1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc của ký thạch lam luận văn thạc sỹ ngữ văn

135 789 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 696,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ XUÂN ĐẶC SẮC CỦA THẠCH LAM LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN Vinh, 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tự lực văn đoàn ra đời và phát triển trong thời gian không dài nhưng có những đóng góp không thể phủ nhận với một di sản tương đối lớn gồm nhiều tác phẩm với đủ mọi thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận, phê bình .Các tác giả là thành viên của tổ chức văn học này đã góp phần đổi mới nền văn học dân tộc trong đó một trong những người được đánh giá cao nhất là Thạch Lam. 1.2. Là một thành viên của nhóm, Thạch Lam chịu ảnh hưởng nhất định của các nhà văn khác của tổ chức văn học Tự lực văn đoàn nhưng ông lại là người “tài hoa nhất và viết hay nhất”, dưới ngòi bút của ông một thế giới riêng độc đáo được thể hiện, gần hơn với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ, và thế giới ấy vẫn vẹn nguyên giá trị qua những thăng trầm của thời gian, các tác phẩm của ông đến nay vẫn được độc giả kiếm tìm với thái độ trân trọng nhất. 1.3. Thời gian sống không dài (sinh năm 1910, mất năm 1942), so với các thành viên khác trong nhóm Thạch Lam viết chưa nhiều. Sự nghiệp sáng tác của ông chỉ kéo dài độ khoảng 5 - 6 năm nhưng ở thể loại nào Thạch Lam cũng có những đóng góp đáng kể , cụ thể là các tác phẩm: - Ba tập truyện ngắn: * Gió đầu mùa (Nxb Đời nay, 1937) * Nắng trong vườn (Nxb Đời nay, 1938) * Sợi tóc ( Nxb Đời nay, 1942) - Một cuốn tiểu thuyết: Ngày mới ( Nxb Đời nay, 1939) - Một tập tiểu luận: Theo dòng ( Nxb Đời nay, 1941) - Nhiều bài ký, tiêu biểu: Hà Nội băm sáu phố phường (Nxb Đời nay, 1943) 2 Ngoài ra còn có hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nxb Đời Nay ấn hành năm 1940. 1.4. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước và văn học, dưới cái nhìn công bằng và khoa học hơn, văn nghiệp của Thạch Lam được nhiều người tiếp cận đánh giá một cách khách quan, nghiên cứu cặn kẽ, xác đáng. Nhưng nổi bật nhất vẫn là các công trình nghiên cứu về truyện ngắn, tiểu thuyết. của ông cũng được quan tâm nghiên cứu nhưng đi sâu một cách hệ thống, thấy rõ đóng góp của thể loại này trong sự nghiệp văn chương của nhà văn nói riêng và Việt Nam nói chung thì chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những tác phẩm của Thạch Lam với tên đề tài: Đặc sắc của Thạch Lam. 2. Mục đích yêu cầu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài: Đặc sắc của Thạch Lam trên cơ sở đặt các tác phẩm trong văn nghiệp của tác giả, trong quá trình phát triển của thể loại ở Việt Nam, rút ra những đặc sắc của Thạch Lam và vai trò thể loại này trong văn nghiệp của ông nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, nổi bật là: 2.1. Thạch Lam thể hiện sự phong phú về thể tài, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. 2.2. Những giá trị mới mẻ được khẳng định trong Thạch Lam. 2.3. Tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường thể hiện sự lựa chọn một khuynh hướng mang tính mở đường về đề tài ẩm thực trong Việt Nam hiện đại. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Về Thạch Lam Từ trước đến nay các tác phẩm của Thạch Lam cũng như những vấn đề liên quan đến văn nghiệp của ông đều được quan tâm dưới nhiều góc độ. Các 3 công trình nghiên cứu về Thạch Lam dù có đánh giá khác nhau nhưng đều khẳng định những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Đầu tiên Khái Hưng khẳng định sự “thành thực” là đặc điểm nổi bật của tác phẩm Thạch Lam. Sau đó trên báo Larenaissance (và đăng lại ở báo Ngày nay số 113 ra ngày 6/5/1938) Xuân Vi cùng đánh giá cao tài năng của Thạch Lam, coi tập truyện ngắn đầu tiên Gió đầu mùa là “một ngôi sao mới, ngôi sao sáng và đẹp nhất”. Từ năm 1939-1942 các nhà nghiên cứu như Trương Chính, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá những thành tựu và hạn chế trong những tác phẩm của Thạch Lam. Vũ Ngọc Phan nhận xét: Từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, “ Thạch Lam đã tiến một bước khá dài trên đường nghệ thuật”[57] .Tuy vậy những nhận xét bước đầu của ông còn mang tính chủ quan, chưa phong phú và đầy đủ. Sau Cách mạng tháng Tám có nhiều nghiên cứu về Thạch Lam tiêu biểu là nghiên cứu của Lê Thị Đức Hạnh trong Mấy ý kiến đánh giá Thạch Lam (Tạp chí văn học số 4, năm 1965), Hà Minh Đức Nhà văn và tác phẩm, (Nxb Văn học Hà Nội, 1971). Các nhà nghiên cứu này thừa nhận Thạch Lam là nhà văn lãng mạn có thái độ trân trọng người nghèo khổ nhưng cũng phê phán lòng thương người ấy không có ranh giới giai cấp. Trong thời gian này, khác với Vũ Ngọc Phan, Huỳnh Phan Anh trong bài Thạch Lam, tiểu thuyết gia đã đưa ra các ý kiến mới mẻ, đầy đủ và thuyết phục hơn về các tác phẩm của Thạch Lam đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết. Không chỉ đánh giá về tác phẩm, nhiều bài viết về con người, cuộc đời của nhà văn cũng được nhiều người thân, bạn bè của Thạch Lam chia sẻ như Đinh Hùng với Những kỷ niệm chia ngọt xẻ bùi cùng Thạch Lam, Huyền Kiêu- Thạch Lam một người Việt Nam thành thực, Dương Nghiễm Mậu- Thời của Thạch Lam, Phạm Thế Ngũ- Thạch Lam, Nguyễn Thị Thế- Người em thứ 4 sáu .[57]. Trong các bài viết này tiểu sử, ngoại hình, nhân cách, thói quen, những đặc điểm làm nên cái “chất” Thạch Lam được tái hiện với tất cả nhưng gì đời thường nhất, chân thực nhất. Đó là những kỷ niệm, những câu chuyện còn đọng lại trong tâm trí những người chị, người con, người họ hàng, người bạn đã sống cùng ông, chia sẻ nhưng vui buồn trong đời thường cũng như trong quá trình sáng tác văn học. Những bài viết về Thạch Lam ở phương diện này giúp người đọc hiểu toàn diện hơn về cuộc đời ông và góp phần đánh giá đúng đắn hơn những gì ông đã thể hiện trong văn nghiệp của mình. Năm 1988, Giáo sư Phong Lê xuất bản Tuyển tập Thạch Lam, cuốn sách Thạch Lam, văn chương và cái đẹp của Vũ Tuấn Anh chủ biên, tập hợp các bài viết nghiên cứu về Thạch Lam nhân 50 năm ngày mất của ông đã được ra đời sau đó. Hai tác giả Vũ Tuấn Anh và Lê Dục Tú (2001) cũng có tuyển chọn, giới thiệu và tập hợp phần lớn các bài nghiên cứu về Thạch Lam trong Thạch Lam, tác gia tác phẩm. Ngoài các tuyển tập các bài viết nhỏ, nhiều công trình nghiên cứu về Thạch Lam như Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh của Phạm Thị Thu Hương (Luận án PTS, Viện văn học), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho việc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của Trịnh Hồ Khoa (Luận án PTS Ngữ văn, ĐHQG Hà Nội), Thạch Lam với Tự lực văn đoàn của Lê Minh Truyên (Luận án TS, Viện văn học), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam của Nguyễn Thành Thi (Nxb Giáo dục, Hà Nội) .cũng là những nghiên cứu xác đáng, có đóng góp không nhỏ trong việc nhìn nhận sự nghiệp văn học của ông, khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà. Những năm gần đây, dưới cái nhìn tổng kết của cả thế kỷ phát triển của văn học vai trò, vị trí, những đóng góp của Thạch Lam trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc được ghi nhận đánh giá một cách cụ thể, khách quan 5 hơn tiêu biểu là các bài viết của Phong Lê, Phan Trọng Thưởng, Hà Minh Đức . Trên đây là những công trình tiêu biểu nghiên cứu về văn nghiệp cũng như cuộc đời nhà văn Thạch Lam. Trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu có thể thấy nổi bật những được điểm chính sau về lịch sử vấn đề nhà văn Thạch Lam: Thứ nhất: Việc nghiên cứu về Thạch Lam đã có nhiều thay đổi theo thời gian và biến động lịch sử. Những đóng góp cho nghệ thuật của ông không phải lúc nào cũng được ghi nhận và khẳng định, tuy vậy càng về sau những người nghiên cứu phê bình càng quan tâm và có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá sâu sắc hơn về vị trí của ông trong văn học hiện đại Việt Nam Thứ hai: Các công trình nghiên cứu về Thạch Lam chủ yếu tập trung tìm hiểu về lĩnh vực sáng tác văn học của ông trên các bình diện cụ thể như: nhân cách người nghệ sỹThạch Lam, cách miêu tả đề tài, nhân vật và những giá trị nghệ thuật đích thực trong tác phẩm nhất là truyện ngắn. Những đóng góp của ông ở thể loại ký, vị trí của Thạch Lam trong lĩnh vực này đã được nói đến nhưng còn nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu nhất là những nét đặc sắc của Thạch Lam. . 