1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng của thể tài du ký trên nam phong tạp chí luận văn thạc sỹ ngữ văn

127 867 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 611,5 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Tr ờng đại học vinh PHAN TH MINH C TRNG CA TH TI DU Kí TRấN NAM PHONG TP CH Chuyên ngành: lý luận văn học mã số: 60.22.32 Luận văn thạcngữ văn Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nam phong tạp chí (1917 - 1934) là một trong số những tờ báo ra đời tương đối sớm và có vị trí nổi bật trong đời sống văn hóa – văn học dân tộc nửa đầu thế kỷ XX. Năm 1917, Đế quốc Pháp chủ trương cho ra đời một tờ nguyệt san nhằm phục vụ chính sách cai trị của Pháp tại Việt Nam. Tờ báo được đặt tên là Nam phong tạp chí do học giả Phạm Quỳnh làm chủ bút phần Quốc ngữ và Pháp văn và học giả Nguyễn Bá Trác làm chủ bút phần chữ Nho. Tuy nhiên, với tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc sâu sắc, học giả Phạm Quỳnh đã dần dần chuyển nội dung của tạp chí hướng về học thuật, tìm hiểu các nền văn hoá Đông Tây, đặc biệt là văn hoá Việt Nam, với mục đích xây dựng một nền quốc văn mới, phổ biến học thuật, giới thiệu những tư tưởng triết học, khoa học, văn chương, lịch sử… để nâng cao dân trí và dân khí. Sau 17 năm xây dựng và phát triển, Nam phong tạp chí đã xuất bản được 210 số, với khoảng 35000 trang chữ Quốc ngữ, Pháp và chữ Nho. Đây là một tài liệu quí giá về văn học và văn chương, đề cập đến các lĩnh vực văn hoá Đông phương và Việt Nam nhằm đối mặt với nền văn minh cơ khí và văn hoá Pháp mà Đế quốc Pháp thời ấy muốn áp đặt để thanh tẩy nền Nho học cũ, theo chủ trương “khai hoá” dân ta.Giá trị lịch sử của Nam phong tạp chí cũng rất lớn vì đây là một phong trào của giới sĩ phu, trong một thời đại đen tối của vận nước, cố gắng gìn giữ những giá trị lớn của Đông phương và tìm cho nhân dân Việt Nam một con đường sáng sủa, trong đó nền nhân bản của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam cộng hoà đã đưa Nam phong tạp chí vào chương trình giáo dục bậc Trung học và yêu cầu tuổi trẻ Việt Nam phải đọc Nam phong tạp chí để hiểu được một thời đại đau thương của lịch sử dân tộc và tinh thần bất khuất của một lớp tiền bối. 2 1.2. Nam phong tạp chí gồm có 9 chuyên mục khác nhau. Mục Du với hơn sáu mươi tác phẩm, được nằm trong chuyên mục Tạp trở. Chuyên mục này ngoài việc giới thiệu sách mới, những bài tựa, những danh ngôn, trích lục các sách… thì chủ yếu đăng các bài (du hành, du ký), trình bày các câu chuyện “mắt thấy tai nghe” dọc đường của một chuyến tham quan, công tác… Đây chính là nội dung được đánh giá là một trong những đóng góp quan trọng của Nam phong tạp chí với nền văn học nước nhà. Những tác phẩm du trên Nam phong tạp chí có giá trị nhiều mặt, phản ánh được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người Việt Nam. Trên phương diện văn học, những tác phẩm du trên Nam phong tạp chí thực sự là những tác phẩm đặc sắc. Ngoài nội dung hiện thực phản ánh rộng lớn, mới mẻ, thể du trên Nam phong tạp chí còn ghi dấu sự tìm tòi, thử nghiệm của các tác giả trước lối viết theo hướng hiện đại. Ở mức độ nào đó, có thể khẳng định sự phát triển của thể du trên Nam phong tạp chí đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Trải qua hơn 70 năm, đến nay bộ du trên Nam phong tạp chí vẫn là một kho tư liệu quý, một chứng tích của thời gian. “Bộ du này là một sự tập hợp một lúc nhiều giá trị: văn học sử, xã hội học, văn hóa học, dân tộc học, địa lý, phong tục… Và tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thể hiện một cách hồn nhiên nhất. Người xưa viết du trước hết là một cách cảm nhận không gian, còn người nay đọc du sẽ ám ảnh hơn về cảm giác thời gian” (Vũ Tuấn Anh). 1.3. Tuy nhiên, một vấn đề cần phải khẳng định là không phải đến khi xuất hiện Nam phong tạp chí thì thể tài du mới ra đời. Du đã xuất hiện trong nền văn học trung đại qua các bài thơ ca đề vịnh phong cảnh như: Vịnh Văn Yên tự phú của Huyền Quang Lý Đại Táo, Bài Tháp Linh Tế núi Dục Thúy của Trương Hán Siêu, Tịnh cư ninh thể phú và Đại đồng phong cảnh phú của Nguyễn Hàng, Nhị Thanh động phú và Tây Hồ phong 3 cảnh phú của Ngô Thì Sĩ, hay Thượng kinh sự của Lê Hữu Trác… Đến thế kỷ XIX, các tác phẩm du đã trở nên phong phú hơn cả về hình thức cũng như nội dung. Phần lớn bài viết đều thuật lại những cuộc hành trình dài. Nội dung của những bài du không chỉ còn giới hạn về các vấn đề ca ngợi vẻ đẹp đất nước, mà đã xuất hiện một số tác phẩm ghi lại những chuyến du ngoạn nước ngoài, tiêu biểu như: Tây hành nhật của Phạm Phú Thứ, Ghi về vương quốc Khơme, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký, Như Tây nhật trình, Chư quốc thạc hội của Trương Minh Ký… Bước sang thế kỷ XX, nhờ sự ra đời của báo chí, các nhà xuất bản, sự phát triển của chữ Quốc ngữđặc biệt là nhờ điều kiện giao thông thuận lợi, du đã thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Bằng việc sáng lập ra mục “Việt Nam nhị thập kỷ - xã hội ba đào ký” trên An Nam tạp chí, Tản Đà (1889 - 1939) trở thành người có công đầu trong việc thúc đẩy thể du phát triển. Thế nhưng, chỉ đến khi Nam phong tạp chí ra đời thì trên văn đàn Việt Nam mới có nhiều tác phẩm du với lối viết đầy chất trữ tình và mang đậm dấu ấn cá nhân, như: Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật (Phạm Quỳnh), Cuộc đi chơi năm tầng núi (Tùng Vân), Hương sơn du (Minh Phượng), Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh (Nguyễn Đức Tánh)… Những tác phẩm du này đã để lại nhiều giá trị nội dung cũng như những cách tân nghệ thuật độc đáo. Cùng với những thể loại văn học khác, du đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. 1.4. Với mong muốn củng cố và hoàn thiện thêm những hiểu biết về sự phát triển của thể tài du Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng tôi chọn vấn đề Đặc trưng của thể tài du trên Nam phong tạp chí (1917-1934) làm đề tài nghiên cứu của mình. 4 2. Lịch sử vấn đề Xoay quanh vấn đề mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu, cho đến nay có khá nhiều bài viết, thậm chí còn có cả những cuốn sách và một số khóa luận, luận văn… bàn về thể tài du Việt Nam cũng như mục Du trên Nam phong tạp chí trước hết phải kể tới các bài sau: 2.1. Những bài nghiên cứu về Nam phong tạp chí nói chung Các tác giả nghiên cứu, giới thiệu về Nam phong tạp chí và các chuyên mục của Nam phong tạp chí, để thông qua đó khẳng định sự đóng góp to lớn của Nam phong tạp chí với nền văn học nước nhà. Trong hướng nghiên cứu này có rất nhiều bài nghiên cứu, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ trình bày tóm tắt một số bài viết tiêu biểu. Cuốn sách Mục lục phân tích tạp chí Nam phong [54] của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn năm 1962, năm 1968 được xuất bản tại Sài Gòn . và được Nhà xuất bản Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây in lại lần 2 vào năm 2002. Thông qua cuốn sách, tác giả đã xác định du là