5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua của Công ty
2.2.2.5 Đánh giá trọng yếu
Đánh giá trọng yếu rong giai đoạn lập kế hoạch được chia làm hai bước: Bước một là ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, bước hai là phân bổ mức trọng yếu dó cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, kiểm toán viên đánh giá ban đầu mức trọng yếu ban đầu cho tonà bộ báo cáo tài chính dựa vào một tỷ lệ trọng yếu được quy định trước với một số chỉ tiêu cơ sở:
Lợi nhuận trước thuế: 4% đến 8% Doanh thu 0.4% đến 0.8%
Nợ ngắn hạn: 1.5% đến 2% Tổng tài sản: 0.8% đến 1%
Kiểm toán viên đánh giá chỉ tiêu nào ít biến động qua các năm thì mức trọng yếu của chỉ tiêu đó được chọn làm mức ước lượng trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính.. Ví dụ đối với công ty ABC được thựuc hiện như sau: thể hiện qua giấy tờ làm việc của kiểm toán viên:
Bảng 2.3: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu
Công ty TNHH Immanuel
Khách hàng: Công ty ABC Ngày thực hiện: 10/02/2009 Kỳ kế toán: 31/12/2008 Người Thực hiện: NPH
Sau khi tính mức trọng yếu trên một số các chỉ tiêu trên, kiểm toán viên xem xét nhận thấy chỉ tiêu tài sản lưu động ít biến đổi qua các năm do đó kiểm toán viên chọn mức trọng yếu từ 1.5% đến 2% làm mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính. Vậy mức ước lượng ban đầu về trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính là: 11.343.473 đ - 15.124.631đ. Nếu tổng hợp sai sót của toàn bộ báo cáo tài chính cao hơn 15.124.631đ thì được xem là trọng yếu, nếu tổng hợp sai sót của toàn bộ báo cáo tài chính nhỏ hơn 11.343.473đ thì coi như là khong trọng yếu, nếu tổng hợp sai sót của toàn bộ báo cáo tài chính nằm trong khoảng từ 11.343.473đ đến 15.124.631đ thì kiểm toán viên phải xét đoán về mặt ngiệp vụ để xác định tính trọng yếu.