1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản năng tình dục trong người đẹp say ngủ (y KAWABATA) và hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (g MARQUEZ) luận văn thạc sỹ ngữ văn

122 2,5K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 781,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------------- HOÀNG THỊ MAI HOA BẢN NĂNG TÍNH DỤC TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ (Y.KAWABATA) HỒI ỨC VỀ NHỮNG GÁI ĐIẾM BUỒN CỦA TÔI (G.MARQUEZ) Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn: PGS. TS NGUYỄN VĂN HẠNH 1 Vinh, 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được những sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo trong khoa Ngữ văn - trường Đại học Vinh, đặc biệt là sự tận tình của thầy giáo hướng dẫn - PGS. TS Nguyễn Văn Hạnh cùng sự động viên, giúp đỡ từ phía gia đình, bạn những người thân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới quý thầy giáo, thầy Nguyễn Văn Hạnh cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thiện luận văn của mình. Vinh, 2011 Hoàng Thị Mai Hoa 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng phạm vi khảo sát 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Cấu trúc luận văn 9 Chương 1. NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ HỒI ỨC VỀ NHỮNG GÁI ĐIẾM BUỒN CỦA TÔI TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA Y.KAWABATA G.MARQUEZ 1.1. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Y. Kawabata 10 1.1.1. Thời đại cuộc sống cá nhân 10 1.1.2. Quá trình sáng tạo của Y.Kawabata 13 1.1.3. Những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết Y. Kawabata 15 1.1.4. Người đẹp say ngủ - một kết mở trên hành trình sáng tạo của Kawabata 20 1.2. Con đường sáng tạo nghệ thuật của G.Marquez 22 1.2.1. Vài nét về cuộc đời của G.Marquez 22 1.2.2. Con đường đến với văn học của G. Marquez 26 1.2.3. Tiểu thuyết G.Marquez 27 1.2.4. Hồi ức về những gái điếm buồn của tôi - tác phẩm thành công của Marquez 32 1.3. Sự gặp gỡ kỳ diệu giữa Người đẹp say ngủ Hồi ức về những gái điếm buồn của tôi 34 Chương 2. BẢN NĂNG TÍNH DỤC TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ HỒI ỨC VỀ NHỮNG GÁI ĐIẾM BUỒN CỦA TÔI TỪ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI 2.1. Bản năng tính dục trong văn học truyền thống Nhật Bản Mỹ Latinh 36 2.1.1. Bản năng tính dục - một cách nhìn khái lược 36 2.1.2. Bản năng tính dục trong văn học truyền thống ở con người Nhật Bản hiện đại 39 2.1.3. Bản năng tính dục trong văn học truyền thống con người Mỹ Latinh hiện đại 41 2.2. Bản năng tính dục trong Người đẹp say ngủ của Y. Kawabata 44 3 2.2.1. Bản năng tính dục với vấn đề thân phận con người 45 2.2.2. Bản năng tính dục với sự đổi thay cuộc sống những xung đột nội tâm 48 2.2.3. Tính dục với cảm thức thẩm mỹ của Y. Kawabata 52 2.3. Bản năng tính dục trong Hồi ức về những gái điếm buồn của tôi 56 2.3.1. Tính dục với việc giải tỏa bi kịch đời sống nội tâm con người 56 2.3.2. Tính dục với việc khơi dậy một tình yêu chân chính 60 2.3.3. Tính dục với quan niệm cái đẹp gắn liền với sự đơn của Marquez 66 2.4. Sự gặp gỡ trong quan niệm về tính dục qua Người đẹp say ngủ Hồi ức về những gái điếm buồn của tôi 68 Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN NĂNG TÍNH DỤC TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ HỒI ỨC VỀ NHỮNG GÁI ĐIẾM BUỒN CỦA TÔI 3.1. Nghệ thuật thể hiện bản năng tính dục trong Người đẹp say ngủ của Y.Kawabata 71 3.1.1. Thủ pháp dòng ý thức 71 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả những xung đột nội tâm nhân vật 78 3.2. Nghệ thuật thể hiện bản năng tính dục trong Hồi ức về những gái điếm buồn của tôi của G.Marquez 82 3.2.1. Điểm nhìn trần thuật 82 3.2.2. Hình tượng nhân vật người kể chuyện 87 3.2.3. Giọng điệu trần thuật 91 