1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Từ ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam

21 5,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 151 KB

Nội dung

Nhà lý luận văn học đánhgiá những đóng góp của Thạch Lam cho thi pháp thể loại...Bên cạnh những phươngpháp nghiên cứu quen thuộc ấy, lối tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam từ góc nhìnngôn ng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thạch Lam là một nhà văn có vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam giaiđoạn 1932-1945 Là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn, nhưngông đã chọn cho mình một hướng riêng, hướng đi ấy thể hiện bản lĩnh, cá tính củamột cây bút giàu chất nhân văn và đậm tính dân tộc, một tâm hồn nhạy cảm, mộtvăn phong trong sáng và tinh tế Thạch Lam không ưa sự ồn ào, hào nhoáng, màthiên về kín đáo, bình dị Ông mơ tới một xã hội có nhiều “công bằng và thươngyêu” và muốn đạt tới điều đó không phải bằng hành động của một nhà cải cách xãhội mà bằng thiên chức của một nhà văn thuần tuý, luôn khát khao vươn tới sự hoànthiện của cái đẹp Chân - Thiện - Mỹ Thạch Lam đã sống một đời văn quá ngắnngủi, nhưng những tác phẩm văn chương của ông chắc chắn sẽ có sức sống dài lâu,bởi ở đó, độc giả không chỉ nhìn thấy những vẻ đẹp hình thức, mà còn tìm thấybóng dáng đời sống tinh thần, đời sống nội tâm phong phú của chính mình

1.2 Tuy sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, nhưng nhắc đến Thạch Lam,người ta nghĩ ngay đến hai thể loại đã in đậm dấu ấn riêng ông trong sáng tạo làtruyện ngắn và tùy bút Cùng với Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Thạch Lam đã tạo nênmột dòng truyện ngắn mang phong cách riêng: dòng truyện ngắn trữ tình, làmphong phú thêm diện mạo của văn xuôi hiện đại nước nhà Người ta xem ThạchLam là một trong những bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam hiện đại

1.3 Có nhiều con đường tiếp cận giá trị truyện ngắn của Thạch Lam Nhàvăn học sử nhìn thấy vị trí của truyện ngắn Thạch Lam trong sự nghiệp của ông nóiriêng và bức tranh văn học Việt Nam hiện đại nói chung Nhà lý luận văn học đánhgiá những đóng góp của Thạch Lam cho thi pháp thể loại Bên cạnh những phươngpháp nghiên cứu quen thuộc ấy, lối tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam từ góc nhìnngôn ngữ cũng là một hướng đầy triển vọng thì việc tìm hiểu, đánh giá mặt hìnhthức, trong đó có ngôn ngữ của một cây bút như Thạch Lam là việc làm cần thiết

Thành công về mặt ngôn ngữ của một cây bút truyện ngắn có thể biểu hiện ởmọi cấp độ, ở mọi lớp ngôn từ, trong đó, vấn đề từ ngữ là những phương diện nổi

Trang 2

bật Thạch Lam cũng không phải là một ngoại lệ Đi sâu vào phương diện đótrong truyện ngắn Thạch Lam, chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp quan niệm về cái đẹptrong ngôn từ nghệ thuật, cách xử lí mang màu sắc của một phong cách Và từ đó, ta

có cơ sở để đánh giá không chỉ một quan niệm thẩm mĩ, một phong cách ngôn ngữ,

mà cả những đóng góp của ông cho ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại

Đó là những lí do thúc đầy tôi chọn vấn đề “Từ ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam”

Tiểu luận chọn khảo sát tập truyện ngắn “Nắng trong vườn" được in trong

Tuyển tập Thạch lam văn và đời do Tân Chi tuyển, soạn (1999), Nxb Hà Nội và Thạch Lam tuyển tập năm 2004, Nxb Văn học và ứng dụng giảng dạy tác phẩm

“Hai đứa trẻ” – SGK Ngữ văn lớp 11 tập I – NXB Giáo Dục và Đào tạo

2 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài, tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thống kê và phân loại;

- Phương pháp so sánh đối chiếu;

