1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL

58 890 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 431 KB

Nội dung

Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL

Trang 1

2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty 9

3.Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý của Công ty 11

4.Cơ cấu tổ chức công tác kế toán của Công ty 12

5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua của Công ty 14

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG THUTIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TYIMMANUEL 15

2.1 Khái quát chương trình kiểm toán chu trình bán hàng được xây dựng tạicông ty kiểm toán Immanuel 15

2.1.1 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục công nợ phải thu vàdự phòng nợ thu khó đòi 15

2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu 22

2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáotài chính của công ty khách hàng do công ty kiểm toán Immanuel thựchiện 23

2.2.1 Giới thiệu về công ty khách hàng 23

2.2 2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 23

2.2.2.1 Chấp nhận thư hẹn kiểm toán 23

2.2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở khách hàng 25

Trang 2

2.2.2.3 Đánh giá rủi ro tiềm tàng 26

2.2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát 27

2.2.2.5 Đánh giá trọng yếu 32

2.3 Thực hiện kiểm toán ở Công ty ABC 34

2.3.1 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ bán hàng 34

2.3.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các khoản phải thu khách hàng cuảCông ty ABC 40

2.3.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với tiền mặt và tiền gửi 45

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂMTOÁN CHU TRÌNH - THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁNIMMANUEL THỰC HIỆN3.1 Nhận xét về trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 47

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàngthu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 49

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong khoảng thời gian muời năm trở lại đây, khái niệm “ kiểm toán vàdịch vụ kiểm toán” còn là một khái niệm mới mẻ tại Việt Nam Cùng với sựphát triển của nền kinh tế Việt Nam, nghề kiểm toán đã và đang không ngừngphát triển và nó được công nhận như là một nhân tố không thể thiếu trong nềnkinh tế hội nhập Kiểm toán độc lập được chính thức thành lập tại Việt Nam vàonăm 1991 với sự ra đời của hai công ty chuyên về dịch vụ kế toán, kiểm toán đólà VACO và AASC Cho đến nay sau gần 15 năm hoạt động các công ty kiểmtoán độc lập đang đóng vai trò trong việc đưa nền tài chính thế giới Đặc biệt làtừ khi có Nghị Định số 07/CP ngày 29/01/2004 của Chính Phủ ban hành “Quychế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” và tiếp đó là Nghị Định củaChính Phủ số 105/2004/NĐ- CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập Từ đóđã thúc đẩy hoạt động kiểm toán của Việt Nam thêm một bước phát triển, nhấtlà khi nước ta gia nhập WTO đặt ra một thách thức lớn và cơ hội lớn đối vớinghề kiểm toán.

Chu trình bán hàng và thu tiền có liên quan đến nhiều khoản mục trongbáo cáo tài chính, nên được kiểm toán viên rất quan tâm khi thực hiện kiểm toánchu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính với mục đích làđể cung cấp thông tin xác đáng nhất liên quan đến sự vận động của “ Chu trình”của đơn vị được kiểm toán, còn đối với công ty kiểm toán giúp hoàn thiện và

phát triển phương pháp kiểm toán Chính vì thế em chọn đề tài: “ Kiểm toánchu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công tyTNHH IMMANUEL thực hiện” để giúp em có được những kiến thức thực tế,

những hiểu biết sâu sắc về một phần hành rất quan trọng trong lĩnh vực kiểmtoán, nó khác như thế nào so với lý thuyết em được học trong trường đạihọc.Qua đó, em có những kiến thức mới mẻ, sâu rộng hơn về kiểm toán chutrình bán hàng và thu tiền nói riêng và hoạt động kiểm toán nói riêng.

Trang 4

Đối tượng của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền chính là nhữngkhoản mục và những nghiệp vụ liên quan đến Chu trình Phạm vi nghiên cứucủa chu trình bán hàng và thu tiền chỉ được thực hiện ở hai khách hàng Công tyABC- Một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và Công tyXYZ- Một công ty sản xuất kinh doanh với các loại hình bán buôn, bán lẻ, đại lýxuất khẩu Nhưng do trang viết có hạn em xin trình bày vê Công ty ABC.Nhưvậy, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở khách hàng của Công ty TNHHImMaNuel chính là những thực tiễn kiểm toán hoạt động chu trình bán hàng vàthu tiền tại hai công ty cùng với những lý luận được nghiên cứu, trao đổi trongghế nhà trường mà em đã được học.

Xuất phát từ phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác- Lênin làtiền đề cơ sở cho phương pháp nghiên cứu kiểm toán chu trình bán hàng và thutiền Với việc vận dụng những lý luận kiểm toán và thực tế kiểm toán tại haikhách hàng về kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền giúp em hiểu kỹ hơn vềthực tế kiểm toán: các thủ tục kiểm toán được áp dụng ra sao, các bước côngviệc được thực hiện như thế nào, từ đó tìm ra những sai phạm, mức rủi ro pháthiện được và đưa ra những nhận xét, đánh giá, phương hướng giải quyết.

Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3phần:

+ Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm Toán Immanuel

+ Phần II: Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền tại Công tyTNHH Kiểm Toán ImMaNuel.

+ Phần III: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chutrình bán hàng - thu tiền do Công ty TNHH Kiểm Toán IMMANUEL thựchiện.

Trang 5

Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tìnhcủa thầy giáo- Thạc sĩ Nguyễn Đăng Huy và các anh chị tại Công ty TNHHIMMANUEL Do thời gian hạn chế nên trong quá trình viết đề tài em không thểtránh khỏi những sai sót Nên em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo vàcác anh chị.

Trang 6

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNKIỂM TOÁN IMMANUEL

1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Từ khi có sự ra đời của Nghị Định số 105/2004 NĐ- CP ngày 30 tháng 03năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán đã mở ra một bước ngoặt mới đối vớilĩnh vực kiểm toán còn khá mới mẻ ở nước ta, nhất là lĩnh vực kiểm toán độclập.

Đây là những bước đầu giúp cho kinh tế nước ta nói chung cũng như làlĩnh vực kiểm toán nói riêng có thể theo kịp thế giới Hội nhập kinh tế thế giới làmột chủ trương quan trọng của Đảng ta, đặc biệt khi nước ta sắp gia nhập WTO.Nghị định xác định quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanhnghiệp kiểm toán, bảo vệ lợi ích của cộng đồng và quyền lợi hợp pháp của cácnhà đầu tư, đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế tài chính trung thực, hợp lý, côngkhai, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân.

Hiểu và nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế, một loạt các Công tykiểm toán độc lập đã ra đời trong dó có Công ty TNHH Kiểm Toán IMANUEL.Công ty TNHH Kiểm Toán IMMANUEL có tên giao dịch quốc tế là: ImmanuelAuditing Company Limited, có trụ sở chính tại phòng 1601- nhà 17T5- khu đôthị mới Trung Hòa- Nhân Chính- phường Nhân Chính- quận Thanh Xuân- thànhphố Hà Nội Ngoài ra Công ty còn đang mở văn phòng đại diện ở Thành Phố HồChí Minh.Công ty TNHH Immanuel là tiền thân của Công ty TNHH kiểm toánImmanuel, các khách hàng đều gọi một tên là Công ty Immanuel

Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel được thành lập trên cở sở GiấyChứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102035945 của Sở Kế Hoạch và Đầu tưthành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 09 năm 2008 Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nam là một Công ty kiểm toán am hiểu về thị trường, có đủ các nguồn lựcvà chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, hơn nữa Công ty

Trang 7

không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức nước ngoàiđể nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng lòng tin tưởng của khách hàng và cóđược kết quả kiểm toán đáng tin cậy nhất.

Mục tiêu hoạt động của Công ty là “ luôn đi cùng sự phát triển của doanhnghiệp” Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chịu tráchnhiệm vật chất, chính trực, bảo vệ lợi ích và đảm bảo bí mật hoạt động chokhách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân công ty trên cơ sở pháp luậtvà chuẩn mực quy định Công ty luôn đặt các yếu tố uy tín nghề nghiệp, hiệuquả tài chính, chất lượng dịch vụ lên hàng đầu Vì các yếu tố này tạo ra uy tín vàhình ảnh của Công ty, chính vì thế mọi nhân viên của Công ty đều phải thựchiện Để đạt được các tiêu chuẩn trên Immanuel đặc biệt có đội ngũ nhân viêntinh thông nghiệp vụ, được đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, đã có kinh nghiệmtrong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán và quản trị doanh nghiệp Công ty đãcó một mạng lưới khách hàng rộng khắp như: Các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các Công ty trách nhiệm hữu hạn,các cơ quan nhà nước, các công ty cổ phần chính đội ngũ kiểm toán viên cótrình độ, năng động, sáng tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghềnghiệp, sẵn sàng cung cấp dịch vụ chuyên nghành với lợi ích cao nhất đáp ứngvượt trên sự mong đợi của khách hàng đã là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sựthành công cho Immanuel Trong năm đầu hoạt động số lượng nhân viên trongCông ty đã có 28 người và đang tuyển thêm nhânn viên Điều này cho thấy quymô của Công ty ngày càng mở rộng và khẳng định vị thế của mình trên thịtrường Công ty quan tâm đến sự tự quản, tự chủ của nhân viên, kể cả các nhânviên thực tập với mong muốn những sinh viên sắp ra trường có được những kiếnthức nhật định trước khi tốt nghiệp đại học, để dễ dàng nắm bắt được công việcmột cách nhanh chóng nhất sau khi ra trường.

