Tính dục với việc khơi dậy một tình yêu chân chính

Một phần của tài liệu Bản năng tình dục trong người đẹp say ngủ (y KAWABATA) và hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (g MARQUEZ) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 65 - 71)

Con người sinh ra trên đời ai cũng phải yêu, đó là nhu cầu của sự sống như ngọn lửa và mặt trời vậy. Tình yêu chính là một thuộc tính tự nhiên của con người. Văn chương phản chiếu đời sống qua lăng kính chủ quan của người nghệ

sỹ. Ở đó, tình yêu là một trong những yếu tố làm cho sự sống có ý nghĩa. Vì thế tình yêu đã là một đề tài không thể thiếu trong văn chương nghệ thuật từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, tình yêu được gắn liền với vấn đề tính dục.

Từ 1500 năm trước công nguyên, thánh kinh Vêda của người Ấn Độ từng viết: “nếu trời đất không tràn trề tình yêu thì hỏi làm sao con người sống được”. Còn Gớt lại bảo “yêu và được yêu là sung sướng nhất trên đời”. Rồi Anphrê dơ Muytxê, nhà thơ tình nổi tiếng cũng từng nói: “người ta thường bị phụ bạc trong tình yêu, thường bị tổn thương, bị đau khổ nhưng khi kề miệng lỗ, ngoảnh lại nhìn đằng sau và tự nhủ: ta đã nhiều phen đau khổ, ta đã đôi khi lầm lỡ nhưng ta đã yêu”. Cũng cách nhìn ấy, quan niệm ấy, nhưng có phần khái quát hơn, R. Tagore từng viết: “Hãy để người chết tìm sự bất tử ở danh vọng, để người sống tìm sự bất tử trong tình yêu” (Những cánh chim bay lạc). Đó là sự gặp gỡ trong quan niệm về sự cần thiết của tình yêu đối với con người trong cuộc sống.

Thời đại G.Marquez, cùng với quá trình tiếp xúc rộng rãi văn hóa phương Tây, ý thức về con người cá nhân, cá tính ngày càng được khẳng định, đề cao. Trong đó, nhu cầu về tình cảm được xem như là một nhu cầu cơ bản, tất yếu của con người. Đó là một trong những tiền đề để ông và các nhà văn cùng thời đi sâu khai thác về đề tài tình yêu và tính dục. Ta biết rằng, tình yêu thường được gắn liền với tình dục. Tuy nhiên mối quan hệ ấy không phải bao giờ cũng diễn ra theo một chiều duy nhất. Có thứ tình dục bắt nguồn từ tình yêu. Mặt khác, lại có những tình yêu được khởi đầu từ tình dục. Trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, bản năng tính dục với những xung động dục năng là điểm xuất phát, là cái gốc để nảy nở một tình yêu chân chính trong lòng nhân vật “tôi”. Tất cả mọi lứa tuổi đều bị khuất phục trước tình yêu. Và với nhân vật “tôi” trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi thì tình yêu thật sự bước vào trái tim khi ông bước vào tuổi 90, cái tuổi thần chết đã “mang hoa đứng chờ trước ngõ” (R.Tagore), khi tất cả những gì là ham mê, là nhiệt huyết, là khám phá… đã chìm sâu vào tiềm thức. Vậy mà ở cái tuổi này, tình yêu đã nảy nở trong “tôi”. Tình yêu đến dường như đã đánh động tất cả những gì đã ngủ yên

