1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chuyển biến kinh tế xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986 2005)

123 683 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 846 KB

Nội dung

MỤC LỤC Mở đầu………………………………………………………………………… 1 Nội dung…………………………………………………………………………7 Chương 1. Nhân tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - hội Thành phố Thanh Hóa………………………………………………………………………7 1.1. Tiềm năng tự nhiên và hội……………………………………………7 1.2. Thực trạng kinh tế - hội Thành phố Thanh Hoá trước năm 1986…13 1.3. Đường lối đổi mới đất nước và chính sách của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Thanh Hóa…………………………………………………35 Chương 2. Sự chuyển biến về kinh tế của Thành phố Thanh Hoá………42 2.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp………………………………… 42 2.2. Kinh tế nông nghiệp…………………………………………………….54 2.3. Thương mại và dịch vụ………………………………………………….62 2.4. Tài chính và kinh tế đối ngoại………………………………………….69 2.5. Giao thông vận tải và xây dựng cơ bản…………………………… 73 Chương 3. Sự thay đổi về hội của Thành phố Thanh Hoá dưới tác động của chuyển biến kinh tế………………………………………………………79 3.1. Về lao động - việc làm………………………………………………… 79 3.2. Về thu nhập và đời sống…………………………………………………82 3.3. Về văn hoá – giáo dục……………………………………………………85 3.4. Về y tế - môi trường……………………………………………………102 Kết luận………………………………………………………………… … 107 Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 112 Phụ lục…………………………………………………………………….…120 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Với kết quả đạt được trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là thời kỳ đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - hội của đất nước. Trải qua hai mươi năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng giúp Việt Nam không những vượt qua những cuộc khủng hoảng kinh tế -xã hội mà còn vươn lên bắt kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới. Chính sách đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức lãnh đạo đã tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - hôi của nhiều địa phương trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Thanh Hoá là một trong những địa phương đã vận dụng và thực hiện tốt đường lối chủ trương đổi mới đó của Đảng. Thành phố Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Thanh Hoá, là một trong những trung tâm kinh tế - hội lớn của cả nước. Trải qua hai mươi năm đổi mới từ 1986 đến 2005, Thành phố Thanh Hoá đã có những chuyển biến lớn về kinh tế - hội. Sự chuyển biến đó đã đem lại cho đô thị một diện mạo mới: Cảnh quan môi trường đô thị đẹp hơn, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Từ thành quả đó giúp ta thấy được vai trò to lớn của Đảng bộ và Uỷ ban Thành phố trong việc vận dụng đường lối đổi của Trung ương Đảng và lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt đường lối đó để đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đồng thời khi tiến hành triển khai đề tài “Sự chuyển biến kinh tế - hội Thành phố Thanh Hoá trong hai mươi năm đổi mới (1986 – 2005)” chúng tôi mong muốn góp một phần vào việc cung cấp nguồn tài liệu lịch sử địa phương cho những ai quan tâm đến Thành phố Thanh Hoá - một Thành phố đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mà trước hết là những người dạy lịch sử địa phương. 