Đặc sắc của ký Thạch Lam và đóng góp cho văn học Việt Nam

MỤC LỤC

Các tiểu loại

Trong thực tế có thể có những nhật ký ít có chất văn học như các nhật ký hành trình (nhật ký hàng hải), nhật ký công tác; và cũng có những tác phẩm có tên nhật ký nhưng nội dung lại không hoàn toàn là nhật ký (chẳng hạn Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh). Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáo khoa các nhà nghiên cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong khi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệt với những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi cầm bút.

Đặc trưng cơ bản

Bùi Hiển trong ký sự Đường lớn viết về những nơi và những phong trào cụ thể: vụ tàn sát của giặc Mỹ ở Hương Khê, ở trại Quỳnh Lập, những thành tích phục vụ của bệnh xá Quỳnh Anh.Viết về Cồn cỏ, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa vào bài ký của mình những nhân vật có thật như Bền, bác sỹ Lê, Thái Văn A..Đảm bảo tính chân thực, viết về cái có thật trong cuộc sống nên ký tạo nên độ tin cậy và có sức thuyết phục đối với độc giả. Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng khác biệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân sự như kinh tế, xã hội, chính trị, và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môi trường xã hội.

Sự phát triển của ký giai đoạn 1930-1945

Các nhà văn đã thâm nhập sâu phản ánh mọi mặt của đời sống, thể hiện tất cả cái tương phản đang hiện hữu của đời sống như cách mạng và suy đồi, hiện thực và lãng mạn, tích cực và tiêu cực, cũ và mới.Những nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang đã hóa thân vào đủ hạng người, sống nhiều kiếp sống để hiểu và viết được một cách điển hình nhất thực tại đang diễn ra. Trên lập trường phê phán những cái xấu, cái ác, những cái đen tối của xã hội, bằng cái nhìn chua xót tủi hổ và phẫn uất các nhà văn mong muốn góp tiếng nói của mình cảnh tỉnh những con người tội lỗi, ảnh tỉnh những lương tri đang bị xã hội chôn vùi trong tệ nạn, trong những căn bệnh trong sự tha hóa.

Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác Thạch Lam và ký trong văn nghiệp Thạch Lam

Tiểu sử tác giả

Qua sự hiểu biết sâu sắc các danh lam thắng cảnh, qua các cuộc tuần du khảo sát điều tra xã hội học, dân tộc học các tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Việc làng, Tập án cái đình (Ngô Tất Tố), Ngoại ô (Nguyễn Đình Lạp)..đã ra đời và được đông đảo bạn đọc đánh giá cao. Không chỉ các tác phẩm viết về thành thị hay những người thiểu số ở thượng du Bắc Bộ và Nam Bộ mà các tác phẩm viết về những hủ tục ở các làng quê Việt Nam trước cách mạng cũng đem lại cho người đọc những kiến thức nhiều mặt về đất nước, con người, bản sắc văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam

    Thế giới nhân vật là những lớp người nghèo khổ cơ cực, bế tắc, nhỏ bé và tội nghiệp: mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), Tâm (Cô hàng xén), bác Dư (Một cơn giận), Dung (Hai lần chết), hai chị em Liên và An (Hai đứa trẻ), chị Sen (Đứa con), Liên (Một đời người) và Liên, Huệ (Tối ba mươi)..Đó còn là thế giới của những người tiểu tư sản với số phận hẩm hiu như Bào (Người bạn trẻ), Sinh (Đói), Minh (Cái chân què).Họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Tuy vậy so với yêu cầu về thể loại tiểu thuyết thì Ngày mới còn thu hẹp trong quy mô nhỏ, giải pháp tình thương, đề cao nhân tính, nhân bản của Thạch Lam có thể làm người ta sống tốt hơn nhưng xã hội cần những thay đổi căn bản trong hành động, có tính bước ngoặt thể hiện bằng việc làm cụ thể thay đổi cuộc sống của nhân vật chứ không chỉ trong suy nghĩ…Dù có những hạn chế trên nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận được những đóng góp mới mẻ của tiểu thuyết Ngày mới vào diện mạo tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.

    Ký trong văn nghiệp Thạch Lam

    Ông không chuyên chủ vào phóng sự và trong phóng sự cũng không chọn hướng đi sõu vào đời sống tối tăm lầm than nơi ngừ hẹp ngoại ụ như Nguyễn Đỡnh Lạp, không đi theo hướng hồi ký, kể lại những mảnh đời vất vả thương đau như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư, không hoài cổ cầu kỳ như ký Nguyễn Tuân mà ông chọn cho mình một hướng viết mới đi sâu vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu cho những nét đẹp dân tộc, kết đọng những tinh hoa văn hóa từ trong đời sống sinh hoạt bình dị của người dân nhất là những người dân Hà Nội. Ai cũng biết công dụng của việc mắc đèn, ông cũng đồng tình với việc đưa văn minh công nghiệp vào để tăng vẻ đẹp và lợi ích sử dụng nhưng phải theo một cỏch khỏc “mắc đốn vào những chỗ lừm khuất khỳc của cổng và của cầu: đèn để như thế vừa được kín đáo, vừa không làm giảm vẻ đẹp, không kể cái lối ánh sáng đập lại ấy dịu dàng và làm tôn cảnh đền hơn lên”.

