1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

90 529 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẲT

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

1.1 Chu trình bán hàng - thu tiền với vấn đề kiểm toán 3

1.1.1 Đặc điểm chu trình bán hàng – thu tiền ảnh hưởng đến kiểm toán 3

1.1.2 Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng – thu tiền 4

1.1.3 KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền 6

1.2 Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 8

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền 8

1.2.2 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 10

1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 10

1.2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 15

1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán 18

PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNGTHU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TYTNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A & C) CHI NHÁNH HÀ NỘI 18

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C ) 18

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty A&C 18

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty A&C 18

2.1.1.2 Quá trình phát triển chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội 19

2.1.1.3 Các dịch vụ cung cấp, khách hàng và các lĩnh vực hoạt động của Côngty A&C 20

2.1.1.3.1 Các dịch vụ Công ty A&C cung cấp 20

2.1.1.3.2 Khách hàng và các lĩnh vực hoạt động của Công ty A&C 22

2.1.2 Bộ máy hoạt động của Công ty A&C và chi nhánh tại Hà Nội 23

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của Công ty A&C và chi nhánh tại Hà Nội 23

Trang 2

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban chi nhánh Công ty A&C tại Hà

2.1.3 Tổ chức bộ máy kiểm toán Công ty A&C 25

2.1.4 Quy trình kiểm toán áp dụng tại chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội 26

2.1.4.1 Chuẩn bị kiểm toán 26

2.1.4.2 Thực hiện kiểm toán tại khách hàng 27

2.1.4.3 Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán 27

2.1.5 Hệ thống Kiểm soát chất lượng 28

2.1.6 Tổ chức Hồ sơ kiểm toán 32

2.2 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty ABC và Công tyXYZ 33

2.2.1 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty ABC 33

2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán 34

2.2.1.1.1 Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng 34

2.2.1.1.2 Tìm hiểu môi trường kinh doanh 34

2.2.1.1.3 Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ 35

2.2.1.1.4 Đánh giá rủi ro 36

2.2.1.1.5 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 36

2.2.1.1.6 Xác định trọng yếu 37

2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 38

2.2.1.2.1 Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 38

2.2.1.2.2 Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 44

2.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 49

2.2.2 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty XYZ 49

2.2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 50

2.2.2.1.1 Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng 50

2.2.2.1.2 Tìm hiểu môi trường kinh doanh 51

2.2.2.1.3 Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ 51

2.2.2.1.4 Đánh giá rủi ro 52

2.2.2.1.5 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 52

Trang 3

2.2.2.1.6 Xác định trọng yếu 53

2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán 53

2.2.2.2.1 Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 53

2.2.2.2.2 Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 59

3.1.1 Đánh giá về tổ chức bộ máy kiểm toán 70

3.1.2 Đánh giá về tổ chức công tác kiểm toán (quy trình kiểm toán) 71

3.1.3 Đánh giá về quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 73

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền.753.3 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện 76

3.3.1 Tìm hiểu và đánh giá khách hàng 76

3.3.2 Xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể 77

3.3.3 Xây dựng chương trình kiểm toán hiệu quả 79

3.3.4 Đào tạo đội ngũ kiểm toán viên 80

3.3.5 Cung cấp đầy đủ thiết bị văn phòng cho kiểm toán 81

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUBảng biểu

Biểu 1: Kết quả kinh doanh Công ty A&C chi nhánh Hà Nội qua các năm(3 năm gần nhất) 22Biểu 2: Tình hình lao động Công ty ABC qua 2 năm 2006 - 2007 34

Sơ đồ

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn (A&C) 24Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn tại Hà Nội 25Sơ đồ 3: Mô tả hệ thống kiểm soát chất lượng của Công ty A&C 28Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty XYZ 50

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Đối với một doanh nghiệp, quá trình bán hàng - thu tiền là quá trình tạonên doanh thu cho doanh nghiệp Một doanh nghiệp chỉ được sự quan tâm củacác nhà đầu tư khi kết quả kinh doanh là tốt, trong đó chỉ tiêu doanh thu gópphần đáng kể trong các quyết định của họ Ngoài ra khả năng thanh toán (khảnăng chiếm dụng vốn và vốn bị chiếm dụng) của doanh nghiệp cũng được cácnhà đầu tư rất quan tâm Nếu các chỉ tiêu trên được một công ty kiểm toán cóuy tín thực hiện thì góp phần rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp huy độngvốn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế củadoanh nghiệp trên thị trường.

Tuy nhiên việc kiểm toán các nội dung trên không phải đơn giản Đây làphần hành kiểm toán phức tạp và mất nhiều thời gian, nhưng nếu kiểm toántốt chu trình bán hàng - thu tiền thì sẽ góp phần quan trọng trong việc đánhgiá tính trung thực, hợp lý của BCTC đồng thời đánh giá hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Chính vì tính quan trọng của quá trình này nên em đã chọn

đề tài “Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toánbáo cáo tài chính” để hiểu rõ hơn về đề tài cũng như quy trình kiểm toán ở

các công ty Việt Nam khi mà ngành nghề kiểm toán mới chỉ phát triển trongvài năm gần đây.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: nghiên cứu chương trình kiểm toán tại Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn (A&C) để từ đó hiểu được quy trình kiểm toán củaCông ty nói riêng cũng như quy trình kiểm toán tại các Công ty kiểm toán củaViệt Nam.

Mục tiêu cụ thể: từ việc đánh giá thực trạng kiểm toán chu trình bánhàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm

Trang 7

toán và Tư vấn (A&C) chi nhánh Hà Nội sẽ phát hiện những tồn tại từ đó đềxuất những giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm toán.

Kết cấu của khoá luận

Phần I: Lý luận chung về kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong

kiểm toán BCTC.

Phần II: Thực trạng tổ chức kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) chinhánh Hà Nội.

Phần III: Nhận xét và đánh giá về kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) chi nhánh Hà Nội thực hiện.Được sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn (A&C) chi nhánh Hà Nội và các thầy cô trong khoa Kế toán đặc biệt làTh.S Bùi Thị Minh Hải đã giúp em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1 Chu trình bán hàng - thu tiền với vấn đề kiểm toán

1.1.1 Đặc điểm chu trình bán hàng – thu tiền ảnh hưởng đến kiểm toán

Bán hàng - thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hoá quaquá trình trao đổi hàng - tiền Quá trình này được bắt đầu bằng từ yêu cầumua của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hoá thành tiền.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chu trình bán hàng – thu tiền đượccoi là chu trình cuối cùng không những đánh giá hiệu quả của những chu trìnhtrước đó mà còn đánh giá hiệu quả của toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra có thể bán trực tiếp hoặc gián tiếp chongười tiêu dùng Tiền hàng có thể thu ngay bằng tiền mặt hoặc thu qua Ngânhàng, hoặc thu tiền sau …Mỗi phương thức bán hàng, thu tiền khác nhau, quátrình hạch toán kế toán, kiểm soát là khác nhau nên nội dung cách thức kiểmtoán cũng khác nhau.

Cụ thể hoá chu trình bán hàng - thu tiền thành các chức năng với cácbước công việc tương ứng như: xem xét nhu cầu và quyết định tiêu thụ, xemxét khả năng của khách hàng và quyết định bán chịu, vận chuyển và bốc xếphàng hoá, lập hoá đơn bán hàng, ghi sổ hàng bán, ghi sổ khoản phải thu và thutiền Hiểu được các chức năng, các chứng từ cùng quá trình luân chuyển củachúng mới có thể tiến hành kiểm toán tốt chu trình này.

1.1.2 Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng – thu tiền

Bán hàng - thu tiền (tiêu thụ) là quá trình chuyển quyền sở hữu củahàng hoá qua quá trình trao đổi hàng - tiền (giữa khách thể kiểm toán và

Trang 9

chứng từ về bán hàng - thu tiền cũng có những đặc điểm khác nhau đòi hỏiphải cụ thể hoá trong từng cuộc kiểm toán Thông thường với một số doanhnghiệp, những biểu hiện cụ thể của mỗi chức năng và bộ phận đảm nhiệmchức năng đó có khác nhau song chung nhất, chu trình bán hàng – thu tiềnđều bao gồm các chức năng chính như sau:

Xử lý đơn dặt hàng của người mua: đặt hàng của người mua có thể là

đơn đặt hàng, là phiếu yêu cầu mua hàng, là yêu cầu qua thư, fax, điện thoạivà sau đó là hợp đồng về mua – bán hàng hoá dịch vụ…Về pháp lý, đó là việcbày tỏ sự sẵn sàng mua hàng hoá theo những điều kiện xác định Do đó, cóthể xem đây là điểm bắt đầu của toàn bộ chu trình.

