Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Rèn kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở một số trường Tiểu học Thành phố Hải Phòng” với mong muốn nâng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐÀO THỊ KIM DUNG
RÈN KĨ NĂNG LẬP LUẬN TRONG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HẢI PHÒNG – 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐÀO THỊ KIM DUNG
RÈN KĨ NĂNG LẬP LUẬN TRONG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS NGUYỄN THỊ HIÊN Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Đào Thị Kim Dung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành của mình, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Hải Phòng, đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NGUYỄN THỊ HIÊN
đã tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng chí lãnh đạo phòng, trung tâm, cán bộ các đồng chí đồng nghiệp
đã động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có được số liệu,
tư liệu cũng như ý kiến đóng góp trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa học và Quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và bạn bè
Xin trân trọng cảm ơn./
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Đào Thị Kim Dung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1 Cơ sở lí luận 8
1.1.1 Phương thức biểu đạt và các kiểu loại văn bản 8
1.1.2 Văn miêu tả và dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học 9
1.1.3 Kĩ năng làm văn và kĩ năng lập luận trong viết văn miêu tả ở tiểu học 18 1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Về chương trình, sách giáo khoa và các nội dung dạy học văn miêu tả lớp 5 22
1.2.2 Thực trạng dạy học, rèn luyện kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả lớp 5 24
1.2.3 Nhận xét chung về thực trạng 31
Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2 34
BIỆN PHÁP DẠY HỌC RÈN KĨ NĂNG LẬP LUẬN TRONG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 34
2.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả cho HS lớp 5 34
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học 34
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống 34
Trang 62.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp 35
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 35
2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan 36
2.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 36
2.2 Một số biện pháp tổ chức rèn kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS lớp 5 37
2.2.1 Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng lập luận ở giai đoạn phân tích đề 37
2.2.2 Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng lập luận ở giai đoạn tìm ý, lập dàn ý 42 2.2.3 Biện pháp 3: Rèn luyện kĩ năng lập luận ở giai đoạn viết bài văn 50
2.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường chữa lỗi lập luận trong bài văn miêu tả 65
2.2.5 Một số biện pháp khác nhằm rèn kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS lớp 5 67
Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 69
3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 70
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 70
3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 70
3.2 Kế hoạch thực nghiệm 70
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 70
3.2.2 Địa bàn thực nghiệm 71
3.3 Nội dung thực nghiệm 71
3.3.1 Quy trình thực nghiệm 71
3.3.2 Nội dung cần thực nghiệm 73
3.3.3 Điều kiện thực nghiệm 74
3.4 Phương pháp thực nghiệm 75
3.5 Giáo án thực nghiệm 75
3.5.1 Cấu trúc giáo án thực nghiệm 75
3.5.2 Nội dung giáo án thực nghiệm (Phụ lục 3) 76
3.6 Kết quả thực nghiệm 76
Trang 73.6.1 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm 76
3.6.2 Kết quả thực nghiệm 76
3.6.3 Kết luận chung về dạy học thực nghiệm 83
Tiểu kết chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 92
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nội dung chương trình môn Tập làm văn lớp 5 92 Bảng 1.2: Thực trạng thực hiện việc rèn các kĩ năng trong dạy học viết văn miêu tả cho HS 24 Bảng 1.3 Thực trạng phương pháp dạy văn miêu tả cho HS lớp 5 27 Bảng 1.4 Đánh giá về vai trò, ý nghĩa rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả 28 Bảng 1.5: Các khó khăn trong rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp
5 29 Bảng 1.6 Thực trạng phát hiện lỗi sai của HS trong rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 5 29 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp ý kiến của HS về biện pháp rèn kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả 79 Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 81
Biểu đồ 1.1 Đánh giá về vai trò, ý nghĩa rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 5 28 Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra điểm số lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 82 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 82
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1 Dạy và học Tiếng Việt ở trường tiểu học bao gồm các phân môn: Tập
đọc, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng trong dạy học Tiếng Việt, cụ thể:
Tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức, hiểu biết về tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, rèn luyện Đồng thời, đây cũng là phân môn góp phần hoàn thiện các phân môn còn lại HS phải vận dụng cả bốn kĩ năng: nói, đọc, viết, vận dụng kiến thức Tiếng Việt để làm được bài văn hoàn chỉnh Như vậy, HS sẽ có cơ hội được tổng hợp và nâng cao về kiến thức
Quá trình sản sinh văn bản( nói và viết), thông qua phân môn Tập làm văn, HS được rèn luyện các kĩ năng, giúp các em trở nên mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, tư duy, học tập Như vậy, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học tiếng Việt là dạy HS sử dụng tiengs Vịt trong đời sống sinh hoạt, trong việc lĩnh hội các tri thức khoa học…
Từ những vai trò trên có thể thấy việc dạy học phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo viên Bài tập làm văn là sản phầm mang dấu ấn cá nhân của từng HS trước một đề bài
cụ thể Vì vậy, phân môn Tập làm văn mang tính sáng tạo cao
1.2 Trên thực tế giảng dạy, phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiều bất
cập Về phía người dạy, khi giảng dạy thường có hai thái cực xảy ra:
Giáo viên (GV) hướng dẫn chung chung, nói sơ qua về vấn đề, học sinh (HS) tự mày mò, tìm hiểu và diễn đạt thành lời
GV đọc mẫu bài viết, HS nghe, nhớ hoặc sao chép y nguyên đối tượng miêu tả trong văn mẫu
Cả hai cách trên đều dẫn đến hệ quả làm cho HS không biết làm văn, ngại học văn, mặc dù có những em vẫn rất thích đọc s ách, truyện, có tình yêu đối với văn học Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do trình độ nhận thức, năng lực sư phạm của cá nhân từng giáo viên, bản thân GVcũng
Trang 11thiếu những tri thức khoa học và vốn sống thực tế Một nguyên nhân nữa đó chính là GVchạy theo “bệnh thành tích” trong Giáo dục, chỉ quan tâm đến điểm số và chỉ tiêu chất lượng đưa ra từ đầu năm học mà không chú trọng vào rèn giũa học sinh, giúp HS nắm được cách làm bài văn miêu tả GVphải hiểu rất rõ rằng phân môn Tập làm văn là môn thực hành tổng hợp, là kết quả của các môn học, biết cách làm văn mới giúp các em diễn đạt các môn học khác