Trang 8

Việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán tiên tiến mang tầmquốc tế đảm bảo công việc kiểm toán của Immanuel được thực hiện phù hợp vớicác Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mực kiểm toán Việt nam phù hợp vớiluật pháp và các quy định của Chính phủ Việt Nam

Phương châm hoạt động của Công ty là phấn đấu trở thành một trongnhững Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam và nước ngoài,với chất lượng dịch vụ cao vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viêntrong Công ty.

Immanuel có tổng số vốn điều lệ là 500.000.000đồng với sự góp vốn củacác thành viên hợp danh Nguồn vốn được hình thành chủ yếu là sự đóng gópbằng tài sản cá nhân Công ty bao gồm 3 thành viên góp vốn trong đó một ngườigóp 205.000.000 đồng, một nguời góp 245.000.000 đồng, một người góp50.000.000 đồng

Như vậy, mục tiêu chính trong những năm đầu của Công ty là tạo uy tínvới khách hàng chứ không phải là mục tiêu lợi nhuận

2 Chức năng nhiệm vụ của IMMANUEL

Cũng như các Công ty dịch vụ tư vấn khác, Công ty kiểm toán Immanuelcũng kinh doanh các ngành nghế liên quan đến lĩnh vực của mình Công ty hoạtđộng kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

+ Dịch vụ kiểm toán; + Tư vấn tài chính;+ Tư vấn thuế;

+ Tư vấn nguồn nhân lực;

+ Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;+ Tư vấn quản lý;

+ Dịch vụ kế toán;

+ Dịch vụ định giá tài sản;

Trang 9

+ Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;+ Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính;

+ Các dịch vụ khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của phápluật;

Đối với hoạt động tư vấn của Immanuel: Immanuel xác định rằng thuế làmột vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.Theo đó, dịch vụ tư vấn nói chung, dịch vụ tư vấn thuế nói riêng của Immanuelluôn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũchuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm của Immanuel cùng với sự sự quan tâmchặt chẽ và mật thiết với Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính và các quan thuế địaphuơng.

Immanuel luôn trợ giúp khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toánmột cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp cụ thể nhằmhỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, đồng thời trợ giúp cho khách hàng giảmảnh hưởng của thuế đến các giao dịch kinh doanh

Immanuel luôn thực hiện dịch vụ tư vấn thiết lập và tổ chức hệ thống kếtoán doanh nghiệp, dự án quốc tế tài trợ và các tổ chức khác.

Trang 10

3 Bộ máy quản lý của IMMANUEL

3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty IMMANUEL

3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức:

Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, là cơ quan quyết định cao nhấtcủa công ty, cùng với các thành viên hợp danh quyết định các vấn đề: tiếp nhậnthành viên, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công ty, Tổ chức lại, giải thể Công ty.

Phòng Giám Đốc

Giám đốc kiểm toánCác

Phòng Ban

PhòngCôngNghệThông Tin

Trưởng nhóm

kiểm toán 1

Trưởng nhóm

kiểm toán 2

Trưởng nhóm

kiểm toán 3

Trợ lý

Trợ lý

Trợ lý

Trợ lý 4

Trợ lý 5

Trợ lý 6

Trang 11

Giám đốc kiểm toán: Có chức năng tư vấn thuế, tài chính, kế toán, tuyểndụng nhân viên, kiểm toán các doanh nghiệp phòng này gồm tất cả các kiểmtoán viên của công ty, giúp giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểmtoán và các vấn đề thỏa thuận trong hợp đồng.

Phòng hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý nhân sự, hồ sơ cánhân, nội vụ, văn thư, lưu trữ hồ sơ nhân viên, tiền lương cho nhân viên, lái xe,bộ phận phiên dịch, giải quyết các công việc hành chính, đối ngoại Ngoài racòn giúp ban giám đốc hoạt đông hiệu quả bằng các ý kiến tham mưu của mình.

Phòng luật: có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng và nhân viên của công tynhững luật liên quan đến hợp đồng kiểm toán, hoăc hợp đồng tư vấn kê toán chocác doanh nghiệp

Phòng công nghệ thông tin: Luôn cung cấp những thông tin thường xuyênliên quan tới các chính sách văn bản của Nhà nước về thuế, tài chính, kế toán,kiểm toán theo định kỳ, theo tháng, giúp khách hàng nắm bắt được các thôngtin này một cách thuờng xuyên, gửi các thông tin hữu ích cho khách hàng thôngqua đường truyền email, bưu điện, fax

Các trợ lý 1, trợ lý 2, trợ lý 3, trợ lý 4…: có chức năng kiểm toán báo cáotài chính, kiểm toán các dơn vị sản xuất được các senior hoặc Mananger củaphòng kiểm toán giao cho các hợp đồng kiểm toán mà họ ký hợp đồng vớikhách hàng và các chứng từ liên quan để trợ lý và phần kiểm toán sẽ do seniorxem xét, đối chiếu các bảng cân đối kê toán, bảng cân đối phát sinh, và quyếtđịnh Và trong thời gian nhất định senior và junior ( các trợ lý kiểm toán ) sẽcùng đi kiểm toán với kiểm toán viên để tư vấn trực tiếp hoặc giải quyết, xemxét các vấn đề xảy ra đối với bên khách hàng.

