Sự chuyển biến kinh tế của huyện kim sơn (tỉnh ninh bình) trong thời kỳ đổi mới luận văn thạc sĩ lịch sử

138 1.6K 10
Sự chuyển biến kinh tế của huyện kim sơn (tỉnh ninh bình) trong thời kỳ đổi mới luận văn thạc sĩ lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM VĂN HÙNG SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN KIM SƠN (TỈNH NINH BÌNH) TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2011) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch Sử Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn Vinh - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, ông Đỗ Hùng Sơn – Phó bí thư thường trực Huyện ủy đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo - PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn, người đã rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Vinh, ngày 29/09/2012 Tác giả Phạm Văn Hùng MỤC LỤC Trang SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN KIM SƠN (TỈNH NINH BÌNH) TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2011) .1 BẢNG HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT 7 MỞ ĐẦU .8 1. Lí do chọn đề tài 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .9 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .12 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .12 5. Đóng góp của luận văn 14 6. Bố cục của luận văn .15 NỘI DUNG .16 Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ DẪN ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN KIM SƠN 16 1.1. Sơ lược về lịch sử thành lập huyện Kim Sơn .16 1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Kim Sơn 18 1.2.1. Về điều kiện tự nhiên 18 1.2.2. Về điều kiện xã hội 24 1.3. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn trước năm 1986. 26 1.3.1. Về kinh tế 26 1.3.2. Tình hình văn hóa xã hội huyện Kim Sơn trước năm 1986 37 1.4. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự vận dụng của chính quyền địa phương 40 1.4.1. Chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng .40 1.4.2. Sự vận dụng đường lối đổi mới của Đảng bộ và chính quyền huyện Kim Sơn 44 TIỂU KẾT .46 Chương 2 KINH TẾ KIM SƠN TRONG 10 NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 - 1995) 47 2.1. Nông nghiệp .47 2.2. Ngư nghiệp .65 2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .70 2.4. Thương mại - du lịch và dịch vụ 75 Tiểu kết 79 Chương 3 KINH TẾ KIM SƠN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2011) .82 3.1. Kim Sơn tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới kinh tế .82 3.2. Sự chuyển biến kinh tế huyện Kim Sơn thời kỳ 1996 - 2011 88 3.2.1. Nông nghiệp 88 3.2.2. Ngư nghiệp 98 3.2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 101 3.2.4. Thương mại - du lịch và dịch vụ .107 3.3. Tác động của chuyển biến kinh tế tới dân cư và đời sống nhân dân. .113 3.3.1. Sự phân bố dân cư .113 3.3.2. Tác động đối với đời sống nhân dân 114 Tiểu kết 116 KẾT LUẬN .118 TÀI LIỆU THAM KHẢO .122 PHỤ LỤC 128 BẢNG HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam UBND: Ủy ban nhân dân HTX: Hợp tác xã CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa XHCN: Xã hội chủ nghĩa CN - TTCN: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sau khi hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước vào năm 1975, nhân dân cả nước đã bắt tay ngay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua 10 năm cả nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985), nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn thử thách, kinh tế vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Từ ngày 15 đến 18/12/1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã được khai mạc tại Hà Nội, tại đại hội này Đảng ta đã đưa ra những quyết định quan trọng đó là đề ra đường lối đổi mới đất nước. Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế, xã hội từng bước ổn định, đất nước có những bước phát triển mới và dần bắt kịp được tốc độ phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Đường lối đổi mới mà Đảng ta đề ra đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả ngành, các địa phương trong cả nước. 1.2. Tỉnh Ninh bình nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng là một trong những địa phương đã vận dụng thành công đường lối đổi mới kinh tế của Đảng vào thực tiễn của địa phương mình. Sau 25 năm vận dụng đường lối đổi mới của Đảng thì Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kim Sơn đã từng bước xác định được thế mạnh kinh tế của địa phương nhờ đó kinh tế Kim Sơn từng bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đạt được nhiều thành tựu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng. Sự chuyển biến tích cực này đã làm cho diện 9 mạo của huyện Kim Sơn từng bước đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. 1.3. Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế của huyện Kim Sơn từ năm 1986 đến năm 2011 để thấy sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo, khoa học trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của các cấp Đảng bộ chính quyền địa phương. Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế huyện Kim Sơn trong giai đoạn đổi mới không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị thực tiễn rất cao nhất là trong thời kỳ công nhiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi mạnh dạn đề ra một số những giải pháp phát triển kinh tế, đây có thể là những gợi ý để các cấp chính quyền địa phương bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế trong tương lai. Vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Sự chuyển biến kinh tế của huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011)” để làm luận văn tốt nghiệp thạc khoa học lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng ta đề ra không còn là đề tài xa lạ đối với các nhà khoa học nhất là các nhà nghiên cứu lịch sử. Bởi nghiên cứu về những đề tài này không chỉ thấy được những quyết sách đúng đắn của Đảng mà còn thấy được sự thay da đổi thịt của quê hương, đất nước qua từng ngày. Chính sách đổi mới của Đảng đã làm cho kinh tế của đất nước có những chuyển biến quan trọng, nó đã tác động một cách sâu rộng và toàn diện đến từng địa phương trong cả nước, chính vì vậy cũng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế của các địa phương. Tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng cũng đã có rất nhiều đổi thay kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đất nước, do đó cũng 10 đã có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới sự chuyển biến kinh tế của vùng đất mới mở này. Chúng ta có thể kể đến một số công trình như: - Cuốn “Lịch sử công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn” của Đào Tố Uyên - Nguyễn Cảnh Minh, xuất bản năm 1990. Trong công trình này 2 tác giả đã trình bày một cách có hệ thống toàn bộ công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn từ thành phần tham gia, cách thức tổ chức khai hoang, hệ thông kênh mương, cách thức lập làng, ấp cũng như đời sống của nhân dân trong những ngày đầu khai phá. - Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Sơn” tập 1 giai đoạn 1945 - 1954 xuất bản năm 1991 đã đề cập đến quá trình ra đời và phát triển của Đảng bộ huyện Kim Sơn cũng như sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân địa phương. - Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Sơn” tập 2 giai đoạn 1954 - 1975, xuất bản năm 2002. Công trình này đã trình bày một cách khá rõ nét về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như công cuộc xây dựng quê hương và chi viện cho tiền tuyến Miền Nam của nhân dân địa phương. Cả 2 tập đều đã đề cập đến điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Kim Sơn. - Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Sơn” tập 3 giai đoạn 1975 - 2005, xuất bản năm 2006. Cuốn sách đã trình bày vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong 10 năm đầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như sự vận dụng đường lối đổi mới đó vào địa phương, khái quát lên được những thành tựu cũng như hạn chế mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã đạt được sau khi tiến hành đường lối đổi mới. - Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Sơn” giai đoạn 1947 - 2007 đã ghi lại một cách hệ thống quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Sơn trong 60 năm qua.

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan