1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh

113 607 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 878,5 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học Vinh TRN TH HO từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã Số: 60.22.02.40 LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. HONG TRNG CANH NGhÖ an - 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học ngành Ngôn ngữ học - khoa Ngữ văn - trường Đại học Vinh và quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS. TS Hoàng Trọng Canh, người thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn. Nghệ An, tháng 10 năm 2012 Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Đối tượng nghiên cứu 10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .11 5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 12 6. Cái mới của đề tài .12 7. Cấu trúc luận văn 12 Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13 1.1. Ngôn ngữ truyện ngắn .13 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn 13 1.1.2. Phân biệt truyện ngắn với tiểu thuyết .16 1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn 22 1.2. Tạ Duy Anh - tác giả và tác phẩm .25 1.2.1. Vài nét về tác giả 25 1.2.2. Vài nét về các tác phẩm chính và “Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh” .28 1.3. Các vấn đề về từ ngữ và việc nghiên cứu từ ngữ trong văn bản nghệ thuật 32 1.3.1. Từ ngữ trong ngôn ngữtừ ngữ trong văn bản nghệ thuật .32 1.3.2. Vấn đề từ ngữ trong tác phẩm Tạ Duy Anh nói chung và trong “Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh” nói riêng .35 1.4. Tiểu kết chương 1 37 Chương 2 CÁC LỚP TỪ NGỮ TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH .38 2.1. Sơ lược về các cách phân loại từ hiện nay và hướng nghiên cứu chúng trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh .38 2.1.1. Sơ lược về các cách phân loại từ hiện nay .38 2.1.2. Tiếp cận các lớp từ trong “Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh” 40 2.2. Các lớp từ ngữ tiêu biểu trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh .41 2.2.1. Lớp từ láy 41 2.2.2. Thành ngữ .51 2.2.3. Lớp từ Hán Việt 58 2.3. Vài nét về dấu ấn tác giả qua cách sử dụng các lớp từ ngữ 63 2.4. Tiểu kết chương 2 64 Chương 3 CÁC TRƯỜNG NGỮ NGHĨA NỔI BẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH .66 3.1. Khái niệm trường ngữ nghĩa và hướng nghiên cứu các trường ngữ nghĩa nổi bật trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh 66 3.1.1. Khái niệm trường ngữ nghĩa từ vựng .66 3.1.2. Hướng nghiên cứu các trường ngữ nghĩa trong “Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh” .68 3.2. Các trường ngữ nghĩa nổi bật trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh 70 3.2.1. Trường từ vựng ngữ nghĩa dùng trong sinh hoạt thường nhật của con người .70 3.2.2. Trường ngữ nghĩa chỉ tâm trạng, cảm xúc con người .75 3.2.3. Trường ngữ nghĩa chỉ tính cách con người 84 3.2.4. Trường ngữ nghĩa về thời gian .91 3.2.5. Trường ngữ nghĩa về không gian 96 3.3. Những nét riêng của Tạ Duy Anh qua việc sử dụng các trường ngữ nghĩa nổi bật 102 3.4. Tiểu kết chương 3 104 KẾT LUẬN .105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ - đó là điều hiển nhiên, bất tất phải bàn cãi. Do vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng văn học, người nghiên cứu không thể không quan tâm đến mặt ngôn từ của tác phẩm. Qua hệ thống từ ngữ, cú pháp, biện pháp tu từ được sử dụng có tính chung, ổn định trong hàng loạt tác phẩm, ta có thể nhận ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả đó. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn ngôn ngữ học càng ngày càng thể hiện tính ưu việt của nó. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng đi theo hướng nghiên cứu này. 1.2. Từ sau năm 1975, các thể loại tự sự Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trong đó có thể loại truyện ngắn. Trước yêu cầu đổi mới văn học, đội ngũ các nhà văn đương đại đã không ngừng nỗ lực sáng tạo để đưa truyện ngắn Việt Nam đi vào quỹ đạo của truyện ngắn thế giới. Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, … Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều đóng góp trong quá trình tìm tòi đổi mới truyện ngắn Việt Nam đương đại. Những tìm tòi, đổi mới về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó, có phương diện ngôn ngữ. Tìm hiểu đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh, chúng tôi 5 mong muốn góp thêm một cứ liệu làm cơ sở nhận biết, đánh giá những nét mới của ngôn ngữ truyện ngắn sau 1975. 1.3. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học được tạo nên từ nhiều loại đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau, như từ, câu, đoạn văn (đoạn thơ), văn bản. Trong đó, từ ngữ là cấp độ đầu tiên phải xem xét khi nghiên cứu một văn bản nghệ thuật. Từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật vốn không phải là thứ sản phầm gì xa lạ, đó vẫn là những từ ngữ nằm trong kho từ vựng của vốn từ dân tộc, được nhà văn chắt lọc, tổ chức theo một cách riêng, thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, ở mỗi tác phẩm, tùy vào quan niệm thẩm mĩ, cá tính sáng tạo mà mỗi nhà văn lại có cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ riêng. Từ ngữ trong tác phẩm văn học vì thế luôn là phương diện thể hiện rõ dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn Tạ Duy Anh ngoài việc góp phần tạo cứ liệu để đánh giá sự vận động, đổi mới văn học của tác giả, chúng tôi mong muốn thấy được rõ hơn nét phong cách của nhà văn trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ. 2. Lịch sử vấn đề Như chúng ta đã biết, sau 1975, cùng với nhiều nhà văn trẻ, Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều tìm tòi, thể nghiệm trong quá trình đổi mới nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam đương đại. Hơn hai mươi năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã có những đóng góp to lớn trong việc đổi mới truyện ngắn Việt Nam đương đại. Ông không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình “Tôi luôn tìm cách phá bỏ thị hiếu thông thường của người đọc. Thị hiếu tạo cho ta sự ổn định thẩm mĩ nhưng cũng chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. Tôi chấp nhận sự bài xích, thậm chí nguyền rủa, để tạo ra một cảm nhận khác, một duy khác. Nghệ thuật không phải là một cuộc diễu hành, và nhà văn phải chấp nhận con đường mình chọn” [Dẫn theo 33, tr.23]. Ông luôn viết với một ý thức tìm tòi và nỗ lực tìm tòi đổi mới “Tôi không bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn viết mà lại 6 thiếu sự nghiêm túc, tỉnh táo. Khi viết, dù là một bài báo, tôi cũng chú ý từng chữ một. Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá ngay” [Dẫn theo 33, tr.21]. Có lẽ vì thế mà trong những năm gần đây, truyện ngắn Tạ Duy Anh ngày càng nhận được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả trong cả nước. Đã có khá nhiều bài viết tìm hiểu về truyện ngắn Tạ Duy Anh trên nhiều phương diện, trong đó, nổi bật hơn cả là phương diện quan niệm nghệ thuật, phương diện nội dung, phương diện nhân vật. Ở phương diện quan niệm nghệ thuật, trong bài viết Tạ Duy Anh và Giã biệt bóng tối đăng trên trang evan.vnpress.net, tác giả Trần Thiện Khanh nhận xét “Bắt đầu từ thay đổi nghề, thay đổi cách sống, thay đổi trạng thái tồn tại, đến thay đổi cách nghĩ, thay đổi lối viết, văn phong… Tạ Duy Anh đã thực hiện nhiều cuộc đổi thay trong thế giới văn hóa, thế giới nghệ thuật xét về mặt bút pháp và tưởng. Cứ sau một tác phẩm trình làng, Tạ Duy Anh lại nhân thêm hy vọng mình làm thay đổi được điều gì đó. Anh nói nhiều về sự thay đổi, mô tả sự thay đổi từ nhiều góc độ, chứ không định ra một khung quy chiếu nhất định nào" [44]. Cũng như vậy, trong luận văn Tạ Duy Anh Từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (ĐHSPHN, 2005), tác giả Phạm Thị Hương đã nghiên cứu một cách khá toàn diện quan niệm nghệ thuật của Tạ Duy Anh thể hiện một cách cụ thể qua quan niệm của nhà văn về hiện thực, về con người, về sự gia tăng yếu tố kì ảo và chất tiểu thuyết trong truyện ngắn,… Ở phương diện nội dung, truyện ngắn của Tạ Duy Anh cũng nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả. Trong