- Phương pháp tổng hợp

Trang 3

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

TỪ NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

1.Truyện ngắn trong văn nghiệp của Thạch Lam

Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam tuy không dài nhưng ông cũng đã thửngòi bút của mình ở rất nhiều thể loại và ông chỉ thực sự thành công ở thể loạitruyện ngắn và được đánh giá là “cây bút truyện ngắn biệt tài”, ở chỗ mà ngườikhác dùng tư tưởng, dùng lời nói có khi rất đậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nóimột cách rất giản dị cái cảm giác của ông Tên tuổi của Thạch Lam gắn liền với thể

loại truyện ngắn ngay từ khi tập truyện ngắn Gió đầu mùa ra đời Tập truyện đầu

tay và cũng là tập truyện ngắn gây tiếng vang trong lòng độc giả và tất cả nhữngngười yêu mến văn chương Thạch Lam lúc bấy giờ Thạch Lam cùng với truyệnngắn đã góp phần khẳng định và đưa nền văn học hiện đại nước nhà tiến lên mộttầm cao mới và truyện ngắn cũng từ đây mà gần gũi với người đọc

Thạch Lam bước vào văn đàn từ những năm 30 của thế kỷ, nhưng xuất hiệnvới tư cách truyện ngắn từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939).Phong trào quần chúng rộng rãi này có tác động hoàn toàn giống nhau đối với cáccây bút văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn Nhưng Thạch Lam không khẳng địnhmình bằng những tiểu thuyết dài, Ông xuất hiện với phong cách truyện ngắn đặc sắc

và tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn cũng như trong nền văn học Việt Nam, tính đếnthời đại ông Trong văn học nước ta, các nhà phê bình thường đồng ý là Thạch Lam

- cây bút tự lực đã đưa thể loại truyện ngắn đến độ nghệ thuật cao hơn cả Trước hếtxét về mặt khối lượng tác phẩm, truyện ngắn là thể loại được ông viết nhiều nhấttrong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình

Truyện ngắn cũng là thể loại thể hiện được phong cách ngôn ngữ trong sángtác của Thạch Lam Phong cách ấy - như nhiều nhà nghiên cứu phê bình nhận xét -giàu tính trữ tình, đậm chất thơ, không cầu kì, rườm rà, ngược lại, hết sức giản dị

Trang 4

Đặc biệt, ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam rất hiện đại Hơn nửa thế kỉ đọc lại vẫnthấy mới mẻ như ngôn từ nghệ thuật của ngày hôm nay

2 Từ ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam

2.1 Khái niệm từ

Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ đã được đưa ra không

ít Các định nghĩa ấy, ở mặt này hay mặt khác đều đúng nhưng đều không đủ vàkhông bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ và ngay cảtrong ngôn ngữ cũng vậy Chẳng hạn: Từ là một tổ hợp âm có nghĩa chăng? Từ làmột tổ hợp các âm phản ánh khái niệm chăng? Tất cả là những câu hỏi đã từngđược đặt ra nhưng chưa có câu trả lời xác đáng

"Từ là đơn vị cụ thể của ngôn ngữ Khi nói đến một ngôn ngữ là phải nghĩngay đến từ vì ngôn ngữ mà không có từ thì không tồn tại được Với tư cách là mộtcông cụ giao tiếp, trước hết, ngôn ngữ phải là một công cụ bằng từ"

"Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có ý nghĩa độc lập trong lời nói, nghĩa của

nó được vận dụng một cách tự do theo qui luật kết hợp của ngữ pháp"

Mặc dù chưa đạt được sự đồng thuận hoàn toàn, nhưng những cách hiểu vềbản chất của từ của một số nhà nghiên cứu nêu trên đã cấp cho chúng ta một cơ sở líthuyết để đi vào khảo sát từ ngữ trong tác phẩm văn học