3.2. Về các tác phẩm của Thạch Lam . Khi đề cập đến các tác phẩm của Thạch Lam các nhà phê bình nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường. Đây là một tác phẩm thành công, đáng ghi nhận trên nhiều phương diện, về tác phẩm này có một số bài viết tiêu biểu và một số ý kiến xác đáng, chẳng hạn như: Ngay trong Lời tựa cho cuốn tùy bút này Khái Hưng đã nhận định:“Lịch sử Thăng Long phải đâu chỉ là những lớp sóng phế hưng dồn dập từ đời vua này sang đời vua khác, kế tiếp nhau xây dựng cung điện nguy nga ven hồ 6 Trúc Bạch, bên hồ Hoàn Kiếm? Nó còn là cuộc sinh hoạt hằng ngày của dân thành thị, với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những nhân vật kỳ khôi, với tất cả nhưng cái vui cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ và thoáng qua của những tâm hồn nho nhỏ sống trong xó tối, không tên không tuổi, không tiếng tăm lưu lại đời sau”. Có thể nhiều người cũng nghĩ như ông nhưng để viết được Lời tựa cho cuốn tùy bút này của Thạch Lam Khái Hưng chắc cũng đã đọc và ngẫm nghĩ rất nhiều về những sự thật cuộc sống, những cái “nho nhỏ”, “thoáng qua” mà Thạch Lam đã thể hiện trong tác phẩm. Trong bài viết Thạch Lam với băm sáu phố phường Nguyễn Vĩnh Phúc coi Thạch Lam là “một nghệ sỹ về khoa thẩm vị”, “người chép sử”. Viết Thạch Lam, Nguyễn Tuân chỉ đề cập chút ít về tác phẩm này, tuy vậy ông cũng nhận xét Hà Nội băm sáu phố phường là “tác phẩm văn học giúp ta nhận thức thêm về những khía cạnh nhiều màu, nhiều vẻ của “Tổ quốc ta tươi đẹp””[57, 437] Tác phẩm này cũng “cho ta thấy biết bao chăm chút, trân trọng của Thạch Lam trước cái đẹp được ẩn dấu và lưu giữ ở những sinh hoạt và sản phẩm bình thường của Hà Nội”, “không phải chỉ là sự liệt kê, mà còn là sự cảm thụ tinh tế tất cả hương vị riêng, sức hấp dẫn riêng của mỗi loại quà”- trong Nhà văn Thạch Lam Phong Lê nhận xét [33]. Hoàng Quốc Hải trong bài Tản mạn Thạch Lam lại nhìn nhận Thạch Lam trên phương diện “nhà văn của phong tục” bởi “kỳ lạ thay Hà Nội băm sáu phố phường, không viết về một danh nhân văn hóa nào, không giới thiệu một công trình kiến trúc hoặc mỹ thuật, một danh thắng nào, mà nói thuần chỉ có chuyện quà. Chỉ có hàng quà rong và các quán bình dân xoàng xĩnh, thế nhưng nó lại làm say lòng người đến mê mệt”. Qua bài viết Hoàng Quốc Hải xác nhận thêm: “Ẩm thực quả là một nghệ thuật không kém bất cứ ngành nghệ thuật nào”. Chất nghệ thuật đó đượm “màu dân tộc” đặc sắc nên trong bài Màu sắc dân tộc trong sáng tác của Thạch Lam Lê Thị Đức Hạnh đã cảm 7 nhận Hà Nội băm sáu phố phường trên một góc độ đó để thấy “vẫn một cảm thụ tinh tế nhưng Thạch Lam dành tình cảm cao nhất, dường như thiêng liêng, thành kính đối với quà đặc sản của dân tộc”[57, 541] Ngoài những tác giả kể trên Hà Nội băm sáu phố phường còn được nhắc đến trong các bài viết của Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Hoành Khung, Đỗ Đức Thu, Vu Gia, Hà Văn Đức, Lê Thị Dục Tú, Lê Minh Truyên . Các nghiên cứu phê bình có sự đánh giá ở các góc độ khác nhau tuy nhiên đều nhất trí ở những đóng góp không nhỏ của tác phẩm cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Tuy vậy tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường chỉ là một vấn đề được đặt ra bên cạnh các vấn đề khác (như truyện ngắn), chiếm dung lượng ít trong các nghiên cứu trên. Ngoài tác phẩm này các bài khác với những bút danh khác nhau của Thạch Lam thì hầu hết chưa được đánh giá một cách kỹ lưỡng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận vănđặc sắc của Thạch Lam trên phương diện nội