1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thân phận con người trong hai tiểu thuyết người đẹp say ngủ (y kawabata) và rừng na uy (h murakami)

116 920 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 590 KB

Nội dung

Đến năm 2005, Nhà xuất bản Lao động - Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây đã giới thiệu một cách hệ thống và khá phong phú tác phẩm của ông trong Tuyển tập Yasunari Kawabata gồm 06 truyện ngắn,

Trang 1

ĐẶNG HOÀNG YẾN

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG HAI TIỂU THUYẾT

NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ (Y KAWABATA)

Trang 2

ĐẶNG HOÀNG YẾN

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG HAI TIỂU THUYẾT

NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ (Y KAWABATA)

VÀ RỪNG NA-UY (H MURAKAMI)

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN, NĂM 2015

Trang 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 10

Chương 1 NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ RỪNG NA-UY TRÊN HÀNH

TRÌNH SÁNG TẠO CỦA Y KAWABATA VÀ H MURAKAMI

11

1.1 Người đẹp say ngủ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của

Y Kawabata

11

1.1.1 Con đường sáng tạo nghệ thuật của Y Kawabata 11

1.1.2 Bối cảnh ra đời của Người đẹp say ngủ 14

1.1.3 Người đẹp say ngủ - một kết thúc ấn tượng hành trình sáng tạo

của Y Kawabata

17

1.2 Rừng Na-uy trên con đường sáng tạo nghệ thuật của H Murakami 201.2.1 Con đường sáng tạo nghệ thuật của H Murakami 20

1.2.2 Bối cảnh ra đời của Rừng Na-uy 24

1.2.3 Vị trí của Rừng Na-uy trong tiểu thuyết H Murakami 261.3 Một số đặc điểm nổi bật của Y Kawabata và H Murakami trong

Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

Trang 4

2.1.1 Thân phận con người trong văn học thời Heian 352.1.2 Thân phận con người trong văn học trung đại 382.1.3 Thân phận con người trong văn học hiện đại 412.2 Con người dưới áp lực của cuộc sống thời hiện đại và hậu hiện

đại trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

44

2.2.1 Tình thế hiện sinh trong thời hiện đại, hậu hiện đại ở Nhật Bản 44

2.2.2 Áp lực của cuộc sống hiện đại trong Người đẹp say ngủ 47

2.2.3 Áp lực của cuộc sống hậu hiện đại trong Rừng Na-uy 51

2.3 Những ám ảnh về kiếp nhân sinh trong Người đẹp say ngủ

và Rừng Na-uy

55

2.3.1 Ám ảnh về sự trống rỗng, bất lực 552.3.2 Ám ảnh về nỗi cô đơn 59

2.4 Con người với khát vọng khẳng định sự hiện tồn trong Người

đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

67

2.4.1 Đánh thức khát vọng bản thể, khẳng định sự hiện tồn của con

người trong Người đẹp say ngủ

67

2.4.2 Khát vọng vượt thoát sự đơn điệu, trống rỗng của những người

trẻ tuổi trong Rừng Na-uy

71

2.4.3 Tình dục, cái chết - phương thức giải thoát con người khỏi ám

ảnh cô đơn

74

Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI

TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ RỪNG NA-UY

79

3.1 Những gặp gỡ, tương đồng trong nghệ thuật thể hiện thân phận

con người trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

79

3.1.1 Đặt nhân vật vào trong nhiều chiều kích không - thời gian 793.1.2 Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật 83

Trang 5

3.2 Những khác biệt trong nghệ thuật thể hiện thân phận con người

trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

90

3.2.1 Thủ pháp dòng ý thức trong Người đẹp say ngủ 90

3.2.2 Thủ pháp “cắt dán”, “ghép mảnh” trong Rừng Na-uy 943.3 Nguyên nhân của những tương đồng, khác biệt trong việc thể hiện

thân phận con người trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học có truyền thốnghàng ngàn năm và phát triển mạnh mẽ trong thời hiện đại Hai giải Nobel vănhọc trong thời gian chưa đầy nửa thế kỉ của Y Kawabata (1968) và OeKenzaburo (1994) đã phần nào cho thấy tầm vóc, vị thế của văn học NhậtBản trong văn học hiện đại thế giới Từ thời điểm tên của Y Kawabata đượcxướng lên tại lễ trao giải Nobel văn học, người ta bắt đầu dành sự quan tâmđặc biệt đến nền văn chương của xứ sở mặt trời mọc Trong những năm gầnđây, nền văn học này lại tiếp tục “gây bão” khi xuất hiện một hiện tượng vănhọc độc đáo mang tên Haruki Murakami Đây là cái tên được nhắc đến nhiềunhất của văn học Nhật Bản trong nửa cuối thế kỉ XX Cùng với Kawabata,Murakami đã đưa tầm ảnh hưởng của văn học Nhật Bản ra khỏi phạm vi đấtnước, giúp độc giả thế giới có thể chạm tới cánh cửa thần kỳ của nền văn hóa,văn học nổi tiếng là khép kín này

1.2 Y Kawabata là một trong những nhà văn lớn của văn học thế giới

thế kỉ XX Với bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, ông đã được

trao tặng giải Nobel văn học Trong diễn từ nhận giải, Y Kawabata đã kiêuhãnh khi nói rằng "Tôi sinh ra bởi vẻ đẹp Nhật Bản" Có thể nói chất Á Đôngthấm đượm trong từng trang văn cũng như trong suy nghĩ của Y Kawabata

Tất cả các thể loại từ truyện ngắn Trong lòng bàn tay đến tiểu thuyết đều

mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng Sự kếthợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại đã tạo nên đặctrưng cơ bản trong sáng tác của Y Kawabata Trong khi đó Haruki Murakamilại thừa nhận chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây Sángtác của ông thể hiện tư tưởng phóng khoáng với hệ thống nhân vật chính lànhững thanh niên Nhật Bản hiện đại Tác phẩm của ông giúp người đọc có cái

Trang 7

nhìn toàn diện, sâu sắc về bức tranh văn học đương đại Nhật Bản Nếu Y.Kawabata được xem là đỉnh cao của văn học Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX thì

H Murakami là sự tiếp nối xuất sắc và tỏa sáng ở những năm cuối cùng củathế kỉ Tuy khác nhau về phong cách và thời gian sáng tác nhưng họ lại gặpnhau trong thái độ sống và sự quan tâm đến thân phận con người Nhật Bản

trong kiếp hiện sinh Trong đó, Người đẹp say ngủ của Y Kawabata và Rừng

Na-uy của H Murakami là hai tác phẩm tiểu biểu, có nhiều nét tương đồng.

1.3 Hơn nửa thế kỷ qua văn học Nhật Bản đã được dịch và giới thiệu ởViệt Nam, trong đó Y Kawabata và H Murakami là hai tác giả nhận được sựquan tâm đông đảo của công chúng và giới nghiên cứu phê bình văn học Tuynhiên cho đến nay, những nghiên cứu về sáng tác của Y Kawabata và H.Murakami ở nước ta chưa có nhiều thành tựu Trong bối cảnh đó, chúng tôi

chọn đề tài “Thân phận con người trong hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (Y Kawabata) và Rừng Na-uy (H Murakami)” làm luận văn Thạc sĩ với mong

muốn góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu, giới thiệu văn họchiện đại Nhật Bản ở Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

Văn học Nhật Bản có bề dày lịch sử hàng ngàn năm và là một trong

những nền văn học phong phú, đa dạng bậc nhất của văn chương nhân loại Ởnhững mức độ khác nhau, văn học Nhật Bản đã ảnh hưởng đến văn học nhiềunước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân,cho đến nay việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Nhật Bản ở Việt Nam vẫnchưa có nhiều thành tựu

2.1 Kể từ khi Y Kawabata được trao giải Nobel văn học năm 1968, tácphẩm của ông được dịch, giới thiệu ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó

có tiếng Việt Năm 1969, lần đầu tiên độc giả Việt Nam biết đến Y Kawabata

với bản dịch tiểu thuyết Xứ tuyết của Chu Việt Cùng năm đó, tạp chí Văn

Trang 8

(Sài Gòn) đã cho ra số đặc biệt về Y Kawabata, trong đó đăng nhiều truyệnngắn, nhiều bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông Đáng chú ý là

các bài viết Yasunari Kawabata, cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Thư Thanh và bài Yasunari Kawabata dưới nhãn quan phương Tây của Chu Sĩ Hạnh Tuy

nhiên, do nhiều nguyên nhân, phải mười năm sau, năm 1989, tác phẩm thứ

hai của Y Kawabata mới được dịch ra tiếng Việt, đó là tiểu thuyết Tiếng rền

của núi (Ngô Quý Giang dịch) Năm 1990, Giang Hà Vị dịch Ngàn cánh hạc,

Vũ Đình Phòng dịch Người đẹp mê ngủ Năm 1997, Tuyển tập truyện ngắn

các tác giả đạt giải Nobel có đăng ba truyện ngắn của Y Kawabata Năm

2001, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn xuất bản Tuyển tập Y Kawabata gồm bốn tiểu thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi và Người đẹp say

ngủ Đến năm 2005, Nhà xuất bản Lao động - Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây

đã giới thiệu một cách hệ thống và khá phong phú tác phẩm của ông trong

Tuyển tập Yasunari Kawabata gồm 06 truyện ngắn, 46 truyện trong lòng bàn

tay, 06 tiểu thuyết và 08 bài nghiên cứu tiêu biểu của các nhà nghiên cứutrong và ngoài nước, tạo điều kiện cho độc giả Việt Nam có cái nhìn toàn diện

và sâu sắc hơn về Y Kawabata Năm 1997, Lưu Đức Trung xuất bản cuốn

Yasunari Kawabata, cuộc đời và tác phẩm Có thể nói, đây là công trình đầu

tiên ở Việt Nam giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Kawabatamột cách tương đối hệ thống Theo Lưu Đức Trung, phong cách nổi bật củaKawabata là “chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu” được kế thừa từ dòngvăn học “nữ lưu” thời Heian và thi pháp chân không trong thơ Haiku Nói vềmối quan hệ giữa văn hóa, văn học Việt - Nhật, ông viết: “Văn học Nhật Bản

và Việt Nam vốn có cùng cội nguồn văn hóa phương Đông Tư duy ngườiViệt cũng như người Nhật bắt gặp nhau trong tác phẩm Kawabata Đó là tìnhyêu cái đẹp, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống Vì vậy tác phẩm củaKawabata đã được đông đảo bạn đọc Việt Nam yêu thích” [48, 22] Cũng thời

Trang 9

gian này, một số bài nghiên cứu về tiểu thuyết, truyện ngắn Y Kawabata đã

lần lượt được đăng tải trên một số tạp chí, như: Kawabata, người cứu rỗi cái

Đẹp và Thế giới Yasunari Kawabata (hay là cái đẹp: hình và bóng) của Nhật

Chiêu; Yasunari Kawabata - “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” của Nguyễn Thị Mai Liên; Kawabata Yasunari - “Người lữ khách ưu sầu” đi tìm

cái đẹp của Lê Thị Hường… Năm 2007, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành cuốn Văn hoá Nhật Bản và Yasunari Kawabata của Đào Thị Thu Hằng Đây có thể

xem là chuyên luận đầu tiên về Y Kawabata ở Việt Nam Cuốn sách được

chia thành ba phần: phần một Nhật Bản và cái đẹp, giới thiệu sơ lược về quá

trình hình thành đất nước, con người và những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật

Bản; phần hai, được xem là phần trọng tâm của chuyên luận, bao gồm: Cuộc

đời, Văn nghiệp, Nghệ thuật kể chuyện, Diễn từ Nobel, Truyện ngắn và Truyện ngắn trong lòng bàn tay Tiếp đó là phần Phụ lục, gồm có bảng khảo

sát, đoạn trích công trình nghiên cứu của Donald Keene, niên biểu Y.Kawabata, thư mục tác phẩm Kawabata và thư mục tài liệu tham khảo Đây làcông trình có ý nghĩa đối với những ai quan tâm văn hóa Nhật Bản và tiểuthuyết Y Kawabata Những năm gần đây, tác phẩm Y Kawabata đãđược nhiều sinh viên, học viên lựa chọn làm đề tài khóa luận, luận văn tốtnghiệp Nhiều vấn đề nổi bật trong tiểu thuyết Y Kawabata như hình tượngngười phụ nữ; thiên nhiên, mỹ học thiền, con người bản năng ở những mức

độ khác nhau, bước đầu đã được quan tâm Điều này cho thấy, sức hấp dẫncủa tiểu thuyết Y Kawabata đối với giới nghiên cứu và người đọc ViệtNam

Bên cạnh Y Kawabata, trong những thập niên gần đây, H Murakami

là nhà văn Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong đời sống văn học thế giới.Tác phẩm của ông được dịch, giới thiệu ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong

đó có tiếng Việt

Trang 10

Năm 1997, Haruki Murakami được biết đến ở Việt Nam, sau khi đã trở

thành một hiện tượng trong văn học thế giới Tiểu thuyết Rừng Na-uy được

dịch ra tiếng Việt và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình

và đông đảo công chúng, nhất là những người trẻ tuổi Tuy nhiên, phải đến

năm 2006, với bản dịch Rừng Na-uy của Trịnh Lữ (từ tiếng Anh) được nhà

xuất bản Văn học ấn hành, H Murakami mới thực sự tạo nên cơn sốt, cuốnhút đông đảo giới nghiên cứu, phê bình văn học ở nước ta Thành công của

Rừng Na-uy đã mở đầu cho một cao trào dịch, giới thiệu H Murakami ở Việt

Nam Nhiều tác phẩm của ông được dịch, giới thiệu ra tiếng Việt, như: Phía

Nam biên giới, phía Tây mặt trời (Cao Việt Dũng dịch), Kafka bên bờ biển

(Dương Tường dịch), Người tình Sputnik (Ngân Xuyên dịch), tập truyện Người

Tivi (Phạm Vũ Thịnh dịch) hay Tôi nói gì về chạy bộ (Thiên Nga dịch), Biên niên kí chim vặn dây cót (Trần Tiễn Cao Đăng dịch)

Cùng với dịch, giới thiệu, tiểu thuyết của H Murakami đã được nhiềunhà nghiên cứu, phê bình quan tâm Nhiều hội thảo về H Murakami đã được

lần lượt tổ chức ở nhiều nơi, đặc biệt là tiểu thuyết Rừng Na-uy Hàng loạt bài

viết, ý kiến đánh giá khác nhau về một số vấn đề của tác phẩm đã được biết đến

ở các diễn đàn, qua các bài viết Bên cạnh đó, nhiều học viên cao học đã chọntiểu thuyết H Murakami làm đề tài nghiên cứu Trong đó, một số vấn đề bước đầu

đã được quan tâm, như: con người bản năng; vấn đề sex; thủ pháp dòng ý thức

2.2 Cho đến nay, chưa có một công trình, bài viết nào nghiên cứu một

cách toàn diện, hệ thống vấn đề thân phận con người trong Người đẹp say ngủ của Y Kawabata, mặc dầu đó đây đã có một vài ý kiến Trong cuốn Kawabata

cuộc đời và tác phẩm, Lưu Đức Trung đã nói tới tấm lòng nhân ái sâu sắc của

Kawabata, khi ông đã thể hiện sự thương cảm, xót xa đối với thân phận nhữngngười con gái trẻ, đẹp đã bị đồng tiền biến thành thứ đồ chơi cho các ông lãogần đất xa trời Mặt khác, qua diễn biến tâm lý của nhân vật Eguchi, đã phần

Trang 11

nào cho thấy những đớn đau, tủi nhục mà kiếp nhân sinh phải nếm trải Từ

góc nhìn văn hóa học, Trần Lê Bảo trong bài “Giải mã tác phẩm Người đẹp

say ngủ của Y Kawabata (từ chủ đề cứu thế)” cho rằng, chính biểu tượng nữ

trong Người đẹp say ngủ đã giúp người đọc “thấy sự khủng hoảng trầm trọng

giá trị sống, nỗi bế tắc, hư vô dù đắm chìm trong hoan lạc thể xác Bi kịch củacon người hiện đại là dù được thoả mãn nhiều phương diện vật chất nhưngvẫn có cảm giác trống trải và bị đẩy đến trạng thái tê liệt tâm hồn” [3] Conngười dù đã cố gắng vẫy vùng, tự tìm phương thức cứu rỗi tâm hồn mìnhnhưng cuối cùng nhận lại cũng chỉ là một số không tròn trĩnh Có cùng cáinhìn ấy, Nguyễn Đức Ninh trong bài viết “Yasunary Kawabata - lữ khách u

buồn muôn đời đi tìm cái đẹp” đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã chỉ

rõ: “Đối trọng với những người đẹp là nhân vật đã già, cả về tuổi đời, về sựtừng trải, cả về sinh lực tự nhiên của đời người Giấc ngủ say của các cô gáiđẹp như cái bóng của sự chết, còn các ông già đến đây tìm sự bất tử Nhà vănmiêu tả cái thực và ảo, tìm cái đã mất đang còn đọng lại, cái đang tiêu tantrong cảnh thực và ảo Đây như những trang hồi ký cuối cùng của đời ngườiđối diện với cái đẹp tinh khiết với xiết bao nỗi buồn” [37] Sự tương phảngiữa tuổi già, cái chết và tuổi xuân, sức sống mơn mởn của những cô gái đãlàm nổi bật tình trạng thê thảm, bất lực của một con người đang ở cuối dốccuộc đời Từ một hướng nhìn khác, Nguyễn Thị Mai Liên cho rằng, “Eguchinhận ra đây đích thực là nơi che đậy những thủ đoạn kiếm tiền và tiêu tiềnxấu xa Mụ chủ quán đích thực là một mụ Tú Bà hốt bạc trên thân xác củanhững cô gái trẻ bất hạnh Những ông già gần đất xa trời dùng tiền để tìm lạicảm giác thời trẻ trên cơ thể những cô gái bị đánh thuốc mê Eguchi vừa cảmthấy thương xót cho những cô gái trẻ bất hạnh vừa thấy ghê sợ những conngười trong không gian hộp đêm như mụ chủ, những khách làng chơi già nua,ghê sợ cả chính mình” [27] Với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Y Kawabata đã

Trang 12

tiếp cận, khai thác và thể hiện sự đồng cảm đối với những con người cô đơn,bất lực trong xã hội đủ đầy về vật chất nhưng thiếu vắng tình người Rải rác

đó đây trong một số bài viết về tác phẩm Y Kawabata, như: “Mĩ học

Kawabata” của Khương Việt Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học; “Một

số ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây hiện đại trong sáng tác của

Y Kawabata” của Hà Văn Lưỡng trên Tạp chí Văn học và Ngôn ngữ vấn đề

thân phận con người cũng đã được đề cập đến từ những hướng tiếp cận khác

nhau Từ góc nhìn tự sự học, Đào Thị Thu Hằng trong Văn hoá Nhật Bản và

Yasunari Kawabata đã gợi mở một số vấn đề về nghệ thuật thể hiện nhân vật

của Y Kawabata trong Người đẹp say ngủ Theo tác giả, Y Kawabata đã kết

hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa lối viết biểu tượng của văn học Nhật Bản và

kỹ thuật tiểu thuyết phương Tây như thủ pháp dòng ý thức, độc thoại nội tâm,ghép mảnh Nhờ đó, hình tượng nhân vật hiện lên vừa gần gũi, chân thực,vừa có sức gợi sâu xa

Không mang nét u buồn, tủi nhục như các nhân vật của Y Kawabata,

nhân vật trong Rừng Na-uy của Murakami hiện lên đầy cá tính, gai góc nhưng

hết sức cô đơn, lạc lõng trong xã hội hậu hiện đại Nguyễn Văn Thuấn trong

bài “Về con người cô đơn trong tiểu thuyết của H Murakami” trên Tạp chí

sông Hương (số 242, tháng 4 năm 2009) đã phân tích các biểu hiện của trạng

thái cô đơn, lạc loài trong mỗi cá thể, từ đó đi vào lý giải cách thức giải quyếtvấn đề một cách bản năng của nhân vật Ông cho rằng, “H Murakami đã thổivào không - thời gian cảm giác nhàm chán vì sự thiếu vắng lí tưởng, thiếuvắng những mục đích sống chân chính khiến cho sự cô đơn như vón cục lại.Nhân vật cô đơn trong thời gian, trong những khoảnh khắc tuyệt vọng khingười yêu tự sát, bạn bè rời xa (…) Trong cô đơn, vô vọng và tột cùng đaukhổ, họ căm ghét ngày mai sắp đến Đối với họ, hiện tại ngưng đọng, nhàmchán còn tương lai chỉ là đón chờ việc cái đẹp đang biến đi và thế vào đó là sựdung tục, là nỗi buồn” [46] Đặt nhân vật trong không gian ngột ngạt với sự

Trang 13

quay cuồng điên đảo của xã hội, Murakami để cho nhân vật tự quẫy đạp vàtìm cách giải thoát cho chính mình, từ đó làm nổi rõ thân phận con người

trong xã hội hậu hiện đại Trong luận văn Con người bản năng trong tiểu

thuyết “Rừng Na-uy” của Haruki Murakami, Chu Văn Bằng đã khảo sát một

cách tương đối hệ thống về con người trong tiểu thuyết Rừng Na-uy, và cho

thấy, ở đó nổi rõ những con người thân phận, con người bất hòa sâu sắc với

xã hội Theo Chu Văn Bằng, “Viết về bản năng con người, nhà văn đã khơiđược chiều sâu tâm lí nhân vật, hoà cảm, nhập thân vào những vui buồn củanhân vật, thấm đẫm cảm xúc yêu thương trăn trở với thế giới bản ngã của

nhân vật Chính vì thế, đọc Rừng Na-uy, người ta có cảm giác như đang nghe

chính câu chuyện của tác giả và cũng là chuyện của chính mình” [33] Dịch

giả Trịnh Lữ trong phần Lời người dịch in ở đầu sách, viết: “Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực, trong trắng và dũng cảm trong Rừng

Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn

để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứngđáng” [33] Là dịch giả cuốn sách, Trịnh Lữ có cái nhìn thấu đáo và toàn diện

về tư tưởng nhân văn mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm Từ đó, ông cónhững ý kiến mang tính gợi mở cho độc giả khi bước vào hành trình khám

phá tác phẩm Trên trang Nhanam.vn, sau khi khảo sát một số tác phẩm tiêu

biểu của Haruki, tác giả Mi Ly viết “Sự cô độc của các nhân vật củaMurakami có một sức quyến rũ đặc biệt hơn là tạo cảm giác thương hại, khiếnngười đọc chỉ muốn đi cùng với họ, hoặc tự mình tìm lấy một đáy giếngtrong tâm hồn y như vậy” Cùng quan điểm với tác giả Mi Ly, trên trang

vanhoanghean.com.vn, Trần Tố Loan có bài viết “Thực tại và con người trong

tiểu thuyết của Haruki Murakami” Với những lập luận khá sắc nét trên cáctác phẩm của Haruki, tác giả viết: “Bằng những hiểu biết về tâm lí của ngườiNhật đương đại, về âm nhạc, triết học, khoa học tự nhiên và những khát khaocủa con người trong cuộc truy tầm bản ngã, ý nghĩa đích thực của cuộcsống… trong tác phẩm của mình, Haruki Murakami đã đặt ra những vấn đề

