Tài - ngời thầy đã tận tình giúp đỡ, hớng dẫn tôi kể từ khi nhận đề tài cho đến khi khóa luận đợc hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử Trờng Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các bạn bè, gia đình và những ngời thân thiết đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập. Vinh, tháng 5 năm 2009 Tác giả Tống Thị Loan BẢN QUY ƯỚC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông VNDCCH Việt Nam dân chủ cộng hòa TW Trung ương GDTX Giáo dục thường xuyên UBND Ủy ban nhân dân GD&ĐT Giáo dục và đào tạo MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .3 5. Bố cục đề tài 5 NỘI DUNG .6 Chương 1. KHÁI QUÁT GIÁO DỤC NGHỆ AN THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1975 – 1986) 6 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên xã hội .6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .6 1.1.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa 8 1.2. Khái quát giáo dục Nghệ An từ năm 1975-1986 12 1.2.1. Bối cảnh lịch sử .12 1.2.2. Giáo dục Nghệ An từ 1975-1986 14 Chương 2. GIÁO DỤC NGHỆ AN TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐỔI MỚI (1986 – 1995) .19 2.1. Chủ trương của đảng và chính quyền đối với giáo dục 19 2.2. Sự cụ thể của Đảng bộ, chính quyền Nghệ An về việc đổi mới giáo dục – đào tạo .22 2.3. Giáo dục Nghệ An từ năm 1986 đến năm 1995 .25 Chương 3. GIÁO DỤC NGHỆ AN THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NUỚC (1996-2005) .42 3.1. Chủ trương của Đảng và chính phủ về giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .42 3.2. Sự cụ thể hoá của Đảng bộ, chính quyền sở giáo dục - đào tạo Nghệ An về giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (1996-2005) .44 3.3. Sự phát triển của Giáo dục Nghệ An từ năm 1996 đến 2005 .47 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục có vai trò quan trọng và vị trí hết sức to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Bác Phạm Văn Đồng đã viết : “coi trọng giáo dục, ham mê giáo dục, coi đó là nhân tố có tầm quan trọng bậc nhất không chỉ làm nên sự nghiệp của một con người mà còn là động lực làm nên lịch sử của một dân tộc, của cả loài người”. Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, thông minh, sáng tạo, có ý thức tự lực tự cường làm nên sức sống mãnh liệt và hun đúc thành văn hiến Việt Nam. Nền văn hiến ấy đang được phát huy mạnh mẽ trong thời đại mới- thời đại Hồ Chí Minh. 2. Thực tiễn của công cuộc CNH-HĐH đất nước đòi hỏi sự đầu tư cho giáo dục. Nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đào tạo nhân tài đặt ra cho giáo dục nhiều thách thức mới, đòi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị lẫn sự đầu tư của toàn xã hội. Hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhưng như thế không có nghĩa là đã hết khó khăn. “Ôn cố tri tân”, việc đánh giá tổng kết thành tựu giáo dục thời đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp mới để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục đang là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 3. Tỉnh Nghệ An nơi được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam thu hẹp, là quê hương của nhiều truyền thống cao đẹp, đặc biệt là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Phát huy truyền thống cao đẹp này của người dân xứ Nghệ, đồng thời đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo nàn tụt hậu so với các tỉnh khác về kinh tế cũng như xã hội thì Đảng bộ nhân dân Nghệ An đã có những giải pháp đồng bộ mà trong đó đổi mới GD-ĐT là một trong những giải pháp chính nhằm đào tạo con người, đội ngũ trí thức để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước nói chung và Nghệ An nói riêng. 