Sự khác nhau trong quan niệm sáng tác của Kawabata và Marquez

Một phần của tài liệu Bản năng tình dục trong người đẹp say ngủ (y KAWABATA) và hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (g MARQUEZ) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 108 - 122)

Marquez

Một trong những cơ sở cho sự tiếp nhận và sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện bản năng tính dục của Marquez chính là quan niệm sáng tác.

Mỗi nhà văn khi sáng tác đều luôn tồn tại trong mình những quan niệm nghệ thuật riêng biệt. Trước những ảnh hưởng của thời đại, của văn hóa và đặc điểm riêng của hai châu lục, Y.Kawabata và G.Marquez có quan niệm sáng tác riêng. Ta biết rằng khi Y.Kawabata cầm bút sáng tác cũng là lúc các trào lưu văn học phương Tây, các khuynh hướng hiện đại hóa tràn vào nước Nhật ồ ạt. Ít nhiều Y.Kawabata cũng chịu những ảnh hưởng đó. Tuy nhiên ông luôn giữ vững bản lĩnh và tính độc lập của mình. Ông được xem như một đại diện cho tâm hồn Nhật - yêu chuộng cái Đẹp, giữ gìn và phát huy cái Đẹp. Theo Y.Kawabata, đã là văn chương nghệ thuật thì phải phản ánh, giữ gìn và tôn vinh cái Đẹp. Ông tự nhận mình là lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp. Sáng tác của Y.Kawabata thường làm thoát lên vẻ đẹp Nhật - một cái Đẹp đến mức duy mĩ. Quá trình sáng tác của Y.Kawabata cũng là quá trình đi tìm cái Đẹp, cứu vớt cái Đẹp bị tàn rụng, làm sống lại những vẻ đẹp đã mất. Trong quá trình sáng tác, có nhiều tác phẩm ưu tú của nhiều nhà văn cổ điển và những cách viết đạt đến độ mẫu mực đã ảnh hưởng rất lớn đến Y.Kawabata, đặc biệt là thơ Haiku. Đọc tiểu thuyết của Y.Kawabata người đọc cảm thấy rất gần gũi với thi pháp thơ Haiku - đó là cái “chân không” trong tác phẩm, là vùng không gian giành cho chiêm nghiệm và tưởng tượng. Nếu ta chỉ cảm nhận theo khuôn mẫu bình thường thì không cảm nhận được cái hay của nó. Ngoài ra, những sáng tạo của Y.Kawabata cũng học tập được mĩ học Thiền mà trở nên đầy bí ẩn. Nó mời gọi sự tri ân, đồng sáng tạo của độc giả. Mỗi người đọc phải hóa thân, phải “lặn sâu trong lòng sự vật” để khám phá được điều bí ẩn trong đó. Bởi thế, sáng tác của Y.Kawabata đến nay vẫn luôn là một ẩn số đối với người đọc và những người nghiên cứu. Y.Kawabata cũng là người rất coi trọng ngôn ngữ. Ông thường sử dụng ít lời nhất, giản ước tối đa các phương tiện biểu cảm trong sáng tác của mình và vì thế ngôn ngữ của ông luôn mang tính biểu tượng và ẩn dụ kỳ diệu. Ngoài ra Y.Kawabata còn quan niệm văn chương luôn phải toát ra được chất

nhân đạo sâu sắc với thái độ trân trọng cái Đẹp, yêu thương con người… Luôn trung thành với những quan niệm nghệ thuật ấy, sáng tác của Y.Kawabata đã trở thành một hiện tượng kì diệu trong văn học Nhật Bản và thế giới.