Trang 14

mang tính nhân loại sâu sắc và thực sự đã chạm vào nơi sâu thẳm nhất trongtâm hồn con người, khiến mỗi lần đọc xong tác phẩm của ông, chúng takhông khởi ngỡ ngàng vì bắt gặp mình trong đó” Bên cạnh đó, khi tiếp xúc

Rừng Na-uy, nhiều cây bút phê bình đã không tiếc lời ngợi khen Murakami với

thái độ ngưỡng mộ và trân trọng sâu sắc Có thể dẫn ra một số ý kiến tiêu biểu

trên các tờ báo trong và ngoài nước như: “Rừng Na-uy, nơi chúng ta - những

độc giả - chạm mặt tuổi hai mươi chính mình, kể cả tuổi hai mươi đã qua vàtuổi hai mươi chưa tới Nơi đó, hơi rượu whisky và khói thuốc nặng nhọckéo ta chìm xuống đầm lầy cô độc nhưng giấc mơ và tình yêu trong sángmang chúng ta bay lên” (Báo Người Lao Động); “Câu chuyện của Murakami

là một hồi ức đau buồn về cái đã có và cái đã có thể xảy ra, một kết hợp tàitình giữa trí tuệ của người già và trái tim của người trẻ” (Salon)… Từ những ýkiến trên, có thể thấy, văn chương Haruki Murakami tạo nên hấp lực đối vớingười đọc bởi tính nhân văn sâu sắc, văn ông luôn ẩn chứa những mảnh đời,những số phận quắt quay trong đời sống hậu hiện đại và cuộc vật lộn của conngười trong hành trình đi tìm bản ngã đích thực của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát, phântích nhận thức và nghệ thuật thể hiện thân phận con người của Y Kawabata

và H Murakami qua hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

3.2 Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:

Thứ nhất, xác định vị trí của hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy trên hành trình sáng tạo của Y Kawabata và H Murakami

Thứ hai, khảo sát, phân tích những tương đồng, khác biệt trong việc

nhận thức và thể hiện thân phận con người của Y Kawabata và H Murakami

trong hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

Trang 15

Thứ ba, lý giải nguyên nhân dẫn tới những tương đồng, khác biệt trong

nhận thức và thể hiện thân phận con người của Y Kawabata và H Murakami

trong hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thân phận con người trong hai

tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (Y Kawabata) và Rừng Na-uy (H Murakami).

4.2 Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn hai văn bản sau:

- Y Kawabata, Người đẹp say ngủ (Quế Sơn dịch), in trong Yasunari

Kawabata- tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động & Trung tâm Văn hoá ngôn

ngữ Đông - Tây, Hà Nội, 2005

- H Murakami, Rừng Na-uy (Trịnh Lữ dịch), Nxb Nhã Nam và Nxb

Hội nhà văn, Hà Nội, 2007

Ngoài ra, để có một cái nhìn đầy đủ hơn, chúng tôi khảo sát thêm một

số tiểu thuyết của Y Kawabata và H Murakami

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một sốphương pháp, như: Thống kê, miêu tả; Phân tích, tổng hợp; Cấu trúc hệthống; So sánh đối chiếu và phương pháp nghiên cứu liên ngành

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1 Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy trên hành trình sáng tạo

của Y Kawabata và H Murakami

Chương 2 Thân phận con người trong Người đẹp say ngủ và Rừng

Na-uy nhìn từ triết học nhân sinh

Chương 3 Nghệ thuật thể hiện thân phận con người trong Người đẹp

say ngủ và Rừng Na-uy.

Và cuối cùng là Tài liệu tham khảo

Trang 16

Chương 1

NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ RỪNG NA-UY TRÊN HÀNH TRÌNH

SÁNG TẠO CỦA Y KAWABATA VÀ H MURAKAMI

1.1 Người đẹp say ngủ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của

Y Kawabata

1.1.1 Con đường sáng tạo nghệ thuật của Y Kawabata

Con đường sáng tạo văn học của Kawabata khởi đầu với Nhật ký tuổi

mười sáu Tác phẩm tràn ngập những câu văn giàu xúc cảm của một cậu bé

khi chứng kiến sự ra đi đau đớn của người ông cùng với cảm giác cô đơn,buồn tủi của một đứa trẻ khi phải liên tục chứng kiến cái chết của nhữngngười thân Ngay khi mới ra đời, tác phẩm đã gây xúc động và nhận được sựchú ý của độc giả và giới phê bình văn học Nhật Bản bấy giờ Nó dự báo về

sự xuất hiện một tài năng văn học Năm 1920, Y Kawabata vào học khoaVăn học Anh tại trường Đại học Tổng hợp Tokyo Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau,ông chuyển sang nghiên cứu văn học Nhật Bản Sự thay đổi này có lẽ khôngphải là một ngẫu nhiên mà xuất phát từ một ý thức nghệ thuật rõ ràng là tìm

về với truyền thống văn học dân tộc Ngay năm đầu đại học, Y Kawabata đã

cùng một số bạn văn trẻ tuổi sáng lập tạp chí Trào lưu mới (Sintio) Truyện ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn (Sokogai Ikai) của ông đăng trên tạp chí này

đã nhận được nhiều lời khen ngợi của bạn đọc trong nước Năm 1923,

Y Kawabata làm biên tập cho một tờ tạp chí quan trọng ở Nhật Bản thời bấy

giờ có tên là Văn nghệ xuân thu (Bungei Shunju) Cũng trong thời gian này,

một trận động đất khủng khiếp xảy ra ở vùng Kanto khiến 10 vạn người chết,

50 vạn người bị thương và gần như toàn bộ những ngôi nhà ở đây đều bị pháhủy Y Kawabata đã đi thực tế, quan sát, ghi chép những cảnh tàn phá vìthiên tai, cảnh đau khổ của người dân Nhật Bản Những xúc động này về sau

Trang 17

được nhà văn mô tả trong cuốn Hồng đoàn Asakusa (1929 - 1930) Một năm sau, ông cùng với một số người bạn sáng lập tờ Văn nghệ thời đại nhằm thực

hiện một “cuộc cách mạng văn học đối đầu với làn sóng văn học cách mạngđương thời” Đứng trước sự phân luồng của nhiều trường phái văn chương,thoạt đầu, Y Kawabata và các bạn bè của ông chọn cho mình lối viết theo

trường phái Tân cảm giác Một số tác phẩm ra đời thời kỳ này mà tiêu biểu là

Vũ nữ Izu được sáng tác theo chủ nghĩa duy cảm mới Nhưng hấp lực tiết ra từ

vẻ hào nhoáng bên ngoài của ngọn gió mới nhanh chóng phai nhạt trong ông.Ngòi bút của ông đã kịp nhận diện được mặt trái của sự tiếp thu dễ dãi này.Bằng bản lĩnh của một nhà văn có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác, quá trìnhtiếp nhận của ông diễn ra thận trọng, chọn lọc, do đó dù vẫn chịu ảnh hưởngcủa văn học phương Tây nhưng ông có ý thức chọn cho mình một lối đi riêng,

mang đậm phong cách truyền thống Năm 1933, ông viết tiếp truyện ngắn Về

chim và thú và chính thức tham gia vào ban biên tập tạp chí Thế giới văn học

(Bungakkai) Sáng tác nhiều thể loại, nhưng thành công nhất là tiểu thuyết mà

Xứ tuyết là một sự khởi đầu đầy ấn tượng Tác phẩm được ông viết trong suốt

12 năm, bắt đầu từ năm 1935, đó là sự kết tinh của vẻ đẹp trầm lặng, bí ẩn

trong thơ Haiku với một lối diễn đạt ngắn gọn, hàm súc Xứ tuyết thể hiện

quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người Nhật Bản Đó là bài thơ về cảnhsắc thiên nhiên, là bài ca về tình yêu, cũng là nơi tìm lại vẻ đẹp cổ xưa Nhật

Bản Thiên nhiên Nhật Bản trong tác phẩm hiện lên thật giản dị, mong manh

và mang vẻ u buồn thường thấy trong các sáng tác của Y Kawabata Đọc Xứ

tuyết, người đọc sẽ thấy rất quen thuộc từ những câu văn miêu tả cảnh sắc

thiên nhiên cho đến nội dung tác phẩm Thực ra ý tưởng này đã được manh

nha từ truyện ngắn Vũ nữ Izu và Xứ tuyết dường như là sự tiếp nối nguồn

mạch cảm hứng với văn phong đầy chất thơ và cặp hình tượng nhân vật người

lữ khách - cô gái đẹp trinh bạch trong Vũ nữ Izu Tiếp sau thành công của Xứ

Trang 18

tuyết là sự ra đời của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc Tác phẩm được hoàn thành

năm 1952 và đã đạt giải thưởng của Viện hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản Ngàn

cánh hạc, nhìn bề ngoài, có vẻ như đang tập trung miêu tả mối quan hệ phức

tạp giữa chàng thanh niên đa cảm Kikuji - bà Ota - cô con gái Fumico nhưngthực chất nó được Kawabata dùng để nói về sự suy vi của trà đạo Bên cạnh

đó, tác giả cũng thể hiện sự nuối tiếc trước những giá trị truyền thống đangdần bị mai một, sự lụi tàn của cái đẹp trong đời sống hiện đại Nằm trong bộ

ba tiểu thuyết giúp Kawabata dành giải thưởng Nobel còn có Cố đô Không

gian trong tác phẩm tràn ngập sắc thắm của những cánh hoa anh đào cùng với

những bộ Kimono truyền thống duyên dáng của người Nhật Bản Cố đô hấp

dẫn người đọc không chỉ bởi một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà đó còn

là một tác phẩm diễn tả sâu sắc đời sống nội tâm con người

Với tài năng của mình, ông luôn tỏ rõ là người tiên phong trong côngcuộc đổi mới văn học Ông tuyên bố “Chúng ta đã hoàn toàn trở nên chánngấy văn chương vì nó không thay đổi như mặt trời ngày hôm nay vẫn mọcchính xác ở hướng Đông như ngày hôm qua” (chuyển dẫn [20;42]) Đối vớiông, mỗi tác phẩm phải là một khám phá mới, một đóng góp mới cho nền vănchương nhân loại Các sáng tác của ông luôn mang đậm bản sắc văn hóa dântộc Y Kawabata đã cho thấy tài năng, sức sáng tạo, sự kết hợp hài hoà giữatruyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thể hiện một tư tưởng nghệthuật trên con đường hiện đại hoá văn học Nhật Bản Ngoài những tiểu thuyết

đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến trên toàn thế giới, Kawabata còn

một số tiểu thuyết được các nhà phê bình đánh giá cao, như: Tiếng rền của

núi (1952), Cao thủ cờ Go (1954), Cái hồ (1954), Người Tokyo (1955), Đẹp

và buồn (1960) Trong quá trình sáng tác, Y Kawabata luôn chịu ảnh hưởng

sâu sắc của các tác phẩm văn học cổ điển trứ danh Nhật Bản, đặc biệt là

Truyện Genji Tư tưởng nhân văn, chất văn học dịu dàng, mềm mại, ngọt

Trang 19

ngào của dòng văn học nữ lưu thực sự hấp dẫn ông Với ông, Truyện Genji là

tác phẩm vĩ đại, hội tụ những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống Nhật Bản

và nó luôn ám ảnh, ăn sâu vào tiềm thức ông trong suốt con đường sáng tạo.Tác phẩm của Y Kawabata có vẻ đẹp quyến rũ bởi sự tao nhã, thanh cao, bởinỗi buồn dịu dàng, sự cảm thương trước cảnh vật Tiểu thuyết của ông thường

sử dụng thiên nhiên như một thứ ngôn ngữ đặc biệt nhằm chuyển tải nhữngthông điệp, tư tưởng của nhà văn về hiện thực cuộc sống, một hiện thực đượcnhận thức không chỉ ở những gì đang diễn ra có thể nhìn thấy, mà còn cảnhững phần khuất lấp trong thế giới tinh thần của con người