2.2 Nét riêng của Thạch Lam qua việc sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn

2.2.1 Nhìn chung về vốn từ của Thạch Lam trong truyện ngắn

Sức sống mãnh liệt của truyện ngắn Thạch Lam là sự thành công từ nhiềumặt, trong đó có phần không nhỏ của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Trong quá trìnhsáng tác của mình, Thạch Lam đã thực sự trở thành người nghệ sĩ tài hoa trong việcphát huy khả năng vô tận của ngôn ngữ, tạo dựng được một phong cách riêng, độcđáo Văn Thạch Lam được viết cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng vẫn luôn tươi mới,hiện đại Là một con người tinh tế và nhạy cảm, Thạch Lam đã thể hiện những rungcảm của mình qua vốn ngôn ngữ phong phú, trong sáng và giản dị như chính conngười ông Đọc toàn bộ tác phẩm của Thạch Lam, người đọc như bị cuốn hút vàothứ ngôn ngữ tả tình và ngôn ngữ tả cảnh Dù là tả tình hay tả cảnh thì từng từ, từngcâu cũng luôn rất nhẹ nhàng, thắm thiết Thạch Lam không ưa dùng thứ ngôn ngữ

Trang 5

chát chúa, xô bồ hay miệt thị Ông là một trong những nhà văn đầu tiên có ý thứckhai thác chất thơ trong sáng tác Truyện ngắn của ông mô tả uyển chuyển, tinh tếnhững diễn biến trong lòng người, cảnh giao mùa của thiên nhiên, cũng như sự giaohoà giữa con người và thiên nhiên Ở bất cứ truyện ngắn nào, ta cũng nhận thấy tìnhtrong cảnh và cảnh trong tình.

Phần lớn truyện ngắn Thạch Lam bắt đầu bằng một cảm giác, cảm tưởng vàkết thúc câu chuyện cũng bằng những cảm giác, cảm tưởng Cách mở đầu và kếtthúc đó không riêng biệt ở một vài tác phẩm mà trở đi trở lai trong nhiều tác phẩm

của Thạch Lam như: Hai đứa trẻ, Người đầm,

Trong truyện ngắn Thạch Lam, ta thấy từ ngữ chỉ cảm giác xuất hiện nhiều

trong câu văn như: thoáng thấy, thoáng nghe, thoáng nhìn, thoáng nghĩ, thoáng

ngửi, bỗng nhiên, mang mámg, không rõ rệt một cách liên tục Chính vì thế mà

cuộc sống hiện lên tựa hồ rất khó nắm bắt, như có như không nhưng lại có vẻ rất

gần gũi với con người: “Đọc truyện ngắn Thạch Lam, thấy tần số chữ cảm giác xuất hiện cao Chính nhờ cái cảm giác mà nhà văn tạo nhịp cầu nối những tâm hồn đồng điệu chia sẻ Cảm giác đã tạo nên chất men đặc biệt trong văn Thạch Lam: say mà tỉnh, ảo mà thực, liên tục mà đứt đoạn, rõ ràng mà mơ hồ”

Những trang văn tả thiên nhiên trong truyện ngắn của Thạch lam cảnh vậtđựơc hiện lên thật thuần khiết và sinh động Ông đã phát hiện ra thiên nhiên, tâmtrạng, “nó thay đổi cùng với tâm trạng con người trong cuộc” Trong truyện ngắnThạch Lam, ta bắt gặp những từ ngữ miêu tả cảnh ánh sáng và bóng tối xuất hiệnnhiều lần, sự đối lập của hai thứ ánh sáng này cũng đã góp phần tạo nên cái đặc sắctrong các thiên truyện

Xét một cách tổng thể, vốn từ không phải chỉ là nhân tố tạo nên sắc thái riêngcho truyện ngắn mà còn là thành tố tạo nên sự mới mẻ, hiện đại cho ngôn ngữtruyện ngắn của Thạch Lam

Lớp từ được dùng với tần số cao trong truyện ngắn Thạch Lam là lớp từchung hoặc là từ vựng toàn dân Lớp từ này được sử dụng phần lớn ở tập truyện màngười viết đi sâu khảo sát Điều này không có gì đặc biệt Bất cứ nhà văn nào, sống

và viết trong một thời đại cụ thể, vốn từ của anh ta sẽ là sự phản ánh khá trung thực

Trang 6

từ vựng của toàn dân Nói cách khác, vốn từ của một nhà văn luôn có nét thống nhấtvới từ ngữ trong ngôn ngữ văn hóa của thời đại Trong toàn bộ truyện ngắn củaThạch Lam, lớp từ chung là khối từ ngữ lớn nhất, đóng vai trò nền tảng Ta bắt gặptrong các truyện ngắn của nhà văn, những từ ngữ sách vở, từ ngữ thi ca, từ ngữthông tục, từ ngữ sinh hoạt… của mọi lớp người được ông miêu tả