Cách xa hàng vạn dặm với sự cách biệt bởi hai châu lục, Marquez ngoài những tương đồng thì còn tồn tại những quan niệm sáng tạo riêng của mình, thể hiện sâu sắc bản sắc Mỹ Latinh. Văn học Mỹ Latinh bắt đầu phát triển rực rỡ nhất ở thế kỷ XIX. Lúc này văn hóa, văn học Mỹ Latinh đã tìm ra được một con đường đi riêng cho văn học xứ sở mình. Sống trong thời kì đó, Marquez một mặt chịu ảnh hưởng của văn học Châu Âu và các nước phương Tây đã tồn tại trong văn học dân tộc một thời gian dài, mặt khác với bản lĩnh của một nhà văn chân chính, ông đã làm sống dậy ý thức dân tộc của văn học Mỹ Latinh. Sáng tác của ông trước hết toát lên vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp cuộc sống của một dân tộc đa dạng và giàu bản sắc. Ý thức thẩm mỹ này dường như đã tồn tại trong huyết mạch của Marquez. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Marquez đã có ý thức về cái đẹp. Ông kể lại rằng: “Hồi ức đầu tiên của tôi - đó chính là bản thân tôi đang gào toáng lên trong chiếc nôi rộng mênh mông để đòi người đến thay tã lót mà tôi đã bĩnh ra đấy… Sáu mươi bảy năm trôi qua, nhưng tôi nhớ rất rõ rằng việc tôi muốn thay tã bẩn không phải do cảm giác khó chịu gây ra mà là do nỗi sợ làm bẩn bộ quần áo ngủ in những bông hoa nhỏ màu xanh da trời mà tôi được mặc vào sáng hôm đó. Nói cách khác cơ sở của niềm mong muốn đó là ý thức thẩm mỹ, và do chỗ hồi ức đó được lưu giữ rất lâu trong tâm trí tôi, nên tôi rút ra kết luận rằng chính hồi đó là lần đầu tiên tôi đã bộc lộ mình như một nhà văn” [30, 216]. Và cái ý thức thẩm mỹ đó theo suốt cuộc đời Marquez và trở thành quan điểm thẩm mỹ của ông.

Theo Marquez, văn chương phải phản ánh được hiện thực, nhất là hiện thực đẫm máu của Côlômbia. Sinh ra và lớn lên ở một vùng thiên tai dữ dội cùng với những cuộc chiến tranh giành thuộc địa, những cuộc thảm sát, những cuộc nội chiến thường xuyên diễn ra, Marquez không thể làm ngơ trước những cảnh đau lòng ấy. Cùng với hiện thực đẫm máu của Côlômbia là tiếng kêu xé lòng của những con người cùng khổ sống dưới đáy xã hội bị áp bức. Mỗi một tác phẩm của Marquez là một cảnh huống, một số phận, một nỗi đau về thân

phận con người. Qua đó, Marquez cũng muốn đối thoại với người đọc về những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh. Đó là lòng tin vào sức sống bất diệt của con người, là tiếng nói thông cảm, đồng cảm cho những số phận khổ đau bị áp bức, là sự căm thù những thế lực chà đạp nhân phẩm con người… Đồng thời, song hành mỗi trang viết về hiện thực ấy là những cái kì ảo, huyễn hoặc. Khi được hỏi về vấn đề này Marquez đã trả lời rằng “ở vùng Caribe, và nói chung ở Châu Mỹ Latinh chúng tôi nghĩ rằng những tình huống thần diệu là một bộ phận của đời sống hàng ngày, cũng kể như thực tế bình thường nhất, chúng tôi thấy việc tin các điềm lành giữ, hiện tượng thần giao cách cảm, các giấc mộng báo… là hoàn toàn tự nhiên…Tôi không bao giờ tìm cách giải thích hoặc chứng minh một cách siêu hình về những hiện tượng ấy. Vì vậy, tôi tự coi mình là một nhà văn hiện thực - có thế thôi” [42, 191]. Như vậy, yếu tố kỳ lạ cũng là một phần hiện thực Côlômbia. Việc tạo ra hiện thực huyền ảo này trong Marquez và các nhà văn khác cho ta thấy một điều - các nhà văn Mỹ Latinh muốn thoát khỏi cái bóng của Châu Âu bằng cách đề xuất phương pháp độc đáo của riêng mình. Bản thân huyền ảo này cũng đã gợi được vô số bản năng nhận thức về cuộc đời. Và trong quá trình viết, Marquez luôn biết kết hợp cảm quan của bản thân với sức tưởng tượng của độc giả. Vì thế, độc giả khắp thế giới đã tìm đến và yêu thích cách viết của ông.

Quan niệm sáng tác khác nhau đã làm nên những phương pháp sáng tác khác nhau ở Kawabata và Marquez. Ngoài ra, tài năng và cá tính sáng tạo cũng làm cơ sở cho việc thể hiện bản năng tính dục khác nhau của hai nhà văn.

3.3.3. Tài năng và cá tính sáng tạo của Y.Kawabata và G.Marquez

Tài năng và cá tính là những điều kiện cần thiết để mỗi nhà văn tạo nên giá trị riêng và độc đáo của bản thân mình. Đây cũng là cơ sở lớn nhất tạo nên sự khác nhau trong nghệ thuật thể hiện bản năng tính dục của hai tác giả.