trong cõi miền vô thức. Sự nảy nở tình yêu trong ông rất đặc biệt. Nó bắt đầu từ những ham muốn tình dục và ở cái tuổi 90. Vào sinh nhật lần thứ 90, sau bao nhiêu năm nghỉ ngơi, dừng lại ở những cuộc phiêu lưu tình ái, thì “tôi” lại nảy ra ý định kỳ quái là muốn được thưởng một đêm tình cuồng điên với một thiếu nữ còn trinh nguyên. Và ông đã tự thưởng cho mình điều mong muốn ấy bằng cách gọi điện cho bà Rosa Cabarcas, một người mối lái khi ông còn trai trẻ, bất chấp sự xấu hổ. Trước khi đến với lữ điếm, ông đã nghĩ nhiều đến dục vọng tình dục. Bởi lẽ, đã lâu lắm rồi ông hoàn toàn nghỉ ngơi trong chuyện này. Ông đã “có những năm tháng giữ gìn thân xác hoàn toàn thánh thiện chỉ lo đọc đi đọc lại các tác phẩm cổ điển và chỉ nghe chương trình âm nhạc bác học” [76,05] nhưng cái ý muốn kỳ quái hôm ấy khiến ông không khỏi phấn chấn và hồi hộp “ngực ông như bị cơn chờ đợi bóp nghẹt”. Cô bé tiếp ông tối nay như bà Rosa giới thiệu thì “nó đẹp, sạch sẽ và ngoan nhưng sợ chết khiếp bởi vì con bạn của nó trốn đi cùng một tay bốc vác ở Gayra đã chảy máu suốt hai giờ liền” [76,12]. Chắc có lẽ Rosa kể điều đó để nhắc khéo ông hãy nhẹ nhàng vì con bé mới chỉ 14 tuổi, và đây là lần đầu tiên tiếp khách. Khi bước vào phòng, ông đã nhìn thấy cô bé “đang ngủ, trần trụi trên chiếc giường mênh mông…” [76, 13]. Ông đã tha hồ chiêm ngắm mà không phải ngại ngùng vì cô bé trong tình trạng say ngủ: “tôi ngồi xuống mép giường, chiêm ngưỡng cả năm giác quan”. Với một người đã có nhiều trải nghiệm trong đời sống tình dục, ông đã không ngại ngần khi ngắm nhìn tất cả toàn thân cô, dừng lại quan sát những bộ phận nhạy cảm nhất. Ông thấy “nó có nước da nâu và ấm. Người ta đã buộc nó theo chế độ vệ sinh và làm đẹp cẩn thận đến từng lông tơ của mu âm hộ… cặp vú mới nhú như bé trai nhưng đã ẩn chứa năng lượng bí ẩn sắp nổ bung ra” [76, 13]. Sau khi làm xong những thủ tục trước giờ ngủ, ông đã “cố không thức con bé dậy… ngồi trần như nhộng ngay ở mép giường… xem xét từng li từng tí thân thể nó” [76, 14]. Sau bao nhiêu năm không tiếp xúc với thân thể đàn bà, giờ đây, trước một thân thể đẹp đẽ, non tơ như vậy, bản năng tính dục trong ông như được gọi về “một dòng nước ấm chảy râm ran trong huyết mạch của tôi và con thú hưu trí trong tôi từ từ bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài” [76, 14]. Nhưng trong giấc ngủ sâu, “cô bé cất tiếng rên sầu thảm, vượt khỏi cặp đùi của tôi, quay lưng lại và

cuộn người như một con ốc thu mình trong vỏ” [76, 14]. Vì vậy, định thức cô bé nhưng rồi cuối cùng ông đã không làm thế và suốt đêm ông cũng không làm gì cô bé.

Trước đây, ông đã từng làm tình một cách thoải mái, làm tình mà không có chút tình yêu với rất nhiều cô gái khác nhau. Và “cho đến năm năm mươi tuổi, tôi đã ăn nằm với 514 người phụ nữ, ít nhất một lần” [76, 06]. Nhưng lần này thì khác, cũng giống như Eguchi trong Người đẹp say ngủ của Kawabata, khi đến ngủ với các người đẹp trong ngôi nhà bí mật thì có cảm giác như được “ngủ với đức Phật nấp kín đâu đây vậy” [48, 22]. Nhân vật “tôi” trong tác phẩm lần này cũng có cảm giác rất khác “Tối hôm đó, tôi phát hiện ra niềm thích thú thực sự khi ngắm nhìn thân thể của người phụ nữ ngủ say mà không bị dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng”. Ông cảm thấy thoải mái khi thức dậy nhìn thấy cô bé trong trạng thái “hai tay rộng mở, bắt chéo nhau và vẫn hoàn toàn làm chủ trinh tiết của mình” [76, 15]. Ý định chỉ đến đây một lần nhưng có lẽ do cơ duyên nào đó thôi thúc, ông đã quay lại đó hai lần, ba lần… và nhiều hơn thế nữa. Dường như từ những lần tiếp xúc với cô bé, tâm hồn ông đã thay đổi rất nhiều. Và nó thay đổi từ khi nào ông cũng không hay, ông chỉ nhận ra rằng mình đã rất khác “tôi tự cảm thấy mình đã biến thành người khác. Ma quỷ đã biến tôi thành một kẻ mạnh mẽ” [76, 19]. Sự thay đổi đầu tiên trong tâm hồn sau những lần được chiêm ngưỡng thịt da cô gái là lần đầu tiên trong đời “tôi thấy lòng tràn ngập một thứ tình cảm mà cả đời tôi chưa được hưởng, đó là được thoát khỏi tình trạng nô lệ áp đặt từ lúc tôi mới 13 tuổi”. Không chỉ trong tâm hồn, cuộc sống của ông cũng biến đổi mạnh mẽ.