một trong 14 bộ môn và đồng thời khẳng định Nam phongtạp chí văn học, văn chương, xã hội, nghệ thuật lớn, đánh dấu một thời kỳ đi lên của văn hóa nước nhà. Xuất bản cuốn sách, tác giả mong muốn gạn lọc, cung cấp cho bạn đọc mai sau những tư liệu quí về văn học, văn hóa nước nhà, không để những giá trị đích thực có thể bị mai một đi. Bài viết Về thuật ngữ tiểu thuyết trên Nam phong tạp chí [48] của Nguyễn Đức Thuận đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2/2005, khẳng định Nam phong tạp chí ra đời không chỉ đánh dấu với sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết hiện đại trên Nam phong tạp chí nói riêng mà còn gắn với sự ra đời của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam nói chung. Trong suốt thời gian 17 năm tồn tại, Nam phong tạp chí đã có công gây dựng nền văn xuôi quốc ngữ của nước nhà, trong đó có việc xây dựng thể loại tiểu thuyết. Nam Phong tạp chí đã dẫn dắt, định hướng và cổ vũ cho 5 các cây bút văn xuôi của nước ta sáng tác đoản thiên tiểu thuyết- truyện ngắn, một thể loại văn học cho đến giai đoạn bấy giờ nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ Latinh của nước ta mới ở điểm khởi đầu. Tác giả cũng cho rằng, vào thời kỳ bình minh của tiểu thuyết viết bằng quốc ngữ, đây là một sự cố gắng, một thành tựu đáng được ghi nhận. Trong bài viết Báo chívăn chương qua một trường hợp: Nam phong tạp chí [6] đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2/2005, tác giả Nguyễn Đình Chú và Trịnh Vĩnh Long đã giới thiệu sơ lược về Nam phong tạp chí. Hai tác giả cũng khái quát sự đóng góp của Nam phong tạp chí trên 4 phương diện: quan điểm văn chương, sưu tầm bảo lưu văn học cổ, dịch thuật và giới thiệu các tác phẩm mới trong, ngoài nước. Theo các tác giả, Nam phong là một tạp chí đa chức năng trong đó có văn hóa và văn học, có vai trò khá đắc lực, cũng có thể nói là đặc biệt trong việc góp phần hiện đại hóa văn hóa, văn học Việt Nam từ những năm 1920 trở đi. Các tác giả khẳng định, hiện nay việc xử lí mối quan hệ giữa báo chívăn chương trên báo chí cần thiết tham khảo kinh nghiệm đã có trên Nam phong tạp chí. Bài viết Thử bàn về những đóng góp của mảng tư liệu Hán Nôm trên Nam phong tạp chí [17] của tác giả Chu Tuyết Lan, đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 1, năm 1992, thông qua việc trình bày một số chứng cứ chứng minh sự đóng góp của Nam phong tạp chí với mảng tư liệu Hán Nôm như: 399 đơn vị giới thiệu các bài sưu tầm, dịch thơ văn cổ; 33 đơn vị giới thiệu các bài nghiên cứu văn học; 168 đơn vị giới thiệu các bài nghiên cứu về lịch sử hoặc tư liệu về lịch sử; 119 đơn vị giới thiệu các sáng tác thơ văn đương thời; 7 đơn vị giới thiệu các văn bản chính trị đương thời. Ngoài ra tạp chí Nam phong còn đề cập đến rất nhiều vấn đề khác như luật hình, lễ nghi, tang lễ, y học, nghề đàn, lịch, lăng tẩm, lệ cống Trung Quốc, các bộ sử, nhận xét người phương Bắc về người nước ta, lịch sử và phong tục nước ngoài. Từ đó tác giả khẳng định, đến nay hơn nửa thế kỷ đã qua đi, 6 song những đóng góp đã phân tích ở trên các mảng tư liệu Hán Nôm trên tạp chí Nam phong vẫn còn được ghi nhận và sẽ giúp cho bạn đọc cũng như những nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để tìm hiểu lịch sử, ngôn ngữ văn hóa, xã hội và phong tục nước nhà. Trong bài viết Du của người Việt Nam viết về các nước và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Hữu Sơn cho rằng bên cạnh vai trò “người môi giới” văn hóa – văn học Việt