Từ ngữ nghề nghiệp cũng là lớp từ được dùng với tần số cao trong truyệnngắn Thạch Lam Từ nghề nghiệp là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sửdụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó Trong tậptruyện ngắn được khảo sát, hầu hết lớp từ này đều được sử dụng để miêu tả nghề

nghiệp của các nhân vật Chẳng hạn, nghề bán hàng nước của Liên, An với điếu,

đóm, thuốc lào, nước chè… trong Hai đứa trẻ; Đối với người viết văn xuôi, sử

dụng từ nghề nghiệp một cách thông thuộc là đòi hỏi tất yếu Các nhân vật văn họcbao giờ cũng xuất thân từ một tầng lớp nào đó, mưu sinh bằng một nghề cụ thể nào

đó Khi miêu tả đời sống, số phận của nhân vật, nhà văn phải thật am hiểu đặc điểmnghề nghiệp, lời ăn tiếng nói của nhân vật thuộc lớp người nào, đặc biệt các từ ngữđược dùng trong các nghề cụ thể Đây cũng là chỗ thử thách vốn sống, vốn từ ngữcủa người cầm bút

Các lớp từ được dùng với tần số cao trong các tập truyện ngắn Thạch Lam chủyếu vẫn là lớp từ biểu hiện cuộc sống của người nghèo, đây cũng là lớp từ thể hiệnđược tâm hồn, cảm xúc cũng như bản ngã của nhà văn Lớp từ chung trở thành ngônngữ chính của truyện đồng thời cũng là lớp từ được dùng trong sinh hoạt giao tiếpchung của xã hội mà ông viết, lớp từ này là ngôn ngữ chung của con người thời ấy,

xã hội thời ấy và là lớp từ chung của toàn bộ truyện ngắn Thạch Lam Lớp từ được sửdụng với tần số cao cũng biểu hiện một khuynh hướng sáng tác cùng với nó là chấtliệu sáng tác của nhà văn

2.2.2 Các trường từ vựng ngữ nghĩa tiêu biểu

Lý thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây Tưtưởng của lý thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống Có nhiều cách hiểukhác nhau về khái niệm trường từ vựng ngữ nghĩa nhưng ta có thể thấy ở haikhuynh hướng Khuynh hướng thứ nhất quan niệm: trường từ vựng ngữ nghĩa là

Trang 7

toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện Khuynh hướng thứ hai

cố gắng xây dựng lý thuyết trường từ vựng trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học.Trường từ vựng không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất

cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa Tuy vậy, chúng ta cũng chấp nhận với quanđiểm trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung vềnghĩa

Trường được hiểu là toàn bộ các đơn vị ngôn ngữ (chủ yếu là các đơn vị từ

vựng) tập hợp lại do sự thống nhất về nội dung (đôi khi cũng có sự đồng nhất củacác dấu hiệu hình thức) và phản ánh sự tương đồng về khái niệm, về đối tượng hay

về chức năng của những hiện tượng mà các đơn vị ngôn ngữ đó biểu thị

2.2.2 1 Trường “vận động”

Một lối tiếp cận đời sống và vốn ngôn ngữ riêng của một cá nhân Có thểthấy rõ điều này qua việc khảo sát một số trường từ vựng trong truyện ngắn ThạchLam bên cạnh sự tương quan với một số nhà văn cùng thời để nhận ra những nétđặc thù

Đây là một trong những trường phổ biến nhất trong tác phẩm tự sự Các nhânvật trong truyện là những con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, có cuộc đời và

số phận riêng Tất cả đều hoạt động nói cười, ăn uống, đi lại trong không gian

được nhà văn xây dựng Chính vì thế, lớp từ thuộc trường “vận động” xuất hiện với

tần số cao trong tác phẩm của bất kỳ nhà văn nào Chẳng hạn trong truyện ngắn của

Vũ Trọng Phụng ta gặp những từ: rón rén, hấp tấp chạy vào, bước, bước đến, chạy đi, cuống cẳng, bỏ chạy, nhanh nhẹn, lên tỉnh, ung dung đi ra, đi nghễu