Người ta thường nói “con người không có tình yêu như cây khô thiếu nhựa sống” và kẻ không hạnh phúc hay bất hạnh thì hỏi còn có lí do gì để ràng buộc họ phải tiến tới, vươn lên nếu không phải là sống cho qua. Đối với nhân vật “tôi” trong tác phẩm cũng thế. Ông đã sống một cuộc đời nhàn nhạt, buồn tẻ, vô vị, sáng sáng đến tòa soạn viết những bài báo đơn điệu, nhàm chán. Nhưng từ khi cô bé say ngủ xuất hiện trong đời - mặc dầu lúc đó ông đã 90 tuổi, ông đã nhận ra rằng mình đã yêu. Và tình yêu ấy làm tăng thêm nhựa sống tràn

trề cho tuổi già của ông. Tình yêu đã là động lực cho ông niềm vui sống, lòng nhiệt thành, hăng say trong công việc. Ông đã yêu điên cuồng như tuổi trẻ và tình yêu đó cũng làm ông trẻ lại rất nhiều. Ông đã bắt đầu đọc những cuốn sách lãng mạn mà trước đây ông rất ghét cho dù mẹ bắt đọc đi chăng nữa. Ông đã thay đổi tinh thần các bài báo của mình “cười khóc trong bài báo cũng vì cô và trong từng câu chữ có giọt đời tôi trôi chảy” [76, 30]. Ông yêu quý gọi cô bé là Delgadina (cô công chúa út được vua cha yêu quý trong một câu chuyện cổ). Rồi ông trang trí lại căn phòng - chỗ “hẹn hò” của ông và cô bé, ông còn hát ru, đọc sách cho cô bé nghe. Mặc dầu ông đọc khi cô ngủ nhưng với ông đó là một nguồn vui, ông cảm giác như được giao tiếp với cô bé. Ông còn tặng cho Delgadina của ông một chiếc xe đạp mới trong kỷ niệm ngày sinh rồi vui vẻ phóng xe trên đường của sở thích học trò ở tuổi 90. Và đặc biệt ông cũng biết đau khổ, ghen tuông vì yêu. Tình cảm mà ông dành cho cô bé hoàn toàn khác với những thứ tình cảm mà trước đây ông dành cho các cô gái. Đó không phải là kiểu làm tình trong một đêm rồi dễ dàng quên lãng như những năm về trước. Dường như hình ảnh của cô bé đã thường trực trong ông. Sống trong căn nhà một mình mà ông không cảm thấy đơn độc bởi ông luôn có bé Delgadina. Chính cô đã tạo sức mạnh cho ông. Ông đã cảm thấy “mạnh mẽ hơn bao giờ hết và cũng chẳng hiểu vì sao” [76, 29]. Rồi “cứ mỗi lần mưa rào là tôi tự thấy không đơn độc trong căn nhà luôn luôn có mặt Delgadina” [76, 29]. Ông còn cảm nhận được nhịp đập trái tim và ngửi được mùi cơ thể của nàng trong khi ngủ. Nàng đã làm ông như được sống lại một lần nữa, lần đầu tiên trong đời ông dám nhìn thẳng và đương đầu với cái tuổi 90 của mình một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ông thấy hạnh phúc vì mình có thể nâng đỡ được cô bé và dường như ông cũng đã tìm ra được sự hòa hợp của hai tâm hồn. Nhưng cũng vì tình yêu điên cuồng đó mà ông đã bị tụt dốc trước sự mất hút của bé gái sau vụ giết người ở ngôi nhà này lần trước. Năm ngày không gặp mà ông như cuồng điên vì nhớ. Hầu như ông luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, nặng nề. Kể cả thú vui nghe nhạc để giải khuây thì giờ đây nó làm ông càng thêm buồn đau và nhớ thương da diết “cứ như một kẻ say men chất độc - mỗi lời bài hát đều gợi nhớ tới cô bé” [76, 38]. Trước đây, ông không để ý nhiều và cũng không hiểu hết lời