Xét duyệt bán chịu: Do bán hàng gắn liền với thu tiền trong cùng một

khái niệm “tiêu thụ” nên ngay từ thoả thuận ban đầu, sau khi quyết định báncần xem xét và quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ lô hàng Quyếtđịnh này có thể đồng thời thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện đãđược thoả thuận trong quan hệ mua bán trong hợp đồng

Trước khi chuyển giao hàng cho khách hàng hoặc dịch vụ cung cấp chokhách hàng thì những người có trách nhiệm của doanh nghiệp phải xem xét:khả năng thanh toán của khách hàng; hạn mức tín dụng đối với từng kháchhàng; số dư phải thu của khách hàng tại thời điểm bán hàng để xét duyệtphương thức bán hàng trả chậm nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ khó đòi vàkhông ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Chuyển giao hàng: chức năng này đánh dấu hàng hoá, thành phẩm của

doanh nghiệp được chuyển giao cho khách hàng về quyền sở hữu Chuyểngiao hàng là căn cứ ghi nhận doanh thu Vào lúc giao hàng chứng từ vậnchuyển cũng được lập Chứng từ vận chuyển thường là hóa đơn vận chuyểnhay vận đơn Mặt khác các cơ quan thuế quan thường quy định khi vậnchuyển hàng hóa phải có hóa đơn bán hàng Trong trường hợp này hóa đơn

Trang 10

bán hàng phải được lập đồng thời với vận đơn hoặc kiêm chức năng vậnchuyển.

Gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng:

Hóa đơn bán hàng là chứng từ chỉ rõ mẫu mã, số lượng hàng hóa, giá cả hànghóa gồm cả giá gốc hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các yếu tốkhác theo luật thuế giá trị gia tăng Hóa đơn được lập thành 3 liên, liên đầuđược gửi cho khách hàng, các liên sau được lưu lại ghi sổ và theo dõi thu tiền.Như vậy hóa đơn vừa là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thờihạn thanh toán của từng thương vụ, vừa là căn cứ ghi sổ Nhật ký bán hàng vàtheo dõi các khoản phải thu.

Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: Trong mọi trường hợp đều cần xử

lý và ghi sổ các khoản thông thường về thu tiền bán hàng Nếu khách hàngthanh toán bằng tiền mặt, TGNH kế toán tiến hành theo dõi và ghi vào sổNhật ký thu tiền Trong trường hợp khách hàng chưa thanh toán thì kế toánphản ánh trên tài khoản 131 và tiến hành theo dõi chi tiết cho từng khách hàngđúng số tiền và đúng lúc.

Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại và khoản bớt giá: Các khoản giảm

trừ doanh thu xảy ra khi người mua không thỏa mãn về hàng hóa Khi đó,người bán có thể nhận lại hàng hoặc bớt giá Trường hợp này phải lập bảngghi nhớ hoặc có thư báo có hoặc hóa đơn chứng minh cho việc ghi giảm cáckhoản phải thu Trên cơ sở đó ghi đầy đủ và kịp thời vào Nhật ký hàng bị trảlại và các khoản bớt giá đồng thời ghi vào sổ phụ.

Dự phòng nợ khó đòi: được lập với yêu cầu đủ trang trải các khoản đã tiêu

thụ kỳ này, song không có khả năng thu được cả trong tương lai Việc đánh giáphải dựa trên chế độ tài chính kế toán hiện hành hoặc dựa vào kinh nghiệm đốivới khách hàng mà doanh nghiệp đã xử lý trong niên độ kế toán trước

Thẩm định và xoá sổ khoản phải thu không thu được: Có thể có

những trường hợp người mua không chịu thanh toán hoặc không còn khả

Trang 11

năng thanh toán Việc thẩm định và xoá sổ phải được thực hiện theo chế độtài chính kế toán hiện hành.

1.1.3 KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền.

*Đối với nghiệp vụ bán hàng

Do bán hàng – thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu hàng hoá - tiềntệ giữa người mua và người bán, gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm pháplý của mỗi bên nên công việc kiểm soát nội bộ cần được thực hiện chặt chẽ.Công việc kiểm soát nội bộ thường bao gồm:

Sự đồng bộ của sổ sách kế toán: đòi hỏi hệ thống chứng từ kế toán, sổ

sách kế toán, bảng tổng hợp phải kiểm soát tối đa các nghiệp vụ bán hàng.Theo nguyên tắc các nghiệp vụ bán hàng đều phải có đầy đủ chứng từ, cácchứng từ đều phải được ghi vào sổ sách.

Việc đánh số thứ tự các chứng từ: Việc sử dụng chứng từ có đánh số

thứ tự trước có tác dụng đề phòng, bỏ sót, dấu diếm đồng thời tránh trùng lặpcác khoản phải thu, các khoản bán hàng ghi sổ.

Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua:

hàng tháng lập bảng cân đối giữa giá trị hàng bán với các khoản đã thu tiềnvà các khoản phải thu để kiểm soát công việc bán hàng và thu tiền, gửi chongười mua để thông báo đồng thời xác nhận qua hệ mua - bán đã phát sinhtrong tháng

Việc lập và xác nhận các bảng cân đối hàng, tiền và phải thu là công việckiểm soát nội bộ hữu hiệu.

Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng: tập trung vào ba điểm chủ yếu là việc

bán chịu phải được duyệt cẩn trọng trước khi bán hàng, hàng bán chỉ đượcvận chuyển sau khi duyệt với đầy đủ chứng cứ, giá bán phải được duyệt baogồm cả chi phí vận chuyển, bớt giá, giảm giá và điều kiện thanh toán.

Trang 12

Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác kế toán: đây là

công việc quan trọng nhằm ngăn ngừa sai sót và gian lận trong kế toán vàtrong quá trình bán hàng – thu tiền.

Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát: trong việc thực hiện trình

tự kiểm soát nộ bộ là yếu tố chủ yếu trong việc phát huy hiệu lực của kiểmsoát nội bộ Thông thường sử dụng kiểm toán viên nội bộ để kiểm soát việcxử lý và ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền sẽ đảm bảo chất lượngkiểm soát và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán

*Đối với nghiệp vụ thu tiền: Công việc kiểm soát nội bộ được thực hiện

tương ứng với mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ thu tiền.

Biểu 1: Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ thu tiền

Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ thu tiền

Công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu tiền hành

Các khoản thu tiền đượcghi sổ thực tế đã nhận(tính hiệu lực)

Phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền vàngười ghi sổ; Phải thường xuyên đối chiếu sốdư trên tài khoản TGNH

Các khoản chiết khấu đãđược xét duyệt đúng đắn.Phiếu thu tiền được đốichiếu và ký duyệt (tínhđược phép)

Có chính sách cụ thể cho việc thanh toán trướchạn; Duyệt các khoản chiết khấu; Đối chiếuchứng từ gốc và ký duyệt với phiếu thu tiền.

Tiền mặt thu được đã ghiđầy đủ vào sổ quỹ và nhậtký thu tiền (tính trọn vẹn)

Phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền vớingười ghi sổ; Sử dụng giấy báo nhận tiền hoặcbảng kê tiền mặt có đánh số thứ tự trước kèmquy định cụ thể về chế độ báo cáo nhận tiềnkịp thời; Trực tiếp xác nhận séc thu tiền.

Các khoản thu tiền đượcghi sổ và đã nộp đều đúngvới giá bán (tính định giá)

Theo dõi chi tiết các khoản thu theo thương vụvà đối chiếu với chứng từ bán hàng thu tiền;Đối chiếu đều đặn với ngân hàng về các khoản

Trang 13

tiền bán hàng.

Các khoản thu tiền đềuđược phân loại đúng (tínhphân loại)

Sử dụng sơ đồ tài khoản có quy định các quanhệ đối ứng trong các nghiệp vụ thu tiền; Soátxét, đối chiếu nội bộ việc phân loại, chú ý cáctài khoản đặc biệt.

Các khoản thu tiền ghiđúng thời gian (tính kịpthời)

Quy định rõ việc cập nhật các khoản thu tiềnvào quỹ và vào sổ; Có nhân viên độc lập kiểmsoát ghi thu và nhập quỹ.

Các khoản thu tiền đềughi đúng vào sổ quỹ, sổcái và tổng hợp đúng (tínhchính xác cơ học).

Phân cách nhiệm vụ ghi sổ quỹ với theo dõithanh toán tiền hàng; Lập cân đối thu tiền vàgửi cho người mua đều đặn; Tổ chức đối chiếunội bộ về chuyển sổ, cộng sổ.

1.1.4 Vai trò kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toánBCTC.

Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một phần trong kiểm toánBCTC Vì chu trình bán hàng – thu tiền có liên quan đến nhiều khoản mụckhác nhau trong BCTC, các khoản mục này lại có liên quan đến những chutrình khác nên kiểm toán tốt chu trình bán hàng – thu tiền đồng nghĩa với việckiểm toán tốt các chu trình, khoản mục khác trên BCTC Mặt khác do vai tròquan trọng của việc kiểm toán chu trình này nên khi thực hiện kiểm toán KTVphải xem xét kỹ các tài liệu, thực hiện nghiêm túc các bước kiểm toán trongchương trình, thu thập bằng chứng có giá trị đủ để đưa ra kết luận kiểm toán.Chính những công việc đó sẽ giúp KTV phát hiện được những yếu điểm trongchương trình kiểm toán chu trình này từ đó đề xuất những giải pháp, phươnghướng khắc phục như vậy sẽ hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình nóiriêng cũng như quy trình kiểm toán BCTC nói chung.

Vì là một trong những chu trình quan trọng nhất của cuộc kiểm toán nênviệc kiểm toán chu trình này nếu được thực hiện cẩn thận, nghiêm túc thì sẽ

Trang 14

góp phần rất lớn giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lýcủa các thông tin trình bày trên BCTC.

Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền giúp kiểm toán viên phát hiệnnhững yếu điểm trong hệ thống kế toán của đơn vị, tư vấn giúp họ hoàn thiệnthủ tục kế toán để phù hợp với Chuẩn mực và các quy định về kế toán đã banhành, nâng cao chất lượng của hệ thống kế toán.

Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền giúp nhà quản lý của đơn vịcũng như những người sử dụng BCTC có cái nhìn khái quát về tình hình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, về lợi nhuận thu được trong kỳ, số lượngvốn bị chiếm dụng…để đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp.

1.2 Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC.

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền

Kiểm toán bán hàng - thu tiền là một phần hành cụ thể của kiểm toán tàichính Vì vậy nhiệm vụ chung của kiểm toán bán hàng - thu tiền là triển khai cácchức năng kiểm toán thông qua việc vận dụng các phương pháp kiểm toán thíchứng với đặc thù của phần hành này qua các bước trong quy trình kiểm toán.

Chức năng của kiểm toán đã được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểmtoán Do chu trình bán hàng - thu tiền được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụthể và từ đó hình thành các khoản mục trên các bảng khai tài chính nên cácmục tiêu đặc thù của kiểm toán bán hàng và thu tiền cần cụ thể hoá cả mụctiêu kiểm toán tài chính và mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ phù hợp với các đặcđiểm của phần hành kiểm toán này Mặt khác, mặc dù các nghiệp vụ bánhàng, thu tiền có quan hệ chặt chẽ và tạo nên chu trình xác định song mỗi loạinghiệp vụ này lại có yêu cầu riêng và phản ánh cụ thể vào sổ kế toán riêngtheo trình tự độc lập tương đối Do đó, mục tiêu đặc thù cho các khoản mụcvà nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền cũng cần có định hướng cụ thểqua các mục tiêu kiểm toán đặc thù riêng biệt.

Trang 15

Biểu 2 : Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Mục tiêukiểm toán

Các nghiệp vụ bán hàng đều cócăn cứ hợp lý.

Các nghiệp vụ thu tiền đềuđảm bảo hợp lý chung.

Các mục tiêuchung khác

Mục tiêu hiệu lực

Hàng hoá vận chuyển chokhách hàng hoặc dịch vụchuyển giao cho khách hàng làcó thật.

Các khoản phải thu củakhách hàng là có thật

Mục tiêu trọnvẹn (đầy đủ)

Mọi nghiệp vụ bán hàng đềuđược ghi sổ.

Mọi khoản phải thu kháchhàng đều được ghi sổ.

Mục tiêuquyền vànghĩa vụ

Hàng hoá bán thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu đềuphải xác định được quyềnsở hữu

Mục tiêu Định giá

Hàng hoá đã vận chuyển hoặcdịch vụ đã thực hiện có hoáđơn bán hàng trong đó ghi giábán theo thoả thuận.

Các khoản phải thu đượcđánh giá đúng.

Mục tiêuphân loại

Các nghiệp vụ bán hàng đượcphân loại thích hợp.

Các khoản phải thu đượctính toán đúng.

Mục tiêuchính xác cơ

Các nghiệp vụ bán hàng đượcghi vào sổ chi tiết và sổ tổnghợp thích hợp và phải khớpđúng về số liệu cũng như chínhxác về số tiền cộng dồn.

Các khoản phải thu đượcghi sổ với sự chính xác cơhọc.

Trên cơ sở mục tiêu kiểm toán đặc thù đã xác định, cần cụ thể hoá cáccông việc tương ứng với mỗi mục tiêu kiểm toán nội bộ nói riêng hay củakiểm soát nội bộ nói chung Xác định những công việc tương ứng của các trắcnghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ tin cậy trong kiểm toán tài chính, xácđịnh những mẫu chọn để thực hiện các thủ tục xác minh cụ thể như đối chiếulại hoá đơn với sổ sách, lấy xác nhận của người mua và các khoản phải thu.

Trang 16

1.2.2 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán:

Trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, lập kế hoạch kiểm toán gồm cácgiai đoạn:

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán: gồm đánh giá khả năng chấp nhận kiểm

toán; nhận diện các lý do kiểm toán; lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán.

Thu thập thông tin cơ sở

Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, xem xétlại kết quả của cuộc kiểm toán trước và Hồ sơ kiểm toán chung, tham quannhà xưởng, nhận diện các bên liên quan, dự kiến nhu cầu chuyên gia bênngoài.

Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

Thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng bao gồm: Giấy phépthành lập và Điều lệ Công ty, các BCTC, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toánThu thập thông tin cơ sởThu thập thông tin nghĩa vụ

pháp lý của khách hàngĐánh giá trọng yếu, rủi ro

kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Soạn thảo chương trình kiểm toán

Trang 17

kiểm tra của năm hiện hành hay vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổđông, Hội đồng quản trị và BGĐ, các hợp đồng và cam kết quan trọng

Sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháplý của khách hàng KTV tiến hành thủ tục phân tích để hỗ trợ cho việc lập kếhoạch kiểm toán.

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

*Đánh giá tính trọng yếu

Ước lượng ban đầu về trọng yếu: mức ước lượng ban đầu về tính trọng

yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai phạmnhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng hay nóicách khác đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộBCTC

Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục, chu trình.

Công việc này giúp KTV xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thíchhợp cần thu thập ở mức phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo các sai sót trên BCTCkhông vượt quá mức ước lượng ban đầu về trọng yếu

*Đánh giá rủi ro.

KTV cần đánh giá ba loại rủi ro kiểm toán sau: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi rokiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR) Rủi ro kiểm toán (DAR) được xác định:

DAR = IR x CR x DR.

Giữa mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiềuvới nhau nghĩa là mức độ trọng yếu càng thấp thì rủi ro kiểm toán càng cao vàngược lại KTV cần quan tâm tới mối quan hệ này khi xác định bản chất, thờigian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để đảm bảo chấtlượng của cuộc kiểm toán.

Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.

Hệ thống KSNB gồm các yếu tố: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán,các thủ tục kiểm soát, kiểm toán nội bộ Đánh giá hệ thống KSNB, KTV tiến

Trang 18

hành thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả trên giấy tờ làm việc,thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và lập kế hoạch cho các khoảnmục trên BCTC, thực hiện thử nghiệm kiểm soát và lập bảng đánh giá kiểmsoát nội bộ.

Soạn thảo chương trình kiểm toán: gồm các nội dung như thủ tục kiểm

toán cần sử dụng, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thựchiện.

Kế hoạch kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền là một phần nằmtrong giai đoạn lập kế hoạch đối với toàn bộ cuộc kiểm toán Ngoài các bướccông việc chung thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền còn có những bước công việcđặc thù đó là thực hiện thủ tục phân tích các thông tin cơ sở và thông tin vềnghĩa vụ pháp lý, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, soạn thảo chươngtrình kiểm toán.

