1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng ngữ âm phần vần phương ngữ thanh hóa luận văn thạc sỹ ngữ văn

110 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 613 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Mai thị chung đặc điểm ngữ âm phần vần phơng ngữ thanh hóa CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậN VĂN THạCNGữ VĂN Ngời hớng dẫn khoa học: ts. đoàn hoài nguyên Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ quốc gia - ngôn ngữ chung cho 54 dân tộc anh em cộng cư trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, tiếng Việt phải là một ngôn ngữ thống nhất vượt trên mọi thời gian, không gian. Nhưng thống nhất không có nghĩa là đồng nhất. Ở mặt biểu hiện, cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Việt hết sức đa dạng. Tính đa dạng của ngôn ngữ dân tộc thể hiện ở nhiều mặt: ở phong cách thể hiện, ở hiệu quả biểu hiện, ở tính phân từng xã hội - lớp người sử dụng, ở khu vực địa lý - dân cư. Có lẽ, tính đa dạng của tiếng Việt biểu hiện trên khu vực địa lý - dân cư là rõ nét nhất. Sự biểu hiện của tiếng Việt xét trên phương diện này được gọi là tiếng địa phương hay phương ngữ. Do đó, tìm hiểu phương ngữ chính là góp phần tìm hiểu sự phong phú, đa dạng của bức tranh ngôn ngữ tiếng Việt. 1.2. Cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn còn có những ý kiến không thống nhất với nhau về vị trí của tiếng Thanh Hóa trong khi phân chia các vùng phương ngữ Việt. Một số người cho rằng, tiếng Thanh Hóa thuộc về phương ngữ Bắc Bộ. Còn các tác giả Hoàng Thị Châu [8], Hoàng Trọng Canh [4], Nguyễn Hoài Nguyên [30] lại cho rằng tiếng Thanh Hóa thuộc về phương ngữ Bắc Trung Bộ cùng với tiếng Nghệ - Tĩnh và tiếng Bình Trị Thiên. Lại có các tác giả như Trương Văn Sinh và Nguyễn Thành Thân [36], Phạm Văn Hảo [16] coi tiếng Thanh Hóa là thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Bắc Trung Bộ. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì, Thanh Hóa vốn là vùng đất cổ rộng lớn với dân số khá đông, lại là vùng tiếp nối giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nên tiếng nói giữa các vùng nhỏ, giữa các huyện, và nhiều khi giữa các xã trong một huyện với nhau cũng không hoàn toàn thuần nhất mà có những điểm khác nhau khá sinh động. Chẳng hạn, nếu dựa vào tiếng nói của người dân thành phố Thanh Hóaphần lớn vùng phía Bắc của tỉnh gồm Nga Sơn, Hậu Lộc và một phần Hà Trung, một số xã ở Hoằng Hóa và thị xã Bỉm Sơn thì sẽ thấy tiếng nói ở những vùng này rất gần với phương ngữ Bắc Bộ. Song, nếu coi tiếng nói 2 của người dân các huyện trung tâm, có lịch sử văn hóa lâu đời như Đông Sơn, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia mới là đại diện cho tiếng Thanh Hóa thì lại thấy rằng tiếng Thanh Hóa gần với tiếng Nghệ Tĩnh hơn. Mặc dù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng chúng tôi cho rằng, phương ngữ Thanh Hóa là một trong những tiểu vùng trong vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ. Rõ ràng, trước một đối tượng phức tạp như vậy, nếu không có một sự điều tra toàn diện, hệ thống đầy đủ các đặc điểm ngữ âm cũng như từ vựng của một số lượng lớn các địa điểm khắp trong tỉnh thì rất khó có được kết luận xác đáng về tiếng nói của người dân xứ Thanh. Với cách nhìn như vậy, chúng tôi không có tham vọng miêu tả một cách đầy đủ và chính xác diện mạo của tiếng Thanh Hóa (bởi khối lượng tư liệu điều tra hiện có chưa đủ rộng khắp để làm việc này), mà chỉ muốn nêu lên một số nét khái quát về những điểm chung nhất, phổ biến và dễ nhận thấy so với phương ngữ Bắc Bộ và tiếng nói phổ thông của cả nước. 1.3. Đề tài này khảo sát cách phát âm các đơn vị từ vựng tiếng Việt được thể hiện ở khu vực dân cư Thanh Hóa với những khác biệt nhất định về mặt ngữ âm