Nhìn vào hành trình sáng tạo của Y Kawabata, chúng ta có thể thấy,đau buồn trong quá khứ đã trở thành nỗi ám ảnh ông trong suốt con đườngvăn nghiệp, đó là nguyên nhân làm nên cảm thức cô đơn trong tác phẩm

Y Kawabata Tuy nhiên, tuổi trẻ cô đơn và đau khổ không thể khiếnông rơi xuống vực sâu của tối tăm, trái lại, nó trở thành động lực thôi thúc

và là điểm tựa để nâng đỡ ông trên con đường nghệ thuật Năm 1940,

Y Kawabata tham gia Hội các nhà văn Nhật cùng với các nhà văn danh tiếngkhác Năm 1942, ông là nhân viên của Hội văn chương ái quốc Nhật Bản Từnăm 1948 đến 1965 ông là chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản Năm 1953,

Y Kawabata trở thành thành viên Viện Hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản Năm

1959 giữ chức phó chủ tịch Hội Văn bút quốc tế Giải thưởng Nobel văn học

trao cho bộ ba Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô là sự ghi nhận mang tính toàn

cầu về những sáng tạo độc đáo và đóng góp của ông cho nền văn học đương

đại Năm 1969, ông hoàn thành kiệt tác Người đẹp say ngủ và đây được xem là

sự khép lại đầy ấn tượng sự nghiệp sáng tác của một cây bút tài năng, tâm huyết

1.1.2 Bối cảnh ra đời của Người đẹp say ngủ

Tác phẩm Người đẹp say ngủ được Kawabata viết vào năm 1969 dựa

trên một kịch bản sân khấu kabuki nhan đề Những mỹ nữ của Eguchi công

Trang 20

diễn khoảng thế kỷ 17 ở Nhật Bản Tác phẩm ra đời vào thời kỳ văn hóa, vănhọc Nhật Bản đang chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Tây Các văn

sĩ say sưa, hồ hởi với luồng gió mới đến từ Châu Âu, do đó tiếp nhận của họ

có phần dễ dãi, không có sự chọn lọc cần thiết Người ta tung hô và chạy theonhững cuộc cải cách văn học theo hướng “cởi mở, hiện đại” với việc đề caonhu cầu cá nhân, đòi hỏi giải phóng đời sống bản năng và đề cao tình dục mộtcách thái quá Chính điều này đã làm nảy sinh nhiều trào lưu văn học khônglành mạnh, trái với truyền thống của người Nhật Bản Đặc biệt là phong trào

cổ xúy cho cuộc “cách mạng tình dục” được khởi nguồn từ lối sống và tưtưởng phóng khoáng của người phương Tây Ngày càng có nhiều tác phẩmmiêu tả một cách thô thiển và hết sức dung tục, thú tính cảnh sinh hoạt giữanam và nữ Cuộc chiến không cân sức giữa lớp nhà văn gắn bó với truyềnthống với lớp nhà văn mới mang tư tưởng “Âu hóa” ngày càng diễn ra quyếtliệt Trong khi một bộ phận các nhà văn tìm cách níu giữ những giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc thì các nhà văn Âu hóa sẵn sàng chối bỏ truyềnthống, cội nguồn để chạy theo những hào nhoáng, tân kỳ của làn gió mới.Điều này khiến cho các nhà văn đề cao văn hóa truyền thống cảm thấy bị tổnthương Để tỏ thái độ của mình đối với lối “giải phóng tình dục” đang được

cổ súy, Kawabata đã viết Người đẹp say ngủ nhằm tìm về với vẻ đẹp tinh tế, quý phái, kín đáo vốn có của người Á Đông Với ông, văn chương phải luôn

coi trọng và đề cao cái đẹp kín đáo, sâu lắng của con người phương Đông Đó

là điều không thể chối bỏ Người đẹp say ngủ ra đời là sự bày tỏ thái độ phản

kháng quyết liệt đối với phong trào “giải phóng tình dục”, đồng thời là một sựcảnh tỉnh, nhắc nhở những ai đang lầm lạc, rời xa truyền thống văn hóa dântộc tìm lại hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp sáng tác của mình

Bên cạnh ý thức thời đại là nỗi niềm cá nhân Đọc Người đẹp say ngủ

chúng ta thấy hình bóng của tác giả qua nhân vật Eguchi với nỗi thương xót,

Trang 21

nhớ nhung khôn nguôi nền văn hóa thời cố đô Viết tác phẩm này lúc đã tròn

70 tuổi, cái tuổi chưa đến nỗi già nua, lọm khọm nhưng cũng không còn trẻ đểviết tiếp những giấc mộng đẹp của cuộc đời 70 năm tồn tại trên cuộc đời này,nước mắt nhiều hơn nụ cười khi chứng kiến bao thăng trầm của đất nước vàtrải qua tận cùng những nỗi đau của cuộc sống cá nhân Chính đau khổ, nướcmắt đã tôi luyện và trở thành động lực để ông trở thành một tài năng vănchương nhưng đồng thời nó cũng khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ mang

những vết thương khó liền sẹo Không chỉ riêng Người đẹp say ngủ mà những

sáng tác của Kawabata nói chung bao giờ cũng hướng về cái đẹp Những câuchuyện mang vẻ đẹp giản dị nhưng giàu sức lôi cuốn được chuyển tải bằng lối

kể chân thật, gần gũi, không tô điểm cầu kì mà dịu dàng đằm thắm Ông luôn

đi tìm cái đẹp, tôn thờ hoặc sáng tạo một cái đẹp tuyệt đối, vượt trên cả thờigian và không gian Bao giờ cái đẹp đó cũng mang phẩm chất của một tâmhồn phương Đông tiêu biểu Y Kawabata trong tác phẩm của mình luôn thểhiện thái độ trân trọng ngợi ca sự thanh tao, trong sáng của tâm hồn conngười, do vậy cái đẹp trong tác phẩm của ông thường là cái đẹp toàn bích.Suốt một hành trình dài gìn giữ, tìm kiếm cái đẹp, giờ đây ông cay đắng nhận

ra rằng, cái đẹp chỉ còn lại trong quá khứ Và ông lại lần tìm về quá khứ, mộtquá khứ bình yên, đẹp đẽ, nơi chứa những điều ông mong đợi và khát khao,

nó như là thứ thanh âm trong trẻo giúp thanh lọc tâm hồn đa cảm của ông Cáiđẹp mà Eguchi đi tìm là cái đẹp toàn bích trên thân thể người phụ nữ còn cáiđẹp mà Kawabata hướng tới, khát khao tìm về là cái đẹp của hồn cốt dân tộc.Một quốc gia có truyền thống lâu dài, vững chắc với bề dày lịch sử ngàn nămvăn hóa bỗng chốc bị các yếu tố ngoại lai làm cho lung lay tận gốc rễ Trướcthực tế đó, những tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với vẻ đẹp Á đông nhưKawabata cảm thấy bị tổn thương và để tiếp tục tồn tại được trong bối cảnh

đó, ông tìm về quá khứ, gửi gắm những tâm sự, nỗi lòng và sự khát khao của

Trang 22

mình vào quá khứ, tự chữa lành vết thương bằng những ký ức ngọt ngào Nỗiniềm sâu kín của Y Kawabata được gửi gắm trong nhân vật Eguchi Tácphẩm là một chuỗi tín hiệu, những hình ảnh nối tiếp nhau như những trườngđoạn của điện ảnh tạo nên một giấc mơ kéo dài như không bao giờ dứt.

Tiểu thuyết Y Kawabata có dung lượng không lớn, số lượng nhân vật

không nhiều, đặc biệt Người đẹp say ngủ chỉ có 5 chương, với số lượng nhân

vật khá khiêm tốn Mặc dù nội dung đơn giản, ít tình tiết nhưng tác phẩm

mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về con người Với Người

đẹp say ngủ, Kawabata đã có một cái kết trọn vẹn, viên mãn trên hành trình

tìm về truyền thống dân tộc, gìn giữ và phát huy giá trị vĩnh hằng của cái đẹptrong đời sống con người và trong nghệ thuật

1.1.3 Người đẹp say ngủ - một kết thúc ấn tượng hành trình sáng

tạo của Y Kawabata

Cô đơn, trầm mặc giữa cuộc sống đầy biến động, toàn bộ thời giantrong suốt cuộc đời mình, Kawabata luôn dành cho công việc sáng tác Có thểnói, với ông, sống là đồng nghĩa với sáng tạo Hành trình sáng tạo củaKawabata tuy là một hành trình cô đơn nhưng đầy nhiệt huyết Đánh dấu sự

nghiệp sáng tác bằng Nhật kí tuổi mười sáu, những dòng văn chân thực mộc

mạc của cậu bé mồ côi đã gây được sự chú ý không chỉ với độc giả trongnước mà còn nhận được sự khen ngợi của bạn đọc nước ngoài Đó được xem

là sự khởi đầu thành công của một cây bút trẻ Ảnh hưởng sâu sắc dòng vănhọc nữ lưu và bút pháp của thơ Haiku, toàn bộ sáng tác của Y Kawabatamang đậm những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc Ở đó, chúng ta có thể bắtgặp một cố đô Kyoto cổ xưa, một đảo Izu tươi mát trong lành, một khônggian với đền đài cổ kính ngập tràn sắc hoa anh đào, một buổi sinh hoạt trà đạotruyền thống Đọc tác phẩm của ông, người đọc có thể nhìn thấy hình ảnhmột con người đang say sưa tận hưởng và tung hô vẻ đẹp của đất nước với

Trang 23

một niềm tự hào mãnh liệt Đặt tác phẩm của Y Kawabata vào bối cảnh vănhóa Nhật Bản bấy giờ, có người nhận xét: “Trong làn sóng Mỹ hoá mạnh mẽthời hậu chiến, tiểu thuyết của ông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về sự cần thiếtphải cố mà giữ lấy một cái gì đó của vẻ đẹp và tính độc đáo cổ xưa của nước

Nhật vì cái mới” [21, 959 - 960]

Y Kawabata là người thông minh, nhạy cảm, tài hoa, ông sáng tác ởhầu hết thể loại văn học, từ truyện ngắn trong lòng bàn tay, truyện ngắn rồiđến tiểu thuyết, thơ Haiku Nhưng thành tựu nổi bật nhất tập trung ở thể loại

tiểu thuyết, tiêu biểu là bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Cố đô và Ngàn cánh hạc Trong đó Xứ tuyết là sự khởi đầu ấn tượng và Người đẹp say ngủ là sự khép lại một hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Y Kawabata Từ Xứ tuyết đến