Thực hiện thủ tục phân tích các thông tin đã thu thập KTV có thể sử dụngcác chỉ tiêu có liên quan đến các khoản mục trong chu trình bán hàng – thu tiềnnhư: so sánh số tiền phải thu khách hàng, doanh thu kỳ này với kỳ trước hoặcgiữa các kỳ với nhau, so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch, sửdụng tỷ suất về khả năng thanh toán, tỷ suất về khả năng sinh lời để có cáinhìn khái quát về sự biến động của các khoản mục trong chu trình.

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán: trên cơ sở mức trọng yếu đượcphân bổ cho khoản mục trong chu trình bán hàng – thu tiền kiểm toán viên thựchiện thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết để đảmbảo không có sai sót trọng yếu xảy ra.

Soạn thảo chương trình kiểm toán: trên cơ sở chương trình kiểm toánchung áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phân côngcho từng kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các khoản mục, chu trình Kiểmtoán viên được phân công thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Trang 19

phải xác định các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cầp, các thủ tục kiểm toáncần sử dụng, các bằng chứng kiểm toán cần thu thập và dự tính thời gian thựchiện Thông thường đối với những khách hàng doanh thu dưới 7 tỷ thì thời gianthực hiện khoảng 2 ngày Tuy nhiên thời gian thực hiện có thể thay đổi donhững nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng.

1.2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán: Đối với chu trình bán hàng – thu

tiền KTV tiến hành.

Thứ nhất: thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Đối với nghiệp vụ bán hàng.

Tính hiệu lực: các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ và đã được ghisổ là có thật KTV chọn một dãy liên tục các hoá đơn bán hàng và đối chiếuvới khoản bán hàng đã ghi sổ Xem xét chứng từ bán hàng đi kèm như phiếuvận chuyển, đơn đặt hàng.

Sự phê chuẩn: các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ được phêchuẩn đúng đắn theo đúng thẩm quyền của người có trách nhiệm KTV xemxét quá trình thực hiện thể thức phê duyệt và quyền hạn, chức trách của ngườithực hiện.

Tính đầy đủ: các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ đều được ghi sổđầy đủ KTV chọn một dãy liên tục hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn vậnchuyển, đối chiếu hoá đơn đó với nhật ký bán hàng hoặc sổ chi tiết khác nhưhàng tồn kho, các khoản phải thu

Tính định giá: các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ ghi sổ đã đượcđịnh giá đúng KTV đối chiếu số tiền ghi trên hoá đơn với bảng giá đã quyđịnh hoặc với hợp đồng kinh tế mà đơn vị ký kết với khách hàng.

Phân loại và trình bày: các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ đượcphân loại và trình bày hợp lý trên Báo cáo tài chính KTV đối chiếu chứng từkế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản để khẳng định tính đúng đắn trong việc

Trang 20

phân loại và trình bày các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và các tài khoản cóliên quan.

Tính đúng kỳ: các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ được ghi sổđúng kỳ kế toán KTV xem xét các chứng từ vận chuyển chưa lập hoá đơn đểtìm ra những nghiệp vụ có thể chứa đựng gian lận.

Tính chính xác: các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong kỳ được ghiđúng vào sổ thu tiền và được cộng dồn chính xác KTV đối chiếu các nghiệpvụ bán hàng từ sổ chi tiết nhật ký bán hàng và sổ chi tiết về doanh thu, cáckhoản phải thu, cộng dồn các con số trên sổ kế toán và đối chiếu với nhật kýbán hàng, sổ cái.

Đối với nghiệp vụ thu tiền.

Tính hiệu lực: các khoản thu tiền trong kỳ được ghi sổ thực tế đã nhận.KTV thẩm tra hoặc quan sát việc phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền vàngười ghi sổ, xem xét việc thực hiện đối chiếu với Ngân hàng.

Tính được phép: các khoản chiết khấu trong kỳ đã được xét duyệt đúngđắn, phiếu thu tiền được đối chiếu và ký duyệt KTV xem xét quy chế thu tiềnhoặc trao đổi với Giám đốc phụ trách tài chính hoặc kinh doanh Xem xétgiấy báo nhận tiền trước hạn, khảo sát trình tự lập phiếu thu tiền.

Tính trọn vẹn: tiền mặt thu được trong kỳ đã ghi đầy đủ vào sổ quỹvà nhật ký thu tiền KTV xem xét một dãy liên tục các giấy báo nhận tiềnhoặc bảng kê tiền mặt đánh số trước, xem xét thủ tục kiểm tra nội bộ tạicác bộ phận có thu tiền hàng, rà soát quan hệ giữa séc thanh toán và cácbảng kê.

Tính định giá: các khoản thu tiền trong kỳ được ghi sổ và đã nộp đềuđúng với giá bán KTV khảo sát tổ chức kế toán chi tiết các khoản thu,xem xét việc đối chiếu hàng tháng với Ngân hàng.

Trang 21

Tính phân loại: các khoản thu tiền trong kỳ đều được phân loại đúng.KTV kiểm tra việc tổ chức thực hiện sơ đồ tài khoản và quan hệ đổi ứng, xemxét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.

Tính kịp thời: các khoản thu tiền trong kỳ được ghi ngay khi phát sinh.KTV quan sát việc tổ chức ghi thu, chế độ báo cáo thu tiền ở các bộ phận cóliên quan, xem xét dấu hiệu kiểm soát nội bộ về thu tiền.

Tính chính xác cơ học: các khoản thu tiền trong kỳ đều ghi đúng vào sổquỹ, sổ Cái và tổng hợp đúng KTV xem xét việc phân cách nhiệm vụ giữangười ghi sổ quỹ với người ghi sổ thanh toán, thẩm tra việc gửi các bảng cânđối thu tiền, xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.

Thứ hai: Thực hiện thủ tục phân tích

KTV có thể thực hiện thủ tục phân tích thông qua các chỉ tiêu:

So sánh số ngày thu tiền bình quân: (phải thu của khách hàng/doanhthu)*số ngày trong kỳ của năm nay/kỳ này so với kế hoạch và với năm/kỳtrước, so sánh tuổi nợ của các khách hàng với thời gian bán chịu theo quyđịnh của đơn vị, tỷ lệ nợ khó đòi/tổng nợ phải thu của năm nay/kỳ này vớinăm/kỳ trước.

So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kế hoạch và thựchiện, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các tháng (quý) trongnăm/kỳ, doanh thu các tháng cuối năm với các tháng đầu năm Tìm hiểu và thuthập các giải trình cho các chênh lệch

So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu, giảm giátrên tổng doanh thu của kỳ trước so với kỳ này, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu củanăm nay với năm trước, xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này.

Thứ ba: Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu trình bán hàng – thu tiền được thựchiện tương ứng với các mục tiêu kiểm toán.

Đối với nghiệp vụ bán hàng

Trang 22

Tính hiệu lực: KTV xem xét lại nhật ký bán hàng, sổ cái, các sổ phụ vềcác khoản phải thu đối với những khoản mục lớn và bất thường Đối chiếu vàxác nhận các bút toán bán hàng với hoá đơn, vận đơn, đối chiếu chứng từ vậnchuyển với sổ theo dõi hàng tồn kho, đối chiếu bút toán bán hàng với lệnh bánchịu và lệnh vận chuyển.

Tính trọn vẹn: KTV đối chiếu vận đơn với hoá đơn, hoá đơn với các búttoán bán hàng trong nhật ký tiêu thụ và sổ thu tiền để xác minh mọi chứng từđều đã ghi sổ.

Tính được phép: KTV so sánh giá trị nêu trong hoá đơn bán hàng vớibảng giá hoặc hợp đồng đã ký kết.

Tính định giá: KTV tính toán lại các con số trên hoá đơn bán hàng, đốichiếu các bút toán trên nhật ký bán hàng theo hoá đơn bán hàng, đối chiếu cácchi tiết trên hoá đơn bán hàng với chứng từ vận chuyển, bảng giá, đơn đặthàng hoặc hợp đồng của người mua.

Phân loại và trình bày: KTV xem xét các chứng từ quan hệ giữa nộidung kinh tế cụ thể của nghiệp vụ bán hàng với xử lý phân loại định khoảntương ứng.

Tính kịp thời: KTV so sánh ngày ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng vớingày ghi trên sổ vận chuyển hàng hoá.