2 Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Sự chuyển biến kinh tế - hội Thành phố Thanh Hoá trong 20 năm đổi mới (1986 – 2005)” để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Công cuộc đổi mới của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không còn là vấn đề mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu, đặc bịêt là các nhà nghiên lịch sử. Đổi mới là một chủ trương hết sức quan trọng của đất nước, chủ trương đó đã có tác động sâu rộng đến từng ngành, từng địa phương trong cả nước, chính vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công cuộc đổii mới của Việt Nam, của các tỉnh và Thành phố. Đối với Thanh Hoá nói chung, Thành phố Thanh Hoá nói riêng, từ khi đổi mới đến nay cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, với các công trình như: “Thực tiễn và một số vấn đề lý luận của quá trình đổi mới nông nghiệp và nông thôn Thanh Hoá” ( Nguyễn Văn Trị, Nxb Thanh Hoá 1998), “Sự thay đổi dân số trong quá trình phát triển kinh tế - hộiThanh Hoá” (Hà Nội 1995), “Thành phố Thanh Hoá (1947 – 1994)” ( Đinh Xuân Lâm – Lê Đức Nghi – Vũ Quang Hiển năm 1994, Nxb Thanh Hoá). Trong cuốn sách này các tác giả giới thiệu về thị Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội, với công cuộc đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ thị xã. Cuốn “Chùa Thanh Hà: Lịch sử và văn hoá” do Trịnh Quốc Tuấn khảo cứu, biên soạn, Hội văn hoá các dân tộc Việt Nam. Cuốn sách giới thiệu những nét chủ yếu trong quá trình xây dựng và tôn tạo chùa Thanh Hà, cũng như khảo tả chi tiết hoàn cảnh và bài trí của ngôi chùa. Những nét sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá lễ hội của cư dân Thành phố và quanh vùng qua các thời kỳ. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hoá từ 1945 – 2000” của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Thanh Hoá, xuất bản 2000. Cuốn sách giới 3 thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, hội và truyền thống lịch sử của nhân dân Thành phố Thanh Hoá. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, hội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước. Cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hoá” ( Ban chấp hành Đảng bộ Thị Thanh Hoá 1980) giới thiệu những sự kiện chính, những phong trào đấu tranh chủ yếu cả Đảng bộ và nhân dân Thị theo trình tự thời gian. Cuốn “Địa chí Thành phố Thanh Hoá” do Uỷ ban Thành phố Thanh Hoá biên soạn, Nxb Văn hoá thông tin. Cuốn sách đã khái quát, tổng hợp đầy đủ về điều kiện tự nhiên và dân cư Thành phố Thanh Hoá qua các thời kỳ lịch sử. Tình hình kinh tế, văn hoá, hội, qua các thời kỳ từ phong kiến cho đến ngày nay, đặc biệt là những thành tựu về kinh tế, hội, trong thời kỳ từ khi đổi mới đến nay. Ngoài ra nội dung chúng tôi nghiên cứu còn được đề cập trong các bài báo phản ánh tình hình kinh tế - hội Thành phố Thanh Hóa, đáng chú ý như: “Thị Thanh Hoá phấn đấu tạo bước chuyển biến mới về mọi mặt” (Đồng chí Mai Văn Minh, nguyên chủ tịch UBND thị Thanh Hoá trả lời phỏng vấn của báo Thanh Hoá ngày 03 tháng 01 năm 1990); “Tình hình kinh tế, hội năm 1989 và nhiện vụ trọng tâm phát triển kinh tế, hội năm 1990” (Báo cáo của UBND Tỉnh – Báo Thanh Hoá ngày 22 tháng 02 năm 1990); “Sở Thuỷ sản Thanh Hoá cổ phần hoá - động lực cho sự phát triển” (Hồ Thuỷ – Báo Tiếng nói Việt Nam số 95); “Thanh Hoá: Khởi công xây dựng trung tâm thương mại Bờ Hồ” (H. Thanh – Báo Đại đoàn kết, ngày 09 tháng 09 năm 2005); “Sức bật của một Thành phố trẻ” (Bùi Tường Hỷ- Thanh Hoá thế và lực mới trong thế kỷ XXI- Nxb Chính trị quốc gia); “Công ty cổ phần ăn uống Dạ Lan khẳng định ăn uống trên thị trường” (Thanh Hoá thế và lực mới trong 4 thế kỷ XXI - Nxb Chính trị quốc gia). Các bài báo này chỉ phản ánh một khía cạnh hoặc tình hình kinh tế - hội Thành phố Thanh Hóa trong những thời điểm nhất định, tản mạn và thiếu hệ thống. Nhìn chung, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày về sự chuyển biến của tình hình kinh tế - hội Thành phố Thanh Hóa trong 20 năm đổi mới. Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình đã công bố trên cả 2 phương diện tư liệu và phương pháp tiếp cận, chúng tôi mong muốn hệ thống một các đầy đủ những chuyển biến về kinh tế - hội Thành phố Thanh Hóa trong 20 năm đổi mới từ 1986 đến 2005. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế- hội của Thành phố Thanh Hoá trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. Trong đó, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Những nhân tố tác động đến sự chuyển biến của kinh tế - hội Thành phố Thanh Hóa bao gồm điều kiện tự nhiên – hội, xuất phát điểm của kinh tế - hội Thành phố Thanh Hóa khi tiến hành đổi mới, những chủ trương và biện pháp của chính quyền Thành phố để phát triển kinh tế - hội. - Những chuyển biến của kinh tế Thành phố Thanh Hóa trên các bình diện : công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản, tài chính ngân hàng. - Những thay đổi về mặt hội dưới tác động của chuyển biến kinh tế như sự biến động dân cư, lao động việc làm, mức thu nhập và đời sống nhân dân, tình hình văn hóa - giáo dục - y tế… 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi thời gian: Chúng tôi lấy mốc bắt đầu năm 1986, bắt đầu công cuộc đổi mới, mốc kết thúc năm 2005 là vừa tròn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới. 5 - Phạm vi không gian: Chúng tôi nghiên cứu trên địa bàn thị Thanh Hóa trước đây và địa bàn mở rộng của Thành phố Thanh Hóa ngày nay. 4.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tư liệu. Để có được nguồn tư liệu phong phú phục vụ việc làm luận văn, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tích luỹ, sao chép tại các thư viện, phòng tư liệu của Thành phố Thanh Hoá, phòng thống kê của Uỷ ban nhân dân Thành phố và đến các sở ban ngành của tỉnh Thanh Hoá. Báo cáo thường niên và báo cáo nhiệm kỳ lưu ở các cơ quan này được xem là nguồn tài liệu gốc. Để làm cơ sở lý luận trong quá trình giải quyết đề tài, chúng tôi còn đọc các văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Tỉnh Thanh Hoá, Thành uỷ Thành phố Thanh Hoá và các bài viết, tác phẩm của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi còn tham khảo các công trình viết về công cuộc đổi mới đất nước nói chung và Thành phố Thanh Hóa nói riêng đã công bố. Để làm phong phú thêm nguồn tư liệu và có ý nghĩa minh họa cho nội dung đề tài, chúng tôi còn tiến hành điền dã, điều tra hội học nhiều nơi ở Thành phố Thanh Hóa. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự phát triển của các hình thái kinh tế - hội ; đường lối đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Ngoài 2 phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là lịch sử và lôgic, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành khác như điều tra điền dã, phỏng vấn, thống kê kinh tế, thống kê hội học để thực hiện đề tài này. 5. Đóng góp của luận văn. 6 - Luận văn đã hệ thống được những tư liệu liên quan đến đề tài để cho những ai quan tâm đến sự chuyển biến về kinh tế hội của Thành phố Thanh Hoá trong thời kỳ đổi mới tham khảo. - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về kinh tế - hội Thành phố Thanh Hoá trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2005. - Dựa vào nguồn tư liệu phong phú, luận văn đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế hội của Thành phố Thanh Hoá, làm sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế - hội của Thành phố Thanh Hoá trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2005. - Luận văn cung cấp tài liệu để nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống qua các bài học lịch sử đã rút ra trong thời kỳ đổi mới. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Nhân tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - hội Thành phốThanh Hóa. Chương 2. Sự chuyển biến về kinh tế của Thành phố Thanh Hóa. Chương 3. Sự thay đổi về hội của Thành phố Thanh Hoá dưới tác động của chuyển biến kinh tế. 7 NỘI DUNG Chương 1 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - HỘI THÀNH PHỐ THANH HÓA 1.1. Tiềm năng tự nhiên - hội Thanh Hoá. 1.1.1. Tiềm năng tự nhiên. Thành phố Thanh Hoá - đô thị của tỉnh lỵ Thanh Hoá. Phía Bắc giáp Thiệu Dương (huyện Thiệu Hoá), phía Nam giáp Quảng Phú, Quảng Đông, Quảng Thịnh (huyện Quảng Xương), phía Đông giáp huyện Hoàng Hoá và dòng sông Mã anh Hùng. Sông Mã còn có tên gọi là Mã Giang hoặc Lỗi Giang bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa phận Lào vào Việt Nam ở Tây Bắc và chảy vào Thanh Hoá ở huyện Quan Hoá. Sông chảy qua Thành phố ở phía Bắc, bắt nguồn từ ngã ba Giàng. Sông Mã chảy qua Thành phố chỉ có trên dưới 6 km nhưng nó là lạch chính và là con đường giao thông khá quan trọng của xứ Thanh từ xưa cho đến nay. Chính vì vậy mà tại địa phận Thành phố có tới hai cảng: Cảng Hàm Rồng và cảng Lễ Môn. Cảng Hàm Rồng là cảng nội địa, cảng Lễ Môn là cảng đi ra các tỉnh ngoài. Trên dòng sông này có cây cầu huyền thoại nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược. Phía Tây giáp các Đông Hưng, Đông Lĩnh, Đông Tân (huyện Đông Sơn). Trên bản đồ Việt Nam Thành phố Thanh Hoá có toạ độ địa lý: 19 0 14’ - 19 o 46’ độ vĩ Bắc và 105 0 45’ – 105 0 49’ độ kinh Đông, cách Hà Nội 160 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.600 km về phía Nam. Có quốc lộ 1A xuyên suốt Bắc –Nam chạy qua giữa lòng Thành phố, song song là đường sắt xuyên Việt, ngoài ra còn có quốc lộ 47 từ thị Sầm Sơn sang tỉnh Hủa Phăn nước Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào chạy qua. Diện tích tự nhiên hiện 8 nay là 5.858,64 ha, trong đó đất nội thành là 2.282,00 ha, đất ngoại thành là 3.576,64 ha. Diện tích đất dân cư là 647,19 ha, diện tích đất chuyên dùng là 1.185,31 ha và đất nông lâm là 3.228,30 ha. Với vị trí địa lý như vậy, Thành phố Thanh Hoá thực sự là đầu mối giao thông thuận tiện với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh khác trong cả nước. * Địa hình Địa hình Thành phố gần như là một thung lũng nhỏ, ba phía Bắc, Tây, Nam đều có núi: Dãy núi Hàm Rồng (còn có tên là Long Hạm) gồm 99 ngọn nhấp nho án ngữ phía Bắc. “Núi Hàm Rồng hình thế vừa dài và luôn uốn lượn nhiều khúc đến khúc cuối cùng thì phồng ra như một cái đầu miệng khổng lồ, nên vì thế mà được dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng chăng?”[118, tr.31]. Dấu ấn mạnh mẽ và nổi tiếng thế giới cũng chính ở nơi đây còn lưu giữ lại làng cổ Đông Sơn nơi cư trú của người Việt cổ với di chỉ trống đồng Đông Sơn phát hiện vào năm 1926. Chính vì điều đó mà được đặt tên cho một nền văn hoá: Văn hoá Đông Sơn. Án ngữ phía Tây Thành phố là núi Nhồi (còn có tên chữ là An Thạch Sơn). Đây là cụm núi đá vôi - đá có màu xanh thẫm vì vậy từ xa xưa nhân dân ở đây đã dùng để tạc tượng, làm bia, làm đá lát nền, kè hiên trong các đền chùa. Trên núi Nhồi có nhiều đền chùa như chùa Báo Ân, chùa Chân Tiên. An ngữ phía Nam Thành phố là dãy núi Mật và núi Ngọc Long – nằm trên đất làng Mật thuộc phường Đông Vệ. Núi Mật có hình dáng giống con Kỳ Lân, còn núi Ngọc Long giống hình con Rồng. Địa hình Thành phố ngoài việc được các dãy núi bao bọc, còn được bao bọc bởi các con sông phía Bắc, phía Đông và phía Nam – Phía Bắc là dòng sông Mã (sông Mẹ) trải dài trên đất Tỉnh Thanh Hoá hơn 200 km nhưng đi qua vùng đất Thành phố chỉ trên dưới 6 km, chảy dài từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam. Ngoài ra còn có con sông Thọ Hạc là con sông nội đồng nằm ở phía Bắc Thành phố. Phía Đông có hai con sông là sông Cốc, đây là con sông 9 nằm ở phía Đông nội thành và con sông Lai Thành nằm ở phía Đông Thành phố, hiện nay trên quốc lộ 47 có xây cầu đề