Trang 12

4 Cơ cấu tổ chức công tác kế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán làm hai cấp: cấp kế toán ở phòng kiểmtoán và cấp kế toán tại các phòng kế toán Ở phòng kiểm toán, kiểm toán viênkiểm tra và xem xét lại các phần hành, các báo cáo tài chình liên quan để điềuchỉnh, góp ý kịp thời với các kế toán chịu phần hành đó về những vấn đề phảnánh trên báo cáo tài chính cũng như những vấn đề liên quan đến yêu cầu củakhách hàng.Cấp kế toán tại các phòng kế toán chủ yếu theo mô hình chung là:

4.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty

Manager (người quản lý một hợp dồng kiểm toán)

Kiểm toán viên, senior

Kế toán làm các phần hành

Phần hành

vật liệu

Phần hành tài

sản cố định

Phần hành vốn

tiền lương

Phần hành

Vốn bằng tiền

Thuế

Trang 13

Do yều cầu cần nắm vững những vấn đề xảy ra hoặc các vấn đề phát sinhkhi kiểm toán.Kế toán làm được phần hành nào sẽ gửi luôn cho kiểm toán viên.Do có nhiều khách hàng nên chia làm việc theo nhóm để dễ quản lý và làm việcđộc lập.

Manager: là người đưa ra quyết định cuối cùng và phê duyệt, ký các báocáo kiểm toán cũng như các báo cáo tài chính của Công ty cùng với chữ ký củakiểm toán viên về các báo cáo đó khi phát hành báo cáo để kết thúc hợp đồngkiểm toán.

Kiểm toán viên, senior: là người đi thực tế để có những bằng chứng xácthực phục vụ cho việc ra quyết định đánh giá của mình, đồng thời giải quyếtnhững khúc mắc phat sinh khi ký hợp đồng.

Kế toán viên: là người chịu trách nhiệm nhận chứng từ, sổ sách liên quanđến các vấn đề khi ký hợp đồng và hoàn thành các phần hành để kiểm toán soátxét và đưa ra ý kiến đảm bảo đúng ngày kết thúc hợp đồng.

Trang 14

5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua

Bảng 5.1: Kết quả kinh doanh của Công ty từ khi thành lập 09/20008 đếntháng 3/2009:

7 Doanh thu bình quân một nhân viên 67,000 125,000

Trang 15

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNGTY IMMANUEL

-2.1 Khái quát chương trình kiểm toán chu trình và bán hàng đuợc xâydựng tại công ty Kiểm toán Immanuel:

Tại Công ty Immanuel chương trình kiểm toán không được thiết kế theo chutrình mà theo từng khoản mục trên báo cáo tài chính Do đó, trong đó trong bàiviết này chỉ đề cập đến chưong trình kiểm toán khoản mục các khoản phải thuvà dự phòng nợ phải thu khó đòi và khoản mục doanh thu.

2.1.1 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục công nợ phải thuvà dự phòng nợ phải thu khó đòi

+) Mục tiêu kiểm toán:

Mục tiêu chungMục tiêu đối với công nợ phải thu khách hàng

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nghiệp vụ đối vơi khoản phải thu làđầy đủ.

Tính đầy đủ

Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các

khoản công nợ phải thu khách hàng đều được phản ánhtrên sổ sách kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ

Trang 16

chứng từ gốc đi kèm.

Số liệu trên các tài khoản phải thu được tính toán đúngđắn và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáotài chính.

Tính đánh giá Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chínhlà gần đúng với giá trị có thể thu hồi được: Tức là cáckhoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thuhồi được thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòivà chi phí nợ khó đòi.

Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi rađồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy định

Trình bày vàkhai báo

Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đóitượng, đúng tài khoản kế toán

Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáotài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phùhợp với các nguyên tắc kế toán.

+) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:

Trang 17

STT Các vấn đề cần tìm hiểu Trảlời

Ghichú

Trang 18

2 Các chính sách, thủ tục liên quan đến công nợ phảithu khách hàng

Chính sách bán hàng của Công ty liên quan đến việcbán chịu: đối tượng dược hưởng, khối lượng hàngvà giá trị khoản nợ

Các thủ tục chứng từ chứng minh việc phát sinh cáckhoản công nợ phải thu khách hàng: Nhận dơn đặthàng và phê chuẩn đơn đặt hàng (hợp đồng kinh tế),phát hành đơn, xuất kho và giao hàng ( hoặc thựchiện dịch vụ)

Các biện pháp để thu hồi công nợ

Các thủ tục đánh giá công nợ phải thu khó đòi, lậpdự phòng phải thu khó đòi, cho phép xóa sổ cáckhoản nợ không thu hồi được?

3 Việc theo dõi từng đối tượng phải thu trên sổ sáchkế toán: Có bao nhiêu nhân viên thực hiện, tráchnhiệm của từng người?