một cách trọn vẹn, đầy đủ và mạch lạc
Về phía HS : sự không đồng điệu về kiến thức sách vở với kiến thức
thực tế là một trở ngại với các em Nhiều HS ở nông thôn chưa có điều kiện
đi đến các địa danh, khu du lịch, phong cảnh đẹp…, vì thế các em chưa hình dung ra được cảnh vật để miêu tả, ngược lại các em HS ở thành phố nhiều em chưa có điều kiện về quê, những sự vật như cánh đồng, cây đa, bến nước, dòng sông, con đò trở nên trừu tượng với các em Ngoài ra, sự xuất hiện tràn lan của các đầu sách tham khảo, văn mẫu trên thị trường tạo điều kiện cho các
em chép văn mẫu, ít tư duy và quan sát
Bản chất của văn mẫu là tốt, đó là phương tiện để phụ huynh, HS tham khảo ngoài giờ học trên lớp, tuy nhiên nó đã bị biến tướng khi một số đông bộ phận sử dụng thay cho sự tìm tòi và quan sát thực tế Nếu GV và cha mẹ HS biết tận dụng các bài văn tham khảo thì đây chính là nguồn tư liệu hữu ích giúp HS bổ sung kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, học được cách viết văn( bố cục, câu từ, biện pháp nghệ thuật…), bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người, tình yêu tiếng Việt
Một số nguyên nhân khác gây khó khăn cho việc dạy và học Tập làm văn, đó là sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại Ngoài giờ học, các em dễ bị thu hút vào games, các trang web trên mạng internet, thế giới ảo mà quên mất thế giới thật, thiên nhiên xung quanh các em hấp dẫn như thế nào Không còn
là thế giới của cỏ cây, gió mưa, côn trùng như trong văn của Tô Hoài, không còn là sự háo hức khi lật mở từng trang sách mới chứa đựng bao điều kì thú…Đây mới chính là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn trẻ thơ
và rèn luyện óc quan sát cũng như khả năng nhận xét của các em
Trang 12Văn hóa đọc hiện nay cũng đang bị xem nhẹ Phần lớn HS tiểu học ít quan tâm đến việc đọc, có đọc cũng chỉ là truyện tranh, không mang tính giáo dục cao, thậm chí nội dung còn không phù hợp Việc các gia đình bận rộn không dành thời gian cho con trẻ trở nên phổ biến, làm cho vốn liếng về cuộc sống của các em rất hạn chế Điều này cũng gây ảnh hưởng tới việc học văn
và tập làm văn của các em
Từ những vấn đề đã đề cập ở trên cho thấy dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học còn nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng học tập phân môn Tập làm văn chưa cao Vì vậy cần có những biện pháp khắc phục cụ thể
1.3 Văn miêu tả là văn bản mang tính nghệ thuật sáng tạo của ngôn từ, do đó
để học tốt văn miêu tả thì diễn đạt đúng là chưa đủ mà câu văn sử dụng trong văn bản còn phải hay, hấp dẫn và sinh động Để có bài văn miêu tả hay thì HS cần làm tốt trong tất cả các khâu: lựa chọn đối tượng và trình tự quan sát, sử dụng các giác quan để quan sát, lập dàn ý, diễn đạt thành bài văn…Trong đó
kĩ năng lập luận là yếu tố quyết định thành công của bài văn Thực hiện được tốt các khâu nói trên yêu cầu sự chủ động trong học tập của mỗi HS cũng như
sự nhiệt tình giúp đỡ của GVđể việc dạy và học có chất lượng tốt
Hiện nay các bài văn miêu tả lớp 5 hướng vào dạy đối tượng miêu tả :
tả người (5 đối tượng: tả cô giáo, tả bạn, tả em bé, tả bà cụ, tả chị bán hàng);
tả cảnh (4 cảnh: cảnh sân trường trong giờ ra chơi, một buổi sum họp gia đình, giờ chào cờ, vườn hoa hoặc vườn rau, buổi lao động tập thể) Việc dạy
kĩ một số đối tượng như vậy giúp HS có thể làm thành thạo bài văn tả những đối tượng đó Tuy nhiên, để phát triển kĩ năng lập luận cho HS trong văn miêu tả, GV cần xây dựng chủ đề mở cho HS trong việc lựa chọn đối tượng miêu tả cũng như sự sáng tạo của các em trong việc quan sát và miêu tả, phát huy vốn sống, vốn hiểu biết của các em
Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Rèn kĩ năng lập
luận trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở một số trường Tiểu học Thành phố Hải Phòng” với mong muốn nâng cao kĩ năng lập luận cho HS trong làm văn
miêu tả, mục đích hướng tới nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 5
Trang 132 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong dạy và học Tập làm văn ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm thời lượng lớn và có vị trí quan trọng Có nhiều nhà giáo dục đã tiến hành các công trình nghiên cứu về rèn kĩ năng làm văn, trong đó có văn miêu tả để giúp
HS nâng cao chất lượng bài làm
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học
Văn miêu tả, từ lâu, đã là thể loại văn được các nhà nghiên cứu quan tâm
Cuốn“Tam đoạn luận diễn đạt trong văn xuôi nghệ thuật” của tác giả của tác giả Nguyễn Thị Nhịn; “ Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS
lớp 4,5 theo lý thuyết lập luận” của tác giả Phạm Thanh Nhiệm; “ Phát triển
kĩ năng nói cho HS lớp 4,5 theo lý thuyết lập luận” của Nguyễn Trí Dũng…
Trong các tài liệu“ Bồi dưỡng giáo viên” ( NXB GD- 2004,2005,2006)
đã đề cập đến một số yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng mà HS cần phải nắm được trong phân môn Tập làm văn Đồng thời đưa ra các biện pháp dạy học Tập làm văn với nội dung đa dạng và hữu ích cho GV Tiểu học
Cuốn “ Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” ( tài liệu đào tạo
giáo viên-2007 của Bộ GD và ĐT), dự án phát triển Gv Tiểu học đã tổ chức biên soạn các modun đào tạo giáo dục, trong đó nêu ra các phương pháp dạy học cũng như quy trình dạy học phân môn TLV theo chương trình SGK ở Tiểu học
Cuốn “Dạy văn cho HS Tiểu học”, tác giả Hoàng Hòa Bình đã có
những đề xuất giúp Gv Tiểu học để hướng dẫn HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học
Ngoài ra còn có các tác phẩm: Bồi dưỡng văn tiểu học, Nguyễn Siêu,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000,
Tác giả Nguyễn Thị Hường, trong cuốn“Lập luận trong văn miêu tả”
đã đưa ra: “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng
của sự vật ra hay miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật
nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người” [1, tr.23] Tác giả Chu Thị Thủy An,
Phạm Thanh Nhiệm trong nghiên cứu “Thực trạng rèn luyện kĩ năng lập
Trang 14luận trong dạy học văn miêu tả ở lớp 4-5 hiện nay” đã đưa ra: “Văn miêu tả
có những đặc trưng riêng biệt, có giá trị sâu sắc trong đời sống tinh thần của con người Miêu tả là vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người… bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể
2.2 Những nghiên cứu về kĩ năng lập luận trong văn miêu tả
Những nghiên cứu về lí thuyết lập luận của Ngữ dụng học đã cho thấy rằng trong quá trình diễn ra hoạt động giao tiếp, để đạt được mục đích của cuộc giao tiếp, người nói( người viết) phải chọn lựa cách thức giao tiếp hiệu quả, thuyết phục Lập luận là yếu tố quan trọng và được sử dụng rất nhiều Các yếu tố lập luận bao gồm: luận cứ, kết luận( có thể hàm ý, có thể rõ ràng), các chỉ dẫn lập luận Những nghiên cứu đều chỉ ra lập luận là quan hệ xuyên suốt trong một phát ngôn, một văn bản Quan hệ đó đi từ luận cứ đến kết luận rồi từ kết luận đến luận cứ