5 Thực tiễn 20 năm đổi mới giáo dụcNghệ An là mảng đề tài chưa được nghiên cứu nhiều, đang cần có những công trình đánh giá, tổng kết. 4. Giáo dục – đào tạo Nghệ An đã được đề cập trong một số ít công trình nhưng còn lẻ tẻ, đặc biệt là trong 20 năm đổi mới thì mức độ nghiên cứu còn ít ỏi. Từ đó, chúng tôi thiết nghĩ, nghiên cứu về giáo dục Nghệ An trong thời kỳ đổi mới là đề tài có nghĩa lý luận và giá trị thời sự sâu sắc. Qua đó tìm ra những mặt đã làm được và chưa làm được, để phát huy những mặt tích cực, mặt mạnh và tìm cách khắc phục những mặt đang còn hạn chế những mặt khó khăn của Giáo dục Nghệ An, để từ đó góp một phần nhỏ vào việc làm sáng rõ lịch sử địa phương và phát huy truyền thống hiếu học trong thời đại ngày nay. Với những lý do như trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Giáo dục Nghệ An trong 20 năm đổi mới (1986 – 2005)” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục là quốc sách hàng đầu nên việc nghiên cứu tình hình Giáo dục Nghệ An thời kì của 20 năm đổi mới không chỉ là một trong những nội dung quan trọng của lịch sử Nghệ An mà nó còn là vấn đề cơ bản để bước đầu nâng cao nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước cho Nghệ An trong thể kỉ XXI. Không chỉ là trước đây mà cả trong những năm gần đây, giáo dục luôn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu chính trị- xã hội quan tâm và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về Giáo dục trong những năm qua như: “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI- NXB Chính trị quốc gia -1999”: tác phẩm này chủ yếu nói về những thành tựu của giáo dục nước ta thế kỉ XX, những cuộc cải cách giáo dục trong thời kì này. Đồng thời, nêu lên những thách thức, khó khăn của giáo dục trong thế kỉ mới – thế kỉ XXI – thế kỉ của khoa học công nghệ và của tri thức. “Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8/1945- Vũ Ngọc Phan”: tác phẩm này đã đề cập đến tình hình giáo dục nước ta ở các cấp học, ngành học trước Cách mạng Tháng 8 / 1945. Đặc biệt là việc mở các lớp 6 bình dân học vụ, các lớp bổ túc nhằm thực hiện việc xóa mù chữ trong nhân dân. Bên cạnh đó cũng đã có những công trình nghiên cứu về giáo dục Nghệ An như tác phẩm : “60 năm ngành GD&ĐT Nghệ An 1945-2005” - NXB Nghệ An 2005: tác phẩm này đã khái quát tình hình giáo dục Nghệ An trong 60 năm qua về những thành tựu đã đạt được ở các cấp học từ nhà trẻ, mẫu giáo cho đến THCS, THPT. Việc nâng cao chất lượng giáo dục thời kì mới, những chủ trương chính sách của lãnh đạo chính quyền các cấp và những giải pháp, đề xuất, bài học kinh nghiệm từ đó để có hướng đi đúng cho giáo dục thời kì mới. “Truyền thống tôn sư trọng đạo ở Nghệ An”: tác phẩm đã chuyên sâu đi vào nghiên cứu truyền thống cao đẹp này của người dân xứ Nghệ. Nguồn gốc sâu xa của truyền thống này cũng như việc gìn giữ và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo trong thời kì mới. Bên cạnh đó cũng đã nêu lên những trường học điển hình, những cá nhân tiêu biểu của truyền thống này. Các báo cáo tổng kết từng năm học của sở GD&ĐT, cùng với việc tiếp cận các tạp chí có liên quan đến vấn đề giáo dục như giáo dục thời đại, nghiên cứu giáo dục, các khóa luận tốt nghiệp trước đây về đề tài giáo dục. Tuy nhiên, những tác phẩm này vẫn còn mang tính chất khái quát chung chung chưa đi sâu nghiên cứu vào một vấn đề nào đó của giáo dục. Do đó, từ các nguồn tư liệu trên chúng tôi mong muốn tìm hiểu một cách khái quát về Giáo dục Nghệ An trong 20 năm đổi mới thời kì từ 1986 đến 2005. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giáo dục Nghệ An trong 20 năm đổi mới. Mà ở đây tôi chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thành tựu của giáo dục, còn những hạn chế, biện pháp, phương hướng, chủ trương của chính quyền thì tôi không đi sâu vào nghiên cứu. 7 3.2.Phạm vi nghiên cứu đề tài Không gian: Tỉnh Nghệ An Thời gian: Giáo dục Nghệ An từ năm 1986 đến năm 2005. Việc làm đề tài này tôi đã đi vào khái quát Giáo dục Nghệ An từ những năm đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu giáo dục trong suốt 20 năm đổi mới (1986-2005), từ đó rút ra được những nét độc đáo riêng của giáo dục thời kì này,những thành tựu mà giáo dục Nghệ An đã đạt được nhất là rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu qua những công cuộc đổi mới của giáo dục từ đó phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục của Nghệ An. 4.