Người đẹp say ngủ là một hành trình liên tục, miệt mài, đam mê và thành

công của Kawabata So với những tiểu thuyết trước đó, ở Người đẹp say ngủ

lối thể hiện của Y Kawabata có nhiều khác biệt Trước tiên, đó là sự thay đổichủ đề trong tác phẩm Người ta bắt gặp một Kawabata hiện đại không cònmang vẻ trầm tư, u uất thường thấy của “một lữ khách lang thang đi tìm cáiđẹp” đã mất với những nét đẹp mang hồn dân tộc như những buổi trà đạothanh nhã mang đậm cốt cách và tâm hồn Nhật Bản hay những bức họa thiênnhiên tuyệt đẹp gợi nhớ về cảnh vật, con người nơi đây… Tuy đã ở vào cáituổi “xưa nay hiếm” nhưng ngòi bút của Y Kawabata vẫn táo bạo trẻ trung,thể hiện bản lĩnh của một tác gia đã đạt đến độ lão luyện, tinh tế trong nghệ

thuật tiểu thuyết Người đẹp say ngủ đề cập đến một vấn đề hết sức hiện đại

-tính dục với đời sống con người Y Kawabata đã cố gắng khắc họa nhân vậtEguchi thành một con người biết thưởng thức cái đẹp một cách thanh nhã,đối lập với lối viết về đời sống tình dục trần trụi của trào lưu “Âu hóa” trongvăn học Nhật Bản bấy giờ Ông dẫn dắt người đọc đi giữa hai bờ thực, ảo một

cách tinh tế, giàu sức khơi gợi Người đẹp say ngủ cho thấy Y Kawabata

Trang 24

không phải là nhà văn bảo thủ Ông chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa củanhân loại trên cơ sở nguồn cội văn hóa dân tộc Sự kết hợp nhuần nhuyễn,

tinh tế hai nền văn hóa Đông Tây trong tác phẩm Người đẹp say ngủ đã cho

thấy bản lĩnh, tài năng, cá tính sáng tạo của Y Kawabata

Ngay khi mới ra đời, Người đẹp say ngủ đã nhận được nhiều luồng ý

kiến trái ngược của người đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học Một sốngười Nhật Bản luôn cố tình tránh né việc đề cập đến cuốn tiểu thuyết này.Người ta coi đây là tác phẩm đã góp phần làm xấu hình ảnh con người NhậtBản Một số nhà nghiên cứu còn nặng lời chỉ trích đây là một dâm thư, khôngđáng đưa vào nền văn học dân tộc Tuy nhiên, đó chỉ là cách nhìn nhận củamột số người cực đoan Bởi lẽ, thực tế, tính dục dưới ngòi bút của Kawabatathật sự rất tinh tế Về điều này, Đào Thị Thu Hằng nhận xét: “Tình dục trong

Người đẹp say ngủ cũng như trong nhiều tác phẩm khác của Kawabata đã

được nâng lên bằng con mắt duy mĩ và trở thành sắc dục, một thứ tình cảmkhông dung tục chút nào Đó là sự rung động, thưởng thức, chiêm ngưỡng cái

đẹp, sự trinh trắng của con người” [21, 1103] Đọc Người đẹp say ngủ, người

đọc ngạc nhiên trước cách thưởng thức cái đẹp một cách kì lạ của ông giàEguchi Eguchi đã năm lần đến ngôi nhà bí mật chỉ để ngắm vẻ đẹp thanhxuân trên cơ thể các cô gái và hồi tưởng lại thời xuân sắc của mình Các côgái trở thành chất xúc tác gợi lên khát vọng mãnh liệt khẳng định sự hiện tồn

cá nhân Vẻ đẹp thanh xuân của các cô gái đã mang lại niềm vui, an ủi nhữngtháng ngày cô đơn của tuổi già Có thể thấy rõ nét đẹp tâm hồn đậm chấtphương Đông trong con người Eguchi, do đó tình dục trong tác phẩm chỉ làphương tiện biểu đạt chứ không mang yếu tố dục tính như ý kiến của một sốnhà nghiên cứu Chính vì thế mà người phương Tây rất thích tác phẩm nàycủa Kawabata Họ thấy rõ sự kết hợp tuyệt vời giữa hai nền văn hóa Á - Âutrong tác phẩm Và nó đã trở thành nguồn cảm hứng chính để Gabrial García

Trang 25

Márquez, người đoạt giải Nobel văn học vào năm 1992, phóng tác một truyện

ngắn mang tựa đề Chuyến bay của người đẹp ngủ say Điều này cho thấy,

Người đẹp say ngủ không bó hẹp trong biên giới văn học Nhật Bản mà đã lan

tỏa đến văn chương nhiều nước trên thế giới

Ở vào tuổi 70, Y Kawabata đã đi qua bao buồn vui với những trảinghiệm sâu sắc về kiếp nhân sinh Tuy nhiên, đó là thời điểm con người dễrơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng và ám ảnh về cái chết Ông đã từng bộcbạch: “Không một ngày nào mà tôi không nghĩ tới cõi chết” Cách thể hiện

tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo của Y Kawabata trong Người đẹp say ngủ

khiến cho nhiều nhà nghiên cứu coi đây là tác phẩm khám phá tâm lý conngười bậc nhất của Y Kawabata Tác phẩm miêu tả một tâm hồn cô đơn đitìm niềm vui trong cái đẹp toàn bích và những phẩm chất cao quý của ngườiphụ nữ Phía sau những trang sách là sự cô đơn của tác giả giữa thế giới rộnglớn không bạn hữu, không người thân thích trong một xã hội đang dần đánhmất lý tưởng mà ông luôn tôn thờ Phải chăng, vì cảm giác bất lực trước sựtàn phai của những giá trị truyền thống, thêm vào đó là cảm giác cô đơn trướctuổi già, khiến ông phải tự tìm đến cái chết sau khi hoàn thành tác phẩm nàyhai năm, kết thúc số phận một tài năng văn chương trác việt

1.2 Rừng Na-uy trên con đường sáng tạo nghệ thuật của H.

Murakami

1.2.1 Con đường sáng tạo nghệ thuật của H Murakami

Hành trình sáng tạo của H Murakami được khởi đầu với tác phẩm

Lắng nghe gió hát (1979), lúc ông tròn 29 tuổi Từ những ý tưởng manh nha

khi đang xem một trận đấu bóng chày ở sân vận động, ông đã hoàn thành tác

phẩm Lắng nghe gió hát sau khoảng vài tháng Không lâu sau khi được công

bố, tác phẩm đã đoạt giải thưởng uy tín Gunz dành cho các nhà văn mới nổi

Trang 26

Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu và những mất mát xoay quanhchàng sinh viên không rõ tên và cậu bạn tên Chuột trong không gian quenthuộc: quán Jay’s bar Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng tác phẩmcũng đã gây hứng thú cho độc giả trong nước và bước đầu hình thành phongcách sáng tác hiện đại, hài hước nhưng cũng hết sức thâm thúy của

Murakami Thành công ban đầu của Lắng nghe gió hát đã tạo động lực để ông

theo đuổi sự nghiệp sáng tác của mình Năm 1980, ông xuất bản cuốn

Pinball, và hai năm sau, ông xuất bản tác phẩm Săn cừu hoang và hoàn thành

Bộ ba chuột Đây là bộ ba tác phẩm bước đầu đưa lại danh tiếng cho

Murakami Tuy nhiên Lắng nghe gió hát và Pinball không được dịch ra tiếng

Anh vì ông cho rằng còn có những hạn chế của một tay bút mới vào nghề

Trái ngược với hai tác phẩm đầu, Săn cừu hoang ra đời đã nhận được nhiều

lời khen ngợi của giới phê bình văn học Đó là sự kết hợp tài tình, khéo léogiữa những chi tiết trinh thám với ảo giác và bí mật siêu hình Tác phẩm kể vềhành trình của nhân vật chính và cô người yêu đi tìm một con cừu có vết bớthình ngôi sao Và trong hành trình ấy họ đã chứng kiến nhiều điều kỳ lạ, bấtthường để cuối cùng chợt nhận ra rằng, tất cả chỉ là một sự sắp đặt hữu ý củaChuột- một nhân vật đã chết, đang tồn tại dưới một biến thể khác Murakami

tỏ ra hài lòng với tác phẩm này, và xem đó là "cuốn đầu tiên tôi cảm nhận một

sự xúc động, một niềm vui khi kể câu chuyện Khi bạn đọc một câu chuyệnhay, bạn cứ ngấu nghiến đọc Khi tôi viết một câu chuyện hay, tôi ngấunghiến viết" (Publishers Weekly, 1991) Năm 1985, ông viết cuốn Xứ sở diệu

kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, sau đó hai năm là sự ra đời của Rừng Na-uy (Norrwegian Woods) Với Rừng Na-uy, tài năng văn chương của

Murakami đã được biết đến không chỉ ở Nhật Bản mà ở cả nhiều nước trênthế giới Tác phẩm đã phản ánh sự bế tắc trong cuộc sống, những mất máttrong tình dục hay chính là cuộc cách mạng trong bản thân những thanh niên

Trang 27

Nhật Bản thời kỳ này Ông viết Rừng Na-uy lúc đang cùng vợ định cư tạiRoma (Ý) và chính ông cũng hoàn toàn bất ngờ về thành công mà nó manglại Bằng thứ ngôn từ giản dị, trong sáng pha lẫn yếu tố hài hước, châm biếm,ông đã khắc họa thành công và sâu sắc sự cô đơn của con người trong đờisống đương đại Tác phẩm được giới phê bình đánh giá là một “siêu phẩm” vàngười ta, ngay lập tức, gọi ông là nhà văn của cuốn sách “the best seller” Sau

thành công vang dội của Rừng Na-uy, năm 1986, ông cùng vợ rời Nhật Bản đi

du lịch Châu Âu, cuối cùng dừng chân ở Mỹ Tại đây, trong môi trường vănhóa, văn học phóng khoáng, hiện đại với lối tư duy và kĩ thuật tiên tiến, tàinăng của ông được thăng hoa Khoảng thời gian ở Mỹ là lúc ông thành côngnhất trong sự nghiệp với hàng loạt tác phẩm gây được tiếng vang, xếp vào

hàng best seller như Nhảy nhảy nhảy (1988), Phía Nam biên giới, phía Tây

mặt trời (1992), Biên niên ký chim vặn dây cót (1995), Người tình Sputnik

(1999), … Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương, bố và mẹđều là giáo viên dạy môn Văn học Nhật Bản nhưng ngay từ nhỏ, Murakami

đã không thực sự quan tâm nền văn học dân tộc Thay vào đó, ông mải mê vớinhững tác phẩm của Balzac, Flaubert, Chekhov, Dotoevsky, Dickens Khônghài lòng với bản dịch, ông quyết tâm học tiếng Anh để có thể đọc đượcnguyên tác những tác phẩm yêu thích Phong cách hiện đại cùng nền văn hóaphương Tây đã cuốn hút ông ngay từ khi ông mới làm quen với thế giới vănhọc Đó là cơ sở cho sự ra đời những tác phẩm mang đậm phong cách văn học

Âu - Mỹ của H Murakami sau này

Những năm gần đây, Murakami lại bắt đầu tìm về với cội nguồn dân

tộc theo phong cách riêng của ông với những tác phẩm như: Kafka bên bờ

biển (2002), Sau nửa đêm (2004), Hợp tuyển bí ẩn Tokyo (2005), 1Q84

(2009) và đặc biệt là Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành

hương (2013) Trong những tác phẩm này, H Murakami cố gắng khảo sát, đi

Trang 28

tìm đến cái tận cùng nguồn cơn của những cảm thức cô đơn và đòi hỏi nhữngnhân vật vốn yếu mềm, luôn tồn tại những suy nghĩ tiêu cực phải dấn thân

hơn như Kafka Tamura trong Kafka bên bờ biển (2002), Aomame Masami và Kawana Tengo trong 1Q84 (2009), Tazaki Tsukuru trong Tazaki Tsukuru

không màu và những năm tháng hành hương (2013)… Tác phẩm của

Murakami là sản phẩm của sự tiếp biến văn hoá giữa các khu vực trên thế giớithời hậu hiện đại Mặc dù sáng tác của ông mang đậm dấu ấn phương Tâynhưng bao giờ cũng mang lối tư duy mĩ học phương Đông Về điều này, ôngtừng nói: “Tôi thích rượu vang Pháp, nhưng chẳng ai bảo rằng vì vậy mà tôichịu ảnh hưởng mạnh của văn hoá Pháp Tôi chỉ thích rượu vang Pháp Thếthôi Tôi thích nhạc Jazz Tôi thích Dostoyevsky Nhưng dù vậy đi nữa tôi

vẫn là một tiểu thuyết gia Nhật Bản, không gì khác…” [33, 551] Nét chung

trong sáng tác của ông là đều viết về giới trẻ Nhân vật chính của ông lànhững thanh niên khỏe mạnh, đang ở độ tuổi căng tràn nhựa sống, luôn mangtrong mình những hoài bão thay đổi bản thân và thay đổi cuộc sống xungquanh Những giấc mộng bị tan vỡ đã khiến họ luôn rơi vào trạng thái cô đơn,mệt mỏi, buồn bã và thường xuyên nghĩ đến cái chết Cái chết được xem như

là một giải pháp hữu hiệu, giúp họ thoát khỏi cảnh sống tẻ nhạt của bản thân.Đối với họ chết không đối lập với sống mà là cái đang song hành cùng sựsống Trong quan niệm của ông, “Cái chết không phải là sự đối lập của cuộc

sống mà là một phần của nó” [33] được thể hiện rõ trong Rừng Na-uy Cảm

giác cô đơn, lạc lõng luôn bao trùm các nhân vật Họ cảm thấy giữa cá nhânmình và cái đời thực đang tồn tại ngoài kia luôn tồn tại một khoảng cách khá

xa Nhân vật không hoà nhập được với cuộc đời thực, họ “phát điên” lên vì sợhãi Giữa sự hoảng loạn ấy, họ tìm đến cái chết, đến tình dục như một phươngthức lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn họ Chính cuộc sống ảm đạm,