    Đặc sắc của ký Thạch Lam viết về văn hóa phi vật thể

    Văn hóa ẩm thực

      Một nhúm bánh phở, một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mươn mướt như tơ, miếng ớt đỏ mọng và đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu… ba bốn thứ màu sắc đó cho ta cảm giác được ngắm một bức họa lập thể của một họa sỹ trong phái văn nghệ tiền chiến dùng màu sắc hơi lộ lĩnh, hơi bạo quá, nhưng mà đẹp mắt” [6,33], và sự hòa hợp của thức quà mùa thu: “Cốm Vòng để cạnh hồng trứng, một thứ xanh ngăn ngắt, một thứ đỏ tai tái, đã nâng đỡ lẫn nhau và tô nên hai màu tương phản nhưng thật. Hầu hết các món ăn thức uống ông đều ghi lại cái mùi vị đặc trưng của nó:“bạn chắc đã nhiều lần thưởng thức cái món bánh gà rán, da ròn, thịt mềm vị thơm, của Ðông Hưng viên, hoặc một buổi chiều buồn bã, mượn cái men say của rượu Mai Quế Lộ sánh trong chén, để nhắm nhía cái mùi béo của những miếng phì tản trong như thạch đen, lẫn với cái vị cay ướt của nhát gừng muối hoặc rót một chút Thanh Mai còn nồng cái hương chua của những quả mơ ngàn, lên trên chiếc bánh dừa quánh nước; hoặc gọi một bát cơm lá sen để ngửi thấy mùi thơm ngát của mùa hạ trên hồ, bạn chắc đã thưởng thức cái mềm béo ổ, tất cả cái thú vị của thớ thịt và của xương ròn của món chim quay hiệu Quảng Sinh Long hoặc màu vàng óng ánh của đĩa “gà sì dầu”; bạn đã thưởng thức cái món thịt bò của hiệu “nhà khách cháy” Tự Lạc Hiên, có chú bếp béo quay và cô hàng nhí nhảnh; tất cả các món bằng thịt bò, sào cải làn, áp chảo, mì bò nước hay khô, mà bao giờ thịt cũng mềm, cháy sém ngoài mà trong vẫn sung nước ngọt”.

      Phong tục cổ truyền

      Như vậy qua cái nhìn, cách thể hiện đặc sắc của Thạch Lam trong nghệ thuật ẩm thực của Hà Nội có thể nói, Thạch Lam là người sớm nhận ra giá trị đích thực của văn chương: Nội lực để văn chương tồn tại là cái đẹp, cái bình dị, gắn với đời sống dân dân, đời sống dân tộc, cái đẹp trong các sản vật văn hóa, của đất nước. Cũng như các đám cưới khác ở thời điểm ấy, đám cưới của “tôi” được Thạch Lam và Phạm Xuân Cảnh miêu tả tỷ mỉ, cụ thể tất cả các công đoạn từ chuẩn bị tổ chức, sắm sửa đồ đạc đến các tục lệ trong ngày cưới, sau đám cưới..Với ngòi bút đầy dí dỏm dưới con mắt trẻ thơ các phong tục truyền thống cưới hỏi của người Việt được tác giả khắc họa chân thực, sống động.

      Đặc sắc của ký Thạch Lam viết về sinh hoạt thường nhật của người dân và tệ nạn xã hội ở Hà Nội

      Những sinh hoạt thường nhật của người dân

      Không chỉ đáng yêu các cô còn khiêm tốn và dịu dàng trong giao tiếp, ngay từ lần đầu gặp mặt Thạch Lam đã bênh vực cho những người con gái ấy “Câu ví xưa Trai cầu vồng Yên Thế, Gái Nội Duệ cầu Lim có ngụ ý gái Lim là gái lẳng lơ nhưng thật ra cái lẳng lơ ấy chẳng qua là cái tình tứ tự nhiên của người con gái đẹp mà thôi”. Tiếng hát và câu hát gợi nỗi niềm, sự liên tưởng thú vị: “nghe câu hát tự nhiên tôi thấy có một cái cảm giác buồn, một cái buồn âm thầm và hơi chỏn nản: khụng bao giờ tụi biết rừ hơn lỳc này, cỏi thỳ vị ờm đềm của vườn chè, đồi sắn, cái buồn rầu của cảnh đời quê mà câu hát đã diễn ra trong trí nhớ”.

      Nạn mại dâm ở Hà Nội : Hà Nội ban đêm

      Và cái nhà đó là cái vòng luẩn quẩn nhốt đời các cô gái, gắn chặt các cô với cái nghề nhục nhã đó: “chẳng chóng thì chậm, chẳng trước thì sau, những cô gái ban đêm lúc đầu có sang trọng phong lưu đến đâu nữa về sau thế nào cũng quay chân bước về cái nhà đó, là chỗ trú chân của những cô gái nào hết tiền, hết sắc sắp sửa về già”. Những người hát cũng là những người có tố chất đặc biệt kết tinh tinh hoa của nghệ thuật truyền thống dân tộc “xưa các cô đào mẹ truyền con nối, nên những cô tài sắc nổi danh là những cô đã hưởng thụ bao nhiêu cái tinh hoa truyền lại từ đời này sang đời khác có cô ta có thể ví như một bông hoa mà bao năm công phu trồng trọt mới gây nên được, một người con gái thanh nhã mà am hiểu được cuộc đời và lòng người”.