Nam với thế giới, các tác phẩm du nói riêng và Nam phong tạp chí nói chung đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng vào tiến trình phát triển văn xuôi tiếng Việt nửa đầu thế kỷ XX. 2.2. Nh ng bài nghiên c u v du trên Nam phongữ ứ ề t p chí nói riêngạ Trong Lời giới thiệu của Nguyễn Hữu Sơn đăng ở cuốn Du Việt Nam Tạp chí Nam phong 1917 – 1934, Nxb Trẻ, 2007, tập 1 và được đăng lại với tựa đề Thể tài du trên tạp chí Nam phong (1917 – 1934) [36], tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4/2007, tác giả khẳng định nhu cầu hiểu biết, khám phá, đổi thay không khí chính là cơ sở cội nguồn hình thành nên những trang du ký. Các tác phẩm du ra đời thể hiện nhu cầu kết nối giữa chủ thể sáng tác và bạn đọc. Trong nền văn học trung đại Việt Nam đã có nhiều sáng tác thuộc thể tài du ký, song phải ghi nhận các trang du trên Tạp chí Nam phong đã tiếp nối được tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc từ cội nguồn văn học ông cha. Nam phong tạp chí đã biết lợi dụng diễn đàn công khai để khơi gợi và giáo dục tình cảm yêu nước, nhắc nhớ lại truyền thống đấu tranh anh dũng ngàn năm của dân tộc.Nguyễn Khắc Xuyên cho rằng: theo tờ Nam Phong, “có thể thấy một phần nào làm một cuộc hành trình qua những phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc tới Nam” [dẫn theo Nguyễn 7 Ngọc Thiện, 47]. Trần Hữu Tá trong bài Du kí Việt Nam – một bộ sách quý lại chú ý tới văn phong của tác phẩm này. Theo ông “đọc lại văn chương quốc ngữ đầu thế kỉ XX của Phạm Quỳnh, Trần Tiến Lãng, Nguyễn Trọng Thuật, Huỳnh Thị Bảo Hòa… về cơ bản, ta vẫn có được cái nhã hứng của người khát khao tri âm tri kỷ với văn chương” [45]. Bài viết Du trên tạp chí Nam phong [20] đăng trên báo Người đại biểu nhân dân, số 91/2009, của tác giả Phong Lê nhận định, mục du trên Nam phong tạp chí là minh chứng cho một giai đoạn quan trọng của lịch sử văn học dân tộc - giai đoạn bản lề, giao thời trên tất cả các phương diện của ngôn ngữthể loại, của tác giả và công chúng, của nội dung học thuật và tư duy nghệ thuật, hội tụ đủ các tri thức về địa và lịch sử, cùng những cảm khái và suy ngẫm về thời thế, đồng thời xen với việc kể, tả, các tác giả luôn gửi gắm vào trong tác phẩm của mình một tình yêu và niềm tự hào về đất nước. Bài viết của Trung Sơn trên báo Doanh nghiệp ra ngày 13-5-2007 với nhan đề Viết của sự đi. Bài viết đã nêu lên một vài đặc điểm nổi bật của du trên Nam phong tạp chí, đó là điều kiện ra đời, những đặc trưng không gian - thời gian trong du ký.Tác giả nhận định: “Bộ du Việt Nam trên Nam phong tạp chí là một kho tư liệu quí, một chứng tích của thời gian” [42]. Báo Tuổi trẻ, ra ngày 23 - 3- 2007, Phạm Xuân Nguyên có bài Đọc sách để đi chơi. Tác giả Xuân Nguyên cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá của mình về du ký: ”Đọc du ký, để hiểu biết có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh” [28]. 8 Báo Văn hóa và thể thao, ra ngày 27- 4- 2007 có bài viết Du như một thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định: “Du cần quan niệm như là một thể tài. Thể tài du cần phải hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải phía thể loại” [21]. Tạp chí Nghiên cứu văn học số 04 năm 2007, có bài Thể tài du trên tạp chí Nam Phong (1917 - 1934). Trong bài viết này, Nguyễn Hữu Sơn đã đi sâu vào các đặc trưng của thể du [39]. Trong bài viết Du của người Việt Nam viết về các nước và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX , tác giả