Trang 29

nhợt nhạt xung quanh đã làm tan biến những giấc mơ, làm cho họ mất niềmtin vào cuộc sống, vào tương lai

Khởi đầu văn nghiệp khá muộn nhưng H Murakami luôn xem vănchương như là một lẽ sống đích thực của đời mình Từ khi bắt đầu nghề văncho đến giờ, ông chỉ chuyên tâm vào tiểu thuyết Có lẽ chỉ có thể loại này mớichuyển tải được hết những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của Murakami vềcon người, về cuộc sống một cách chân xác, toàn diện và sâu sắc nhất Cácnhân vật của ông thường được miêu tả là những cá thể cô độc, họ tự tách rakhỏi thế giới xung quanh, xây dựng ốc đảo để gặm nhấm nỗi cô đơn riêngmình Họ thường nhìn cuộc sống bên ngoài bằng cái nhìn u uất của nội tâm,

họ luôn muốn xé tan bầu không khí nặng nề, u ám đang bủa vây Mặc dù thờigian sống ở Nhật không nhiều, song người Nhật và những chấn thương tâm lýcủa họ trong đời sống hậu hiện đại vẫn khiến H Murakami luôn day dứt, trăntrở Thông qua những nhân vật của mình, Murakami muốn chứng minh mộtđiều, xã hội Nhật Bản hiện đại đang mải mê trong chiến thắng của sự pháttriển kinh tế mà quên đi mối nguy hại từ mặt trái của nó đối với đời sống cánhân Con người đang ngày càng trở nên trơ lì và vô cảm đối với cuộc sốngxung quanh Nhân vật trong sáng tác của Murakami quyết định chấp nhận sốphận mình sau khi mọi nỗ lực thay đổi cuộc sống đều thất bại Họ luôn mangtheo sự hoài nghi của thời đại, sự ám ảnh về thân phận con người giữa thếgiới Họ tìm nhau, đồng cảm, san sẻ và rồi lại chìm ngập trong những hãohuyền không lý giải nổi

1.2.2 Bối cảnh ra đời của Rừng Na-uy

H Murakami viết Rừng Na-uy vào những năm cuối của thập niên 90,

thế kỉ XX, khi nền kinh tế Nhật Bản đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêmtrọng Sự sụp đổ của nền kinh tế làm người ta bừng tỉnh và đau đớn nhận rarằng, cuộc sống con người không thể yên ấm, bền vững trong một nền kinh tế

Trang 30

quay cuồng, điên đảo bất ổn định như vậy Lo ngại về một tương lai khôngđảm bảo đã khiến người Nhật bắt đầu ý thức, nhìn nhận lại chặng đường đãqua Sự mải mê theo đuổi cái bóng khổng lồ của kinh tế mà quên mất nhữngyếu tố căn bản, cốt lõi cấu thành các giá trị xã hội, từ đó dần tạo nên mộtkhoảng trống giữa lòng xã hội hiện đại Chính khoảng trống đó đã gây nênnhững vết nứt khổng lồ làm sụp đổ nền kinh tế Nhật Bản và sụp đổ lòng tincủa thế hệ trẻ vào tương lai Trong bối cảnh đó, Murakami đưa người đọc trở

về với thời điểm những năm cuối của thập niên 70, thế kỉ XX, thời điểm kinh

tế Nhật Bản cường thịnh nhất Nếu xem những gì xảy ra tại thời điểm tác giả

chấp bút là kết quả thì tất cả những yếu tố được tái hiện trong Rừng Na-uy được xem là những nguyên nhân cơ bản tạo nên kết quả đó Đọc Rừng Na-uy,

ta thấy một Nhật Bản hùng mạnh về kinh tế và khoa học kỹ thuật Lòng kiêuhãnh của một đất nước giàu lòng tự tôn như Nhật Bản không cho phép họ dễdàng gục ngã trước những biến cố chính trị và thiên tai mang lại Sau mỗithăng trầm của lịch sử họ lại vươn mình mạnh mẽ, từng bước xây dựng NhậtBản thành một siêu cường quốc không thua kém các nước Châu Âu Chúng ta

có thể thấy một hệ thống trường học khang trang, kiên cố phục vụ sinh viên;

hệ thống tàu điện ngầm hiện đại; máy chạy đĩa hát… xuất hiện trong Rừng

Na-uy Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cùng với những máy móc khoa học kỹ

thuật tiên tiến bên cạnh những ưu điểm và lợi thế cũng tạo nên những áp lựclên cuộc sống con người Đã có người ví cuộc sống hiện đại Nhật Bản nhưmột tờ giấy màu đặc biệt Một mặt rực rỡ màu sắc của sự đầy đủ, tiến bộ vàtiện lợi nhưng mặt bên kia lại loang lổ đầy vệt xám xấu xí của những giá trịsống tốt đẹp bị bỏ quên Trong một thời gian dài, người ta chỉ nhìn thấynhững hào nhoáng của mặt nổi mà quên đi hoặc cố tình lờ đi sự hiện diện củamặt còn lại Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nềnkinh tế Nhật Bản những năm 90 của thế kỉ XX

Trang 31

Bên cạnh sự xuống dốc thảm hại của nền kinh tế là sự thất bại trongcông cuộc đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trước sự xâm lấn mạnh

mẽ của văn hóa phương Tây Mặc dù khi viết Rừng Na-uy, Murakami đang

sống ở một quốc gia châu Âu nhưng với ý thức trách nhiệm của một ngườidân Nhật Bản, ông không khỏi lo ngại trước sự ảnh hưởng ngày càng mạnh

mẽ của văn hóa phương Tây Viết Rừng Na-uy, Murakami muốn tái hiện lại

cuộc sống quắt quay của những mảnh đời cô đơn, lạc lõng trong một xã hộimải mê chạy theo đồng tiền Mở đầu cuốn tiểu thuyết là hình ảnh nhân vậtchính Toru Watanabe đang nghe bản nhạc “Rừng Na-uy” của The Beatles vàhồi tưởng lại những kỷ niệm đã qua, “về những mất mát trong cuộc đời, vềnhững bạn bè đã chết hoặc bặt vô âm tín, những cảm xúc mãi mãi không cònnữa” [33; 23] Người đầu tiên trở về trong ký ức của Toru là Naoko, ngườicon gái mà anh đã dành tình yêu sâu sắc trong suốt thời thanh niên Và rồitheo dòng chảy của ký ức, mọi sự việc cứ thế hiện ra theo các mối liên quanvới nhân vật chính Haruki không tham lam đưa vào tác phẩm của mình quánhiều nhân vật mà ông chỉ tập trung xây dựng chi tiết, cụ thể thế giới của từngnhân vật, trong đó, mỗi nhân vật trở thành một mảnh ghép đặc sắc của đời

sống tâm lý con người Nhật Bản Có thể thấy rằng mỗi nhân vật trong Rừng

Na-uy đều là những con người cô đơn, đầy những lập dị và không toàn vẹn

trong sự phát triển tâm lý Họ có cái nhìn cũng hết sức dị biệt đối với xã hộiđang sống Ngay cả đối với bản thân, họ cũng không thực sự thấu hiểu mình

và luôn cảm thấy cuộc sống này không thể dung chứa được cá nhân họ Cuốntiểu thuyết tràn ngập những trang viết về nỗi cô đơn của kiếp nhân sinh, sự bi

ai về cái chết Cái chết trở thành một nỗi ám ảnh, là hồi chuông cảnh tỉnhtrước sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của xã hội đối với sự phát triển cá nhân, phêphán thói hãnh tiến, hiếu thắng của người Nhật trong đời sống đương đại

1.2.3 Vị trí của Rừng Na-uy trong tiểu thuyết H Murakami

Trang 32

Nếu Người đẹp say ngủ là một cái kết đẹp của một hành trình sáng tạo hơn nửa thế kỷ của Y Kawabata thì Rừng Na-uy lại là sự khởi đầu đầy ấn

tượng cho thời kỳ thăng hoa nghệ thuật của H Murakami Ra đời ở Nhật Bản

vào năm 1989, ngay lập tức Rừng Na-uy gây được sự chú ý của độc giả và

giới nghiên cứu văn học trong nước Nếu như các tác phẩm trước đó chỉ đủ để

người ta biết đến cái tên Haruki Murakami thì đến Rừng Na-uy nó đã tạo nên

một chấn động, đưa Murakami đứng vào hàng các tác gia tầm cỡ thế giới Vớicách tiếp cận vấn đề mới mẻ, táo bạo, Murakami đã đưa đến cho người đọcmột tuyệt phẩm, trở thành niềm tự hào không chỉ riêng nước Nhật mà cho cảnền văn chương Châu Á Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất bản, cuốn sáchđược dịch sang nhiều thứ tiếng và trở thành cuốn sách bán chạy nhất cả trong

và ngoài nước vào thời điểm đó Người ta xem Rừng Na-uy là viên ngọc quý

của nền văn chương đương đại Người ta tung hô, bàn tán về tác phẩm bất cứ

lúc nào và bất cứ ở đâu Ở Nhật Bản, cứ 7 người thì có một người đọc Rừng

Na-uy Con số này cho thấy Rừng Na-uy không chỉ được giới phê bình văn

học chú ý mà nó còn có sức hút lớn đối với độc giả Không chỉ trở thành hiệntượng của văn học Nhật Bản mà ông còn được bạn đọc khắp nơi trên thế giớingợi ca vì những gì ông đã thể hiện trong tác phẩm Theo Giáo sư Lâm Thiếu