phần vần so với ngôn ngữ toàn dân. Như vậy, nghiên cứu phương ngữ Thanh Hóa là việc làm cần thiết. Bởi vì, sự khác biệt về mặt ngữ âmphần vần của từ địa phương Thanh Hóa so từ toàn dân là khá rõ nét. Mặt khác, như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, phương ngữ Thanh Hóa là một trong những tiểu vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ mang nhiều nét cổ và khúc xạ khá rõ nét về diễn trình phát triển, biến đổi của lịch sử tiếng Việt. 2. Lịch sử nghiên cứu Nếu như phương ngữ Nghệ Tĩnh được khẳng định là có một vị trí đặc biệt: đấy là vùng hiện còn giữ được nhiều nét cổ…[6], được coi là một thứ của để dành [30] quý hiếm đủ làm cho nó có một diện mạo riêng để cho người địa phương khác nhận ra và gọi bằng cái tên tiếng Nghệ, được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu. Nhiều tư liệu trong phương ngữ Nghệ Tĩnh được khai thác làm dẫn liệu cho những nghiên cứu phương ngữ Việt và lịch sử tiếng Việt thì việc nghiên cứu phương ngữ Thanh Hóa là một vấn đề còn rất mới, chưa được 3 nhiều người quan tâm. Cho đến nay, chỉ mới có một số ít nhà nghiên cứu ngôn ngữ đi vào nghiên cứu vấn đề này trên một vài khía cạnh, ở mức độ rộng hẹp khác nhau. Chúng tôi xin được điểm qua một số công trình có liên quan tới đề tài này. Đề cập đến phương ngữ Thanh Hóa, trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học tiếng Việt) của GS. Hoàng Thị Châu [8]. Trong công trình này, GS đã đưa ra nhiều ý kiến xác đáng về việc phân chia vùng phương ngữđặc điểm chung của các vùng phương ngữ đó. Theo tác giả, phương ngữ Thanh Hóa thuộc vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ đồng thời bà cũng chỉ ra rằng, phương ngữ Thanh Hóa là một trong hai tiểu vùng của phương ngữ Bắc Trung Bộ mang một số đặc điểm chuyển tiếp. Nếu như các vùng và các tiểu vùng phương ngữ khác trong tiếng Việt đã được nghiên cứu nhiều thì phương ngữ Thanh Hóa lại ít được chú ý. Tiếp đến, người nghiên cứu quan tâm tới phương ngữ Thanh Hóa là tác giả Phạm Văn Hảo. Ngoài công trình Nghiên cứu đặc điểm ngữ âm tiếng Thanh Hóa (Luận án Tiến sĩ bằng tiếng Nga), hiện nay tài liệu được công bố trong nước duy nhất chỉ có bài viết của tác giả Về một số đặc trưng tiếng Thanh Hóa, thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Bắc Trung Bộ (1985) [16] là trực tiếp bàn về phương ngữ này. Tác giả Phạm Văn Hảo cùng chung quan điểm với các tác giả Trương Văn Sinh và Nguyễn Thành Thân [36], xem tiếng địa phương Thanh Hóaphương ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Bắc Trung Bộ, đồng thời ông cũng nêu và nhận xét về một số đặc trưng của tiếng Thanh Hóa. Ngoài ra, còn một số tác giả khác khi phân vùng phương ngữ tiếng Việt cũng đã đề cập đến phương ngữ Thanh Hóa trong các bài viết của mình, như Trương Văn Sinh, Nguyễn Thành Thân trong Vị trí của tiếng địa phương Thanh Hóa [36]. Hai tác giả này đã nhận xét về vị trí không ổn định của tiếng địa phương Thanh Hóa trong bảng phân loại của các tác giả, hoặc xếp phương ngữ này vào vùng phương ngữ Bắc Bộ hoặc định vị nó thuộc vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ. Cuối cùng, hai ông đề nghị xếp tiếng địa phương Thanh Hóa vào 4 phương ngữ Bắc Trung Bộ cùng với tiếng địa phương Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Một số luận văn, khóa luận của học viên cao học và sinh viên Trường đại học Vinh trong những năm gần đây cũng đã đề cập tới phương ngữ Thanh Hóa. Chẳng hạn: Nguyễn Thị Sơn: Bước đầu khảo sát vốn từ địa phương Thanh Hóa; Lê Thị Hữu: Đặc trưng ngữ âm tiếng Hoằng Hóa; Nguyễn Thị Thắm: Đặc điểm từ địa phương Thanh Hóa; Nguyễn Thị Nga: Đặc trưng ngữ âm thổ ngữ Thọ Xuân (Thanh Hóa); Lê Thị Huệ: Nhận xét bước đầu về vốn từ địa phương Thanh Hóa; Nguyễn Thị Hương: Vốn từ địa phương Thanh Hóa (Khảo sát và phân loại) Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương ngữ Thanh Hóa, ta thấy phương ngữ này chưa được quan tâm đúng mức và chưa có sự định vị thống nhất. Qua các công trình nghiên cứu của một số tác giả, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu mới chỉ dựa vào một số tư liệu ít ỏi, với một số ví dụ không phong phú để nhận xét, đánh giá, rút ra các đặc điểm, cho nên phương ngữ Thanh Hóa vẫn là đối tượng cần được nghiên cứu và làm rõ. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các thổ ngữ phương ngữ Thanh Hóa là một thực tế có thể làm đối tượng nghiên cứu lí tưởng cho phương ngữ học tiếng Việt xét ở bất kỳ góc độ nào, theo bất cứ cách tiếp cận nào đối với hiện tượng phương ngữ. Như tên đề tài đã nêu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống ngữ âm phần vần tiếng địa phương Thanh Hóa được xác lập qua so sánh đối chiếu với hệ thống ngữ âm tiếng Việt văn hóa và các phương ngữ khác. Dĩ nhiên, xét về mặt ngữ âm, tiếng Thanh Hóa không phải là một đối tượng thuần nhất. Cố gắng của chúng tôi là đưa ra được một sự mô tả dù ở mức khái lược về hệ thống ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa để giúp người đọc thấy rõ hơn diện mạo sắc thái của nó. Do đó, ở luận văn này chúng tôi dành sự quan tâm mô tả những đặc điểm ngữ âm phần vần vốn có của phương ngữ Thanh Hóa được thể hiện qua các thổ ngữ 5 trong thực tế phát âm và cả trong những biến thể địa phương ở một bộ phận từ vựng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi tự đặt cho luận văn nhiệm vụ phải giải quyết những vấn đề sau đây: - Điều tra điền dã, thu thập và thống kê các biến thể địa phương trong cách phát âm phần vần. - Tập trung mô tả phần vần của phương ngữ Thanh Hóa, cố gắng thể hiện một cách đầy đủ và trung thực diện mạo ngữ âm phần vần. - Trong điều kiện tư liệu cho phép, từ các hiện tượng ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa định vị phương ngữ Thanh Hóa trong vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ, đồng thời góp phần lí giải các xu hướng biến đổi ngữ âm lịch sử tiếng Việt. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để tiến hành nghiên cứu ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa, trước hết chúng tôi chọn một số huyện, trong mỗi huyện chọn một số xã có tiếng nói đại diện cho mỗi vùng để làm điểm khảo sát và miêu tả. Việc chọn các điểm điều tra, chúng tôi dựa vào 2 căn cứ: 1/ Dựa vào sự thẩm nhận của người địa phương đó là những xã có tiếng nói đặc biệt hơn cả. 2/ Dựa vào những đặc điểm về địa lý, lịch sử, dân cư, chúng tôi chọn những xã xa trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xa trục giao thông. Dựa vào căn cứ đó chúng tôi chọn các huyện để điều tra khảo sát là: Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Nông Cống, Thọ Xuân, Đông Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc. Mỗi huyện như vậy, chúng tôi chọn ít nhất hai xã. Ngoài ra, chúng tôi cũng tranh thủ thu thập từ địa phương Thanh Hóa qua sinh viên là người Thanh Hóa ở các trường đại học và qua tư liệu điền dã trong sổ tay của TS. Nguyễn Hoài Nguyên. Công việc điều tra điền dã đã được thực hiện nhiều đợt trong một thời gian khá dài. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Mục đích của luận văn là từ khảo sát thực tế về cách phát âm của tiếng địa phương Thanh Hóa để miêu tả đặc trưng ngữ âm phần vần tiếng địa phương Thanh Hóa như một hệ thống hoàn chỉnh. Do đó, về phương pháp, ngoài việc vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học đại cương, chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp điều tra nghiên cứu của phương ngữ học. Để có được một sự hình dung tương đối đầy đủ về các nét đặc hữu địa phương chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích miêu tả ngữ âm học, âm vị học và phương pháp so sánh lịch sử. Nhằm chỉ ra những nét khác biệt về ngữ âm phần vần tiếng Thanh Hóa so với các phương ngữ khác và với tiếng Việt văn hóa, chúng tôi dùng phương pháp so sánh đối chiếu. Ở phần so sánh đối chiếu, chúng tôi sử dụng các kết quả khảo sát và miêu tả của các tác giả khác làm cơ sở so sánh đối chiếu với phương ngữ Thanh Hóa. Trong quá trình thu thập và xử lí tư liệu, chúng tôi dựa trên phân tích bằng thính giác của người bản ngữ. Đây cũng là một phương pháp quan trọng, có hiệu quả và dễ áp dụng trong nghiên cứu phương ngữ học. Việc chọn tiêu thể để miêu tả, chúng tôi chọn cách phát âm phần vần của thành phố Thanh Hoá, từ đó xác lập các biến thể địa phươngphần vần trong các thổ ngữ của phương ngữ Thanh Hoá. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Từ việc khảo sát thực tế, đây là công trình đầu tiên trình bày một cách có hệ thống đặc điểm ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa. Qua so sánh đối chiếu với tiếng Việt văn hóa và các phương ngữ khác, luận văn chủ yếu miêu tả đặc trưng ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa như một hệ thống ngữ âm phần vần hoàn chỉnh của nó nhằm cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa với những nét chung và những nét đặc thù địa phương, qua đó thấy được vai trò, vị trí cùng với sự hình thành và biến động của ngữ âm phần vần Thanh Hóa trong tiến trình của tiếng Việt. 7 5.2. Trong luận văn, các hiện tượng ngữ âm phần vần tiếng Thanh Hóa được miêu tả như nó với các biến thể địa lý và biến thể ngữ âm nhằm phác vạch sự tương ứng giữa ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa với tiếng Việt văn hóa. 5.3. Phương ngữ Thanh Hóa là một trong vài phương ngữ hiếm hoi còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Việc nghiên cứu phương ngữ Thanh Hóa là góp phần khôi phục lại những dấu vết lịch sử vô cùng quý báu của tiếng Việt còn lưu giữ trong ngữ âm phần vần Thanh Hóa, góp thêm tư liệu phương ngữ giúp cho các nhà nghiên cứu có cách lý giải và tái lập những biến đổi ngữ âm tiếng Việt trong lịch sử bao gồm một số hướng biến đổi phổ biến và cả những biến thái ngữ âm đa dạng vốn có trong tiến trình phát triển ngữ âm tiếng Việt trong lịch sử. Nghiên cứu ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa còn góp phần phục vụ cho nhu cầu giao tiếp trên khu vực địa phương, về cách phát âm trong nhà trường, về vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt. 6. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung được triển khai thành 3 chương: - Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài - Chương 2: Đặc trưng ngữ âm phần vần của phương ngữ Thanh Hóa - Chương 3: Vài suy nghĩ về lịch sử tiếng Việt qua phần vần phương ngữ Thanh Hóa 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. 1. Một số khái niệm về phương ngữ 1.1.1. Khái niệm phương ngữ Phương ngữ là biến thể và dạng tồn tại về các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ văn hóa ở một vùng địa lý - dân cư nhất định hay một phạm vi xã hội nào đó. Khái niệm phương ngữ mà chúng tôi dùng ở đây là theo cách hiểu thứ nhất và đã được Hoàng Thị Châu định nghĩa như sau: Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác [8, tr.24]. Như vậy, theo cách hiểu này, thuật ngữ phương ngữ còn có thể gọi là tiếng địa phương hay trước đây gọi là phương ngôn. Liên quan đến khái niệm phương ngữ còn có khái niệm giọng (giọng nói). Giọng là nhấn mạnh khía cạnh ngữ âm, là cái riêng của ngữ âm phương ngữ mà cái riêng của phương ngữ chủ yếu là ở bình diện ngữ âm nên phương ngữ cũng có thể gọi là giọng địa phương. Theo nghĩa này, giọng không phải là yếu tố ngữ âm đơn lẻ mà một tập hợp những yếu tố ngữ âm khác nhau và đồng thời xuất hiện khi phát âm, đồng thời được tiếp nhận khi giao tiếp. Theo Hoàng Cao Cương: Giọng địa phương là một hệ thống phương tiện âm thanh của một ngôn ngữ được người bản địa dùng như một loại tín hiệu giao tiếp - văn hóa nhờ nó người ta không những nhận được các thông tin ngữ nghĩa, cảm xúc của một thông báo mà còn nhận ra được xuất xứ của người thực hiện giao tiếp [10, tr.1]. 