4 Việc đối chiếu công nợ với khách hàng được thựchiện như thế nào?

5 Việc mở sổ, ghi sổ và khóa sổ để theo dõi công nợphải thu khách hàng được thực hiện như thế nào?Việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp?

Trang 19

+) Bước công việc

Ngườithựchiện1 Đối chiếu số liệu nhằm kiểm tra việc trình bày và

khai báo:

Đối chiếu số dư của hai chỉ tiêu trên bảng cân đốikê toán với báo cáo tài chính năm trước ( đã đượckiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩmquyền), sổ chi tiết tài khaỏn 131- Phải thu kháchhàng, số dư bù trừ trên sổ Cái tài khoản Kiểm tra sốcộng dồn, đối chiếu sổ cái tài, sổ chi tiết và Bảngcân đối số phát sinh, Báo cáo kết quả kinh doanh-biểu báo cáo tình hình công nợ (nếu có) Khi đốichiếu nếu có chênh lệch phải xem nguyên nhân làdo đâu, có trọng yếu hay không; Số dư chi tiết củacác khoản công nợ phải thu và các khoản ngườimua trả trước có thể bù trừ trên bảng cân đối kếtoán

2 Kiểm tra đối ứng tài khoảnnhằm kiểm tra tính đầyđủ của các khoản phải thu: lập bảng phân tích sốphát sinh Nợ, Phát sinh Có các khoản phải thu trongkỳ theo đối ứng tài khoản, đối chiếu với tài khoản511- Doanh thu bán hàng và các tài khoản khác cóliên quan Nếu có đối ứng lạ thì phải kiểm tra, xemxét cụ thể nội dung của nghiệp vụ và các chứng từ

Trang 20

gốc đi kèm

3 Lập bảng chi tiết công nợ theo từng đối tượng

Kiểm tra chi tiết theo từng đối tượng công nợ nhằmkiểm tra tính chính xác và tính đánh giá của cáckhoản phải thu khách hàng.

KIểm toán viên phải đặc biệt chú ý xem xét và kiểtra kỹ các khoản phải thu có số tiền quá lớn, cáckhoản chưa được thanh toán trong một thời gian dài.4 Kiểm tra chứng từ một số nghiệp vụ để kiểm tratính có thật, tính chính xác và tính đánh giá của cáckhoản phải thu ( phương pháp chọn mẫu: căn cứvào bảng chi tiết công nợ theo từng đối tượng hoặcđối ứng lạ hoặc các khoản phát sinh có giá trịtừ đ trở lên):

Nghiệp vụ dược phản ánh kịp thời, đúng tài khoản,đúng đối tượng công nợ không, số liệu phản ánh cóphù hợp với chứng từ gốc không

Trang 21

Kiểm tra kỹ các đối tượng công nợ đã có số dư cáckhoản phải thu quá thời hạn thanh toán.

Kiểm tra các ước tính nợ khó đòi mà daonh nghiệpđã áp dụng để trích lập dự phòng cho nợ khó đòi cóđược thực hiện theo đúng quy định của Chế độ kếtoán và quy chế tài chính hiẹn hành hay không.Thông qua việc phân tích hồ sơ gốc của khách hàngvề các chỉ tiêu như: KỲ hạn các món nợ phải thu,tình hình tài chính và khả năng thanh toán của cáccon nợ , xem xét các dáu hiệu cho thấy việc khôngcó khả năng thu hồi được các khoản nợ này có thưcjsự xảy ra không.

Xem xét việc xóa bỏ các khoản nợ khó đòi có đượcphê chuẩn đúng đắn bởi cấp có thẩm quyền haykhông, đối chiếu với tài khoản 004

6 Soát xét giấy tờ làm việc, điền đầy đủ tham chiếu vàcác yếu tố bắt buộc

+) Chương trình làm việc

Ngàylàmviệc1 Đối chiếu số liệu ( Số đầu kỳ, cuối kỳ, số phát

sinh trong kỳ)

Đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết, Bảng cân đối phátsinh, báo cáo kêt quả kinh doanh, biểu báo cáo

Trang 22

Đối chiếu Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối sốphát sinh với sổ cái tài khoản, báo cáo tài chínhnăm trước ( đã được kiểm toán hoặc cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt), sổ chi tiết tài khoản 131,số dư bù trừ trên sổ cái tài khoản 131.

2 Các thủ tục phân tích: Có thể áp dụng một sốthủ ục phân tích sau:

+ so sánh số dư các khoản phải thu năm trước vànăm nay

+ Phân tích thời gian quay vòng các khoản phảithu

+Phân tích số dư khoản phải thu tại ngày 31tháng 12 năm 2008 so với doanh thu bán hàngtháng 12 tại hai thời điểm năm 2007 và năm2008

3 Kiểm tra chi tiết

- Lập bảng tổng hợp danh sách các khoản nợ,hoặc liệt kê các quan hệ đối ứng tài khoản

- Loại mẫu chọn để kiểm tra chứng từ

+ Với các đối ứng lạ phải kiểm tra kỹ nội dungvà 100% các chứng từ gốc đi kèm

+ Từ phân tích sự biến động số dư cuối tháng,kiểm tra chứng từ của những tháng có phát sinhlớn.