bài hát nhưng giờ đây ông đã rất hiểu nó - đó là câu “Hồn tôi sao đớn đau, tình yêu sao đắng cay” [76, 40]. Ông đã gọi điện cho bà Rosa không biết bao nhiêu lần không được và cũng đã đi khắp nơi tìm cô bé. Ông đã bàng hoàng sửng sốt khi nghe tay biên tập viên phụ trách khối tư pháp báo có hai xác chết con gái chưa xác định rõ danh tính. Ông đã “thở phào nhẹ nhõm” khi biết đó là xác của những người chạy loạn. Rồi ông lại hoảng hốt tìm đến bệnh viện khi thấy một chiếc xe buýt cán bị thương một cô gái đi chiếc xe đạp có nhãn hiệu, mẫu mã, màu sắc giống như chiếc xe ông tặng Delgadina. Tiếp đó ông lại tìm đến nhà máy đơm cúc áo - bất chấp sự xấu hổ để tìm cô bé, để ròi khi ra khỏi đó, ông “chỉ có một tình cảm duy nhất trên đời là muốn khóc” [76, 42]. Ông đã gần như suy sụp, cả tuần không thay quần lót, không tắm rửa, không cạo râu. Ông đau đớn “chẳng biết làm gì nữa với nỗi đau tâm hồn và bắt đầu nhận ra mình đã già, bất lực trước tình yêu” [76, 41]. Sự ra đi của cô bé với những sự xáo trộn trong cuộc sống của ông chứng tỏ rằng tình yêu của ông dành cho cô là quá lớn. Vì thế, sau một tháng khi nghe điện thoại của bà Rosa báo cô bé vẫn bình yên thì ông vô cùng hạnh phúc và muốn gặp ngay cô ấy. Ba ngày nữa trôi qua, ông đã say sưa chuẩn bị sôcôla, bánh hạnh nhân và cả một giỏ hoa hồng để phủ giường. Và ông đã mang tất cả tới phòng, ông nhận ra “Delgadina nằm trên giường rực rỡ, khác lạ khiến mãi “tôi” mới nhận ra…cô bé đã lớn hơn nhưng không phải vì kích thước mà già dặn hơn hai hoặc ba tuổi và trong cũng lõa thể hơn bao giờ hết. Đôi gò má như cao hơn, làn da sạm nắng biển, đôi môi mỏng… cặp vú của em cũng phổng phao hẳn lên không nằm gọn trong tay tôi được nữa, vòng eo đã định hình, khung xương trở nên rắn rỏi và hài hòa hơn hẳn” [76, 43]. Ông đã say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô gái và ông gọi những thay đổi trên cơ thể ấy là “những thành tựu của tự nhiên”. Nhưng rồi ông hốt hoảng khi nhận ra những nét giả tạo: lông mi giả, móng tay móng chân sơn màu sẫm xà cừ và một mùi nước hoa sực nức chẳng có vẻ gì là tình yêu cả… rồi cô lại có cả đồ trang sức với “khuyên tai khảm ngọc bích, vòng đeo cổ bằng ngọc tự nhiên, một vòng đeo tay lấp lánh và thêu khéo léo và đôi giày bằng gót bằng” [76, 43]. Cơn ghen bỗng nổi lên giữ dội, ông đã hét lên “đồ gái điếm” rồi “mù quáng vì tức giận quái dị”, ông đã “lần lượt ném mọi thứ trong phòng vào

tường: bóng đèn, chiếc đài, chiếc quạt điện, tấm gương, ly, cốc…” [76, 44]. Tất cả những hành động ấy chứng tỏ sự ghen tuông giữ dội của một trái tim yêu mãnh liệt mà bà Rosa đã nhận xét “ghen tuông biết nhiều hơn sự thật”. Ghen cũng là một trong những biểu hiện của tình yêu. Có yêu sâu sắc đến nhường nào thì ông mới có sự ghen tuông giữ dội như vậy. Tình yêu mà ông dành cho cô bé đã khiến cho bà Rosa phải thốt lên “trời ơi, sao tôi không có được một tình yêu kiểu này”. Ông đã nỗ lực để nghe bà Rosa thanh minh cho cô bé nhưng dù sao “tình vẫn thắng lý”, ông vẫn không nguôi tức giận. Ông đã “ăn uống kém hẳn và sút cân đến mức quần mặc rộng thùng thình” [76, 45]. Ông chán nản vô cùng, nhưng sau một lần tình cờ gặp gỡ lại một người tình cũ, bà ấy đã khuyên ông quay lại với Delgadina với một lời chân tình “ông đừng để chết mà vẫn chưa được hưởng sự tuyệt diệu của việc chăn gối trong niềm yêu thương say đắm” [76, 47]. Sau đó ông đã quyết định gặp lại cô bé, tối hôm ấy, ông hôn lên khắp người của cô như để nhận lỗi của mình. Sức mạnh của tình yêu cuối cùng rồi cũng chiến thắng. Và cuối cùng ông đã đi tới một quyết định lớn lao là mua lại ngôi nhà của bà Rosa và cá cược tuổi tác với bà để rồi nhượng lại tài sản của mình cho Delgadina.

Như vậy, đọc tác phẩm ta nhận thấy rằng, bản năng tính dục nhiều lúc lại có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó có thể quyết định những hành động khác, có thể khơi dậy được tình thương, lòng tốt trong con người. Chính bản năng tính dục đã làm cho nhân vật “tôi” trong tác phẩm có được một tình yêu thực sự sau mấy chục năm chỉ biết chìm đắm trong những cuộc truy hoan, những thú vui xác thịt, những cuộc tình chớp nhoáng vãng lai

Một phần của tài liệu Bản năng tình dục trong người đẹp say ngủ (y KAWABATA) và hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (g MARQUEZ) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w