      Bố cục

      Từ Hàng Đào, Hàng Ngang, Bờ hồ, Hàng Trống, Hàng Quạt đến chợ Hụm, từ cỏc ngừ con như Phất Lộc, ngừ Trung Yờn, cửa phủ Toàn quyền, đền Ngọc Sơn đến cỏc búp cảnh sát ở Yên Phụ, Quan Thánh…Không gian trong bài viết ngắn cứ theo bước chân ông mà dịch chuyển không ngừng, cứ theo dòng suy nghĩ của ông mà mở rộng. Khi giới thiệu về các hàng quà ông cũng tự do chẳng theo tuần tự quy luật nào, đang giới thiệu món này lại nhớ đến món khác và liệt kê những đặc sắc của từng món theo trí nhớ, theo quan điểm riêng của mình: “Cũng là thứ bún chả chẳng hạn..Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà.

      Tính trung thực, chính xác, kiến thức rộng về các phương diện văn hóa

      Không chỉ các phương diện văn hóa, khi viết về tệ nạn xã hội trong phóng sự Hà Nội ban đêm viết chung với Tràng Khanh ông cũng thể hiện những chi tiết chính xác, bản chất nhất của những đối tượng hành nghề này từ mục đích, hoàn cảnh, phân loại, địa điểm hành nghề, bệnh tật và cả những hệ lụy mà nó mang lại. Đọc Người ta viết chữ Tây (Hà Nội băm sáu phố phường) có thể thấy ông không chỉ hiểu biết về “chữ Tây” mà còn am hiểu cả về nghệ thuật viết chữ “nửa chân nửa lệ” của ông cha ngày trước, Thạch Lam không chỉ am hiểu về lịch sử kiến trúc mà ông còn có những đề xuất hợp lý trong sự thay đổi các công trình văn hóa của Hà Nội trong quá trình hiện đại hóa.

      Ngôn ngữ

      Chừng thứ ấy mà có sợi bún trắng vắt qua, như một cái dây liên lạc những thức thực xa nhau, mà vì sự sành ăn của loài người bỗng chốc nên gần gụi” hay chiếc bánh cốm Hàng Than “Vuông vắn như một quyển sách vàng, bọc lá chuối xanh buộc lạt đỏ, cái dây lạt đỏ như sợi dây tơ hồng buộc chặt lấy những ái ân…Nhân đậu xanh giã nhuyễn, vương mấy sợi dừa, và đường thì ngọt đậm”. Ngôn ngữ của ông nhẹ nhàng, cách diễn đạt trầm trầm, dắt dẫn chứ không theo kiểu “cực tả mãnh liệt, gây ấn tượng phi thường” như trong văn Nguyễn Tuân.Viết về Hà Nội băm sáu phố phường ông nhẹ nhàng khẳng định: “Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khỏc… Ở những hang cựng ngừ hẻm của làng xa, hay những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây.

      Giọng điệu

      Không chỉ viết về sự thay đổi của các công trình Hà Nội mà tất cả các mục viết về các loại vật phẩm, con người, sự việc trong cả hai mảng của Hà Nội băm sáu phố phường Thạch Lam đều không liệt kê số liệu, không kể, tả một cách khô khan, công thức mà luôn thẫm đẫm chất trữ tình, chất thơ. Kể về các thức quà, không mấy khi ông đi thẳng vào giới thiệu đặc điểm phẩm chất món đó dưới góc nhìn thực phẩm đơn thuần mà thường gắn người bán, người dùng với nó, kết hợp trữ tình ngoài đề bằng lối diễn tả dí dỏm hóm hỉnh và bao giờ cũng tìm cách để gợi cảm xúc, cảm giác tác động lên mọi giác quan.

      Nghệ thuật khai thác chiều sâu tâm lý

      Đứa trẻ con tội nghiệp trước ngưỡng cửa của cuộc sống mới, nghe nói cưới vợ mà “cứ đờ cả người, nghẹn ngào không biết nói ra sao, dơm dớm nước mắt chỉ muốn khóc”, cái tâm lý trẻ con ấy vẫn không thay đổi khi đón dâu “chúng nó cứ chỉ chỉ trỏ trỏ, thầm thì với nhau làm tôi xấu hổ quá, đã đứng lẩn sau lưng u tôi mà cũng không xong”. Có thể thấy đặt trong mối quan hệ tổng thể với tác phẩm của Thạch Lam ta thấy điểm nổi bật của các tác phẩm ký của ông là tính nhất quán trong phong cách bút pháp của một ngòi bút trữ tình luôn thiên về cảm xúc, cảm giác, hướng về cái đẹp và vì cái đẹp bình dị đậm chất nhân văn nhân bản.