Quan hệ lập luận được thể hiện rất rõ trong văn miêu tả Miêu tả là nêu đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, làm cho người đọc, người nghe hình dung, nhận biết được đối tượng đó Khi miêu tả, người nói, người viết thường nhắm đến một mục đích nhất định chứ không phải tả vô tư, không có ý nghĩa Phần luận cứ và kết luận trong văn miêu tả có xen lẫn cảm nhận chủ quan của người nói, người viết nên nhiều khi tính chính xác không được đề cao bằng tính thẩm mĩ và tính cảm xúc Như vậy, yếu tố lập luận luôn có mặt trong văn miêu tả, nhờ nó mà người nói, người viết thể hiện được tư tưởng, tình cảm của mình với đối tượng được tả Khi nắm được kĩ năng lập luận, HS sẽ diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, liên kết các câu, các đoạn, các ý văn chặt chẽ hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu rèn kĩ năng lập luận trong văn miêu tả, người viết muốn tìm hiểu, đánh giá được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kĩ năng lập luận trong miêu tả, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp giúp HS có cách
Trang 15diễn đạt tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới quy trình tổ chức dạy học văn miêu tả cho HS lớp 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống các lí thuyết liên quan và thực tế việc dạy học Tập làm văn trong nhà trường tiểu học làm căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu vấn đề
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc tổ chức dạy học để rèn luyện và
phát triển kĩ năng lập luận trong bài văn miêu tả cho HS lớp 5
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Phân môn Tập làm văn ở tiểu học nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng được tiến hành ở đối tượng HS từ lớp 2 đến lớp 5 Các phân môn khác của môn Tiếng Việt cũng góp phần cung cấp vốn từ, cách diễn đạt cho việc học văn miêu tả Song do thời gian và năng lực nghiên cứu nên tôi chỉ chọn nghiên cứu về kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS lớp 5 ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng, gồm: Trường Tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền), Trường Tiểu học Trưng Vương (Quận Lê Chân), Trường Tiểu học An Lư ( huyện Thủy Nguyên)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đề tài nghiên cứu được hoàn thành, đạt được mục đích đề ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Trang 165.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.1.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Chúng tôi hệ thống hóa, xác định những vấn đề lí luận cơ bản để làm
cơ sở khoa học xác định yêu cầu, tiêu chí, cách thức vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt vào tổ chức dạy học kĩ năng lập luận trong văn miêu
tả cho HS lớp 5
5.1.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này dùng để so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi tiến hành thử nghiệm các biện pháp rèn kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS lớp 5 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu:
- Thực trạng dạy học kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS lớp 5
ở một số trường tiểu học thuộc thành phố Hải Phòng
- Cách thức áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS của các GV lớp 5
- Những thuận lợi, khó khăn của GV và HS khi dạy và học về kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS lớp 5 trong chương trình hiện hành
5.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổ chức dạy học thử nghiệm tại một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm kiểm tra và đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề xuất rèn kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cho HS lớp 5 được đưa ra trong luận văn
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba chương, ngoài ra còn có phần Mở đầu, Mục lục, phụ lục, Phiếu khảo sát, giáo án, Kết luận, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Biện pháp dạy học rèn kĩ năng lập luận trong viết văn miêu
tả cho HS lớp 5 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm
Trang 17a) Khái niệm phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt giúp người với người hiểu nhau hơn, gần gũi hơn
và giúp gắn kết các mối quan hệ Bởi không ai không muốn những suy nghĩ
và cảm xúc của mình được hưởng một cách đầy đủ và đúng đắn
Như vậy, có thể hiểu: “Phương thức biểu đạt trong văn bản là cách mà
người viết truyền tải những thông điệp đến với người đọc, thể hiện những tâm
tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người viết với đối tượng đang đọc tác
phẩm của mình” [29, tr.12]
b) Các loại phương thức biểu đạt trong văn bản
Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống cho rằng: “Mỗi phương thức biểu đạt phù
hợp với một mục đích, ý đồ phản ánh, tái hiện nhất định và được thực hiện bởi một thao tác chính nào đó” [35]
Căn cứ vào mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt được phân chia
thành các phương thức biểu đạt cơ bản: phương thức miêu tả, phương thức tự
sự, phương thức biểu cảm, phương thức lập luận, phương thức thuyết minh và phương thức điều hành
Phương thức điều hành là phương thức sử dụng các câu lệnh, động tác
hướng dẫn, điều khiển, kiến nghị, đề đạt nhằm truyền đạt nội dung nào đó
từ trên cao xuống thấp để bày tỏ đề xuất, yêu cầu của cá nhân hay tập thể tới
cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết
Phương thức miêu tả là phương thức dùng hành động, từ ngữ miêu tả
để phản ánh và tái hiện lại đời sống Những từ ngữ, hành động đó giúp người đọc, người nghe hình dung ra đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả,
Trang 18làm cho đối tượng đó như đang hiện len trước mắt người đọc, người nghe Việc thường xuyên sử dụng các hành động, từ ngữ miêu tả trên sẽ tạo thành phương thức miêu tả của loại văn bản này
Phương thức biểu cảm là phương pháp sử dụng những từ ngữ gợi tả
cảm xúc, thái độ của người nói, người viết tới đối tượng được miêu tả, nhằm bộc lộ tình cảm với đối tượng đó Khi người nói, người viết thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề, một tư tưởng, quan điểm nào đó, họ phải dùng đến lý lẽ, dẫn chứng để phân tích, chứng minh, bình luận , đó là
phương thức lập luận
Ở một phương diện khác nếu người viết muốn tái hiện để diễn tả lại, giải thích, hay tìm hiểu về một vấn đề hay bày tỏ quan điểm về một vật, loại nào đó thì người viết lại phải trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau,
sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc Cách biểu đạt như
vậy được gọi là phương thức tự sự
1.1.1.2 Các kiểu loại văn bản
a) Khái niệm văn bản
"Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại như một mệnh đề hay một câu; mà nó cũng không được xác định bằng kích cỡ của nó [4]
b) Các kiểu loại văn bản dựa theo phương thức biểu đạt chính
Căn cứ vào các phương thức biểu đạt trên, người ta chia ra các kiểu văn bản như: văn bản miêu tả, văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn bản điều hành
1.1.2 Văn miêu tả và dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học
1.1.2.1 Khái quát chung về văn miêu tả
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển, miêu tả là: “lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra” [2]