Hoa, dịch giả Rừng Na-uy ở Trung Quốc “Trong mười cuốn sách văn học có

ảnh hưởng lớn nhất tới Trung Quốc trong thế kỷ 20, xếp thứ mười chính là

Rừng Na-uy” Ở Nga, một đất nước có nền văn học lâu đời với những tác gia

kiệt xuất, khi Rừng Na-uy xuất hiện cũng tạo được một chỗ đứng riêng Theo

các nhà nghiên cứu Nga, đây là tác phẩm được tìm đọc nhiều thứ hai, sau

Harry Porter Rừng Na-uy đi tới đâu liền tạo ra “cơn sốt” tới đó Thành công của Rừng Na-uy chính là thành công của tư tưởng sáng tác mới, không có

những tình huống kịch tính, không tồn tại những ngôn từ hoa mĩ mà ở đó chỉ

là sự giản đơn của cuộc sống xung quanh

Trang 33

Sau thành công của Rừng Na-uy, H Murakami sang định cư tại Mỹ để

vừa tránh được những hệ lụy của sự nổi tiếng đồng thời tìm kiếm một môitrường sáng tác mới Tại đây, tài năng của ông được phát huy cao độ với sự

xuất hiện của hàng loạt tác phẩm xuất sắc như Kafka bên bờ biển, Biên niên

kí chim vặn dây cót, Ngầm, 1Q84… Đây là những tác phẩm được giới chuyên

môn đánh giá còn cao hơn cả Rừng Na-uy Chính lối sống phóng khoáng, tự

do trong suy nghĩ và hành động của mảnh đất mới đã tiếp thêm năng lượngcho ngòi bút của ông Mỗi một tác phẩm của ông đều được ra đời trong niềm

hân hoan và sự háo hức chờ đợi của độc giả Kể từ tiểu thuyết đầu tay Lắng

nghe gió hát xuất bản năm 1979 đến tiểu thuyết ra đời gần đây nhất Tsukuru Tazaki không màu và những năm tháng hành hương, Murakami đã trải qua

một phần tư thế kỉ sáng tạo không ngừng, không biết mệt mỏi Gia tài của ông

tuy chưa thật đồ sộ nhưng thực sự đặc sắc, trong đó Rừng Na-uy được biết

đến như một báu vật Tác phẩm là những tìm tòi thể nghiệm, thể hiện sựthông minh, nhạy cảm của H Murakami trước những phức tạp của cuộc sốnghậu hiện đại

1.3 Một số đặc điểm nổi bật của Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy 1.3.1 Người đẹp say ngủ

Người đẹp say ngủ có cốt truyện hết sức đơn giản, không có những cao

trào với tình tiết gay cấn, số lượng nhân vật ít, dung lượng hạn chế Với cáinhìn tinh tế và sáng tạo, Kawabata đi sâu khám phá những vỉa tầng thăm thẳmtrong tâm hồn con người, cảm thông và sẻ chia với những ước muốn “rấtthực, rất người’ của họ Bằng ngôn từ giản dị, tác giả tập trung khai thácnhững xung đột diễn ra trong tâm hồn Eguchi, nhất là lúc ông đối diện vớituổi già, với sự bất lực để rồi từ đó làm nổi bật trạng thái chơi vơi, lạc lõngcủa con người giữa xã hội thiếu tình người Đặt nhân vật trong một khônggian hoang lạnh với sự hỗ trợ đắc lực của thiên nhiên, Kawabata đưa nhân vật

Trang 34

đến tột cùng sự cô đơn của kiếp người, khi mọi nỗ lực gắn kết với hiện tại hầunhư đều bị chối bỏ: Sự kết nối về ngôn ngữ bị triệt tiêu, sự chung đụng thểxác trong bất lực, sự trốn chạy trong vô vọng… Xã hội hiện đại với nhữngmải mê trong vòng quay danh lợi, đã không quan tâm đến đau khổ, mệt mỏicủa con người khiến họ cảm thấy tuyệt vọng và luôn ám ảnh với câu hỏi “Đâu

là lối thoát cho cuộc sống của mình?” Bên cạnh đó, vì đồng tiền, người ta cóthể bất chấp sự nguy hại đến tính mạng người khác, cho dù đó là những conngười có tuổi đời còn rất trẻ, sở hữu một vẻ đẹp thuần khiết, trinh trắng Vẻđẹp và tuổi xuân của họ bị biến thành công cụ kinh doanh của một số kẻ trụclợi, trở thành thứ tiêu khiển của những gã đã mất hết khả năng làm đàn ông

Xã hội Nhật Bản hiện đại là vậy, chỉ chạy theo lợi nhuận tức thời mà quên đinhững tổn thương và hậu quả khôn lường có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Một đặc điểm khác của Người đẹp say ngủ là sự kế thừa một cách sáng tạo những tinh hoa từ Truyện Genji Như Kawabata đã từng thú nhận, Truyện

Genji không những có sức hút lớn với ông mà còn có ảnh hưởng khá sâu sắc

đến các sáng tác của ông Đọc Người đẹp say ngủ, chúng ta có thể thấy toàn

bộ câu chuyện tràn ngập một nỗi buồn mong manh, hư ảo Bằng sự nhạy cảm,nắm bắt tâm lý tài tình của mình, tác giả đã phản ánh hiện thực tâm lý bằngcách gợi lại những cảm xúc mong manh của sự vật, của con người Nhữngrung cảm tinh tế, thoáng qua cũng được tác giả kịp thời ghi lại và phản ánhtrong tác phẩm Nỗi buồn đặc trưng của dòng văn chương nữ lưu cộng với nỗi

cô đơn của một con người đang ở độ tuổi xế chiều đan xen, thấm đẫm vàotừng trang văn Ngôn ngữ của Kawabata không kịch tích, nặng nề như trongvăn học hiện thực mà như màn sương mờ dịu nhẹ, lan tỏa đến từng ngõ ngáchsâu kín của tâm hồn độc giả Đồng thời, hành trình đến với cái đẹp trong ngôinhà chứa của Eguchi cũng khiến người đọc liên tưởng đến hành trình đi tìmbản nguyên, ý nghĩa cuộc sống của chàng Genji đa tình, hào hoa ngày nào

Trang 35

Tác phẩm là sự hợp nhất giữa cái đẹp mong manh, ngắn ngủi của kiếp người

với nỗi buồn về sự suy tàn và cái chết mà ta từng thấy trong Truyện Genji.

Cái chết ở độ xuân sắc của một trong sáu người con gái gợi ta nhớ đến cáichết trẻ của nàng Yugao, Aoi hay Murasaki xinh đẹp Cái chết ở thời kì viênmãn chính là một trong những cách mà Murasaki và Kawabata sử dụng để gìngiữ và bảo toàn cái đẹp trong cuộc sống hữu hạn này Bên cạnh đó, người đọc

có thể thấy tư tưởng Phật giáo soi chiếu toàn bộ tác phẩm khi Kawabata đểnhân vật Eguchi nhìn những người con gái say ngủ và nghĩ đến sự hóa thâncủa Bồ tát “Trước tấm thân trần của người con gái ngủ, tội lỗi một đời được

“rửa đi” như đức Phật từ bi cứu khổ cứu nạn” (Thụy Khuê) Những đau khổ,uẩn ức của tuổi già như được hóa giải khi đứng trước cơ thể trinh trắng củacác cô gái Sự cứu rỗi linh hồn này có lẽ bắt nguồn từ tư tưởng tìm đến chốncửa Phật thanh tịnh để trốn khỏi chốn hồng trần đầy nước mắt của những số

phận đáng thương như hoàng hậu Fujitsubo, Ukifune trong Truyện Genji và ở

đây Eguchi cùng những người bạn già của ông có thể “Ôm cô gái trần truồngtrong tay, họ khóc thầm với những giọt nước mắt lạnh lẽo, hay than vãn kêu

la to tiếng, nhưng nàng đâu có hay biết gì, đâu có mở mắt Các lão già sẽkhông cảm thấy tủi nhục, không bị tổn thương trong niềm kiêu hãnh củamình Họ tha hồ để mình hối cải, để mình rên rỉ” [21,783] Sự mềm mại, dung

dị của dòng văn học nữ lưu cùng cảm hứng sáng tác mang đậm cốt cách văn

hóa truyền thống trong Truyện Genji đã được Kawabata kế thừa và đưa vào

trong sáng tác của mình một cách xuất sắc, thể hiện tài năng và phong cáchgắn liền với các giá trị dân tộc trong ông

Bên cạnh việc tiếp thu, kế thừa những giá trị truyền thống, trong Người

đẹp say ngủ người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự góp mặt của các yếu tố

hiện đại phương Tây Điều này trước hết thể hiện ở đề tài hết sức mới lạ và cóphần táo bạo của tác phẩm Đây là một sự đột phá trong sáng tác của

Trang 36

Kawabata nói riêng và văn học truyền thống Nhật Bản nói chung Người ÁĐông luôn đề cao sự kín đáo, ý nhị trong văn chương, do đó tính dục là đề tài

mà các nhà văn thường tránh né, ít chạm đến Tuy nhiên qua ngòi bút tài hoacủa Kawabata, tính dục hiện lên một cách hết sức tinh tế và mới lạ, gây nên

sự hứng thú cho độc giả và giới phê bình văn học Bằng một cảm thức thẩm

mĩ riêng, trong quá trình sáng tạo tác phẩm, Kawabata đã không để ngòi bútcủa mình sa vào những yếu tố dung tục tầm thường Sex trong tác phẩm củaông chỉ hiện lên vừa đủ để trở thành phương tiện biểu đạt chiều sâu cảm xúccủa nhân vật Bằng con mắt tinh tế và bút pháp điêu luyện của một nhà vănđầy bản lĩnh, ông đã nâng tính dục lên thành một biểu tượng nghệ thuật

Người đẹp say ngủ là một minh chứng thuyết phục về tài năng văn chương

của ông khi người ta có thể thấy được sự hiện diện của các yếu tố truyềnthống bên cạnh các yếu tố hiện đại Với việc sử dụng một số thủ pháp tiểuthuyết phương Tây, như dòng ý thức, tấm gương soi, độc thoại nội tâm… thếgiới nội tâm của nhân vật hiện lên thật sâu sắc và toàn vẹn Mỗi cơ thể nữ lạikhơi gợi trong ông những kí ức thuở xa xưa, từ đó soi thấu tầng sâu uẩn ứcbên trong thân hình già nua ấy Quá khứ - hiện tại liên tục đan xen, bổ trợ chonhau Sự kết hợp nhuần nhị đó khiến độc giả hoàn toàn quên mất sự hiện diệncủa không - thời gian thực đang hiện hữu Bên cạnh đó, thủ pháp chân khôngcủa thơ Haiku kết hợp với lối viết truyện theo cấu trúc mở hiện đại củaphương Tây đã mang lại cho tác phẩm một sự bỏ ngõ đầy dụng ý khiến

Người đẹp say ngủ toát ra một hấp lực đủ để đưa độc giả dõi theo đến tận

trang cuối cùng của tác phẩm Có thể nói Người đẹp say ngủ thực sự trở thành

một cái kết viên mãn và đầy ấn tượng cho sự nghiệp sáng tác của Y.Kawabata trong dòng chảy của văn chương đương đại thế giới

1.3.2 Rừng Na-uy

Trang 37

Rừng Na-uy là tác phẩm xuất sắc của H Murakami và nhờ nó mà người

ta nghĩ về ông như một nhà tiểu thuyết Nhật Bản đương đại nổi bật nhất

Thành công của Rừng Na-uy, trước hết là phản ánh một cách chân xác, sinh động thân phận con người trong xã hội hậu hiện đại Con người trong Rừng

Na-uy không đơn thuần được chia ra hai tuyến nhân vật thiện, ác hay hiền, dữ

như nhiều tác phẩm văn học trước đó, mà là con người đa diện, luôn sốngtrong những xung đột nội tâm dữ dội, phức tạp Đặt nhân vật trong nhữngthách thức mang tính thời đại, Murakami muốn nhân vật của mình phải dấnthân vào vũng lầy của hiện thực, từ đó tự tìm con đường đến với bản ngã đíchthực cho riêng mình Mỗi nhân vật được đặt trong một hoàn cảnh, một sốphận khác nhau, đi đến tận cùng của những cảm xúc: Naoko vì không muốntrở thành nạn nhân của chứng rối loạn tâm lý đã tự tìm đến cái chết;Nagasawa vì không chịu nổi sự giả tạo của xã hội đã lao vào những cuộc tìnhphóng đãng; Midori thiếu tình thương từ thuở nhỏ đã tự bù đắp cho mìnhbằng cuộc tình không cảm xúc… Mỗi nhân vật là một mảnh đời bất hạnh, dù

sự bất hạnh có khác nhau về biểu hiện nhưng nó đều khiến con người cảmthấy cô đơn, mất phương hướng và mất luôn niềm tin vào tương lai Nhà văntrong quá trình miêu tả tâm lý đã thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất đờisống tâm linh ẩn sâu trong tâm hồn của nhân vật