3.3. sở cho sự tiếp nhận sáng tạo của G.Marquez 99 3.3.1. Xã hội Nhật Bản Côlômbia trong thế kỷ XX 99 3.3.2. Sự khác nhau trong quan niệm sáng tác của Kawabata Marquez 101 3.3.3. Tài năng tính sáng tạo của Y.Kawabata G.Marquez 104 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nói đến văn học Nhật Bản văn học Mỹ Latinh thời hiện đại, không thể không nói tới Y.Kawabata G.Marquez. Họ được biết đến như những tài năng kỳ lạ, những biểu tượng cho sức sáng tạo kỳ diệu của con người mọi thời đại. Họ là hai trong những bậc thầy văn chương thế giới được trao tặng giải Nobel văn học. Tìm hiểu sáng tác của họ góp phần giới thiệu tinh hoa văn học thế giới đến với độc giả Việt Nam. 1.2. Tác phẩm của Kawabata là sự kết hợp chặt chẽ sinh động giữa mỹ học, triết học Nhật Bản, những đặc sắc của truyền thống văn hóa dân tộc với tài 5 năng sáng tạo bản lĩnh của nhà văn. Cũng như vậy, tác phẩm của G.Marquez mang đậm bản sắc châu Mỹ Latinh, toát lên sự giản dị của tâm hồn, sự nhạy cảm của nội tâm. Từ cách nhìn ấy, thể thấy tìm hiểu sáng tác của Kawabata Marquez giúp ta hiểu hơn về văn hóa, văn học Nhật Bản Mỹ Latinh. 1.3. Đọc Người đẹp say ngủ của Kawabata, Marquez đã viết một bài báo ca ngợi xem đó là một kiệt tác của văn học thế giới. không lâu sau, Hồi ức về những gái điếm buồn của tôi của Marquez ra đời. Ông thú nhận là đã học được rất nhiều bút pháp của Y.Kawabata. Một trong những vấn đề bản của hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ Hồi ức về những gái điếm buồn của tôi là đi vào khai thác những khía cạnh của đời sống bản năng con người. Từ góc nhìn đạo đức - thẩm mỹ, bản chất của nó là gì? Hai tác phẩm điểm gì tương đồng khác biệt giữa quan niệm cách thức thể hiện? Nghiên cứu vấn đề này sẽ gợi mở nhiều vấn đề ý nghĩa lý luận, trước hết là vấn đề kế thừa sáng tạo trong sáng tác văn học. 1.4. Cho đến nay, sáng tác của Y.Kawabata G.Marquez đã được đưa vào giảng dạy học tập trong hệ thống nhà trường Việt Nam từ phổ thông đến đại học. Tuy nhiên, việc giảng dạy học tập còn gặp nhiều khó khăn cả vềluận cũng như phương pháp tiếp cận. Nghiên cứu sáng tác của họ, vì vậy không chỉ ý nghĩa khoa học mà còn ý nghĩa thực tiễn. 2. Lịch sử vấn đề Y.Kawabata G.Marquez là hai hiện tượng văn học đặc biệt của hai châu lục khác nhau (châu Á Mỹ Latinh), hai đất nước khác nhau (Nhật Bản Côlômbia) được đánh giá rất cao trong các tác giả nổi tiếng thế giới thời hiện đại. Tác phẩm của họ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng được bạn đọc không chỉ trong nước mà cả thế giới ngưỡng mộ. Cho tới nay đã không ít những công trình nghiên cứu về họ. Dựa trên nguồn tư liệu bao quát được trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề bản đã được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập đến. 2.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu Y.Kawabata G.Marquez ở trên thế giới 6 Năm 1971, nhà xuất bản Matxcơva xuất bản tuyển tập tác phẩm của Kawabata với nhan đề Kawabata sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật. Đây là tuyển tập Kawabata đầu tiên được xuất bản ở Nga. Bốn năm sau, năm 1975, nhà xuất bản này lại cho xuất bản cuốn Y.Kawabata - sự tồn tại khám phá cái đẹp, từng cả tình yêu lòng căm thù. Việc dịch tác phẩm của Kawabata ra tiếng Nga đã sớm tạo điều kiện cho bạn đọc Nga cả thế giới trong đó Việt Nam (dịch lại từ tiếng Nga) điều kiện để tiếp xúc với một bậc thầy của văn chương nhân loại. Fedorenko, một nhà phương Đông học nổi tiếng trong một bài nghiên cứu của mình đã chỉ ra nhiều đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Kawabata. Theo ông, “kinh nghiệm nghệ thuật của Kawabata chịu ảnh hưởng rõ rệt của mỹ học Thiền luận, dựa vào suy nghiệm bên trong. Thiền nghĩa là bộc lộ tất cả sức mạnh tinh thần của mình đến độ trở thành “vô ngã”, hòa