Văn miêu tả từ lâu đã là thể loại văn được các nhà nghiên cứu quan tâm “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự
Trang 19vật ra” [23, tr.45] Miêu tả là: “dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự viêc hoặc thế giới nội tâm của con người” [29, tr.814]
Theo Oswald Ducrot: “giá trị đích thực của một nội dung miêu tả là giá trị lập luận của nó, có nghĩa là giá trị đích thực của nó là ở chỗ nó được nói, viết ra là nhằm dẫn người nghe, người đọc tới một kết luận + r hoặc – r nào đó” [34, tr.45] Ý nghĩa đích thực của miêu tả là lập luận cho nên nhà văn nhà thơ thường lựa chọn các chi tiết của cảnh, của người, của việc và sử dụng những cách biểu cảm sao cho phù hợp với kết luận dự định hướng tới
Việc miêu tả các sự vật, hiện tượng của người viết, người nói không phải là vô tư mà thường nhằm tới một cái đích nào đó Mặt khác, theo tác giả Nguyễn Thị Nhịn: “Trong văn bản, chúng ta thường nói tới tư tường, chủ đề
Tư tưởng, chủ đề thường là kết luận tường minh hay hàm ẩn Văn bản, diễn ngôn hay một đoạn văn là một lập luận đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản, của diễn ngôn” [29, tr.173]
Các đặc trưng của miêu tả và văn miêu tả:
Xuất phát từ cái nhìn tổng thể về văn miêu tả được xác định nhờ quan điểm đổi mới giáo dục mục tiêu giáo dục, bài viết đưa ra các đặc trưng của miêu tả, và văn miêu tả như sau:
Một là miêu tả là một loại hành vi gồm miêu tả bằng lời và không bằng lời Chất liệu ngôn từ chi phối đặc trưng của văn miêu tả Nghiên cứu và dạy học văn miêu tả cần bắt đầu từ hành vi miêu tả Có hai loại hành vi miêu tả:
Miêu tả không bằng lời là loại hành vi dùng các chất liệu ngoài ngôn ngữ để miêu tả Chẳng hạn, các nhà thiết kế thời gian miêu tả ý tưởng bằng những hình vẽ, nhà kiến trúc miêu tả ý tưởng qua các mô hình, nhà địa lý miêu tả bằng lời là loại hành vi sử dụng chất liệu ngôn ngữ để miêu tả Hành
vi này tạo ra sản phẩm là văn bản miêu tả ở các dạng nói và viết
Trang 20Do lấy ngôn từ làm chất liệu, văn miêu tả không thể sử dụng trực tiếp các đường nét, màu sắc hay âm thanh để tái hiện đối tượng Vì vậy, người đọc không thể trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hình tượng miêu tả như trong hội họa và âm nhạc Tuy nhiên, văn miêu tả lại có thể sử dụng tình cảm, trí tuệ, thông qua trí tưởng tượng và ngôn từ để nhào nặn, sáng tạo lại các đối tượng, dựa trên những kết quả quan sát, kinh nghiệm của người viết
Văn miêu tả tồn tại ở nhiều lĩnh vực: khoa học, văn học – nghệ thuật, trong cuộc sống đời thường Trong một lĩnh vực, văn miêu tả có những đặc điểm khác nhau:
Văn miêu tả khoa học có tính chân thật, chính xác, khách quan và trí tuệ Văn miêu tả trong khoa học có thể kèm theo sơ đồ, hình ảnh minh họa
Văn miêu tả nghệ thuật hành động dựa trên quy luật của cái đẹp, lựa chọn các chi tiết đặc sắc nhằm miêu tả đối tượng một cách sinh động và “có hồn” Ở trình độ cao, miêu tả nghệ thuật bao giờ cũng gắn với “bút pháp” Một số bút pháp miêu tả thường gặp là: bút pháp ước lệ, tượng trưng, bút pháp lãng mạn, bút pháp hiện thực (tả chân) Ngoài ra, còn một số bút pháp khác gắn liền với phương pháp và trào lưu văn học
Các thể loại văn học như thơ và văn xuôi cũng chi phối đến đặc trưng của miêu tả nghệ thuật Miêu tả bằng văn xuôi thường dựng lại bức tranh, cuộc sống với phạm vi và dung lượng rộng lớn, còn đa số các bài thơ, bức tranh cuộc sống thường chỉ miêu tả ở góc độ hẹp hơn Miêu tả bằng thơ thường hướng tới nội tâm tâm lý, còn miêu tả bằng văn xuôi thường hướng tới hiện thực khách quan; ngôn ngữ miêu tả trong thơ gọt giũa, hàm súc, còn ngôn ngữ miêu tả trong văn xuôi gần gũi với cuộc sống thực hơn
Văn miêu tả đời thường tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày, mang đặc điểm tổng hợp của nhiều phong cách nhưng thường gắn ngọn, thiết thực, gắn liền với hoàn cảnh nói viết cụ thể
Trang 211.1.2.2 Một số vấn đề về dạy học văn miêu tả ở Trường Tiểu học
a) Vị trí, vai trò của văn miêu tả ở trường Tiểu học
Rèn luyện viết văn miêu tả là nội dung rất quan trọng của phân môn Tập làm văn là phân môn học có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo: là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu… Trên cơ sở nắm lý thuyết HS sẽ thực hành và rèn luyện kỹ năng, hình thành phương pháp làm bài có tính khoa học
với từng thể loại làm văn
Tập làm văn chiếm vị trí quan trọng trong việc trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh, giúp HS cảm thụ được văn bản (thơ, văn…) mà Tập làm văn còn làm nẩy sinh năng lực mới của các em: Năng lực sáng tạo văn bản nói, viết để làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập…góp phần phong phú thêm kiến thức về tiếng mẹ đẻ của học sinh…
Trong phân môn Tập Làm Văn, hiện nay văn miêu tả được đưa vào trong chương trình phổ thông ngay từ đầu bậc Tiểu học Từ lớp 2, thông qua việc quan sát tranh, trả lời câu hỏi, HS đã bước đầu làm quen với văn miêu tả Những bức tranh nhiều màu sắc, hình thù bắt mắt đưa các em đến với sự tưởng tượng phong phú về đối tượng có trong tranh, từ đó mở ra sự học hỏi, tìm tòi, khám phá đối tượng Văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học góp phần đưa các em đến gần với thiên nhiên, mở ra sự hứng khởi và khơi gợi tình cảm, thẩm mĩ, lòng yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ Ngoài ra, sợi dây gắn kết giữa thực tế với ngôn ngữ, tư duy, tình cảm, giữa con người với thiên nhiên cũng được chặt bền và phát triển từ rất sớm
Mục đích chính của VMT là tái hiện sự vật, hiện tượng với các dấu hiệu trực quan Đây là đặc trưng chủ yếu và nổi bật của VMT, giúp nó phân biệt với các thể loại thể văn bản khác, nhất là với văn kể chuyện, văn biểu cảm, văn bản thuyết minh VMT tập trung tái hiện các dấu hiệu vật chất của đối tượng như: hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh, mùi vị, hành
Trang 22động Đó là những dấu hiệu có thể khiến người đọc (người nghe, người xem) hình dung được đối tượng đang hiện ra trước mắt
Văn miêu tả có thể “hình ảnh hóa” nội dung bên trong của đối tượng Nhiệm vụ của văn miêu tả không dừng lại ở việc tái hiện những dấu hiệu bên ngoài, mà còn tham gia vào việc tái hiện nội dung bên trong của đối tượng Người phương Đông thường nói “vạn vật hữu linh” (vạn vật đều có linh hồn) Văn miêu tả làm sao để “linh hồn” đó được hiện ra qua các hình ảnh của sự vật
Văn miêu tả là sản phẩm của quan sát, suy ngẫm, so sánh, tưởng tượng Khi miêu tả, phải có sự quan sát tinh tế để tìm được những chi tiết sinh động, phản ánh đúng và hấp dẫn nội dung bên trong của đối tượng, cần
có trí tưởng tượng để sáng tạo những biểu hiện đặc trưng của sự vật, để tái tạo
và hư cấu, lột tả được đúng “chân dung” của đối tượng
Nội dung của văn bản miêu tả chứa đựng “thông tin – hình ảnh” bằng ngôn từ Văn miêu tả không chấp nhận “miêu tả để miêu tả” Nó không phải tái hiện đối tượng theo kiểu “cây tre có mắt, nồi đồng có quai” mà phải mang đến cho người đọc những nội dung thông tin mới mẻ Đó là những “thông tin – hình ảnh” bằng ngôn từ
Miêu tả bao giờ cũng xuất phát từ những “điểm nhìn” khác nhau Điểm nhìn thường được nhắc tới gồm: điểm nhìn không gian, điềm nhìn thời gian