Dù sinh ra và lớn lên trên nền tảng của văn chương truyền thống nhưngtrong quá trình sáng tạo nghệ thuật ông luôn nỗ lực, tìm tòi, vượt lên nhữnggiới hạn của chính bản thân, thậm chí của cả chính thời đại đang sống đểvươn tới những giá trị mới mẻ, những bước đột phá trong cả tư tưởng vàphong cách nghệ thuật Không hành văn theo phong cách đậm tính duy mĩcủa văn chương truyền thống, ngôn ngữ trong tác phẩm của ông bao giờ cũnghết sức chặt chẽ, ngắn gọn và thực tế theo phong cách tiểu thuyết phương

Tây Viết Rừng Na-uy, Murakami đã “vượt lên trên hết những làm dáng có

Trang 38

bản chất kỹ thuật vốn rất khó tránh trong sáng tác chỉ để bồi hồi kể lại những

gì đang tuôn trào từ sâu thẳm cõi lòng mình” [33] Trong một nỗ lực tích cựcnhằm đạt tới tính phổ quát trong sáng tạo, H Murakami luôn có ý thức thoát

ra khỏi những ảnh hưởng của văn học truyền thống Bên cạnh việc sử dụng

ngôn ngữ khoáng đạt, giản dị, giàu sức gợi, trong Rừng Na-uy, Murakami còn

sử dụng nhiều kĩ thuật của tiểu thuyết phương Tây, đặc biệt là thủ pháp dòng

ý thức Nội dung câu chuyện trong Rừng Na-uy cứ theo ký ức của Toru

Wantanabe tuôn ra như những mạch nước không ngừng nghỉ Mạch chuyệnđược kể theo kiểu hồi ký Đan xen giữa những câu văn mang tính thông tin vềnội dung là những kiểu trạng thái, cảm xúc của nhân vật Các cung bậc cảmxúc tồn tại trong tác phẩm trở thành sợi dây nối kết các nhân vật, sự kiện lạivới nhau một cách gọn gàng, hợp lý mà không cần quan tâm đến sự hiện diệncủa không gian, thời gian Hiếm có tác phẩm nào nói được những điều phức

tạp của tâm tình tuổi trẻ lại đơn giản như Rừng Na-uy, một quyển sách hấp dẫn bởi những gì là giản đơn, bình thường nhất Bên cạnh đó, Rừng Na-uy là

câu chuyện được kể theo một kết cấu mở và nội dung câu chuyện được kể ởngôi thứ nhất Thông thường nhân vật xưng “tôi” bao giờ cũng là nhân vật

“biết tuốt”, là nhân vật toàn năng, có thể biết trước mọi tình huống, mọi hành

động có thể xảy ra Tuy vậy, với Rừng Na-uy, nhân vật chính xưng “tôi”,

cũng chỉ là một nhân vật bị động như bao nhân vật khác, mọi quyền năng ởanh ta đều bị hạn chế, bị khước từ Anh ta không hề biết được điều gì sẽ xảy

ra thậm chí là với cả bản thân mình Do đó, toàn bộ câu chuyện được kể lạimột cách khách quan, tự nhiên, không gây cảm giác sắp đặt, giả tạo

Sự tiếp thu các yếu tố phương Tây trong sáng tác của Murakami là điềukhông phải bàn cãi Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, đằng sau vẻ hiện đại, tân

kỳ ấy là một tâm hồn của con người Á Đông “Rừng Na-uy không có những

biểu tượng truyền thống của Nhật Bản, thế nhưng Murakami vẫn thể hiện

Trang 39

mình là một nhà văn Nhật Bản từ trong cốt tủy Hành trình của Toru quanhững cánh rừng âm u sâu thẳm dẫn tới khu điều dưỡng gợi nhớ con đườngthiên lý của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản xưa, gợi nhớ chuyến đi tới xứ tuyếtcủa chàng trai trẻ Shimamura trong tác phẩm “Xứ tuyết” của Kawabata ( )

Vẻ đẹp mong manh, trong trắng nhưng xa vời của Naoko là hiện thân cho mỹcảm đặc trưng của Nhật Bản, ta có thể gặp dấu ấn đặc trưng ấy trong nhữngnhân vật nữ của Kawabata (…)” (Nhã Nam) Trong quá trình hướng tới nhânloại, Murakami luôn có ý thức bám chặt vào cỗi rễ văn hóa Nhật Bản Với

Rừng Na-uy, Murakami muốn chứng minh một điều, văn học Nhật Bản còn

có thể làm nhiều điều khác nữa, chứ không phải chỉ nổi tiếng khi nói vềkimono, trà đạo, thiền bằng thứ ngôn ngữ phong tình, diễm lệ thường thấy

Họ vẫn có thể viết về sex, về dục tính bằng ngôn ngữ và cách tư duy củangười Á đông Murakami đã viết về sex một cách rất tự nhiên và hết sức tinh

tế, thông qua đó chuyển tải được bao thông điệp giàu ý nghĩa nhân sinh về tìnhyêu, tình bạn, về sự đồng cảm giữa người và người, là nơi để nhân vật của ôngthể hiện đầy đủ nhất những khát khao, những ẩn ức của tuổi trẻ trong xã hội

Nhật Bản hậu hiện đại Và đó chính là lý do Rừng Na-uy vẫn đang tạo nên một

từ trường mạnh mẽ đối với độc giả và các nhà phê bình, nghiên cứu văn học

Trang 40

Chương 2

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ

VÀ RỪNG NA-UY NHÌN TỪ TRIẾT HỌC NHÂN SINH

2.1 Ám ảnh phận người trong văn học Nhật Bản

2.1.1 Thân phận con người trong văn học thời Heian

Văn học Heian phát triển rực rỡ và đạt những thành tựu nổi bật với sựtham gia đông đảo của các tài năng văn chương Điều đặc biệt, ở thời kì nàyhầu hết các tác phẩm xuất sắc đều là sáng tác của các nhà văn nữ Do vậy,không khí diễm tình, đa cảm và đầy mùi hương nữ tính tràn ngập dòng vănhọc này Văn chương Heian được viết trên nền của một thứ cảm thức thẩm mĩ

được gọi tên Aware, là cảm thức vô thường của Phật giáo được dùng để gợi tả

nỗi buồn dịu dàng, tinh tế của sự vật và con người Chính nó đã đưa đến chovăn học Heian một màu sắc mới mẻ, hiện đại Thời Heian, đặc biệt là sáng táccủa phụ nữ, đã sáng tạo một nền văn hóa độc đáo mà nhiều yếu tố của nó trởthành nền tảng của văn hóa Nhật Bản Các nhà văn được sáng tác, được sửdụng tài năng của mình để viết lên những điều mắt thấy tai nghe, những gì màchính họ đã và đang trải nghiệm [8] Có lẽ chính vì thế, những trang viết vềphần đời đầy bất hạnh và những ẩn ức, thiệt thòi của người phụ nữ sống trong

xã hội phong kiến được trình bày một cách sâu sắc, chân thực Có thể nói, thơvăn nữ lưu thời Heian đã thực sự rất thành công trong việc miêu tả tâm lýnhân vật và diễn tả sâu sắc thân phận con người của thời đại, trong đó có một

số tác phẩm tiêu biểu như Truyện Genji, Sách gối đầu, Phù du nhật ký

Truyện Genji là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Nhật viết về

niềm bi cảm nhân sinh trên nền cảm thức Aware Tác phẩm có tầm ảnh hưởng

sâu sắc đến truyền thống văn học Nhật Bản và đến sáng tác của các tác giảsau này, đặc biệt là Y Kawabata, người tự nhận mình “sinh ra bởi vẻ đẹp

Ngày đăng: 22/01/2016, 21:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm, biên soạn, 2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết
Nhà XB: NxbHội nhà văn
[2]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốcgia
Năm: 1999
[3]. Trần Lê Bảo (2010), "Giải mã tác phẩm Người đẹp say ngủ của Y. Kawabata (từ chủ đề cứu thế)", Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã tác phẩm Người đẹp say ngủ củaY. Kawabata (từ chủ đề cứu thế)
Tác giả: Trần Lê Bảo
Năm: 2010
[4]. Chu Văn Bằng (2009), Con người bản năng trong tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki Murakami, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người bản năng trong tiểu thuyết RừngNa-uy của Haruki Murakami
Tác giả: Chu Văn Bằng
Năm: 2009
[5]. Phan Qúy Bích (2006), “Rừng Nauy - Sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực?”, báo Văn nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng Nauy - Sex thuần túy hay nghệ thuậtđích thực?”
Tác giả: Phan Qúy Bích
Năm: 2006
[6]. Nhật Chiêu (2000), "Kawabata Yasunari và thẩm mỹ của chiếc gương soi", Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kawabata Yasunari và thẩm mỹ của chiếcgương soi
Tác giả: Nhật Chiêu
Năm: 2000
[7]. Nhật Chiêu (2000), "Thế giới Kawabata Yasunari (Hay là cái đẹp:Hình và Bóng)", Tạp chí văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới Kawabata Yasunari (Hay là cái đẹp:Hình và Bóng)
Tác giả: Nhật Chiêu
Năm: 2000
[9]. Trần Thiện Đạo (2001), Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc
Tác giả: Trần Thiện Đạo
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
[10]. Hà Minh Đức (chủ biên, 1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[11]. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học hiện sinh
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
[12]. Fedorenko, N.T. (1999), "Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp", Thái Hà dịch, Văn học nước ngoài, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp
Tác giả: Fedorenko, N.T
Năm: 1999
[13]. Hàn Thủy Giang, "Các nhà văn châu Á nhận giải Nobel văn học", http:/vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà văn châu Á nhận giải Nobel văn học
[14]. Khương Việt Hà (2004), "Thủ pháp tương phản trong truyện Người đẹp say ngủ (Nemureru buo) của Kawabata Yasunari", Tạp chí Nghiên cứu văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ pháp tương phản trong truyệnNgười đẹp say ngủ (Nemureru buo) của Kawabata Yasunari
Tác giả: Khương Việt Hà
Năm: 2004
[15]. Khương Việt Hà (2005), "Mĩ học Kawabata Yasunari", Tạp chí văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ học Kawabata Yasunari
Tác giả: Khương Việt Hà
Năm: 2005
[16]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[17]. Nguyễn Văn Hạnh (2009), "Cấu trúc hướng nội trong tiểu thuyết Y. Kawabata", Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 50 năm trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc hướng nội trong tiểu thuyếtY. Kawabata
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 2009
[18]. Chu Sĩ Hạnh (1969), “Yasunari Kawabata dưới nhãn quan Tây phương”, Số đặc biệt Y. Kawabata, Tạp chí Văn Sài Gòn, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yasunari Kawabata dưới nhãn quan Tâyphương”, Số đặc biệt Y. Kawabata, "Tạp chí Văn Sài Gòn
Tác giả: Chu Sĩ Hạnh
Năm: 1969
[19]. Nguyễn Vũ Hảo, Đỗ Minh Hợp (2009), Giáo trình triết học phương Tây hiện đại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết họcphương Tây hiện đại
Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo, Đỗ Minh Hợp
Năm: 2009
[20]. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Nhật Bản và YasunariKawabata
Tác giả: Đào Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[21]. Đào Thị Thu Hằng, Yasunari Kawabata - Tuyển tập tác phẩm (2005), Nxb Lao động và Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yasunari Kawabata - Tuyển tập tác phẩm
Tác giả: Đào Thị Thu Hằng, Yasunari Kawabata - Tuyển tập tác phẩm
Nhà XB: Nxb Lao động và Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w