công trình Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, ba tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà đã có những nhận xét hết sức khái quát về giá trị nội dung trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. Các tác giả này đánh giá: qua truyện ngắn, “Tạ Duy Anh mang đến cho độc giả những day dứt, trăn trở không nguôi trước ý nghĩa 7 làm người. Xuyên qua một thế giới đầy những ám ảnh tăm tối, tàn ác, vẫn lấp lánh niềm tin, sự xót thương và câu hỏi đầy lòng tự trọng của con người” [33, tr.243]. Tác phẩm của Tạ Duy Anh giúp con người từ bỏ những cái còn xấu, còn tiêu cực trong xã hội, đồng thời nó gióng lên một hồi chuông cảnh báo: sống trong một xã hội, một môi trường, con người cần quan tâm và xích lại gần nhau hơn và đặc biệt hơn cả là con người không bao giờ bị mất đi niềm hy vọng dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bàn về giá trị nội dung của truyện ngắn Tạ Duy Anh, báo Thể thao văn hóa số 47/2004 viết: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản đánh mất mình của con người, dưới sự giằng giật, xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại chính mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong toả bởi thói gian trá, đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân”. Đây cũng chính là nội dung chính, thường trực, trở đi trở lại trong tiểu thuyết cũng như truyện ngắn Tạ Duy Anh. Tương tự, Báo Pháp luật số 140/2004 khẳng định: “Tạ Duy Anh là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lí trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người”. Còn trên báo Gia đình và thời đại số 80/2004 khi nhấn mạnh vào khía cạnh số phận con người trong tác phẩm Tạ Duy Anh, tác giả bài viết đã đưa ra câu hỏi: “Số phận con người - phải chăng luôn là trăn trở dằn vặt trong ông”. Có thể khẳng định, các bài viết nêu trên dù nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau về nội dung trong truyện ngắn Tạ Duy Anh nhưng hầu hết đều khẳng định, Tạ Duy Anh là nhà văn luôn tỉnh táo trải nghiệm những vấn đề tàn khốc của cuộc sống; ông mô tả hiện thực từ một ý thức khai vỡ những góc khuất, góc tối, từ chủ ý vươn tới cái đa dạng, đa chiều. Ông nói về hiện thực thô nhám, bộn bề bằng một thứ ngôn ngữ đời thường nhất, tự nhiên nhất. 8 Ngoài những bài viết tìm hiểu một cách khái quát về quan điểm nghệ thuật, về nội dung, còn có một số bài viết tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. Chẳng hạn, trong bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác (báo Tuổi trẻ Online), tác giả Việt Hoài đưa ra nhận xét về đặc điểm chung về thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh: “Nhân vật Tạ Duy Anh không có sự trung gian nhờ nhờ xam xám về ngoại hình. Người xấu thì cực xấu như lão Phụng, người đẹp thì như hoa như ngọc, như Quý Anh, bà Ba, như những phụ sản chờ sinh” [38]. Tác giả bài báo cho rằng Tạ Duy Anh luôn đặt nhân vật của mình ở ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình…” Cùng với những bài viết khái quát về các phương diện cụ thể trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, còn có khá nhiều những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn Bước qua lời nguyền - một truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn. Năm 1989, sự xuất hiện của truyện ngắn Bước qua lời nguyền, đánh dấu bước ngoặt thực sự trên hành trình sáng tạo của Tạ Duy Anh. Bàn về tác phẩm này, tác giả Trần Thiện Khanh nhận xét: “Năm 1989, trong không khí đổi mới, Tạ Duy Anh công bố truyện ngắn Bước qua lời nguyền trên báo Văn nghệ. Bước qua lời nguyền đem đến cho văn chương đổi mới một tiếng nói dân chủ mạnh mẽ, đầy ắp tinh thần đối thoại. Tạ Duy Anh bộc lộ thái độ dứt khoát đoạn tuyệt với những lời nguyền, những định kiến, những khế ước đã trói buộc mọi sự tự do và nhu cầu nhân tính của con người. Cũng từ đấy trở đi “dòng văn học bước qua lời nguyền” (chữ dùng của Hoàng Ngọc Hiến) mới hình thành rõ nét, sinh động và thực sự phức tạp” [44]. Cụ thể hơn, Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay, logic quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vọng cho rằng, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh "gói trọn trong mươi trang cả một cuộc đời, một kiếp sống, mấy kiếp người vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẵng một thời” [58]. 