và điểm nhìn tâm lý Đáng chú ý, trong điểm nhìn tâm lý là vị thế tức những
tư cách, vị thế khác nhau của chủ thể khi miêu tả Miêu tả ngôi trường với tư cách người đã xa trường; Miêu tả về thành viên của gia đình; Miêu tả về gia đình em; Miêu tả về lớp học, trường học em
Ngôn ngữ văn miêu tả cụ thể, sinh động, giàu chất tạo hình Vì mục đích tái hiện đối tượng ở trạng thái vật chất cụ thể nên tính cụ thể, sinh động
và tạo hình là đặc trưng của ngôn ngữ miêu tả
Trong tiếng Việt thường dùng hàng loạt các từ có khả năng “tạo hình” như: Trong trẻo, xanh xao, đen đủi, (từ láy), mèo mù vớ cá rán, đen như cột nhà cháy (thành ngữ) Bên cạnh đó, người ra cũng thường dùng lối ví von,
Trang 23so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ để miêu tả thêm sinh động Cuối cùng để
có tính sáng tạo hình ảnh, VMT còn sử dụng khả năng biểu cảm của âm thanh ngôn ngữ
b) Mục tiêu dạy học viết văn miêu tả cho HS tiểu học
Mục tiêu dạy học viết văn miêu tả cho HS tiểu học nhằm:
Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý
Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc
Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em
Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5
c) Nội dung dạy học văn miêu tả ở trường Tiểu học
miêu tả
• Các kĩ năng làm văn: Các kĩ năng làm văn được rèn chủ yếu qua loại bài luyện tập thực hành HS rèn luyện các kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết
đoạn, viết bài, liên kết đoạn trong bài
d) Qui trình dạy học rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS tiểu học
Rèn cho HS kỹ năng quan sát: Quan sát theo trình tự từ xa tới gần, từ trong ra ngoài, từ tổng quát đến cụ thể Ghi chép những điều đã quan sát được
Tổ chức cho HS quan sát cụ thể đối tượng tả Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (sân trường), quan sát ở nhà, ghi chép (ngôi nhà em đang ở), quan sát qua phim ảnh (cảnh biển buổi sáng)…
Trang 24Bước 1: Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh
- Đối với HS tiểu học, việc hình dung để viết bài văn là rất khó Các em phải được trực tiếp quan sát đối tượng cần miêu tả thì các em mới có thể hình dung lại mà viết Với đối tượng HS vốn từ còn hạn chế mà GVlại yêu cầu HS hình dung, đặt câu, viết một bài văn miêu tả một đối tượng các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức với các em
- Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2: Tả một người lao động trí óc đang làm việc GV có thể thay thế bằng một đề bài khác với độ khó giảm nhẹ hơn
- Dựa vào đặc điểm tình hình học sinh, trong lớp học luôn có nhiều đối tượng với năng lực ngôn ngữ và năng lực tiếp thu khác nhau Khi ra đề bài, người thầy nên tạo cho các em quyền lựa chọn bằng cách ra nhiều đề( từ 2-4 đề) để tất cả HS trong lớp có sự lựa chọn linh hoạt, đa dạng, tránh sự áp đặt Chẳng hạn, khi vào tiết kiểm tra viết văn tả người, GV đưa ba đề bài sau:
+ Tả một người bạn thân của em
+ Tả một người bạn trong lớp hoặc một người bạn gần nhà em
+ Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em thích
-Với ba đề bài trên, đối tượng miêu tả được các em hướng đến đã mở rộng và phong phú rất nhiều Có em lựa chọn tả bạn thân gần nhà, bạn thân ở lớp học đàn, bạn thân sau một lần giúp đỡ khi em gặp khó khăn, đó là những người quen thuộc, gần gũi Cũng có những em lựa chọn tả ca sĩ đang biểu
diễn mà các em đã có dịp được quan sát với những chi tiết sống động
Bước 2: Hướng dẫn HS lập dàn ý: Đây là một việc làm khó GV cần
hướng dẫn cho HS lập dàn ý trước khi làm một bài văn hoàn chỉnh Có thể lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc,
bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng
Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Gợi ý cho HS khá, giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn Cả lớp theo dõi, nhận xét, GV chốt lại và cho HS phát biểu Nhưng điểm mấu chốt là
Trang 25GV phải chú ý từng đối tượng học sinh, sửa cho từng em, động viên sự sáng tạo của các em dù là rất nhỏ
Bước 3: Hướng dẫn HS cách thức làm văn
- Dựa trên một đề văn cụ thể, GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau
Ví dụ: Khi làm văn tả người, với dàn ý đã lập chi tiết về tả người thân-
HS tả bà ngoại; khi gặp đề văn tả người hang xóm thân thiết với gia đình em,
HS có thể sử dụng trình tự miêu tả, bố cục bài viết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa… đã sử dụng ở bài trước làm ngữ liệu cho bài này
Cá thể hóa hoạt động dạy học:
- Quan tâm đến mọi đối tượng HS từ HS có kĩ năng viết văn miêu tả đến HS còn hạn chế về một mặt nào đó trong viết văn miêu tả GV hướng dẫn
HS tìm những đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả, nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, tuyệt đối tránh hướng dẫn những câu văn chung chung, ví dụ như: “Mẹ em có mái tóc dài xõa ngang vai Đôi mắt mẹ long lanh nhìn em đầy trìu mến Nước da của mẹ ngăm ngăm bánh mật” Mẹ
bạn nào cũng giống nhau hay sao?
Hay “Trường em gồm 3 dãy nhà xếp thành hình chữ U Giữa sân trường
là cột cờ cao chốt vót, lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió Học sinh nô đùa chạy nhảy, tiếng hò reo náo nhiệt một góc sân” HS tả ngôi trường nào đây?
Như vậy, GV phải là người hướng dẫn cho HS tìm ra những đặc điểm nổi bật của cảnh vật hay con người hay đồ vật được miêu tả Những nét đặc sắc đó giúp người đọc, người nghe hình dung được sự vật được nhắc tới không lẫn lộn với các sự vật khác, đồng thời phải luôn làm giàu vốn từ cho HS
Bước 4: Tổ chức cho HS viết bài
Để HS có thể viết bài văn được súc tích, logic, ngôn từ đa dạng, đưa hồn của cảnh vào văn GV cần làm giàu vốn từ cho HS có nghĩa là giúp các
em nắm được một số từ gợi tả để có thể dung trong miêu tả
Trang 26Ví dụ: GV yêu cầu HS tìm các từ ngữ gợi tả Dáng người( lênh khênh, cao lớn, gầy gò, nhỏ nhắn); nước da( trắng hồng, bủng beo, xanh xao, bánh mật, đen giòn); mái tóc( thẳng mượt, suôn mượt, bạc phơ, rễ tre, xoăn phồng); khuôn măt( trái xoan, vuông chữ điền, bầu bĩnh, tròn); hàm răng( đều tăm tắp, răng khểnh, đen bóng)
- Cho HS tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách truyện, nhất là qua các phân môn của Tiếng Việt hoặc các môn học khác
Ví dụ: Trong tiết học Luyện từ và câu về Từ đồng nghĩa, GV gợi ý cho
HS tìm các từ gợi tả đồng nghĩa như: thăm thẳm, hun hút, sâu hoắm
Hướng dẫn HS luyện viết câu:
- Trước hết, mọi HS phải viết được câu văn đúng ngữ pháp Câu là đơn vị của lời nói nên phải hướng dẫn HS viết đúng hình thức và nội dung của câu
- Biết dùng câu đúng, nhất là dấu chấm, dấu phẩy HS thường hay mắc lỗi diễn đạt, chính là ngắt nghỉ câu chưa phù hợp, dẫn tới việc không thể hiện
ý rõ ràng cho người đọc, người nghe tiếp nhận thông tin Việc dạy HS sử dụng dấu câu đúng đã được tiến hành ở các lớp dưới và phải được ôn luyện thường xuyên, tạo thành thói quen trong nói và viết cho HS
Hướng dẫn cho HS tích lũy vốn kiến thức văn học:
- Tích lũy văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn Giờ dạy chính tả, GV cho HS ghi lại những tiếng khó, những trường hợp dễ mắc lỗi chính tả để HS nhớ và phân biệt được Từ phân môn Chính tả sẽ giúp các em có vốn từ đúng trong khi làm văn Việc yêu cầu HS có sổ tay văn học để chép các câu văn hay, hình ảnh so sánh, nhân hóa,