nghện, dừng chậm đà chân, (Khảo sát các truyện Bộ răng vàng, Người có

quyền,) Thật khó mà nhận ra những dấu hiệu riêng đặc sắc trong lớp từ ngữ chỉ sự

vận động của con người trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng vì đó chỉ là những

từ ngữ rất quen thuộc, không có gì đặc biệt, ai cũng có thể dùng như thế

So với Vũ Trọng Phụng thì lớp từ ngữ chỉ sự vận động trong truyện ngắn của

Thạch Lam xuất hiện thường xuyên là: vội vàng quay lại, tất tả chạy qua đường,

đi lên đây, về nhà, rảo bước, đến chơi, chạy khuất, thong thả bước, theo anh đến nhà, đi bộ, quay đi, quay ra, đưa về Qua đây, chúng ta dễ nhận thấy trong

Trang 8

lớp từ ngữ chỉ trường “vận động” của Thạch Lam khác hẳn với của Vũ Trọng

Phụng Nếu như trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lớp từ ngữ ấy thể hiện sự vậnđộng của con người một cách thuần tuý và chính xác là của thế giới nhân vật vớinhững tính cách mạnh mẽ, từ ngữ ấy cũng là những động từ có tính chất chuyển

động nhanh, mạnh như: cuống cẳng, hấp tấp chạy vào, cắm đầu cắm cổ đi, đi

ra cho thoát, chạy trốn những từ ngữ này dường như vắng bóng trong truyện

ngắn của Thạch Lam Lớp từ ngữ thể hiện sự vận động của con người trong truyệnngắn của Thạch Lam đã thể hiện cho nét tính cách của thế giới nhân vật mà ngòi bútThạch Lam luôn hướng tới Đó là những con người lao động nghèo trong xã hội, họ

di chuyển để tìm cho mình một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp hơn, mỗi bước đi

của họ mang nặng những tâm tư, tình cảm như: lủi thủi trên đường, rụt rè bước…

Cái độc đáo của Thạch lam ở lớp từ ngữ này là ông đã đưa nó đạt đến khả năng gợinhiều hơn tả Tác giả lựa chọn lớp từ ngữ này để làm nổi bật lối sống giản dị, tuynhiên con người trong tác phẩm của Thạch Lam phần suy nghĩ nhiều hơn hànhđộng Chính vì thế tần số từ ngữ thể hiện sự suy nghĩ cũng xuất hiện rất cao trongtác phẩm của ông

2.2.2.2 Trường “cảm giác”

Là nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, Thạch Lam thực sự có tài trong việcchuyển tải những cảm xúc mơ hồ, khó gọi tên trong lòng người một cách tự nhiên

và uyển chuyển: “Thạch Lam có khả năng tái tạo những rung động tâm hồn con

người nhiều khi chỉ khẽ như cánh bướm non - cái khả năng ấy chỉ có thể có ở một

tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cao độ Chính nhờ sức mạnh của trực giác, văn ThạchLam trong sáng mà không đơn giản, đa nghĩa mà vẫn tự nhiên” [28] Đọc truyệncủa Thạch Lam, ta thấy có những cảm giác sâu kín trong tâm hồn, song lại đượcdiễn tả rất nhẹ nhàng bởi tài năng của nhà văn Thạch Lam có khả năng truyền đạtchính xác những cảm xúc phong phú và tinh tế của đời sống tinh thần con người.Văn chương của Thạch Lam là thứ văn chương mài sắc thêm cảm giác của conngười về cuộc sống

Phần lớn, truyện ngắn Thạch Lam được bắt đầu bằng một cảm giác, cảmtưởng và kết thúc câu chuyện cũng bằng những cảm giác cảm tưởng Những cảm