Tính chính xác cơ học: KTV cộng các Nhật ký, sổ chi tiết các khoản phảithu và đối chiếu số tổng cộng có liên quan, đối chiếu các bút toán vào sổ Cáivà theo dõi các khoản phải thu.

Đối với nghiệp vụ thu tiền:

Tính hiệu lực: thẩm tra Nhật ký thu tiền, sổ Cái và sổ chi tiết các khoảnphải thu với các nghiệp vụ thu tiền có quy mô lớn hoặc bất thường, đối chiếucác khoản thu tiền đã ghi sổ với phiếu thu hoặc giấy báo Có của Ngân hàng.

Sự phê chuẩn: Đối chiếu riêng các khoản chiết khấu thanh toán với chính

Trang 23

sách của công ty về thanh toán trước hạn, đối chiếu phiếu thu tiền với chứngtừ gốc và giấy báo của Ngân hàng với hợp đồng và chứng từ bán hàng khác.

Tính trọn vẹn: đối chiếu giấy báo nhận tiền hoặc bảng kê với các khoảnmục đã ghi vào Nhật ký thu tiền., đối chiếu giấy báo của Ngân hàng với sổsách tương ứng của Công ty.

Tính định giá: soát xét chứng từ về thu tiền, đối chiếu khoản thực thu vớimức giá đã duyệt trên các chứng từ bán hàng, đối chiếu giấy báo của Ngânhàng với bảng kê hoặc Nhật ký bán hàng.

Phân loại và trình bày: xem xét chứng từ thu tiền và đối chiếu với thực tếphân loại trên các tài khoản thu tiền.

Tính kịp thời: so sánh ngày nộp tiền với ngày ghi trên Nhật ký thu tiềnvà bảng kê hoặc báo cáo thu tiền của các bộ phận.

Tính chính xác cơ học: đối chiếu các bút toán ở sổ quỹ với sổ theo dõithanh toán tiền hàng, báo cáo thu tiền hoặc bảng kê thu tiền, cộng lại cáckhoản thu của sổ quỹ và đối chiếu với sổ Cái.

Đối với các khoản phải thu khách hàng.

KTV thực hiện kiểm tra chi tiết cũng hướng theo các mục tiêu: tínhchính xác cơ học, tính hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, tính giá,phân loại và trình bày, tính kịp thời.

1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là công việc cuối cùng trong quy trình kiểm toánBCTC của doanh nghiệp Đây là khâu cuối cùng nhưng đóng vai trò quantrọng vì đây là giai đoạn mà KTV tổng hợp các sai phạm phát hiện được, ghivào giấy tờ làm việc, trao đổi với kế toán để thống nhất bút toán điều chỉnh.Sau đó KTV đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu Nghĩa là ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trên báo cáo kiểmtoán một sự đảm bảo chắc chắn rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý

Trang 24

trên các khía cạnh trọng yếu; nhưng không đảm bảo tuyệt đối rằng không cóbất kỳ một sai sót nào trên BCTC đã được kiểm toán Kiểm toán viên chỉquan tâm đến các yếu tố trọng yếu của các BCTC

Báo cáo kiểm toán về BCTC có thể trình bày theo nhiều cách khác nhaunhưng đều phải nêu được Chuẩn mực kiểm toán và kế hoạch kiểm toán đã ápdụng, những công việc và thủ tục kiểm toán mà KTV thực hiện Có 4 loại ýkiến mà kiểm toán viên có thể đưa ra trong Báo cáo kiểm toán là: ý kiến chấpnhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối, ý kiến trái ngược.Nếu ý kiến mà KTV đưa ra không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thìKTV phải mô tả rõ ràng trong Báo cáo kiểm toán về BCTC tất cả những lý dochủ yếu dẫn đến những ý kiến đó và những ảnh hưởng đối với BCTC để nhàquản lý của đơn vị cũng như người sử dụng BCTC có những quyết định tàichính đúng đắn.

Trang 25

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty A&C

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty A&C

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty A&C trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn thành lập: Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là doanh

nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày26 tháng 3 năm 1992, Quyết định số 107 TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 2 năm1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (BTC) và hoạt động theo Giấy phép kinhdoanh số 102218 ngày 13 tháng 3 năm 1995 do Ủy ban Kế hoạch thành phốHồ Chí Minh cấp.

Giai đoạn cổ phần hoá: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

nói chung và lĩnh vực kiểm toán nói riêng, Công ty Kiểm toán và Tư vấn(A&C) đã được BTC chọn là một trong những công ty đầu tiên của BTC vàtiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Côngty cổ phần theo Quyết định 1962/QĐ – BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 củaBộ trưởng BTC Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hoạt độngtheo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầutư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 9 tháng 12 năm 2003.

Tỷ lệ vốn cổ phần Nhà nước 51%; tỷ lệ vốn cổ phần bán cho cán bộcông nhân viên trong Công ty là 49% Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổphần hoá (31/12/2002): giá trị thực tế của doanh nghiệp Nhà nước17.422.521.000; giá trị thực tế của phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp5.045.000.000 Mệnh giá cổ phần: 100.000; số cổ phần phát hành 50.450

Giai đoạn chuyển sang hình thức Công ty TNHH: Theo quy định tại Nghị

Trang 26

định số 105/2004/NĐ – CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 và Nghị định số133/2005/NĐ – CP ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về kiểm toánđộc lập, Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã chính thức chuyểnđổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từ ngày 6 tháng 2 năm2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102047448 do Sở Kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Công ty TNHH Kiểm toán vàTư vấn (A&C) hiện nay là công ty đại diện chính thức tại Việt Nam của HLBInternational.

Trải qua 15 năm thành lập và hoạt động Công ty A&C ngày càng có uytín trong và ngoài nước, Công ty ngày càng có thêm nhiều khách hàng mớitrong khi vẫn giữ quan hệ lâu dài với khách hàng cũ Công ty A&C là mộttrong 3 Công ty kiểm toán hàng đầu được Uỷ ban chứng khoán Nhà nướcchấp nhận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết chứngkhoán trong năm 2005/2006

2.1.1.2 Quá trình phát triển chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội

Công ty A&C có Trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh tạiHà Nội, Nha Trang và Cần Thơ.

Nhằm mở rộng phạm vi hoạt động kiểm toán của Công ty A&C, UBNDthành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 1144/QĐUB ngày 1/3/2001 về việcchuyển văn phòng đại diện của Công ty A&C thành chi nhánh Công ty tại HàNội (năm 1999, chi nhánh Công ty được thành lập dưới dạng văn phòng đạidiện) Chi nhánh đi vào hoạt động chính thức theo Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 312448 ngày 16 tháng 3 năm 2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tưthành phố Hà Nội cấp Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có quyền được ký kếtcác hợp đồng kiểm toán và phát hành các Báo cáo kiểm toán.

Ngày 6/2/2007 theo sự chuyển đổi của Công ty từ hình thức cổ phầnsang Công ty TNHH theo đó chi nhánh Công ty tại Hà Nội cũng thực hiện thủtục chuyển đổi và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy

Trang 27

chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0112030013 ngày 14 tháng 2 năm 2007.Số nhân viên và kiểm toán viên của chi nhánh Hà Nội là 61 người, trong đócó 15 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA) và không ngừng tăng lênqua các năm.

2.1.1.3 Các dịch vụ cung cấp, khách hàng và các lĩnh vực hoạt động củaCông ty A&C

2.1.1.3.1 Các dịch vụ Công ty A&C cung cấp

Dịch vụ kiểm toán BCTC

Quy trình kiểm toán BCTC được xây dựng dựa trên cơ sở: Tuân thủ cácchuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành, các Chuẩn mực và thông lệ quốctế trong lĩnh vực nghề nghiệp, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán,phù hợp với thực tiễn kinh doanh và môi trường pháp luật Việt Nam Ngoài ratheo yêu cầu của các doanh nghiệp Công ty A&C đã thực hiện các dịch vụ:kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ và kiểm toán thôngtin tài chính.

Quá trình kiểm toán luôn gắn với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn gópphần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kếtoán, quản lý tài chính của doanh nghiệp trong và nhiều trường hợp, giúpdoanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của mình.