ẩn dụ đặc sắc sẽ giúp các em ghi nhớ và có ấn tượng với đối tượng đó, từ đó có thể vận dụng vào làm văn miêu tả, biến cái học được thành của mình Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp HS có thể vận dụng làm văn [21, tr.99]
Hướng dẫn HS tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn:
Trang 27- Các giờ học Tập đọc, Kể chuyện giúp các em cảm nhận được nội dung, bồi đắp tình cảm, thẩm mĩ, tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng làm văn
Từ những hình ảnh trong bài đọc, các em được cung cấp từ ngữ, hình thành cảm xúc thẩm mĩ, giúp việc học Tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả
Bước 5: Rèn kỹ năng sắp xếp, diễn đạt ý
- Bài văn miêu tả thường có cấu tạo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài Sau khi tìm ý, HS sẽ sắp xếp các ý vào từng phần cụ thể
- GV nên lưu ý cho HS mục đích chính của từng phần
Phần mở bài giới thiệu cho người đọc, người nghe về nhân vật, cảnh vật định miêu tả
Phần thân bài tập trung miêu tả ngoại hình, tính cách, hoạt động( đối với văn tả người); tả cảnh theo trình tự thời gian, không gian, sự thay đổi của cảnh…( đối với văn tả cảnh); tả hình dáng, màu sắc, công dụng của đồ vật( đối với văn miêu tả đồ vật)… Lưu ý lựa chọn những chi tiết tiêu biểu của đối tượng miêu tả Ví dụ bạn HS trong bài là một HS miền núi với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn với một bạn HS nào khác
Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi HS GV chú ý hướng dẫn HS viết kết bài mở rộng, nêu được tình cảm, cảm xúc riêng với đối tượng
1.1.3 Kĩ năng làm văn và kĩ năng lập luận trong viết văn miêu tả ở tiểu học
1.1.3.1 Vài nét về kĩ năng và kĩ năng làm văn
a) Kĩ năng
Khi nhìn nhận về kỹ năng, các nhà tâm lý học [15, tr.12] có những quan niệm khác nhau về kỹ năng, với những cách quan niệm khác nhau của các nhà Tâm lý học, chúng tôi hiểu kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động hay hoạt động, nhưng lại liên quan trực tiếp tới năng lực của cá nhân
Như vậy, kỹ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau Từ
sự phân tích trên, chúng tôi hiểu kỹ năng như sau: “Kỹ năng là năng lực thực
hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận
Trang 28dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích đề ra” [6, tr.16]
b) Kĩ năng làm văn
Kĩ năng làm văn là năng lực tiến hành các thao tác, cách thưc tổ chức viết văn để người nghe có thể hiểu, hình dung được mục tiêu, nội dung, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, của đoạn văn, bài văn Khái niệm này chưa hướng tới vế hình thức của văn bản
Theo tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Dạy học Tập làm văn ở Tiểu học”
chia thành hai loại là: kĩ năng tập làm văn nói và kĩ năng tập làm văn viết Tác giả cho rằng “các kĩ năng tập làm văn nói và tập làm văn viết rất đa dạng và là một hệ thống nhiều tầng bậc” [45, tr.23]
Với kĩ năng tập làm văn nói ở tiểu học chú trọng luyện tập các kĩ năng như: Kĩ năng phát âm, dùng từ đặt câu; kĩ năng diễn đạt phù hợp với ngữ cảnh; kĩ năng sử dụng ngữ điệu trong các kiểu thoại; kĩ năng sử dụng các yếu
tố ngôn ngữ vào trong bài viết như (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, cử động của bàn tay, của vai, của đầu, …, và sự thay đổi dáng điệu, sắc mặt), các kĩ năng thích ứng trong một cặp trao đáp
- Kĩ năng tập làm văn viết văn bản gồm hai bậc:
+ Các kĩ năng bậc thấp là kĩ năng có tính bộ phận như: kĩ năng viết chữ, kĩ năng chính tả, kĩ năng phát âm, … nhằm mục đích phục vụ các kĩ năng bậc trên có tính tổng hợp, từ đó phục vụ cho việc sản sinh văn bản viết
+ Kĩ năng viết chữ cho dùng từ, đặt câu, …kết hợp các phân môn Tập viết, Tập đọc, Luyện từ và câu Phân môn Tập làm văn cần tận dụng các kết quả này đồng thời góp phần rèn luyện và phát triển thêm
Từ phân tích trên có thể hiểu, kĩ năng tập làm văn là khả năng quan sát, chọn chi tiết, lập dàn bài, dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết câu trong đoạn, liên kết các đoạn trong bài nhằm tạo lập được văn bản, đạt mục tiêu giao tiếp
Trang 291.1.3.2 Lập luận và kĩ năng lập luận trong văn miêu tả
a) Khái niệm lập luận
Dù diễn đạt bằng cách nào thì các nhà nghiên cứu đều có điểm thống nhất
rằng: Lập luận là đưa ra lí lẽ để người cùng giao tiếp đi đến một kết luận hoặc
chấp nhận một kết luận mà người nói (người viết) muốn hướng tới
b) Kĩ năng lập luận trong văn miêu tả
Để sử dụng kĩ năng lập luận trong văn miêu tả cần hiểu về cấu trúc của lập luận Một lập luận thường gồm hai phần: luận cứ và kết luận
c) Kĩ năng xây dựng các loại lập luận trong văn miêu tả
* Kĩ năng viết tác tử lập luận:
Trong quá trình nói, viết, ngoài các từ miêu tả còn có các từ phi miêu tả (các phụ từ, các tình thái từ) Những từ này được người nói, người viết dùng
để chuẩn bị cho một kết luận được hướng tới Các từ đó được gọi là tác tử lập
luận Hay nói cách khác, “Tác tử lập luận là một yếu tố khi đưa vào một nội
dung miêu tả nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó” [21, tr.180] Giả định ta có nội dung:
- Tôi ăn cơm
Nếu đưa vào tác tử đã hoặc vừa xong thành:
- Tôi đã ăn cơm rồi
- Tôi vừa ăn cơm xong
thì vừa, đã là tác tử lập luận Nếu đã hướng tới kết luận đánh giá muộn thì vừa hướng đến kết luận đánh giá sớm
Một số tác tử thường được sử dụng như: chỉ, những, là ít, nhiều, là
những tác tử đánh dấu những luận cứ đối nghịch về lập luận Ta có thể so sánh
Trang 30Với
- Họ đền bù cho bác thế là nhiều
chỉ hướng đến kết luận đánh giá ít, những hướng đến kết luận đánh giá
nhiều; là ít, là nhiều lại đánh dấu những luận cứ đối nghịch về hướng lập luận, cụ thể là nhiều hướng tới kết luận: ít, nhẹ; còn là ít hướng tới kết luận:
nhiều, nặng
* Kĩ năng sử dụng các dấu hiệu giá trị học:
Trong tiếng Việt, ngoài các phụ từ, các tiểu từ tình thái, việc khai thác các thực từ đúng cách cũng có giá trị định hướng lập luận, chúng được xem là những dấu hiệu giá trị học Theo hướng này, có ba cách khai thác thực từ để định hướng lập luận:
Cách 1: Kĩ năng lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề: Khi miêu tả, việc lựa chọn các từ ngữ, chi tiết miêu tả cùng chủ đề giúp người nói, người viết định hướng được các hình ảnh, vấn đề có liên quan tới nội dung được nói tới, đưa người nghe, người đọc tới những kết luận có mục đích
Cách 2: Kĩ năng sắp xếp các chi tiết miêu tả theo trình tự trước sau có chủ hướng: Việc sắp xếp các thành tố lập luận theo trình tự trước sau có tác dụng định hướng lập luận quan trọng, đưa người đọc, người nghe tới những kết luận khác nhau
Cách 3: Kĩ năng chọn các từ miêu tả cùng trường nghĩa: Từ cùng trường nghĩa là những từ có quan hệ với nhau về nghĩa, có thể là những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa Việc sử dụng các từ cunhf trường nghĩa có tác dụng làm nổi bật đối tượng miêu tả, tạo điểm nhấn riêng biệt cho đối tượng mà không thể nhầm lẫn với sự vật được miêu tả khác
Ví dụ: So sánh hai phát ngôn sau đây cùng về cái chết:
Ông ta mất đêm hôm qua!