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1.Nguồn tư liệu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sưu tầm, tìm kiếm,tổng hợp các nguồn tư liệu liên quan đến quá trình phát triển Giáo dục tỉnh Nghệ An. Nguồn tư liệu thành văn: “Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,VII,VIII,IX,X” ; “Hồ Chí Minh tòan tập” của NXB Chính trị Quốc gia. Nguồn tư liệu lịch sử địa phương: “Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XII, khóa XIII, khóa XIV, khóa XV”; “60 năm ngành Giáo dục đào tạo Nghê An 1945-2000”; “Các báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh Ủy,UBND Tỉnh, Sở GD… Tài liệu chuyên khảo về Giáo dục Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng như: “Về vấn đề Giáo dục- Đào tạo”- Phạm Văn Đồng-NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1999; “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI”- Phạm Minh Hạc-NXB Chính trị Quốc gia 1999; tạp chí nghiên cứu Giáo dục… Nguồn tư liệu điền dã: Tôi đã đi đến các trường học Mần non Hoa sen, trường Mần non Việt – Lào, trường tiểu học Bến thủy, trường THCS Đặng Thai Mai, trườngTHPT Hà Huy Tập… trong địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận khác. 8 Nguồn tư liệu hồi cố: tôi đã tham khảo các ý kiến của của các đồng chí lãnh đạo Sở giáo dục để khai thác các tài liệu một cách chính xác sao cho đưa vào khóa luận đạt kết quả tốt nhất. 4.2.Phương pháp nghiên cứu. Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chgính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục. Để phục vụ cho việc hoàn thành đề tài này tôi chủ yếu sử dụng 2 phương pháp chuyên ngành: phương pháp lịch sử, phương pháp logic; ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn… 5.Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thực hiện trong 3 chương sau: Chương 1: Khái quát Giáo dục Nghệ An thời kì trước đổi mới (1975-1986). Chương 2: Giáo dục Nghệ An trong 10 năm đầu thực hiện đổi mới (1986-1995). Chương 3: Giáo dục Nghệ An thời kì CNH-HĐH đất nước (1996-2005). 9 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT GIÁO DỤC NGHỆ AN THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1975 – 1986) 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nghệ An là một tỉnh lớn, có nền văn hiến lâu đời. Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã viết “Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng gọi là đất có danh tiếng hơn cả năm châu. Người thì thuần hoà mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý của lạ…, được khí tốt của núi sông nên đã sinh ra nhiều bậc danh hiền thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và là then khoá của triều đại”. Diện tích tự nhiên của Nghệ An nằm trong toạ độ 18 º 35 ’ 00 ” đến 20 º 00 ’ 00 ” vĩ Bắc và từ 130 º 50 ’ 35” đến 105 º 40 ’ 30” kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, là phía Đông là Biển Đông, phía tây giáp các tỉnh Xiêng khoảng, Pôly khăm xay, Hủa Phăn, thuộc nước CHND Lào với đường biên giới dài 419,5 km. Địa hình Nghệ An đa dạng, đồi và trung du chiếm phần lớn đất đai toàn tỉnh, đồng bằng rất ít. Đất đai tuy rộng nhưng độ phì nhiêu của đất kém màu mỡ, nhất là những vùng miền núi, hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi khá nghiêm trọng. Nhưng chính vì địa hình chủ yếu là đồi núi, lại nằm trong vùng kiến tạo đặc biệt từ tuổi địa chất già đến trẻ trong lòng đất Nghệ An chứa nhiều loại khoáng sản quý như vàng, thiếc, chì, kẽm, Mangan và có rất nhiều khoáng sản phi kim loại như các loại đá quý, các loại đất sét làm gạch ngói. Nghệ An có bờ biển dài 82 km, hải phận rộng 4229 hải lí vuông, có 6 cửa lạch có thể phát triển hải cảng như lạch Cờn, lạch Vạn…Có 2 hải cảng quan trọng là Cửa Lò và Cửa Hội. Độ mặn trung bình của nước biển là 3,4 - 3,5 %, do đó thuận lợi cho việc phát triển làm muối, với sản lượng muối cao nhất là trong mùa nắng. Dưới lòng biển có nguồn hải sản phong phú như cá chim, cá thu, cua, mực…ven các cửa lạch có nhiều bãi lầy, đầm phá nên rất 10 . Không gian: Tỉnh Nghệ An Thời gian: Giáo dục Nghệ An từ năm 1986 đến năm 200 5. Việc làm đề tài này tôi đã đi vào khái quát Giáo dục Nghệ An từ những năm đầu. hiểu giáo dục trong suốt 20 năm đổi mới (1986 -200 5), từ đó rút ra được những nét độc đáo riêng của giáo dục thời kì này,những thành tựu mà giáo dục Nghệ An

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trọng Đệ (1997), Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
Tác giả: Nguyễn Trọng Đệ
Năm: 1997
2. Phạm Văn Đồng (1994), Về vấn đề Giáo dục và Đào tạo. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề Giáo dục và Đào tạo
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
Năm: 1994
3. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
4. Bộ GD & ĐT kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 1996- 2000 và định hướng đến năm 2020, phục vụ CNH-HĐH (báo cáo tại các lớp nghiên cứu nghị quyết Đại Hội TW VIII) tháng 9/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ GD & ĐT kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 1996- 2000 và địnhhướng đến năm 2020, phục vụ CNH-HĐH
5. Các báo cáo đánh giá và nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp GD&ĐT từ năm học 1986-1987 đến năm học 2004-2005, Sở GD&ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các báo cáo đánh giá và nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp GD&ĐT từ nămhọc 1986-1987 đến năm học 2004-2005
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII . NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn Quốc lần thứVIII
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996)
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hội Nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW (khóa VIII) . NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội Nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW (khóaVIII)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn Quốc lần thứ IX . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn Quốc lần thứIX
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam những tìm tòi và đổi mới trên con đường lên CNXH (1986 -2005) . NXB lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng Sản Việt Nam những tìm tòi và đổi mới trên con đường lênCNXH (1986 -2005)
Nhà XB: NXB lý luận chính trị
11. GD&ĐT là con đường quan trọng nhất để phát huy nguồn lực con người . NXB Giáo dục Hồ Chí Minh (1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: GD&ĐT là con đường quan trọng nhất để phát huy nguồn lực con người
Nhà XB: NXB Giáo dục Hồ Chí Minh (1996)
12. Góp phần tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh . NXB Lao động (2000) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Lao động (2000)
13. Kết luận của BCH Đảng bộ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII) về GD&ĐT và phương hướng, nhiệm vụ phát triển GD&ĐT đến năm 2010. Số 12 năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận của BCH Đảng bộ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2(khóa VIII) về GD&ĐT và phương hướng, nhiệm vụ phát triển GD&ĐTđến năm 2010
14. Lịch sử Đảng bộ Nghệ An (Tập III 1975- 2005) – Ban chấp hành Đảng bộ ĐCS Việt Nam Tỉnh Nghệ An . NXB Chính trị Quốc gia (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An (Tập III 1975- 2005)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia (2008)
15. Những giải pháp nâng cao chất lựơng GD truyền thống cho Thanh Thiếu Niên Tỉnh Nghệ An . NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp nâng cao chất lựơng GD truyền thống cho Thanh ThiếuNiên Tỉnh Nghệ An
Nhà XB: NXB Nghệ An