Dịch vụ Thẩm định, Kiểm toán Đầu tư & Xây dựng cơ bản

Các dịch vụ mà Công ty A&C cung cấp: Kiểm toán Báo cáo quyết toánvốn đầu tư dự án, kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình, kiểm toán tuânthủ trong hoạt động đầu tư, thẩm tra dự án, lập và thẩm tra dự toán công trình,xác định giá trị doanh nghiệp, vốn góp, vốn chuyển nhượng, định giá tài sản(hàng hoá, nhà cửa, máy móc, đất đai…)

Các dịch vụ thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy định hiện hành củaNhà nước về Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với các loại Dự án có vốnđầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước, tôn trọng tính hiện hữu, hợp lý vàtính thị trường

Trang 28

Dịch vụ tư vấn

Tư vấn thuế, tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán, tư vấn tài chính vàquản trị doanh nghiệp, tư vấn dịch vụ pháp lý…

Đào tạo

Đào tạo các lớp kế toán trưởng, đào tạo các chuyên đề về kế toán tài

chính, kế toán quản trị, kiểm toán và kiểm toán nội bộ, giám đốc tài chính,kinh doanh chứng khoán…

Đào tạo nội bộ: là công tác được duy trì liên tục nhằm chuyên nghiệp

hoá đội ngũ, đảm bảo phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường và thíchứng với quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Dịch vụ kế toán

Ghi sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêu cầu củakhách hàng, tổng hợp và lập các báo cáo tài chính hoặc báo cáo quản trị, soát xétbáo cáo tài chính, thiết kế triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán, thiếtkế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ…

Quản lý dự án

Quản lý chung dự án, tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặtbằng, tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổ chức công tác thẩm định thiết kế,tổng dự toán công trình, dự toán các chi phí tư vấn yêu cầu phải lập dự toán,tổ chức công tác kiểm định chất lượng công trình, tổ chức công tác nghiệmthu, thủ tục xây dựng trong quá trình đầu tư, tổ chức công tác quyết toán vàquy đổi vốn đầu tư công trình

2.1.1.3.2 Khách hàng và các lĩnh vực hoạt động của Công ty A&C

Trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính, trong 3 năm trở lại đây,A&C đã cung cấp dịch vụ cho gần 2.000 khách hàng hoạt động trong mọi lĩnhvực, bao gồm:

Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt độngtrên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, Ngân

Trang 29

hàng, giao thông vận tải, dầu khí

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinhdoanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các cơ quan và tổ chức của quốc tế và trong nước, các dự án trong nướcvà quốc tế, các văn phòng đại diện và cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ.

Biểu 3: Kết quả kinh doanh Công ty A&C chi nhánh Hà Nội

qua các năm (3 năm gần nhất)

Chỉ tiêu200520062007

Doanh thu 28 tỷ 42,6 tỷ 56,8 tỷLợi nhuận sau thuế 1,8 tỷ 1,6 tỷ 1,6 tỷ

2.1.2 Bộ máy hoạt động của Công ty A&C và chi nhánh tại Hà Nội

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của Công ty A&C và chi nhánh tại Hà Nội2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban chi nhánh Công ty A&C tạiHà Nội

Ban Giám đốc: Giám đốc chi nhánh đồng thời là Phó Tổng Giám đốc

Công ty, uỷ viên của Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc chịu trách nhiệmđiều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh.

Phòng Quản trị - Tổng hợp: Thực hiện công tác hành chính, thư ký, phiên

dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ.

Các phòng nghiệp vụ kiểm toán BCTC (Phòng 1, 2 và 4): Thực hiện

công tác kiểm toán BCTC của các khách hàng

Phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB (Phòng 3): Kiểm toán báo cáo quyết

toán XDCB, thẩm định đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp.

Bộ phận kế toán: Tập hợp mọi chứng từ, ghi sổ kế toán, định kỳ lập báo

cáo gửi Công ty.

Bộ phận Tư vấn - Kiểm soát chất lượng: Thực hiện dịch vụ tư vấn cho

khách hàng, kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán trước khi trình Giám đốcxem xét, ký phát hành.

Trang 30

BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC PHÒNG 1, 2, 3, 4, 5, 6

CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI

CHI NHÁNH TẠI CẦN THƠ

CÔNG TY TNHHĐỒNG KHỞICHI NHÁNH TẠI

NHA TRANGPHÒNG KIỂM TOÁN

PHÒNG DỊCH VỤPHÒNG QUẢN TRỊ

TỔNG HỢP

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG TƯ VẤNĐÀO TẠO

Trang 31

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG

CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤNTẠI HÀ NỘI

2.1.3 Tổ chức bộ máy kiểm toán Công ty A&C

Sau 15 năm hoạt động (1992 - 2007), Công ty A&C tự hào có một độingũ nhân viên được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống.Với 280/300 nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng, A&C đã mang đến kinhnghiệm, kỹ năng cùng tinh thần trách nhiệm rất cao để đáp ứng các nhu cầudịch vụ ngày càng đa dạng của khách hàng.

Đội ngũ nhân viên của A&C gồm: Thạc sỹ Kinh tế và Kiểm toán viênquốc tế (ACCA): 12 người; Kiểm toán viên được cấp chứng chỉ KTV củaBTC: 71 người; Thẩm định viên có thẻ thẩm định viên về giá: 13 người; Cửnhân có 2 bằng Đại học: 57 người; Cử nhân Đại học Luật: 45 người; Kỹ sưxây dựng, Cử nhân cao đẳng Thẩm định giá…44 người

Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằm

BAN GIÁM ĐỐC(GIÁM ĐỐC VÀ 2 PGĐ)

PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

PHÒNG NGHIỆP VỤ 3(KIỂM TOÁN XDCB)

CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC

PHÒNG NGHIỆP VỤ 1, 2, 4

BỘ PHẬN TƯ VẤNKIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

Trang 32

nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng cáckiến thức bổ trợ về Pháp luật, Kinh tế, Kỹ thuật, Thị trường…để có khả năngđa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng Ngoài cácchương trình đào tạo trong nước, các kiểm toán viên còn được đi tu nghiệp vàđào tạo qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại các nướcMalaysia, Singapore, Philippines, Hongkong, Anh, Pháp, Bỉ, Ireland…docông ty tổ chức cũng như chương trình hỗ trợ của BTC, EURO TAPVIET vàcác tổ chức nghề nghiệp quốc tế khác.

2.1.4 Quy trình kiểm toán áp dụng tại chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội

2.1.4.1 Chuẩn bị kiểm toán

Khảo sát và chấp nhận khách hàng

Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, Công ty sẽ cử cán bộ(lãnh đạo hoặc kiểm toán viên) đến gặp khách hàng để tìm hiểu sơ bộ, thuthập thông tin, lập Báo cáo khảo sát Trên cơ sở Báo cáo khảo sát, người đikhảo sát sẽ tính toán, đề xuất mức phí trình Giám đốc ký duyệt.

Sau khi nhận được chấp thuận của khách hàng, phòng Quản trị - Tổnghợp tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng với khách hàng Giám đốc phâncông hợp đồng về các phòng nghiệp vụ, Lãnh đạo phòng phân công lại chokiểm toán viên chịu trách nhiệm thực hiện.

Lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên liên hệ với khách hàng để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm,hoạt động kinh doanh của khách hàng phục vụ lập kế hoạch kiểm toán; Chuẩnbị bộ Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm; Lập kế hoạch, chươngtrình kiểm toán cho khách hàng; Liên hệ với khách hàng về thời gian chứngkiến kiểm kê, thời gian thực hiện kiểm toán; Gửi cho khách hàng danh sáchcác tài liệu cần cung cấp để khách hàng chuẩn bị trước.

Chứng kiến kiểm kê: Thu thập tài liệu, lập Báo cáo kiểm kê, lưu Hồ sơ

kiểm toán

2.1.4.2 Thực hiện kiểm toán tại khách hàng

Trang 33

Họp triển khai: Nhóm kiểm toán họp với BGĐ, phòng kế toán và đại

diện các phòng ban chức năng của khách hàng để thông qua về mục tiêu, nộidung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán: Theo sự phân công của nhóm trưởng, các thành

viên thực hiện kiểm toán các phần hành được giao Các thủ tục kiểm toán tạikhách hàng: tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu, kiểm tra đối chiếu số liệu,kiểm tra chứng từ gốc, phỏng vấn…Sau khi hoàn thành mỗi phần hành, thànhviên chuyển lại cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và tiếp tục hoàn thiện theoyêu cầu của nhóm trưởng Kiểm toán viên điều hành (nếu có) sẽ xuống làmviệc cùng nhóm kiểm toán vào ngày trước khi kết thúc kiểm toán tại kháchhàng Trưởng nhóm tổng hợp lại các nội dung tồn tại, các bút toán điều chỉnhvà kiểm toán viên điều hành soát xét trước khi họp với khách hàng.