hợp với cái tổng thể thiên nhiên”. “ngôn ngữ của Kawabata là mẫu mực của phong cách Nhật: ngắn gọn, súc tích, sâu xa, mang tính biểu tượng ẩn dụ kì diệu. Chất thơ trong văn xuôi, nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, suy nghĩ giàu chất nhân đạo, thái độ trân trọng với con người thiên nhiên, đối với các truyền thống nghệ thuật dân tộc - tất cả những cái đó làm cho sáng tác của Kawabata trở thành hiện tượng xuất sắc trong văn học Nhật văn học thế giới…” [39, 53]. Bài viết của Fedorenko đã mang tới cho độc giả những cái nhìn mới mẻ không những về tác phẩm mà về cả con người của Kawabata cung cấp thêm những tư liệu đáng quý về ông. Ở phương Tây, nhiều nhà nghiên cứu đã giành sự quan tâm đặc biệt cho những sáng tác của Y.Kawabata, trong đó thể kể đến hai công trình lớn viết về cuộc đời, sự nghiệp đặc trưng nghệ thuật trong tác phẩm Kawabata. Đó là cuốn Bình minh trước phương Tây (Dawn to the West) Lịch sử văn học Nhật Bản (A history of Japanese Literature). Bình minh trước phương Tây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện sâu sắc về văn học Nhật Bản của nhà nghiên cứu phương Đông người Mỹ Donal Keene. Trong đó phần viết về Kawabata cũng rất công phu với một cái nhìn toàn diện. Công trình giới thiệu khá kỹ về cuộc đời văn nghiệp của Kawabata cùng với những nhận xét, đánh giá của tác giả của chính Kawabata về tư duy nghệ thuật, về ngôn ngữ, về 7 phong cách, về những ảnh hưởng của văn học phương Tây hiện đại truyền thống văn học Nhật Bản… trong sáng tác của ông. Công trình Hướng dẫn người đọc đến với văn học Nhật Bản của J.Thomas Rimer được ví như một đại cương của văn học Nhật. Giới thiệu Xứ tuyết, ông viết: “Trong một chừng mực nào đó, Xứ tuyết đã ghi lại những thay đổi về quan điểm của Kawabata đối với khuôn mẫu tiểu thuyết… Mặc dầu những gợi ý về một triết lí thẩm mỹ phức tạp phía sau văn bản, tiểu thuyết vẫn một sự lôi cuốn tức thời, cả trong màu sắc, hình ảnh lẫn trong sự nhạy bén tâm lí thể hiện ở những đoạn đối thoại khác nhau tạo nên nhịp điệu cho câu chuyện. Ngôn ngữ của Kawabata kiệm lời nhưng lại rất gợi cảm… Xứ tuyết đã được quay thành phim, cho dù các nhà làm phim rất cẩn thận, thì trong thực tế, khả năng gợi cảm của ngôn ngữ Kawabata cũng làm lu mờ khả năng của bất cứ camera nào” [39, 60-61]. Một công trình khá công phu nữa là luận án của Gloria R.Montebruno - nghiên cứu sinh người Italia tại đại học California (2003) với đề tài Cái nhìn chủ thể, cái nhìn khách thể. Tái định dạng cái nhìn trong tiểu thuyết Yasunari Kawabata thời kỳ 1939 -1962. Luận án bảy chương, dài 436 trang chia làm ba phần: phần 1: “Hướng tới một mỹ học về ảo ảnh: Quan điểm về những cái nhìn giới tính trong Xứ tuyết của Yasunari Kawabata”; phần 2: “Định dạng bất định dạng về chủ thể khách thể của cái nhìn. Một phối cảnh mới của Yasunari Kawabata trong Ngàn cánh hạc, Cái hồ, Người đẹp say ngủ”; phần 3: “Cái nhìn mảnh vỡ của đàn bà trong Đẹp buồn”. Ở Nhật Bản, từ rất sớm, cuộc đời tác phẩm của Kawabata đã trở thành đối tượng nghiên cứu, nhất là sau khi ông đoạt giải Nobel văn học (1968). Trong công trình Lịch sử văn học Nhật Bản Shuichi Kato giới thiệu kỹ về bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô ở phạm trù “cái đẹp”, “cảm giác” đặc biệt là đề cao “tính nữ” trong tác phẩm Kawabata. Cuốn Bách khoa thư Nhật Bản (Encyclopedia of Japan) do Itashaka chủ biên cũng đã giới thiệu khái quát về Kawabata cùng với những tác phẩm phong cách của ông. Theo tác giả, Kawabata rất coi trọng cái đẹp truyền thống, nhưng cũng nhìn thấy sự suy vi của các lễ nghi truyền thống Nhật Bản (đặc biệt là “trà đạo”). Cuốn Bách khoa thư Nhật Bản cũng đánh giá cao các tiểu thuyết của Kawabata từ đầu đến 8 cuối hành trình sáng tạo. Từ Vũ nữ Izu đến Cố đô, Tiếng rền của núi được viết vào những năm cuối