+ Các hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho- Kiểm tra tính hợp lý của mẫu chọn, xem xétkhả năng mở rộng mẫu chọn

Trang 23

- Kiểm tra việc trích lập dự phòng và xử lý cáckhoản dự phòng có đúng quy định không

4.Kiểm tra và hoàn thiện giấy tờ làm việc

2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu

Vì chuơng trình kiểm toán tại Immanuel chỉ được thiết kế theo khoản mụckhông được thiết kế cho toàn bộ chu trình kiểm toán bán hàng và thu tiền trongkiểm toán báo cáo tài chính Việc thiết kế chương trình kiểm toán cho khoảnmục doanh thu cũng được thực hiện theo các bước như trên giống như việc thiếtkế chương trình kiểm toán cho khoản mục phải thu và dự phòng nợ phải thu khóđòi Do có nhiều hạn chế nên không thể trình bày hết được chương trình kiểmtoán khoản mục doanh thu mà các bước thực hiện của chương trình được mô tảkỹ hơn tại khách hàng công ty ABC của Immanuel.

2.2 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toánbáo cáo tài chính của công ty khách hàng do Công ty TNHH Kiểm Toán

MMANUEL thực hiện2.2.1 Giới thiệu về công ty khách hàng

Minh họa cho chu trình kiểm toán bán hàng và thu tiền của Công tyTNHH kiểm toán Immanuel thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng là Côngty ABC.

Công ty ABC là một công ty cổ phần thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triểnNông Thôn, là một doanh nghiệp nhà nước đuợc cổ phần hóa theo quyết địnhsố3813/QĐ/BNN- TCCB ngày 17/9/2002 Công ty có vốn điều lệ là3.132.380.814 đồng Công ty là một doanh nghiệp chuyên bán buôn, bán lẻ các

Trang 24

kiến, tinh dầu, song, mây Aga, hải sản, hàng rau quả tuơi và chế biến (khi cónhu cầu trao đổi) phục vụ siêu thị và khách sạn cao cấp Công ty chuyên cungcấp các mặt hàng nông sản thực phẩm, có công nghệ chế biến rau quả và thịt,công nghệ nước uống có cồn và không có cồn, công ty chế biến cá và hải sảnkhác Công ty ABC đã ký hợp đồng kiểm toán của ba năm về báo cáo tài chínhvới Công ty Immanuel.

2.2.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán2.2.2.1 Chấp nhận thư hẹn kiểm toán

Để đi đến một hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu về kháchhàng và hệ thống kiểm soát chất lượng.

Đối với Công ty ABC:

Mặc dù Công ty Immanuel mới thành lập nhưng công ty ABC là mộtkhách hàng cũ nên ít nhiều cũng có những ràng buộc nhất định Công ty kiểmtoán cần phải đánh giá xem về khả năng tiếp tục kiểm toán đối với một khách hàng cũ Việc đánh giá này chính là đánh giá về tính độc lập của Công ty kiểmtoán và kiểm toán viên Điều quan trọng là Công ty có đảm bảo cung cấp dịchvụ tốt nhất cho khách hàng hay không Bên cạnh những vấn đề xoay quanh hệthống kiểm soát chất lượng của Công ty kiểm toán, Công ty kiểm toán và kiểmtoán viên còn phải đánh giá về những thông tin liên quan đến khách hàng để cóthể tiếp tục hợp đồng kiểm toán hay không? Ví dụ như: Về lịch sử của kháchhàng: khách hàng không có sự thay đổi nhân viên kế toán một cách thườngxuyên, không có bất đồng nghiệm trọng với kiểm toán viên; Về vị trí tài chínhhiện thời: Vì dơn vị được kiểm toán là một doanh nghiệp nhà nước được thànhlập trong nền kinh tế thị trường, là một doanh nghiệp có tiếng trên thị trườngtrong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường trong nước

Trang 25

và quốc tê; Trong năm hiện hành Công ty ABC không vướng vào những tranhchấp, bất đồng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty trong tuơng lai.

Lập thư hẹn kiểm toán

Thư hẹn kiểm toán hay hợp đồng kiểm toán Nội dung của hợp đồng kiểmtoán bao gồm: Xác định các bên tham gia, đặc điểm dịch vụ cung cấp, giá trịhợp dồng, thời gian hoàn thành, các điều kiện khác kèm theo sự thỏa thuận củacác bên Hợp đồng kiểm toán phải được ký kết bởi công ty kiểm toán và đơn vịđược kiểm toán, mỗi bên giữ một bản chính, trong hồ sơ kiểm toán phải có hợpđồng kiểm toán.

2.2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng

Đối với công ty ABC:

Công ty ABC là một doanh nghiệp nhà nước nên chính sách kế toán của Côngty được áp dụng và tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy địnhhiện hành khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam.

Doanh thu được tạo ra chủ yếu từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ, gửi đại lý.Công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm về nông sản, lâm sản cho thị trường trong nước, ngoài ra còn có hải sản cung cấp cho các siêu thị và khách sạn trongnước.

Quy mô của Công ty là nhỏ vì doanh thu nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, tài sản nhỏ hơn5 tỷ VNĐ, nhân viên nhỏ hơn 50 người Bộ máy quản lý của Công ty ABC đượckhái quát theo sơ đồ sau:

2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty ABC

Trang 26

2.2.2.3 Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Công ty ABC hoạt động dựa vào nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp.Công ty không có vấn đề về thay đổi nhân sự, quản lý và nhân viên kế toántrong năm

Công ty ABC là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhưng là một daonhnghiệp có nền tài chính vững mạnh, không có hiện tượng khách hàng trốn nợ,các sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, và được đầu tư công nghệ để nângcao chất lượng sản phẩm Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm 2006 là

1.545.346.000 đến năm 2007 1.874.312.900 tăng 21.29% so với năm 2006,doanh thu năm 2008 là 2.313.036.775 tăng 23.41% so với năm 2007

Như vậy dựa vào quá trình tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của kháchhàng và thị trường cạnh tranh kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng của Côngty ABC ở mức trung bình

Đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Giám đốc

Bộ phận bán hàngPhòng kế toánBộ phận kho

Phòng vận chuyển

Hệ thống bán lẻ

Trang 27

Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào óc xét đoán nghề nghiệp của kiểmtoán viên Kiểm toán viên đánh giá rủi ro theo các mục tiêu trọn vện, hiện hữu,tính giá, tính đúng kỳ, quyền và nghĩa vụ, trình bày và công bố của khoản mụcdoanh thu trên hai khía cạnh: Khả năng tồn tại những thay đổi hay xu hướng tiêucực không thể giải thích và khả năng tồn tại những điều chỉnh trọng yếu và bấtđồng của kiểm toán năm trước Cuối cùng kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềmtàng ở mức cao.

2.2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát:

Để đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên phải tìm hiểu về hệ thốngkiểm soát nội bộ Việc kiểm soát hệ thống kiểm soát nội bộ về cơ bản được thựchiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh và theo dõi từ lúc đặt hàngđến lúc thanh toán.

Trước hết kiểm soát viên phải nắm hết được các mặt hàng mà đơn vị cungcấp

Đối với công ty ABC: Các sản phẩm về nông sản, lâm sản, hải sản

Thời điểm hạch toán: Doanh thu bán lẻ được xác định khi hóa đơn bánhàng được giao nhận Doanh thu từ hàng gửi bán được xác nhận khi khách hàngchấp nhận thanh toán và hóa đơn được lập.

Đối với công ty ABC:

+ Chấp nhận đơn đặt hàng:

Hàng bán lẻ: Thường không có đơn đặt hàng Tuy nhiên trong một sốtrường hợp công ty nhận được đơn đặt hàng bán lẻ với số lượng lớn, nhân viênbán hàng nhận đơn đặt hàng của khách hàng và chuyển giao hàng cho người

Trang 28

Hàng gửi bán: Hợp đồng hàng gửi bán phải có chữ ký của đơn vị đại lý vàhợp đồng này phải được phê chuẩn, ký duyệt của trưởng phòng kinh doanh hoặcGiám đốc Anh H là người có trách nhiệm kiểm soát hàng gửi bán đại lý như làhàng tồn kho và thường xuyên đối chiếu danh sách hàng gửi bán với khách hàng( thường được thực hiện 1 tháng 1 lần).

Vận chuyển hàng: Công ty luôn có bộ phận chuyên có trách nhiệm kiểm

tra chất lượng hàng hóa và đóng gói trước khi hàng hóa được vận chuyển Côngty lập báo cáo vận chuyển trước khi vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.

Lập hóa đơn: tất cả hóa đơn đều đã được đánh số trước và được kiểm tra

một cách độc lập.Các hóa đơn bán hàng đã được khách hàng thanh toán đềuđược lưu tại một hồ sơ riêng

Đối với hàng bán theo phương thức bán lẻ, hóa đơn được lập tập trung ởphòng kế toán cho các giao dịch lớn hơn 100.000 VNĐ Và được lập sau khinhận được báo cáo bán hàng của quầy bán lẻ.

Đối với hàng hóa theo phương thức đại lý: Hóa đơn bán hàng được lậpvào cuối tháng khi nhận được thông báo giá của bên nhận bán.