dung và nghệ thuật, đặt các tác phẩm của ông trong hành trình phát triển của thể loại để thấy rõ đặc điểm, nổi bật vai trò của Thạch Lam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài quan tâm chủ yếu đến tác phẩm của Thạch Lam: Hà Nội băm sáu phố phường, Hà Nội ban đêm, Trẻ con lấy vợ, Trước tết và sau tết, Một đêm ở Lũng Giang (Trong Phóng sự Việt Nam 1932-1945, tập 1, Nxb Văn học 2000 do Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, biên soạn). Trọng tâm nghiên cứu là tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường, nghiên cứu và so sánh những người cùng xu hướng trước, cùng thời và sau Thạch Lam trên góc độ lý luận thể loại. 8 4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Với đề tài này, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu khái niệm và giới thiệu về nhà văn Thạch Lam. - Các đặc sắc về nội dung của Thạch Lam. - Các đặc sắc về nghệ thuật của Thạch Lam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sẽ kết hợp, vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: - Phương pháp phân loại- thống kê - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu 6. Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu của những người đi trước luận văn cố gắng nhận diện một cách đầy đủ hơn về những đặc sắc của Thạch Lam, góp phần nhìn nhận tài năng và sức sống của văn nghiệp Thạch Lam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1. Một số vấn đề lí luận chung về thể và vài nét khái quát cuộc đời, văn nghiệp Thạch Lam Chương 2. Những đặc sắc về nội dung của Thạch Lam. Chương 3. Những đặc sắc về nghệ thuật của Thạch Lam. 9 Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ VÀ CUỘC ĐỜI, VĂN NGHIỆP THẠCH LAM 1.1. Một số vấn đề chung về thể 1.1.1. Khái niệm ra đời từ rất lâu, là thể loại ra đời sớm trong lịch sử văn học của nhân loại nhưng phải đến thế kỷ XVII đặc biệt là từ thế kỷ XIX thể loại này mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều người đã đưa ra khái niệm của mình trong quá trình nghiên cứu và viết ký. Có thể điểm lại một số cách hiểu về thể như sau: Trước hết có thể điểm qua ý kiến của các nhà nghiên cứu và nhà văn nước ngoài về ký. B.Pôlêvôi thấy được mối liên hệ giữa và báo chí: “Ký văn học là một hoạt động hỗ trợ cho báo chí và cũng mang chất báo chí”. Ilia Coochencô làm rõ hơn: là “thể loại nằm trong cuộc kéo co giữa văn học và báo chí”. Gulaiép lại khẳng định “Ký là một biến thể của loại tự sự” [37, 420] còn Gorki xác định: “ký đứng giữa nghị luận có tính chất nghiên cứu và truyện ngắn” [14]. Cũng đồng quan điểm trên nhiều công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam đã làm nổi bật những đặc trưng của ký. Theo Từ điển tiếng Việt: “ là thể văn tự sự viết về người thật, việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất” [43,122]. Cuốn 150 thuật ngữ văn học viết: “Ký là tên gọi chung cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học (báo chí, ghi chép .) chủ yếu là văn xuôi tự sự…Ký khác với truyện ở chỗ trong tác phẩm không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu thuật. thường đề cập không phải vấn đề sự hình thành tính cách cá nhân trong tương quan với hoàn 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1994), Thạch Lam- Văn chương và cái đẹp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam- Văn chương và cái đẹp
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhàvăn
Năm: 1994
2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2001-chủ biên), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôiViệt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (2001-chủ biên), Thạch Lam, Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam, Về tác gia vàtác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Lại Nguyên Ân (1994), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1994
5. Vũ Bằng (2000), Miếng ngon Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miếng ngon Hà Nội
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w