Ông ta toi đêm hôm qua!
Chắc chắn kết luận thật đáng đời chỉ có thể dùng cho phát ngôn thứ hai
Như thế các thực từ tự thân cũng có giá trị lập luận
Trang 31* Kĩ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nối kết các thành tố lập luận:
Để phân loại các kết tử, người ta có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Dựa vào các chức năng có thể chia kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận
- Kết tử dẫn nhập luận cứ là kết tử dùng để đưa nội dung (hay một hành
động tại lời) vào làm luận cứ cho lập luận Cụ thể như: vì, tại vì, lại, vả lại,
hơn nữa, chẳng những…mà còn, đã…lại…
Ví dụ: Do An mải chơi nên bạn ấy đã không hoàn thành bài tập
Không những Minh học giỏi mà bạn ấy còn rất tốt bụng
- Kết tử dẫn nhập kết luận là kết tử dùng để đưa ra một nội dung (hoặc
một hành động ngôn ngữ) đóng vai trò kết luận vào lập luận Cụ thể như: thì,
nên, cho nên, vậy, dù thế nào cũng, dù sao cũng,…
Ví dụ: Tôi ốm nên bố mẹ xin phép cho tôi nghỉ học
Dựa vào quan hệ lập luận, có thể chia các kết tử thành kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng
Mục tiêu cơ bản của chương trình Tiếng Việt hiện hành được xác
định: “hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết), để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; …
Có thể thấy rằng với mục tiêu dạy học giao tiếp và dạy để giao tiếp thì chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã giúp HS phát triển các kĩ năng viết, nói, nghe, đọc Đó chính là dạy HS cách tạo dựng các lập luận trong hoàn cảnh giao tiếp gắn với cuộc sống hằng ngày của học sinh, bởi vì lập luận là yếu tố quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ của con người
Trang 32Theo ngữ dụng học, lập luận luôn có mặt trong giao tiếp hằng ngày của con người, nó không bó hẹp trong không gian của văn nghị luận như nhiều người vẫn nghĩ Mặc dù trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học lí thuyết lập luận không thể hiện tường minh qua các bài học như thuyết hội thoại nhưng quan điểm của lí thuyết lập luận vẫn hiện hữu thông qua các yêu cầu trong các bài tập
Dựa vào lí thuyết văn miêu tả để rèn kĩ năng làm văn cho HS tiểu học khi viết văn là dựa vào bình diện ý nghĩa, bình diện tư duy, vào mục đích viết văn miêu tả để rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh HS xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, nhu cầu thuyết phục người khác theo quan điểm của mình, lựa chọn các lí lẽ cần thiết, sắp xếp diễn đạt theo trật tự nhất định, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ cần thiết để viết, để thuyết phục người khác là kết luận của mình đúng
Nội dung, chương trình Tập làm văn lớp 5 bao gồm: ( Bảng 1.1)
Từ kết quả bảng thống kê trên cho thấy: chương trình dạy học thiên về dạy đối tượng miêu tả: tả người (5 đối tượng: tả cô giáo, tả bạn, tả em bé, tả
bà cụ, tả chị bán hàng ); tả cảnh (4 cảnh: cảnh sân trường trong giờ ra chơi, một buổi sum họp gia đình, giờ chào cờ, vườn hoa hoặc vườn rau, buổi lao động tập thể ) Việc dạy kĩ một số đối tượng như vậy giúp HS có thể làm thành thạo bài văn tả những đối tượng đó nhưng sẽ hạn chế tính chủ động của
HS trong việc lựa chọn đối tượng miêu tả được các em quan tâm cũng như sự sáng tạo của các em trong việc quan sát và miêu tả Điều đó cũng cho thấy, dạy học văn miêu tả cho HS hiện nay thường máy móc về cấu trúc thực hiện văn miêu tả mà ít chú trọng đến hình thành cho HS cách tả cho sáng tạo cũng như rèn cho HS dạy cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lập dàn ý, cách viết đoạn, cách liên kết đoạn thành bài, cách viết phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài,
Trang 331.2.2 Thực trạng dạy học, rèn luyện kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả lớp 5
Dựa trên cơ sở lý luận về rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn miêu tả lớp 5, đề tài đánh giá thực tiễn rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn miêu tả lớp 5 nhằm: đánh giá mức độ dạy học rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn miêu tả lớp 5, tìm hiểu ý kiến của GV rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn miêu tả lớp 5 và đánh giá những khó khăn khi rèn luyện kĩ năng lập luận trong văn miêu tả lớp 5
Để tìm hiểu thực trạng, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra với
giáo viên thuộc 3 trường tiểu học thành phố Hải Phòng Cụ thể 9 giáo viên trường Tiểu học Quang Trung (quận Ngô Quyền); 8 giáo viên trường Tiểu học Trưng Vương (Quận Lê Chân) và 9 giáo viên trường Tiểu học An Lư ( huyện Thủy Nguyên) Kết quả khảo sát được mô tả dưới đây:
1.2.2.1 Thực trạng dạy học văn miêu tả của GV
Bảng 1.2: Thực trạng thực hiện việc rèn các kĩ năng trong dạy học viết văn
câu, viết đoạn, liên kết
đoạn, diễn đạt lưu loát,
mạch lạc
5 19.2 2 7.69 18 69.2 0 0
3 Rèn kĩ năng viết văn giàu
hình ảnh, cảm xúc 4 15.4 5 19.2 16 61.5 0 0
Trang 34cho đoạn văn và viết đoạn
văn kể chuyện, miêu tả;
biết dùng một số biện pháp
liên kết câu trong đoạn
0 0.0 3 11.5 18 69.2 5 19.2
9
Rèn luyện cho HS kĩ năng
viết đoạn mở bài, thân bài
và kết bài cho bài văn tả
dàn ý của bài văn đã cho;
quan sát đối tượng tìm ý
và sắp xếp ý thành dàn ý
trong bài văn miêu tả
5 19.2 2 7.7 18 69.2 1 3.8
Kết quả khảo sát cho thấy: mục tiêu dạy học nhằm rèn luyện kĩ năng
viết văn miêu tả cho HS được GVchú trọng đến chủ yếu ở nội dung “Rèn kĩ
Trang 35năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc”
với 69.2% mức độ khác Sau đó là “Rèn luyện cho HS kĩ năng lập chương
trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn đã cho; quan sát đối tượng tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả” với 69.2% mức
độ khác và 3.85% mức độ tốt Tiêu chí “Hướng dẫn HS cách tìm ý cho đoạn
văn và viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả; biết dùng một số biện pháp liên kết câu trong đoạn” cũng được thực hiện mức độ khá 69.2% và mức độ tốt
19.2%.Điều đó cho thấy, việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS không chỉ chú trọng đến cung cấp cho HS kiến thức, chưa chú trọng đến hình thành, rèn luyện các kỹ năng sử dụng từ, câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc
Thực tế, để hoàn thành bài văn miêu tả đối với HS lớp 5 thường gặp rất nhiều khó khăn Do đặc điểm tâm lí, HS tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, HS còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả Đối với GV đây cũng
là loại bài khó dạy Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm
ý, lập dàn ý, tưởng tượng, của GV còn nhiều hạn chế Điều đó cho thấy, việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS không chỉ chú trọng đến cung cấp cho HS kiến thức mà còn chú trọng đến hình thành, rèn luyện các kỹ năng sử dụng từ, câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc
Trang 36Bảng 1.3 Thực trạng phương pháp dạy văn miêu tả cho HS lớp 5
+ Đối với bài giảng kiến thức mới: GV có quan tâm đặt vấn đề, dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS thông qua đàm thoại, gợi mở củng cố kiến thức bằng bài tập, chú trọng câu hỏi và hướng dẫn HS bằng đặt vấn đề
+ Đối với giờ luyện tập, dạy HS thảo luận: HS được chuẩn bị trước ở nhà, một vài HS trình bày trên bảng cách giải, GV hướng dẫn cả lớp nhận xét;
GV tổng kết ưu khuyết điểm về lời giải và đưa ra lời giải mẫu với hình thức giờ dạy có sinh động hơn
Trang 37Song về bản chất các giờ dạy đó vẫn theo kiểu thầy truyền đạt trò tiếp nhận Cách dạy đó chưa phát hiện năng lực, tạo sự tích cực, hứng thú của học viên với môn học
Đánh giá về vai trò, ý nghĩa rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả:
Bảng 1.4 Đánh giá về vai trò, ý nghĩa rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả
Tỷ lệ
Không quan trọng
Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng.