Mỗi một người nghệ sĩ khi cầm bút đều phải xuất phát từ một tài năng thực sự. Để có một tác phẩm ra đời thì phải có một sự huy động của tài năng, của trí tuệ và tâm huyết. Tài năng đó là do thiên bẩm của mỗi con người không ai có thể cho được và không phải ai cũng có. Nếu không có tài năng thì người

nghệ sĩ làm sao có thể tạo được những tác phẩm sống với độc giả qua thời gian. Có được tài năng rồi để tác phẩm có sức cuốn hút thực sự thì phải kết hợp với cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người. Mỗi trang văn phải là một dấu ấn riêng biệt của người nghệ sĩ. Con người và cuộc sống luôn là đối tượng được phản ánh trong văn chương nhưng cuộc sống ấy được phản ánh qua một lăng kính rất cụ thể, rất cá biệt - đấy là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người cầm bút. Khác với các ngành tự nhiên, đó là sự xác lập có tính phổ quát thì văn học nghệ thuật chỉ tồn tại trong cuộc đời khi có dấu ấn của sự cá biệt. Qua mỗi trang văn, người đọc có thể tìm thấy một tấm lòng, một nỗi niềm, một ước vọng, một khao khát riêng tây, cùng với nó là những phương diện thể hiện : nội dung, hình thức, cách cảm cách nghĩ của nhà văn…Là những nhà văn tài năng, Kawabata và Marquez luôn ghi đậm dấu ấn cá nhân, cá tính trong sáng tạo của mình.

Đọc tác phẩm của Y. Kawabata, độc giả dễ dàng cảm nhận được sự kết hợp tài tình giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây trên hầu hết mọi phương diện của tác phẩm. Tìm đến với tác phẩm của Kawabata, ta tìm về được với quá khứ Nhật Bản cùng với những vẻ đẹp của các lễ hội truyền thống, cách thưởng hoa, nghệ thuật ẩm thực…Với cái tôi duy mĩ của mình, Kawabata đã tạo nên một thế giới có màu sắc khác lạ, vừa quen thuộc lại vừa như xa vời. Nói cách khác, sáng tạo của Kawabata có vẻ “lánh đục về trong”, đi tìm cái đẹp trong quá khứ để khuây khỏa nỗi buồn hiện tại. Văn phong Kawabata nhẹ nhàng, sâu lắng, tinh tế với những dáng vẻ mỏng manh, nhỏ gọn của những vần thơ Haiku ngắn gọn, hàm súc, ý vị sâu xa. Ông cô đọng sự vật trong khi những người khác lại phóng to và giãn rộng nó ra. Tất cả những cái ông muốn nói đều nằm tĩnh lặng trong hình tượng, trong những khoảng lặng mà ông tạo ra để cho người đọc tự tìm đến và suy ngẫm. Ngôn ngữ của ông rất cô đọng, hàm súc, trong sáng. Kết cấu của Kawabata thường là kết cấu mở. Đọc tiểu thuyết của Kawabata, ta khó tìm thấy một kết thúc gói gọn vấn đề. Trong khi những nhà văn khác chăm chú tìm cho mình một kết thúc hợp lí, kết thúc có hậu, gói gọn vấn đề, một lí giải về cuộc sống, thì tác phẩm của Kawabata thường đem lại một kết thúc không theo độc giả mong đợi. Đó vừa là một kết thúc vừa lại là một sự bắt đầu - một kết thúc đầy dư ba…

Tài năng và cá tính sáng tạo đã làm nên một phong cách giản dị, nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu lắng rất Nhật Bản của Y. Kawabata. Ngược lại, ở Marquez ta lại tìm thấy một cá tính sáng tạo vừa mạnh mẽ, vừa sâu sắc nhưng đồng thời cũng toát lên sự giản dị trong tâm hồn của một người con châu lục Mỹ Latinh.