Công ty lập giấy báo Có khi khách hàng gửi trả lại hàng do sai lô hànghoặc khách hàng có những thắc mắc về chất lượng hàng hóa Giấy báo Có phảiđược phê chuẩn bởi trưởng phòng kinh doanh Tuy nhiên, công ty lại không đốichiếu số tiền giữa giấy báo Có và hóa đơn bán hàng.

Thu tiền: Hàng hóa bán lể chủ yếu được khách hàng thanh toán bằng tiền

mặt, kế toán tiền mặt sẽ lập phiếu thu trên cơ sở báo cáo bán hàng hằng ngàycủa nhân viên bán hàng Tất nhiên kế toán tiền mặt phải kiểm tra báo cáo bánhàng và nhận số tiền từ nhân viên bán hàng Phiếu thu này được ghi sổ quỹ hàngngày và tiền mặt được gửi vào ngân hàng sau một tuần.

Thủ tục kiểm soát:

Trang 29

Kiểm toán viên đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát qua việc thựcthi các nguyên tắc phân công phân nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn, bảo quảnchứng từ sổ sách đầy đủ.

Đối với Công ty ABC: Bằng cách nào khách hàng đảm bảo hàng đã đượcvận chuyển được lập hóa đơn: Kiểm toán viên quan sát và kiểm tra việc thựchiện các thủ tục kiểm soát của đơn vị như sau:

- Báo cáo hàng vận chuyển được lập định kỳ

- Kiểm soát độc lập đối chiếu báo cáo vận chuyển với danh sách hóa đơnđược lập

- Hệ thống kế toán với bộ phận vận chuyển có tương thích

Kiểm toán viên sẽ quan sát và kiểm tra 3 vấn đề trên để đánh giá mục tiêuhiện hữu tức là hàng đã được vận chuyển đã được lập hóa đơn chưa Rủi rokiểm soát ở mục tiêu này được đánh giá ở mức trung bình.

Bằng cách nào khách hàng đảm bảo rằng giấy báo Có được lập đúng.Kiểm toán viên kiểm tra việc áp dụng các thủ tục kiểm soát của đơn vị về vấnđề như sau:

- Phê chuẩn đối với giấy báo Có

- Kiểm tra độc lập đối với giấy báo Có và chính sách tín dụng

Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mục tiêu này là trung bình Bằngcách nào khách hàng đảm bảo rằng hóa đơn đã được lập ghi sổ đúng Kiểm toán

viên kiểm tra tài liệu, sổ sách trong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát của đơnvị về các vấn đề sau:

- Báo cáo doanh thu được kiểm tra độc lập và chuyển cho kế toán phải thuđể kiểm tra với hóa đơn

- Kế toán phải thu lập bút toán và ghi sổ vào sổ chi tiết

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5.1: Kết quả kinh doanh của Công ty từ khi thành lập 09/20008 đến tháng 3/2009: - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
Bảng 5.1 Kết quả kinh doanh của Công ty từ khi thành lập 09/20008 đến tháng 3/2009: (Trang 14)
5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua (Trang 14)
Đối chiếu số dư của hai chỉ tiêu trên bảng cân đối kê toán với báo cáo tài chính năm trước ( đã được  kiểm   toán   hoặc   phê   duyệt   bởi   cơ   quan   có   thẩm  quyền), sổ chi tiết tài khaỏn 131- Phải thu khách  hàng, số dư bù trừ trên sổ Cái tài kho - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
i chiếu số dư của hai chỉ tiêu trên bảng cân đối kê toán với báo cáo tài chính năm trước ( đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền), sổ chi tiết tài khaỏn 131- Phải thu khách hàng, số dư bù trừ trên sổ Cái tài kho (Trang 18)
3 Lập bảng chi tiết công nợ theo từng đối tượng - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
3 Lập bảng chi tiết công nợ theo từng đối tượng (Trang 19)
Đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết, Bảng cân đối phát sinh, báo cáo kêt quả kinh doanh, biểu báo cáo  tình hình công nợ nếu có. - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
i chiếu sổ cái, sổ chi tiết, Bảng cân đối phát sinh, báo cáo kêt quả kinh doanh, biểu báo cáo tình hình công nợ nếu có (Trang 21)
2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty ABC - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty ABC (Trang 25)
Bảng 2.4: Kết quả thủ tục phân tích được kiểm toán viên minh họa qua giấy tờ làm việc: - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
Bảng 2.4 Kết quả thủ tục phân tích được kiểm toán viên minh họa qua giấy tờ làm việc: (Trang 34)
Bảng 2.5: Phân tích doanh thu qua các năm tài chính - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
Bảng 2.5 Phân tích doanh thu qua các năm tài chính (Trang 35)
Bảng 2.12: Danh sách xác nhận các khoản phải thu tại công ty ABC - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
Bảng 2.12 Danh sách xác nhận các khoản phải thu tại công ty ABC (Trang 44)
Bảng 3.3: Bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình bán hàng và thu tiền - Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty IMANUEL
Bảng 3.3 Bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình bán hàng và thu tiền (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w