Trang 9

giác, cảm tưởng ấy được Thạch Lam thể hiện qua lớp từ ngữ như: ruột nóng như lửa đốt, đi đi lại lại, chăm chú nhìn cánh cửa, thoáng nghe thấy, để ý dò xét nét mặt, tò mò ngắm nhìn, thấy một cảm tưởng lạ, hình như không có chút liên lạc

gì,…(khảo sát các truyện ngắn Hai đứa trẻ, Người đầm) Đọc truyện ngắn Thạch

Lam, có thể thấy những từ chỉ cảm giác xuất hiện với tần số cao Chính nhờ cái cảmgiác, mà nhà văn đã tạo nhịp cầu nối những tâm hồn đồng điệu chia sẻ Cảm giác đãtạo nên chất men đặc biệt trong văn Thạch Lam: say mà tỉnh, ảo mà thực, liên tục

mà đứt đoạn, rõ ràng mà mơ hồ Nghệ thuật phân tích cảm giác là một trong nhữngbiệt tài của ngòi bút Thạch Lam

2.2.2.3 Trường “đồ vật”

Trong các tác phẩm, đồ vật thường gắn với đời sống sinh hoạt của các nhânvật Qua thế giới đồ vật, ta có thể hình dung phần nào về cuộc sống của những conngười, những lớp người được miêu tả Từ ngữ chỉ đồ vật vì thế cũng là một lớp từngữ quan trọng

Nhân vật trong truyện Thạch Lam là những con người nghèo khổ, lam lũ thì gắn

với họ cũng là những đồ vật bình thường, không có gì sang trọng như: chăn, màn

đỏ, giường, phản, hòm, áo bông, thúng áo, áo rét, áo vệ sinh, áo dạ, siêu nước,

vỉ buồm, sách, bàn giấy, bút, cặp, tờ báo, bàn viết, mũ, đồng hồ, va li, khăn

mặt, xà phòng, quả thuốc sơn đen, chõng nan, ) Trong truyện Thạch Lam ta

bắt gặp cả một thế giới đồ vật bình thường, bình thường nhưng không tầm thường,bởi ở đó lại toát lên một đời sống sinh hoạt giản dị của những con người lao độngnghèo khổ trong xã hội Thạch Lam nói về thế giới đồ vật ấy là để thương cảm, xót

xa cho con người trong cuộc sống đói nghèo túng quẫn, thể hiện lòng nhân đạo củamột nhà văn với những trang viết “nặng nghĩa đời” Cái quan trọng ở đây là ThạchLam viết về những con người, những đồ vật trong truyện ngắn của ông xuất phát từtấm lòng gần gũi, yêu thương con người chứ không phải từ sự căm thù xã hội như

Vũ Trọng Phụng hay một số nhà văn cùng thời khác

Trong truyện của Thạch Lam, ta còn bắt gặp lớp từ ngữ thuộc một số trường

khác cũng rất nổi bật như: trường “ánh sáng” và trường “bóng tối” Đây là hai tập

hợp từ được Thạch Lam chú ý và gửi gắm ý đồ nghệ thuật nhất định Chí ít, nó thể

Trang 10

hiện sự đối lập giữa hiện thực tăm tối của cuộc sống con người và khát vọng tươisáng ở tương lai

Các trường từ vựng ngữ nghĩa tiêu biểu xuất hiện trong truyện ngắn củaThạch Lam không phải là hiện tượng ngẫu nhiên Trong ý thức nhà văn, những tậphợp từ được sử dụng như vậy góp phần biểu đạt một cái nhìn, một quan niệm về đờisống, quan niệm về cái đẹp của nghệ thuật văn chương Và một khi các trường từvựng ấy được tập hợp theo phép hội tụ (nhiều từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa đồngthời được sử dụng) thì đó còn là một dấu hiệu của một phong cách ngôn ngữ

Ngày đăng: 19/06/2014, 09:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1994), "Nỗi buồn Thạch Lam - một tâm thế xã hội và nhân văn", sách Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.96-101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi buồn Thạch Lam - một tâm thế xã hội và nhân văn
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
2. Đỗ Hữu Châu (1973), “Khái niệm “trường” và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng”, Ngôn ngữ, (2), tr. 45-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm “trường” và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1973
3. Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
4. Trần Ngọc Dung (1994), "Phong cách truyện ngắn Thạch Lam", sách Thạch Lam - văn chương và cái đẹp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách truyện ngắn Thạch Lam
Tác giả: Trần Ngọc Dung
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1994
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của một nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của một nhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7. Vương Trí Nhàn (1994), "Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác", sách Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.102-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w