9 Những nhận xét trên đây dường như đã đúng khi tiên đoán về sự xuất hiện của một tài năng như Tạ Duy Anh sau một loạt những sáng tác có giá trị của ông ra đời. Điểm qua lịch sử vấn đề, chúng tôi thấy, mặc dù đã có nhiều bài viết tìm hiểu về truyện ngắn Tạ Duy Anh nhưng nhìn chung, những ý kiến của các tác giả trong những bài viết này chủ yếu dừng lại ở việc nhận xét, đánh giá các tác phẩm dưới góc độ lí luận, phê bình. Rất ít bài viết quan tâm tới đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. Đó chính là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu đề tài này. 3. Đối tượng nghiên cứu Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều truyện ngắn đặc sắc, Tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi không có điều kiện để khảo sát toàn bộ các truyện ngắn của nhà văn mà chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm về từ ngữ trong 29 tác phẩm tiêu biểu được in trong tập: Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2008), cụ thể là những truyện ngắn sau: I. Nhân vật lạ II. Xưa kia chị đẹp nhất làng III. Bước qua lời nguyền IV. Vòng trầm luân trần gian V. Những chiếc gáy VI. Dịch quỷ sứ VII. Chiếc giầy pha lê VIII. Tội tổ tông IX. Gã lẩm bẩm X. Luân hồi XI. Người thắng trận XII. Mê hồn trận 10 . 2. Các lớp từ ngữ tiêu biểu trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh Chương 3. Các trường ngữ nghĩa nổi bật trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh. 12 Chương. hiểu đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, chúng tôi muốn nêu lên được những nét đặc sắc nhất của từ ngữ trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh, qua đó,

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn chọn lọc
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2008
2. Tạ Duy Anh (2008), Truyện vừa thiếu nhi chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện vừa thiếu nhi chọn lọc
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2008
3. Tạ Duy Anh (2007), Người khác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người khác
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2007
4. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hoàn hảo, Tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bố cục hoàn hảo
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2004
5. Tạ Duy Anh (2007), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2007
6. Tạ Duy Anh (2002), Nhân vật - Tác phẩm chọn lọc. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật - Tác phẩm chọn lọc
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
7. Tạ Duy Anh (2008) Ba đào ký, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba đào ký
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
8. Tạ Duy Anh (2008), Những giấc mơ của tôi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giấc mơ của tôi
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2008
9. Tạ duy Anh (2010), Giã biệt bóng tối - Tác phẩm và bình phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giã biệt bóng tối - Tác phẩm và bình phẩm
Tác giả: Tạ duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2010
10. Tạ Duy Anh (2004), “Cần phân biệt giữa “sống để viết” và “viết để sống””, http://www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần phân biệt giữa “sống để viết” và “viết để sống””
Tác giả: Tạ Duy Anh
Năm: 2004
11. Tạ Duy Anh (2004), “Môtip “tội ác và trừng phạt” sẽ còn ám ảnh các nhà văn”, http://www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môtip “tội ác và trừng phạt” sẽ còn ám ảnh các nhà văn”
Tác giả: Tạ Duy Anh
Năm: 2004
12. Tạ Duy Anh (2008), “Tự làm sạch mình”, Văn nghệ Trẻ (số 28) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự làm sạch mình”, "Văn nghệ Trẻ
Tác giả: Tạ Duy Anh
Năm: 2008
13. Tạ Duy Anh, “Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá”, http://www.vnExpress.net/van-hoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá”