tên chữ cầu Lai Thành là cây cầu được bắc qua sông Lai Thành. Phía Nam Thành phố là sông nhà Lê. Hệ thống sông này chúng nối với nhau tạo thành một mạng lưới chằng chịt, vừa tiện lợi cho giao thông vừa giải quyết việc trị thuỷ, chống hạn, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho Thành phố. Các đường vào nội thành đều phải qua sông qua cầu. Phía Bắc có cầu Hàm Rồng, cầu Hạc, phía Đông Bắc có cầu Sâng, cầu Bốn Voi, phía Đông có cầu Lai Thành, cầu Cốc, phía Nam có cầu Quán Nam, cầu Bố, phía Tây có cầu Cao. Cảnh quan ấy được gìn giữ cải tạo để vừa tăng vẻ đẹp cho Thành phố, vừa phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, du lịch và văn hoá. * Khí hậu Tỉnh Thanh Hoá trong đó có Thành phố Thanh Hoá nằm giữa vùng Bắc chí tuyến và Nam chí tuyến. Khí hậu Thanh Hoá một năm có hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình Thanh Hoá hình thành ba vùng khí hậu tương đối rõ nét: vùng rừng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển. Như ta đã biết, Thành phố Thanh Hoá cách bờ biển Sầm Sơn chỉ có trên dưới 10 km đường chim bay, vì vậy nó nằm vào vùng tiểu khí hậu đồng bằng ven biển, điều đó nó chi phối rất lớn tới hai mùa nóng và rét. Mùa nóng bắt đầu từ cuối mùa Xuân kéo dài đến giữa Thu. Mùa này thời tiết và khí hậu có những hiện tượng đan xen và sự mạnh yếu bất thường. Đó là: Giông bão, lụt lội, gió Lào, nóng, hạn hán, mưa ngâu. Nhiệt độ trung bình mùa nóng thường 28 o C, có những ngày gặp gió Lào nhiệt độ thường lên tới 38 o C, 39 o C cá biệt lên 40 o C. Trong năm tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8, thường có lượng mưa trung bình từ 400 mm đến 600 mm, tháng ít mưa nhất là tháng chạp, giêng, hai, lượng mưa khoảng từ 200 mm đến 40 mm. 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây lương thực, cây màu  và cây công nghiệp. - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây lương thực, cây màu và cây công nghiệp (Trang 20)
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất CN theo thành phần kinh tế thời kỳ 1994 – 1996. - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất CN theo thành phần kinh tế thời kỳ 1994 – 1996 (Trang 46)
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh theo thành  phần kinh tế (1996-2005). - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh theo thành phần kinh tế (1996-2005) (Trang 52)
Bảng 2.8: Năng suất lúa hai vụ chiêm xuân và thu mùa của Thành phố 1994 – 2005. - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
Bảng 2.8 Năng suất lúa hai vụ chiêm xuân và thu mùa của Thành phố 1994 – 2005 (Trang 59)
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ quốc doanh thời kỳ 1994 – 2005. - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
Bảng 2.10 Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ quốc doanh thời kỳ 1994 – 2005 (Trang 65)
Bảng  2.11: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ngoài quốc doanh thời kỳ  1994 – 2005. - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
ng 2.11: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ngoài quốc doanh thời kỳ 1994 – 2005 (Trang 66)
Bảng 1.12: Thu - chi ngân sách thường xuyên của Thành phố quản lý từ  1995 – 2005. - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
Bảng 1.12 Thu - chi ngân sách thường xuyên của Thành phố quản lý từ 1995 – 2005 (Trang 71)
Bảng 3.5: Số trường, số lớp, số giáo viên, số học sinh ở bậc tiểu học, trung  học cơ sở và trung học phổ thông (1990 – 2005). - Sự chuyển biến kinh tế   xã hội thành phố thanh hoá trong 20 năm đổi mới ( 1986   2005)
Bảng 3.5 Số trường, số lớp, số giáo viên, số học sinh ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (1990 – 2005) (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w