đời, Kawabata vẫn luôn coi trọng truyền thống trân trọng, đi tìm cái đẹp, luôn là “một lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” - một cái Đẹp đến mức duy mỹ. Giải Nobel văn chương năm 1982 chính là sự vinh danh của thế giới dành cho Marquez - một tầm cao tài năng nhân loại. Cũng từ đây, tên tuổi của ông bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn thế giới, đặc biệt là ở phương Tây. Vị trí của ông trong văn đàn Mỹ Latinh nói riêng, văn học thế kỷ XX nói chung cũng đã được xác lập rõ ràng hơn từ đó, độc giả trên khắp thế giới đã ngưỡng mộ đón đọc những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được nhiều công trình chuyên sâu nghiên cứu về tác phẩm của ông bằng tiếng Việt. 2.2. Vài nét về nghiên cứu, giới thiệu Y.Kawabata G.Marquez ở Việt Nam Ở Việt Nam, một năm sau khi Kawabata nhận giải thưởng Nobel về văn chương đã xuất hiện một số bài nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp sáng tác của ông. Những bài viết này đã được Đào Thị Thu Hằng giới thiệu rất kỹ trong công trình Văn hóa Nhật Bản Yasunari Kawabata, ở mục Tiếp nhận Kawabata, chúng tôi xin điểm lại như sau: Năm 1969 tạp chí Văn (Sài Gòn) bài viết Yasunari Kawabata dưới nhãn quan phương Tây của Chu Sỹ Hạnh. Ở bài viết này, tác giả đã những cảm nhận sâu sắc về bút pháp của Kawabata, như âm hưởng chung về cái đơn, những suy nghĩ nội tâm… trong các tác phẩm của ông. Năm 1972, Tạp chí Văn, bài phỏng dịch Yasunari Kawabata, nhà văn Nhựt Bổn đầu tiên được lãnh giải thưởng văn học Nobel của Mai Chưởng Đức. Trong bài giới thiệu của mình, Mai Chưởng Đức cho rằng, mỗi một tác phẩm của Kawabata “đều mang đầy đủ nét tình cảm tươi sáng, trữ tình huyền diệu…, mỗi nét điệu đều kết tụ thành văn học biểu hiện trong sắc thái dân tộc Nhựt Bổn” [39, 56]. Cũng trên tạp chí Văn, Vũ Thư Thanh trong bài viết Yasunari Kawabata, cuộc đời sự nghiệp đã bước đầu đề cập đến phong cách, tư tưởng thẩm mỹ của Kawabata. Theo Vũ Thư Thanh, tác phẩm của Kawabata thường được viết bằng một thứ văn Nhật hết sức hoa mỹ, sử dụng 9 hình ảnh ngôn từ như những bài thơ văn xuôi, đặc biệt là ở loại truyện - trong - lòng - bàn - tay. Chất thơ của tác phẩm không chỉ thể hiện ở ngôn từ mà ở cả ý tưởng nhà văn. Cũng trên Tạp chí Văn, tiểu thuyết Xứ tuyết do Vũ Thư Thanh dịch từ nguyên tác tiếng Nhật đã được đăng tải. Trong lời giới thiệu, dịch giả viết: “Mặc dầu cốt truyện giản dị, Xứ tuyết chứa đựng đầy những nhận xét tế nhị của tác giả gói ghém trong một giọng văn nhẹ nhàng, điêu luyện đặc biệt là những hình ảnh thuần túy Nhật Bản” [39, 56]. Năm 1997, Lưu Đức Trung cho xuất bản cuốn Yasunari Kawabata, cuộc đời tác phẩm. Cuốn sách đã đi sâu tìm hiểu, phân tích cả về tư tưởng, cuộc đời, tác phẩm lẫn những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến con đường nghệ thuật của Kawabata. Từ những nghiên cứu ấy, tác giả cho rằng, phong cách nổi bật của Kawabata mà người đọc thể dễ dàng cảm nhận được là “chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu”. Năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Yasunari Kawabata (1899-1999), Lưu Đức Trung viết bài Thi pháp tiểu thuyết Yasunari Kawabata, nhà văn lớn của Nhật Bản in trên tạp chí Văn học số 9. Theo ông, thi pháp tiểu thuyết Kawabata là thi pháp chân không - một đặc điểm nổi bật trong thơ Haiku. Trước đó, năm 1988, dịch giả Nguyễn Đức Dương trong lời giới thiệu tập truyện tình Nhật Bản Những đốm lửa bạc đã đánh giá Kawabata là “một tâm hồn lớn lao đầy yêu thương”, “tâm hồn của một nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá văn xuôi, một tâm hồn đầy bí ẩn, cũng như tâm hồn lớn lao khác của nhân loại. Từ L.Tolxtôi đến E.Hemingway… đều chứa đựng những bí ẩn mênh mông”. “Nhưng cái điều mà để lộ ra trước mắt chúng ta chính là tác phẩm của họ. Cũng vẫnnhững