Họp kết thúc: Nhóm kiểm toán họp với BGĐ, phòng kế toán và đại diện

các phòng ban chức năng của khách hàng để báo cáo kết quả kiểm toán, cácvấn đề tồn tại, đề xuất xử lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ…thốngnhất các bút toán điều chỉnh với khách hàng.

2.1.4.3 Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán

Bước này được thực hiện tại văn phòng Công ty kiểm toán Nhómtrưởng đọc lại Hồ sơ kiểm toán, ghi nhận các vấn đề tồn tại và hướng xử lý.Nhóm trưởng đọc Báo cáo kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán và BCTC đính kèm được chuyểncho KTV điều hành soát xét Nếu không, tiếp tục chuyển cho Bộ phận Kiểmsoát chất lượng.

Trang 34

2.1.5 Hệ thống Kiểm soát chất lượng

I THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG.

Mục tiêu: Để đảm bảo tính độc lập của Công ty đối với khách hàng đó;

Khả năng của Công ty đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng; Sự liêm khiếtcủa Ban Giám đốc khách hàng Từ đó đảm bảo rằng Công ty không có rủi robị đặt trong một tình hình tế nhị hay khó khăn khi thực hiện hợp đồng hay khilập và giao Báo cáo.

Thủ tục đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

KIỂM SOÁTCHẤT LƯỢNG

Trang 35

2 Việc đánh giá phải được tiến hành trước khi có bất kỳ cam kết gì vớikhách hàng mới Thực vậy, tất cả những thảo luận hay trao đổi thăm dò đềuđược khách hàng coi như bắt đầu thoả thuận và như vậy làm giảm khả năng từchối kiểm toán của Công ty trong trường hợp những đánh giá tỏ ra không đạtyêu cầu.

3 Tiến hành đánh giá

a Giao việc thăm dò cho một thành viên trong Ban Giám đốc thích hợpnhất cho việc đánh giá, có nghĩa người thăm dò nắm rõ nhất hoạt động củakhách hàng hoặc giao cho người phụ trách kiểm soát chất lượng.

b Thực hiện điều tra làm cơ sở cho việc đánh giá, bằng cách tìm kiếmnhững thông tin về danh tiếng của Công ty khách hàng, của những người lãnhđạo và những người chủ sở hữu Việc điều tra có thể được thực hiện cácphương tiện sau: phân tích Báo cáo tài chính, hỏi bên thứ ba như luật sư, ngânhàng, nhà cung cấp của khách hàng đó, hỏi các thông tin từ phía kiểm toánviên tiền nhiệm (nếu có), đọc các báo cáo chuyên môn Các thông tin thu thậpđược từ những điều tra trên phải cho phéo hình thành ý kiến về hoạt động vàtính liêm khiết của đối tượng được thăm dò Điền vào bảng câu hỏi đánh giákhách hàng tiềm năng.

c Người phụ trách đánh giá đưa ra ý kiến trên cơ sở những thông tin thuthập được để chấp nhận hay từ chối khách hàng Ý kiến này phải được ghi rõtrên bảng câu hỏi, ý kiến này phải được Giám đốc kiểm tra lại trong trườnghợp khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp góp vốn rộngrãi Nếu kết luận là tích cực, cần soạn hợp đồng kiểm toán Nếu kết luận làtiêu cực, cần dừng mọi thoả thuận hay thăm dò đối với khách hàng và báo chokhách hàng qua thư rằng Công ty không thể chấp nhận hợp đồng này.

d Lưu các đánh giá.

Các bản câu hỏi được đánh thứ tự trong một năm (chẳng hạn: 10/2006tức là bản đánh giá số 10 thực hiện trong năm 2006) Các bản này được lưu

Trang 36

tại phòng Giám đốc và được phân loại theo loại chấp nhận và loại từ chối.Những bản chấp nhận được lưu giữ lâu hơn so với bản từ chối để tiện cho nhucầu tham chiếu nếu cần Đối với những khách hàng không thường xuyên, cóthể nên giữ đánh giá trong nhiều năm để tránh phải đánh giá lại khách hàngnhiều lần khi tình hình của khách hàng không thay đổi nhiều.

Mỗi năm danh sách các đánh giá phải được cập nhật, danh sách này cũngđược lưu giữ trong cùng một hồ sơ và phải bao gồm các thông tin: Tên củakhách hàng thăm dò (chấp nhận hay không), số của bản đánh giá, ngày huỷ.

II THỦ TỤC KIỂM TRA HỒ SƠ

Mục tiêu: Kiểm tra rằng công tác kiểm toán đã được thực hiện phù hợp

với các Chuẩn mực quốc tế, quốc gia và của Công ty Xác định những phầncần có đào tạo hoặc hỗ trợ thêm, xác định những người ở cấp quan trọngtrong Công ty cần được đào tạo hay hỗ trợ thêm, đào tạo những người sau nàysẽ đảm nhiệm việc kiểm soát chất lượng hồ sơ.

Thủ tục thực hiện

1 Chọn các hồ sơ từ danh sách các khách hàng của Công ty.

Việc lựa chọn được tiến hành theo tiêu chuẩn: Độ lớn của hồ sơ trênphương diện quỹ thời gian và phí kiểm toán, phòng thực hiện (ít nhất mỗiphòng phải có một hồ sơ được kiểm tra một năm), lĩnh vực hoạt động củakhách hàng, hồ sơ thực hiện cùng với một Công ty khác, khách hàng mới,doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp định giá trên thị trường chứng khoán.Việc lựa chọn hồ sơ phải làm sao cho phép thực hiện kiểm tra chất lượng trênmột tập hợp mẫu là đại diện cho tất cả các hồ sơ mà Công ty đã làm Lập ramột danh sách các hồ sơ được chọn

2 Chọn người sẽ tham gia

Người phụ trách bộ phận kiểm soát chất lượng thực hiện kiểm tra hồ sơtuỳ theo: Hồ sơ được chọn, loại hồ sơ được chọn, kế hoạch của các trưởngphòng hay kiểm toán viên, tính độc lập của những người này đối với hồ sơ

Trang 37

kiểm tra (một trưởng phòng hay kiểm toán viên không thể là người kiểm trahồ sơ mà họ chịu trách nhiệm hay đã tham gia thực hiện)

3 Họp giữa người phụ trách với những người kiểm tra để: Đảm bảo rằngtất cả đều nắm được mục tiêu, thủ tục và kế hoạch kiểm tra mà người phụtrách bộ phận kiểm soát chất lượng đã chuẩn bị, phân chia công việc cho mọingười, lập ra một danh sách các hồ sơ đã phân chia.

4 Thực hiện kiểm soát chất lượng theo kế hoạch đề ra: Dùng đến bảncâu hỏi đánh giá về nhóm kiểm toán.

5 Soạn thảo báo cáo của người làm kiểm tra trên hồ sơ được kiểm tra.Báo cáo này phải trình bày: các lĩnh vực mà tại đó các thủ tục kiểm toánkhông áp dụng đầy đủ hoặc chuẩn xác, đánh giá về việc áp dụng các thủ tụccủa Công ty về phương diện lên kế hoạch nhân sự và đánh giá khách hàng.

6 Nộp báo cáo cho người phụ trách bộ phận kiểm soát chất lượng.

7 Xem xét lại các báo cáo này bởi người phụ trách bộ phận kiểm soátchất lượng.

8 Thu thập và tổng hợp dữ liệu trong báo cáo này bởi người phụ trách

bộ phận kiểm soát chất lượng (bao gồm cả việc xem lại hồ sơ của khách hàng

bị mất nhằm phát hiện những yếu kém trong việc thực hiện công tác lẫn trongdịch vụ khách hàng đã dẫn đến việc mất mát này)

9 Họp giữa người phụ trách bộ phận kiểm soát chất lượng và các thànhviên khác trong Ban Giám đốc để trao đổi về bản tổng kết này: rút ra các kếtluận và quyết định về những thay đổi cần tiến hành để cải thiện chất lượngcủa hồ sơ kiểm toán trong lĩnh vực như năng lực và đào tạo kiểm toán viên,kỹ thuật và thủ tục kiểm toán áp dụng, sự phù hợp của nhóm kiểm toán vớicác hồ sơ.