Biểu đồ 1.1 Đánh giá về vai trò, ý nghĩa rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả
cho HS lớp 5
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số GV đánh giá cao về tầm quan trọng của vai trò, ý nghĩa dạy học đánh giá về vai trò, ý nghĩa rèn luyện kĩ năng viết
văn miêu tả Trao đổi với các giáo viên, họ cho rằng đánh giá về vai trò, ý
nghĩa rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả sẽ giúp GV và HS nhìn nhận lại sâu
sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho HS lớp 5 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy HS viết văn miêu tả nói riêng
Trang 38Các khó khăn thường gặp trong rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 5:
Bảng 1.5: Các khó khăn trong rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS
lớp 5
GVcần dành nhiều thời gian, công sức 25 96.2
Thời lượng tiết học ngắn, phân phối tiết Tập làm
văn, không cho phép đưa nhiều kiến thức, kỹ
năng bên ngoài vào bài dạy
1.2.2.2 Thực trạng kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh
Bảng 1.6 Thực trạng phát hiện lỗi sai của HS trong rèn luyện kĩ năng viết
văn miêu tả cho HS lớp 5
SL % SL % SL % SL %
1 Lỗi chính tả, lỗi dấu câu,
lỗi diễn đạt, lỗi chủ đề 0 9 34.6 5 19.2 12 46.2
2 Không hiểu nghĩa của từ 0 12 46.2 5 19.2 9 34.6
3
Chưa liên kết chặt chẽ giữa
các câu trong đoạn, trong
dài
0 0.0 3 11.5 18 69.2 5 19.2
Trang 394
Chưa biết sử dụng dấu câu
nhằm nâng cao hiệu quả
diễn đạt
5 19.2 11 42.3 2 7.7 8 30.8
4 Sử dụng dấu câu sai 1 3.8 2 7.7 18 69.2 5 19.2
5 Câu lặp lại nhiều lần 0 0.0 2 7.7 11 42.3 13 50.0
6 Lỗi dùng từ không phù hợp 1 3.8 2 7.7 18 69.2 5 19.2
7 Câu có nội dung trùng lặp
với câu khác trong bài văn 5 19.2 2 7.7 11 42.3 8 30.8
8
Câu không phân định được
thành phần câu sai nghĩa,
câu không rõ nghĩa,
1 3.8 2 7.7 18 69.2 5 19.2
Trong các lỗi trên, qua khảo sát cho thấy phần lớn HS thường mắc phải
lỗi về: “Câu lặp lại nhiều lần; Lỗi dùng từ không phù hợp; Câu có nội dung
trùng lặp với câu khác trong bài văn”
Qua thực tế, HS thường gặp các lỗi về chủ đề:
Ví dụ: Chiếc bàn học chắc chắn này giúp em học giỏi
Hay các câu trong bài mâu thuẫn nhau: Cây phượng lâu năm nên thân cây to lớn, hai vòng tay em ôm không xuể Thân cây khẳng khiu
Lỗi lạc chủ đề Ví dụ: Tả chiếc bút: Đó là chiếc bút máy vỏ mạ vàng rất đẹp Chiếc bút được em đặt trang trọng ở ngăn trên cùng của bàn học Chiếc bàn học bằng gỗ bố đã đóng cho em từ 2 năm trước…
Các em đa phần lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu lôgic do việc xác định ý không rõ và sử dụng các thao tác lập luận không thành thạo
Bên cạnh đó, các em thường gặp các lỗi về nội dung:
+ Chủ đề: thiếu ý, loãng ý, lạc ý, lặp ý…
+ Lôgic: mâu thuẫn ý, đứt mạch ý, mơ hồ…
- Lỗi về hình thức: Phương tiện liên kết đoạn: liên kết nội tại lỏng lẻo, liên kết hướng ngoại yếu
Trang 40Mặt khác, do hạn chế về thời lượng tiết dạy (ở bậc phổ thông, ngoài phân môn Tiếng Việt, trong bộ môn văn học còn chưa đự ng cả phân môn văn học và tập làm văn tổng cộng môn văn chỉ chiếm khoảng 6 tiết/tuần) GVcũng
như HS không có điều kiện đi sâu tìm hiểu riêng về các lỗi mà HS hay gặp
Đặc điểm tâm lí HS tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo Thế giới của các em là thế giới cổ tích Những đồ vật, con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi mà các em có thể tâm
tư, chia sẻ tình cảm của mình Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị,…
Tuy nhiên, những khó khăn khi lên lớp 5: Khả năng ngôn ngữ của các
em còn hạn chế, các em khi ở nhà thường xem tivi, chơi điện tử, đọc báo qua mạng… dẫn đến ngôn ngữ nói ít phát triển Một bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng diễn đạt sinh động, trí tưởng tượng phong phú, vốn hiểu biết thực tế đa dạng Đa số HS lớp 5 viết văn miêu tả chưa hay bởi vốn từ của các
em còn hạn chế, sắp xếp các ý chưa phù hợp, tình cảm lồng ghép vào còn đơn điệu, mờ nhạt Bài văn miêu tả phải là sự kết tinh của những quan sát chân thực, cảm xúc đặc biệt dành cho đối tượng miêu tả, là sự đúc kết việc tiếp thu
và vận dụng những kiến thức đã học
1.2.3 Nhận xét chung về thực trạng
Về phía giáo viên:
GVchưa khơi gợi được sự ham học, yêu thích miêu tả đồ vật, con vật, cây cối, xung quanh, chưa tạo được động cơ học văn miêu tả ở các em Theo quan niệm hiện đại, phương pháp dạy học có vai trò rất trong quá trình dạy học, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dạy học Trong dạy học Làm văn nói chung và dạy văn miêu tả cho HS lớp 5 nói riêng, GV chưa đầu tư, tìm tòi
để đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu là chọn phương pháp diễn giảng chưa chú trọng đến đối tượng người học