Nguyễn Hữu Sơn cho rằng mặc giới hạn ở thể tài du ký, nhưng các tác phẩm du của người Việt Nam viết về các nước được đăng tải trên Nam phong tạp chí đã đánh dấu sự vận động, đổi thay, mở rộng, hoàn chỉnh dần tất cả các cấp độ hình thức ngôn từ nghệ thuật như hệ từ vựng, cách âm, chính tả, ngữ pháp, dung lượng, thể văn, thể tài, bút pháp, văn phong, phong cách . Tác giả khẳng định, bên cạnh vai trò “người môi giới” văn hóa - văn học Việt Nam với thế giới, các tác phẩm du nói riêng và Nam phong tạp chí nói chung đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng vào tiến trình phát triển văn xuôi tiếng Việt nửa đầu thế kỷ XX. Bài viết Giá trị văn hóa và văn học của loại văn du (khảo sát qua sách du Việt Nam) [10] của tác giả Nguyễn Thúy Hằng, đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tiến hành khảo sát các tác phẩm du Việt Nam trên 3 phương diện tác giả, bối cảnh lịch sử - văn hóa và đề tài để tìm ra những giá trị văn hóa và văn học của thể loại du ký. Trong bài viết này, tác giả cũng khẳng định các tác phẩm du Việt Nam nói chung và các tác phẩm du trên Nam phong tạp chí nói riêng 9 đều là những trang viết dưới góc nhìn văn hóa thể hiện tình yêu tổ quốc, là phê phán hay ca ngợi cũng đều hướng đến mong muốn xây dựng một nước Việt phồn vinh. Chính từ mong muốn tha thiết bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, muốn xây dựng một ngôn ngữ tiếng Việt giàu và đẹp mà các tác giả, thông qua tác phẩm của mình, đã làm nên giá trị văn hóa và văn học của thể du ký. Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ biên, cũng nói tới thể tài du ký: “Thể tài văn học đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút văn học được ghi lại bằng văn xuôi. Thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn gốc của du cần tìm trong những hình thức tùy bút, sự truyền thống” [18]. Năm 1989, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói sơ lược về thể tài du khi nói tới nhóm nhà văn trong Nam phong tạp chí và ông có nhắc tới một số tác phẩm du ký: Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký, Ba tháng ở Pari (rút từ Pháp du hành trình nhật kí) của Phạm Quỳnh [33]. Năm 1965, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ có bàn tới thể tài du nhưng là du riêng trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Ông đã đưa ra nhận xét: “Du Phạm Quỳnh thiên về biên khảo, văn nghị luận nhiều hơn văn cảm giác. Như bài Trẩy chùa Hương mở đầu bằng một khúc đại luận về tôn giáo, rồi dọc đường chỉ thấy những lời bình phẩm, suy xét về phong tục, tín ngưỡng của người mình (…) Phạm Quỳnh đã biết thuật chuyện có duyên, biết điểm vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất là khéo biết sử dụng một lời văn thanh thoát trang nhã. Nhưng từ năm 1925 trở đi, ngòi bút hướng vào giản dị và chuẩn xác hơn” [29]. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Anh (2007), “Đọc Du ký Việt Nam: Ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm”, Văn hóa (1355) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Du ký Việt Nam: "Ngồi một chỗ màthấy ngoài muôn dặm”, "Văn hóa
Tác giả: Nguyễn Anh
Năm: 2007
2. Bakhtin.M. (1993), Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1993
3. Nguyễn Huệ Chi (2004), “Phạm Quỳnh”, Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Quỳnh”, "Từ điển văn học (bộmới)
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
4. Nguyễn Phương Chi (2004), “Nhóm Nam phong”, Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm Nam phong”, "Từ điểnvăn học bộ mới