1.1.2. Phương ngữ và thổ ngữ Ở mặt biểu hiện, sự đa dạng của tiếng Việt được thể hiện ở hai loại biến thể: phương ngữ và thổ ngữ, song sự phân biệt và cách hiểu hai loại biến thể này chưa có sự thống nhất trong các nhà ngữ học. Các tác giả Khái luận ngôn ngữ học (1960) phân biệt trong tiếng Việt có hai loại biến thể: một biến thể gọi là tiếng địa phương và một biến thể gọi là thổ ngữ. Theo các tác giả: Khái niệm về tiếng địa phương rất linh động. Khái niệm đó có thể thay đổi theo không gian, 9 nghĩa là tuỳ phạm vi địa phương rộng hẹp. Việc chia các tiếng địa phương trong một ngôn ngữ chỉ là một ước lệ [46,tr. 70]. Và một tiếng địa phương có thể gồm nhiều thổ ngữ. Về ranh giới tiếng địa phương và thổ ngữ các tác giả cho rằng: Không thể xem những ranh giới về đất đai giữa các tỉnh, huyện chẳng hạn cũng là ranh giới giữa các tiếng địa phương, thổ ngữ [46,tr.71]. Tác giả Vương Toàn chia phương ngữ thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội, và cho rằng: Phương ngữ lãnh thổ là những biến thể địa lý khu vực của nó. Bên trong mỗi phương ngữ lại có rất nhiều thổ ngữ; là những biến thể của phương ngữ ở khu vực địa lý hẹp hơn như tỉnh, huyện hoặc làng [44,tr.275-276]. Cùng chia xẻ với quan niệm này là các tác giả Đỗ Hữu Châu [7], Nguyễn Kim Thản [39], Nguyễn Văn Tu [53]. Như vậy, theo các tác giả này, phương ngữ có tính chất khu vực rộng có thể bao gồm nhiều tỉnh, còn thổ ngữ có tính chất tỉnh, huyện hoặc làng. Lại có những biến thể tiếng Việt ở phạm vi một tỉnh như tỉnh Thanh Hóa, Phạm Văn Hảo [16] gọi là thổ ngữ, nhưng các tác giả Trương Văn Sinh và Nguyễn Thành Thân [36] gọi là tiếng địa phương, còn Hoàng Thị Châu [8], Hoàng Trọng Canh [4], Nguyễn Hoài Nguyên [30], Võ Xuân Trang [49] lại gọi là phương ngữ. Theo tác giả Hoàng Thị Châu, phương ngữ là một khái niệm hết sức khó giải thích chính xác, bởi vì: Khi nói đến một phương ngữ nào đó trong tiếng Việt lập tức người nghe cảm thấy một cái gì đó rất mơ hồ, khó xác định, thiếu tính hiển nhiên [8, tr.25]. Nhưng cuối cùng tác giả cũng đưa ra một cách hiểu: Thuật ngữ phương ngữ để chỉ tiếng địa phương trong một vùng rộng lớn như tỉnh, thành phố bao gồm nhiều thổ ngữ ở các xã thôn [8, tr.24]. Vậy là, theo Hoàng Thị Châu, phương ngữ là những biến thể địa phương trên một vùng lớn như tỉnh, thành phố; còn thổ ngữ là những biến thể ở một phạm vi hẹp hơn như xã, thôn. Tác giả còn khẳng định, hầu hết các xã, thôn ở miền Bắc đều có thổ ngữ riêng và thổ ngữ là biến thể địa phương của tiếng Việt thống nhất. Chúng tôi tiếp thu cách hiểu khái niệm và cách dùng thuật ngữ phương ngữ, thổ ngữ của tác giả Hoàng Thị Châu nhưng có một sửa đổi nhỏ. Chúng tôi cho rằng: phương ngữ có thể là biến thể tiếng Việt ở một tỉnh hoặc một vài tỉnh, một vài 10 . thống đặc điểm ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa. Qua so sánh đối chiếu với tiếng Việt văn hóa và các phương ngữ khác, luận văn chủ yếu miêu tả đặc trưng. thể ngữ âm nhằm phác vạch sự tương ứng giữa ngữ âm phần vần phương ngữ Thanh Hóa với tiếng Việt văn hóa. 5.3. Phương ngữ Thanh Hóa là một trong vài phương

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alecxandre de Rhodes (1651), Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Việt - Bồ - La
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
2. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên)(1999), Hoàng Trọng Canh, Phan Mậu Cảnh, Nguyễn Hoài Nguyên, Từ điển địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển địa phương Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1999
3. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu (1982), Tiếng Việt trên đường phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên đường phát triển
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1982
4. Hoàng Trọng Canh (2001), Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Năm: 2001
5. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc hình thành cách đọc Hán - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc hình thành cách đọc Hán - Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1979
6. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
7. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
8. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên các miền đất nước
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1989
9. Hoàng Thị Châu (1978), Thổ ngữ và làng xã Việt Nam, trong cuốn “Nông thôn ta trong lịch sử”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ ngữ và làng xã Việt Nam, trong cuốn “"Nông thôn ta trong lịch sử
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
10. Hoàng Cao Cương (1989), “Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu FO”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu FO”, Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 1989
11. Trần Trí Dõi (1987), Những vấn đề từ vựng và ngữ âm tiếng Chứt góp phần nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Tóm tắt luận án PTS Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề từ vựng và ngữ âm tiếng Chứt góp phần nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Trần Trí Dõi
Năm: 1987
12. Trần Trí Dõi (2005), Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử tiếng Việt
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
13. Phạm Đức Dương (1983), Nguồn gốc tiếng Việt, từ điển Việt - Mường đến Việt - Mường chung, trong cuốn “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc tiếng Việt, từ điển Việt - Mường đến Việt - Mường chung, "trong cuốn “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1983
14. Long Điền Nguyễn Văn Minh (1998), Việt ngữ tinh hoa từ điển, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt ngữ tinh hoa từ điển
Tác giả: Long Điền Nguyễn Văn Minh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1998
15. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
16. Phạm Văn Hảo (1985), “Về một số đặc trưng tiếng Thanh Hóa, thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số đặc trưng tiếng Thanh Hóa, thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”, Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Phạm Văn Hảo
Năm: 1985
17.Cao Xuân Hạo (1986), “Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ, (2), tr.22-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 1986
18. Cao Xuân Hạo (1995), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
19. Nguyễn Quang Hồng (1975-1982), Bài giảng ngữ âm tiếng Việt cho Sinh viên Khoa văn Trường đại học sư phạm Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng ngữ âm tiếng Việt
20. Nguyễn Quang Hồng (1976), “Âm tiết tiếng Việt chức năng và cấu trúc của nó”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm tiết tiếng Việt chức năng và cấu trúc của nó”, Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Quang Hồng
Năm: 1976

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Cỏc yếu tố nguyờn õm tớnh trong vần cỏi Thanh Húa Dũng - Đặc trưng ngữ âm phần vần phương ngữ thanh hóa luận văn thạc sỹ ngữ văn
ng Cỏc yếu tố nguyờn õm tớnh trong vần cỏi Thanh Húa Dũng (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w