16. Phát triển GD, phát triển con người phục vụ CNH- HĐH. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội (1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển GD, phát triển con người phục vụ CNH- HĐH
Nhà XB: NXB Khoa họcXã hội
17. Tri thức Nghệ An trong quá trình CNH-HĐH . NXB Nghệ An (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri thức Nghệ An trong quá trình CNH-HĐH
Nhà XB: NXB Nghệ An (2005)
18. Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XII, ĐCS Việt Nam Đảng bộ Nghệ Tĩnh. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh phát hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XII
19. Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIII, ĐCS Việt Nam Đảng bộ Nghệ An . NXB Nghệ An (1992) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIII
Nhà XB: NXB Nghệ An (1992)
20. Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV, ĐCS Việt Nam Đảng bộ Nghệ An . NXB Nghệ An (T5/ 1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIV
Nhà XB: NXB Nghệ An (T5/ 1996)

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Tỡnh hỡnh Giỏodục Mần Non Nghệ An giai đoạn 1990-1995. - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 2.2 Tỡnh hỡnh Giỏodục Mần Non Nghệ An giai đoạn 1990-1995 (Trang 31)
Bảng 2.2: Tình hình Giáo dục Mần Non Nghệ An giai đoạn 1990-1995. - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 2.2 Tình hình Giáo dục Mần Non Nghệ An giai đoạn 1990-1995 (Trang 31)
Bảng 2.4: Tỡnh hỡnh Giỏodục Tiểu học Nghệ An giai đoạn 1990-1995 - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 2.4 Tỡnh hỡnh Giỏodục Tiểu học Nghệ An giai đoạn 1990-1995 (Trang 33)
Bảng 2.4: Tình hình Giáo dục Tiểu học Nghệ An giai đoạn 1990-1995 - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 2.4 Tình hình Giáo dục Tiểu học Nghệ An giai đoạn 1990-1995 (Trang 33)
Bảng 3.1: Tỡnh hỡnh Giỏodục Mần Non Nghệ An giai đoạn từ 1995-2000 - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 3.1 Tỡnh hỡnh Giỏodục Mần Non Nghệ An giai đoạn từ 1995-2000 (Trang 51)
Bảng 3.1: Tình hình Giáo dục Mần Non Nghệ An giai đoạn từ  1995-2000 - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 3.1 Tình hình Giáo dục Mần Non Nghệ An giai đoạn từ 1995-2000 (Trang 51)
Bảng 3.8: Tỡnh hỡnh Giỏodục THPT Nghệ An giai đoạn từ 2000-2005 - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 3.8 Tỡnh hỡnh Giỏodục THPT Nghệ An giai đoạn từ 2000-2005 (Trang 65)
Bảng 3.8: Tình hình Giáo dục THPT Nghệ An giai đoạn từ 2000-2005 - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 3.8 Tình hình Giáo dục THPT Nghệ An giai đoạn từ 2000-2005 (Trang 65)
Bảng 1: Trờng Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 1 Trờng Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện (Trang 80)
Bảng 1: Trờng Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 1 Trờng Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện (Trang 80)
Bảng 2: Lớp Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 2 Lớp Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện (Trang 81)
Bảng 3: Học sinh Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 3 Học sinh Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện (Trang 82)
- Đào tạo chính quy sinh viên 2868 2670 2620 2600 2600 2770 2850 3060 1340 3220 - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
o tạo chính quy sinh viên 2868 2670 2620 2600 2600 2770 2850 3060 1340 3220 (Trang 83)
Bảng 4: Giáo viên Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 4 Giáo viên Tiểu học, THCS, THPT chia theo Huyện (Trang 83)
Bảng 5: Kế hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT 5 năm ( 2001-2005) - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 5 Kế hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT 5 năm ( 2001-2005) (Trang 84)
Bảng 5: Kế hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT 5 năm ( 2001-2005) - Giáo dục nghệ an trong 20 năm đổi mới (1986   2005)
Bảng 5 Kế hoạch phát triển sự nghiệp GD&ĐT 5 năm ( 2001-2005) (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w