Trong quá trình sáng tác của mình, Marquez đã học tập được tính khách quan trong lối viết của F.Kafka, tính tự động trong hành văn của khuynh hướng dòng ý thức trong sáng tác của E.Hemingway, tính đa điểm nhìn trong tự sự của W.Faulkner và cùng với yếu tố cá nhân cá tính, ông đã tự tạo dựng phong cách của riêng mình. Ai từng theo dõi văn học Mỹ Latinh đều không thể quên hình ảnh “cái đuôi lợn” trong Trăm năm cô đơn của G.Marquez. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất thể hiện rõ tài năng và cá tính sáng tạo của ông. “Cái đuôi lợn” với sự hủy giệt của ngôi làng Macônđô mãi mãi ám ảnh độc giả khắp hành tinh này. Theo tôn chỉ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, Marquez đã đem vào tác phẩm của mình một hiện thực làm người đọc giật mình. Tác phẩm như hồi chuông báo động mọi người xem xét lại xã hội mình đang sống, đó là hồi chuông nặng lòng nhân đạo, nó hướng về con người, hướng về sự cứu vớt con người thoát khỏi sự tuyệt giệt, thoát khỏi nỗi cô đơn. Vì những kết hợp đó mà Marquez được xem là bậc thầy của bút pháp hiện thực huyền ảo. Nhưng thực ra, cái huyền ảo trong các sáng tác của ông chỉ là mặt trước của xã hội Côlômbia lúc bấy giờ. Với Marquez, bản chất huyền ảo của thực tại Mỹ Latinh biểu hiện một sự thách đố thường xuyên dành cho sự hư cấu văn chương. Thực ra, Marquez luôn tự coi mình là một nhà văn hiện thực, ông cho rằng “sự dối trá trong văn chương là nguy hiểm hơn so với những điều dối trá trong cuộc đời”. Ngoài ra, trong tác phẩm của mình, ông cũng luôn có những khám phá, những cảm nhận mới mẻ về thế giới và con người hiện đại. Tất cả những khám phá, những trải nghiệm ấy đã được ông đưa vào tác phẩm với một cách viết rất riêng của bản thân mình - cái gọi là phong cách của mỗi nhà văn. “Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta”, câu nói ấy thật đúng cho nghệ thuật - lĩnh vực của cái riêng, cái độc đáo. Thời gian trôi qua, xã hội ngày một thay đổi nhưng phong cách độc đáo của mỗi tác giả vẫn luôn giữ được bản ngã của mình. Người sáng

tác văn học bao giờ cũng là người mang tới cái đẹp và sự thanh cao cho con người. Hai nhà văn Y.Kawabata và G.Marquez là những người đã làm nên nét đẹp của văn học hai châu lục bằng tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi người. Trong tác phẩm của họ, ta như lần đầu tiên bắt gặp những ý nghĩ thoạt đến rồi chợt ẩn, chợt hiện, lạ lẫm với những gì mà ta đã biết. Cho dù là thời đại của họ đã trôi qua nhưng tài năng và cá tính sáng tạo ấy vẫn mãi là vầng sáng đẹp tạo nên nghệ thuật.

Con đường tìm đến và vươn lên nghệ thuật đích thực là con đường khó khăn và lắm thử thách. Mặc dầu vậy, người nghệ sĩ vẫn không ngừng tìm kiếm cái Đẹp, không ngừng tìm về tài năng và mài giũa cá tính sáng tạo của mình. Y.Kawabata và G.Marquez là hai nhà văn suốt đời vượt bao gian lao để tìm đến sự hoàn thiện con người, tìm đến “nhân học” để hoàn thành sứ mệnh của người cầm bút. Giải thưởng Nobel văn chương cả thế giới dành để vinh danh hai ông là những phần thưởng xứng đáng cho họ, những con người tài năng và đầy cá tính - những bậc thầy văn chương của nhân loại.

KẾT LUẬN

1. Vấn đề bản năng tính dục luôn được xem là một “hiểm địa” trong sáng

tác văn chương nghệ thuật mọi thời đại. Đó là một thách thức đối với những người cầm bút. Từ xưa tới nay, chỉ có những cây bút thật sự có bản lĩnh mới dám đi sâu và thành công khi thể nghiệm vấn đề nhạy cảm này. Chính vì thế, việc tìm hiểu về bản năng tính dục trong tác phẩm văn học nói chung, trong

Người đẹp say ngủ Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi nói riêng là công việc thú vị, hữu ích nhưng tiềm ẩn nhiều khó khăn, phức tạp. Nghiên cứu tính dục ở nhiều góc độ đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, triết học… có ý nghĩa to lớn về mặt sáng tạo, đạo đức, thẩm mỹ và lí luận, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan niệm thẩm mỹ, phong cách sáng tạo của hai tác giả ở hai nền văn học khác nhau.

2. Trên cơ sở đặt Người đẹp say ngủ Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi trên hành trình sáng tạo của Kawabata và Marquez để khảo sát phân tích, so sánh một số phương diện của hai tác phẩm, trong một chừng mực

nhất định, luận văn đã chỉ ra được một số vấn đề cơ bản của hai tác phẩm trong việc nhận thức và thể hiện vấn đề bản năng tính dục. Đó là việc đi sâu khai thác nội tâm nhân vật; xem tính dục như một bản năng con người, một phương tiện nghệ thuật để soi thấu nhân vật, để thể hiện rõ chủ đề tác phẩm. Với việc tìm

Một phần của tài liệu Bản năng tình dục trong người đẹp say ngủ (y KAWABATA) và hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (g MARQUEZ) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 108 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w