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
5. Thượng Chi (1932), “Cùng các phái viên Nam kỳ”, Nam phong, (32) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cùng các phái viên Nam kỳ”," Namphong
Tác giả: Thượng Chi
Năm: 1932
6. Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long (2005), “Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Nam phong tạp chí”, Nghiên cứu Văn học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và vănchương qua một trường hợp: Nam phong tạp chí”, "Nghiên cứu Vănhọc
Tác giả: Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long
Năm: 2005
7. Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2011), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam giaiđoạn giao thời 1900-1945
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
9. Lê Bá Hán, TrầnĐình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Thúy Hằng (2010), “ Giá trị văn hóa và văn học của loại văn du ký (khảo sát qua sách du ký Việt Nam)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị văn hóa và văn học củaloại văn du ký (khảo sát qua sách du ký Việt Nam)”, "Tạp chí Khoahọc
Tác giả: Nguyễn Thúy Hằng
Năm: 2010
11. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1999
12. La Khắc Hoà (2006), Đề cương chuyên luận Thi pháp kết cấu của B. Uspenxki, trình bày tại Viện Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương chuyên luận Thi pháp kết cấucủa B. Uspenxki
Tác giả: La Khắc Hoà
Năm: 2006
13. Nguyễn Văn Hoàn (2007), “In lại các bài du ký, một sáng kiến hay”, Báo Giáo dục và Thời đại, (81) Sách, tạp chí
Tiêu đề: In lại các bài du ký, một sáng kiếnhay”, Báo "Giáo dục và Thời đại
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 2007
14. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam giaiđoạn giao thời 1900-1930
Tác giả: Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệpHà Nội
Năm: 1988
16. Nguyễn Khuê, “Phác thảo quá trình hình thành tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”,http:/www.khoavanhocngonngu.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phác thảo quá trình hình thành tiểu thuyết vănxuôi quốc ngữ ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”
17. Chu Tuyết Lan (1992), “Thử bàn về những đóng góp của mảng tư liệu Hán Môm trên Nam phong tạp chí”, Tạp chí Hán Nôm, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn về những đóng góp củamảng tư liệu Hán Môm trên "Nam phong tạp chí"”," Tạp chí Hán Nôm
Tác giả: Chu Tuyết Lan
Năm: 1992
18. Mã Giang Lân (Chủ biên, 2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hiện đại hóa vănhọc Việt Nam 1900-1945
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
19. Phong Lê (2007), “Du ký trên Tạp chí Nam phong”, báo Người đại biểu nhân dân, (91) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du ký trên Tạp chí Nam phong”, báo"Người đại biểu nhân dân
Tác giả: Phong Lê
Năm: 2007
20. Phong lê (2009), “Du ký Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa”, Nghiên cứu Văn học, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du ký Việt Nam trên chặng đầu hiện đạihóa”, "Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Phong lê
Năm: 2009
21. Linh Lê (2007), “ Du ký như một thể tài ”, Báo Thể thao và Văn hóa, (Số 19) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du ký như một thể tài" ”, Báo "Thể thao vàVăn hóa
Tác giả: Linh Lê
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w