bí ẩn - kiệt tác nào thì cũng chứa đựng những bí ẩn - nhưng dù sao thì dây vẫn là hiển ngôn. Sự tinh tế, tinh xác trong việc miêu tả thế giới bên trong của con người cũng như miêu tả thiên nhiên, những pha tâm lí phức tạp hòa quyện trong những rung động thiết tha, trầm lắng…” [39, 56]. Năm 1991, Nhật Chiêu bài Kawabata, người cứu rỗi cái Đẹp đăng trên Tạp chí Văn. Trong bài viết của mình, Nhật Chiêu cho rằng, thế giới trong tác phẩm của Kawabata “thường hiện ra trong một vẻ đẹp bất ngờ trước khi ta tìm cách giải thích chúng” [39, 57]. Năm 1992, Hữu Ngọc trong Dạo chơi vườn văn Nhật Bản, đã cho rằng tính cách lưỡng phân giữa lối sống cổ 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
2. Roberto Assagioli (1997), Sự phát triển siêu cá nhân, (Huyền Giang dịch), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển siêu cá nhân
Tác giả: Roberto Assagioli
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
3. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9), tr.66-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và điệu trong văn xuôi hiện đại”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
4. Lê Huy Bắc tuyển chọn (2000), Hemingway và những người đi qua đời ông, Nxb TN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hemingway và những người đi qua đời ông
Tác giả: Lê Huy Bắc tuyển chọn
Nhà XB: Nxb TN
Năm: 2000
5. Bakhtin.M. (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Vĩnh Cư dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
6. Bakhtin.M. (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. Lưu Văn Bổng (2004), Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh
Tác giả: Lưu Văn Bổng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
8. Fernand Braudel (2004), Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, tập 8, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới
Tác giả: Fernand Braudel
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
9. Nhật Chiêu (1997), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện văn chương phương Đông
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
10. Phan Nhật Chiêu (2000), “Thế giới Yasunari Kawabata (hay là cái đẹp: hình và bóng)”, Tạp chí Văn học,(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới Yasunari Kawabata (hay là cái đẹp: hình và bóng)”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phan Nhật Chiêu
Năm: 2000
11. Nhật Chiêu (1997), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868
Tác giả: Nhật Chiêu
Năm: 1997
12. Nguyễn Đình Chú (1995), “Sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông trên phương diện văn hóa tinh thần truyền thống”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông trên phương diện văn hóa tinh thần truyền thống”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1995
13. Nguyễn Văn Dân (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
14. Nguyễn Văn Dân (1999), Những vấn đề lí luận của văn học so sánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận của văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
15. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb Văn hóa thông tin - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phi lí
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2002
16. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử hiện diện ở Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử hiện diện ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2006
17. Phạm Đức Dương (1998), 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
18. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
19. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài năng và người thưởng thức
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1994
20. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w