10 Soạn thảo báo cáo bởi người phụ trách bộ phận kiểm soát chất lượng,trong đó nêu lại các kết luận và kế hoạch hành động để sửa chữa những điểm yếuđã phát hiện được trong quá trình kiểm tra, báo cáo này sẽ được trình cho Giámđốc Các kết luận và kiến nghị này sau đó sẽ chuyển đến cho những người liên

Trang 38

quan để các kết luận và kiến nghị có thể được tính đến một cách thực sự.

11 Người phụ trách bộ phận kiểm soát chất lượng lập một báo cáo vớitừng hồ sơ kiểm tra về số thời gian thực hiện kiểm tra tỷ lệ với thời gian làmkiểm toán để kiểm tra tính thích đáng của việc kiểm soát chất lượng so với độlớn của hồ sơ kiểm tra.

12 Cần lưu trữ danh sách các hồ sơ đã được kiểm tra, các báo cáo kiểmtra của từng hồ sơ riêng rẽ, báo cáo kiểm tra tổng kết và các kết luận mà BanGiám đốc rút ra Thời gian lưu trữ hồ sơ từ 3 đến 5 năm.

13 Khi quy trình kiểm tra chất lượng của niên độ kết thúc, bộ phận kiểmsoát chất lượng phải theo dõi việc thực hiện các hoạt động cần thiết như đãnêu trong kết luận của báo cáo tổng kết

III THỦ TỤC KIỂM SOÁT.

Cấp độ này thuộc trách nhiệm của Ban Giám đốc có thể được xem nhưmột cấp độ đảm bảo an toàn Cấp độ này có thể là bước đầu tiên hoặc cuốicùng và bao gồm trước hết là việc thành lập ra bộ phận kiểm soát nội bộ, sauđó luôn đảm bảo rằng bộ phận này hoạt động tốt.

Bản thân việc kiểm tra bộ phận kiểm soát chất lượng cũng nằm chínhtrong các thủ tục kiểm soát chất lượng, là bởi vì thông qua chính các cuộc họpgiữa Ban Giám đốc và người phụ trách bộ phận kiểm soát nội bộ, Ban Giámđốc có thể kiểm tra sự hoạt động của bộ phận này.

2.1.6 Tổ chức Hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại,sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán Hồ sơ kiểm toán bao gồm cácthông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sở cho việc hìnhthành ý kiến của kiểm toán viên và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã đượcthực hiện theo đúng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc Chuẩn mựcquốc tế được chấp nhận)

Tất cả các hồ sơ kiểm toán của Công ty A&C được quản lý và lưu trữtrên phần mềm máy tính nội bộ và giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.

Trang 39

Trên phần mềm máy tính: Hồ sơ kiểm toán năm của từng khách hàngđược sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên khách hàng và theo năm kiểm toán.

Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được đóng thành file riêng (Hồ sơkiểm toán năm) cho mỗi khách hàng, sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên kháchhàng và theo năm kiểm toán Trong file riêng của từng khách hàng các khoảnmục được sắp xếp theo thứ tự của khoản mục đó trong danh mục hệ thống tàikhoản kế toán danh nghiệp

Hồ sơ kiểm toán chung được để riêng và được sắp xếp theo thứ tự chữcái tên khách hàng Việc để riêng Hồ sơ kiểm toán chung giúp kiểm toán viêndễ dàng tìm hiểu những thông tin pháp lý về khách hàng nếu Công ty kiểmtoán khách hàng đó trong nhiều năm.

2.2 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty ABCvà Công ty XYZ

2.2.1 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty ABC.

*Giới thiệu về khách hàng

Công ty ABC là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thươngmại Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh sắt thép xây dựng, phục vụcho các ngành như điện, cơ khí, xây dựng… Sản phẩm thép của công ty gồmcác loại thép chữ I, U, V Công ty ABC được thành lập theo Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 1701000194 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc SởKế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 10/5/2003 Số vốn ban đầu:1.500 triệu đồng Số lượng lao động của Công ty trong 2 năm 2006 – 2007 thểhiện qua bảng:

Biểu 4: Tình hình lao động Công ty ABC qua 2 năm 2006 – 2007

Chỉ tiêu

Năm 2006Năm 2007Số lượng

Cơ cấu(%)

Số lượng(người)

Cơ cấu(%)

Trang 40

2 Trình độ lao động

2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.2.1.1.1 Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Đây là công việc đầu tiên giúp kiểm toán viên có những hiểu biết sơ bộvề khách hàng để từ đó xây dựng chương trình kiểm toán cho phù hợp, đồngthời trong quá trình kiểm toán chính những hiểu biết về khách hàng giúp kiểmtoán viên xác định những đặc thù về ngành nghề kinh doanh của họ để từ đócó những thủ tục kiểm toán riêng biệt.

Hoạt động chính của Công ty ABC là kinh doanh sắt thép xây dựng.Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Công ty cónhiều thuận lợi: lực lượng lao động trẻ, bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ, hoạtđộng hiệu quả, cán bộ quản lý có trình độ được đào tạo bồi dưỡng thườngxuyên, hàng hoá của Công ty ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trườngtạo tiền đề cho Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.

2.2.1.1.2 Tìm hiểu môi trường kinh doanh

Hiện nay nhu cầu về xây dựng cao, nhu cầu sắt thép tăng, giá sắt théptrong năm tăng mạnh, xuất hiện nhiều Công ty hoạt động kinh doanh tronglĩnh vực này do đó tính cạnh tranh trong ngành nghề này cao Bên cạnh đóCông ty cũng chưa tiến hành tự quảng cáo mình cho nên nhiều khách hàngvẫn chưa biết đến Công ty, số lượng khách hàng mới còn hạn chế.

2.2.1.1.3 Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Chính sách kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành

theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2003, các Chuẩn mực kế toánViệt Nam do BTC ban hành và các văn bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn thựchiện kèm theo Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, tính VAT

Ngày đăng: 13/11/2012, 11:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 4: Tình hình lao động Công ty ABC qua 2 năm 2006 – 2007 - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
i ểu 4: Tình hình lao động Công ty ABC qua 2 năm 2006 – 2007 (Trang 38)
Một số chỉ tiêu trích từ Bảng cân đối kế toán: - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
t số chỉ tiêu trích từ Bảng cân đối kế toán: (Trang 42)
Dựa trên tài liệu và bảng khai tài chính được cung cấp, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích và ghi vào giấy tờ làm việc. - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
a trên tài liệu và bảng khai tài chính được cung cấp, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích và ghi vào giấy tờ làm việc (Trang 43)
Đã đối chiếu Bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
i chiếu Bảng cân đối kế toán (Trang 48)
Số liệu: Bảng cân đối phát sinh - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
li ệu: Bảng cân đối phát sinh (Trang 52)
Dựa trên tài liệu và Bảng khai tài chính được cung cấp KTV tiến hành các thủ tục phân tích - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
a trên tài liệu và Bảng khai tài chính được cung cấp KTV tiến hành các thủ tục phân tích (Trang 57)
Riêng các khoản phải thu dài hạn kiểm toán viên phải kiểm tra Bảng kê chi tiết các khoản phải thu dài hạn và kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh,  đồng thời tính toán, kiểm tra và đối chiếu số tiền mà Công ty thu được từng  tháng của các khoản này - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
i êng các khoản phải thu dài hạn kiểm toán viên phải kiểm tra Bảng kê chi tiết các khoản phải thu dài hạn và kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh, đồng thời tính toán, kiểm tra và đối chiếu số tiền mà Công ty thu được từng tháng của các khoản này (Trang 59)
Số liệu: Bảng cân đối phát sinh - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
li ệu: Bảng cân đối phát sinh (Trang 62)
Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp doanh thu từng tháng và tiến hành so sánh. - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
i ểm toán viên lập bảng tổng hợp doanh thu từng tháng và tiến hành so sánh (Trang 63)
Kiểm toán viên yêu cầu kế toán cung cấp Bảng kê chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu và tiến hành tính toán lại - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
i ểm toán viên yêu cầu kế toán cung cấp Bảng kê chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu và tiến hành tính toán lại (Trang 66)
Ngoài ra kiểm toán viên còn lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố để kiểm tra tính hợp lý của doanh thu trong kỳ - Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
go ài ra kiểm toán viên còn lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố để kiểm tra tính hợp lý của doanh thu trong kỳ (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w