14. Tạ Duy Anh, “Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm”, http://www.vnExpress.net/van-hoa/guongmatnghesi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm”
15. Tạ Duy Anh, “Sợ được dư luận nuông chiều”, Http://www.vn.express.net.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sợ được dư luận nuông chiều”
16. Tạ Duy Anh (2006), “Chỉ chân xác không thôi thì rất đáng sợ, http: //www.vn.Vietnamnet.vn/service/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ chân xác không thôi thì rất đáng sợ
Tác giả: Tạ Duy Anh
Năm: 2006
17. Tạ Duy Anh (2005), “Tôi là người không dễ bị khuất phục”, http://www.evan.com.vn/news/chandung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi là người không dễ bị khuất phục”
Tác giả: Tạ Duy Anh
Năm: 2005
18. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
19. M.Baktin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtoiepxki (Trần Đình Sử dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtoiepxki
Tác giả: M.Baktin
Năm: 1993
20. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn: Lí luận tác giả, tác phẩm, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn: Lí luận tác giả, tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng thống kờ trờn ta thấy Tạ Duy Anh đó sử dụng từ lỏy với tần số cao. Một trong những yếu tố tạo nờn sự đa dạng và đặc sắc cho ngũi bỳt  của nhà văn đú là những sỏng tạo ngụn ngữ - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
ua bảng thống kờ trờn ta thấy Tạ Duy Anh đó sử dụng từ lỏy với tần số cao. Một trong những yếu tố tạo nờn sự đa dạng và đặc sắc cho ngũi bỳt của nhà văn đú là những sỏng tạo ngụn ngữ (Trang 43)
Bảng 2.2. Thống kờ tần số sử dụng từ lỏy miờu tả tõm trạng, cảm xỳc trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.2. Thống kờ tần số sử dụng từ lỏy miờu tả tõm trạng, cảm xỳc trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 45)
Bảng 2.2. Thống kê tần số sử dụng từ láy miêu tả tâm trạng, cảm xúc  trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.2. Thống kê tần số sử dụng từ láy miêu tả tâm trạng, cảm xúc trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 45)
Bảng 2.3. Thống kờ tần số sử dụng thành ngữ trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.3. Thống kờ tần số sử dụng thành ngữ trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 52)
tụi thống kờ được 98 thành ngữ đó được tỏc giả dựng. Sau đõy là bảng thống kờ thành ngữ mà chỳng tụi đó khảo sỏt được. - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
t ụi thống kờ được 98 thành ngữ đó được tỏc giả dựng. Sau đõy là bảng thống kờ thành ngữ mà chỳng tụi đó khảo sỏt được (Trang 52)
Bảng 2.3. Thống kê tần số sử dụng thành ngữ trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.3. Thống kê tần số sử dụng thành ngữ trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 52)
Bảng 2.4. Thống kờ số lượng và tần số xuất hiện từ Hỏn Việt trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.4. Thống kờ số lượng và tần số xuất hiện từ Hỏn Việt trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 59)
Bảng 2.4. Thống kê số lượng và tần số xuất hiện từ Hán Việt trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.4. Thống kê số lượng và tần số xuất hiện từ Hán Việt trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 59)
Bảng 2.5. Thống kờ số lượng và tần số sử dụng từ ngữ chỉ tõm trạng, cảm xỳc trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.5. Thống kờ số lượng và tần số sử dụng từ ngữ chỉ tõm trạng, cảm xỳc trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 78)
Bảng 2.5. Thống kê số lượng và tần số sử dụng từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.5. Thống kê số lượng và tần số sử dụng từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 78)
Bảng 2.6. Thống kờ số lượng từ ngữ chỉ thời gian trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - Từ ngữ trong truyện ngắn chọn lọc tạ duy anh
Bảng 2.6. Thống kờ số lượng từ ngữ chỉ thời gian trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w