Top 10 tài liệu về lập luận trong văn nghị luận chính xác nhất

Tiết 87: Lập luận trong văn nghị luận

Lập luận trong văn nghị luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Đây là một vấn đề mà người viết văn nghị luận cần đặc biệt chú ý tới, đó là một trong những kỹ năng quan trọng cần có để viết một bài văn nghị luận hay.

Để hiểu hơn và lập luận trong văn nghị luận, mời các bạn cùng tham khảo top 10 tài liệu về lập luận trong văn nghị luận chính xác nhất dưới đây cùng 123doc. Chắc chắn những tài liệu dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình viết văn nghị luận.

I. Top 10 tài liệu về lập luận trong văn nghị luận chính xác nhất

1. BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Tài liệu bài giảng về bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận luận này rất có ý nghĩa, giúp học sinh biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận và nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của văn nghị luận. Mời các bạn tham khảo chi tiết bài dưới đây.

BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Download tài liệu

2. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Đây là tài liệu bài giảng về lập luận trong văn nghị luận rất chi tiết theo chương trình sách giáo khoa. Mục tiêu của bài học này là giúp học sinh củng cố được kiến thức, hiểu biết và cách xây dựng các lập luận trong một bài văn nghị luận. Mời các bạn tham khảo bài viết này để nắm chắc được vấn đề.

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Download tài liệu

3. Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Đây là tài liệu bài giảng được trình bày vô cùng chi tiết, cụ thể về chủ đề: “Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận”. Tài liệu này tổng hợp những kiến thức từ tổng quát đến cụ thể, chi tiết giúp cho độc giả dễ dàng nắm bắt được vấn đề, hình thức trình bày rất sinh động, trực quan. 

Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận
Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Download tài liệu

4. Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Những chú ý khi trình bày luận điểm: Xác định rõ luận điểm cần trình bày: phù hợp với đối tượng nghị luận; thể hiện được giá trị ý nghĩa , nội dung chủ yếu của vấn đề cần nghị luận. Cách trình bày, sắp xếp luận điểm trong một đoạn văn: phải chú ý đến tính lôgic nhất quán của luận điểm và luận cứ.

Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Download tài liệu

5. Lập luận trong văn bản Nghị luận

Dưới đây là tài liệu chi tiết về bài giảng chủ đề Lập luận trong văn bản Nghị luận. Đây là một chủ đề quan trong trọng chương trình học ngữ văn mà các bạn học sinh cần nắm vững. Để làm tốt một bài văn nghị luận cũng như đọc hiểu một văn bản nghị luận cần nắm được các lập luận trong văn bản nghị luận một cách chi tiết, cụ thể. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lập luận trong văn bản Nghị luận
Lập luận trong văn bản Nghị luận

Download tài liệu

6. Lập luận trong văn nghị luận

Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn vậy người viết phải biết cách trình bày ý kiến của mình, và đưa ra những lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Để làm sáng tỏ cho luận điểm, làm người đọc hiểu tin vào tính đúng đắn của nó, người viết phải đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tức là tìm các luận cứ cho luận điểm

Lập luận trong văn nghị luận
Lập luận trong văn nghị luận

Download tài liệu

7. Tiết 87: Lập luận trong văn nghị luận

Mời các bạn tham khảo tài liệu bài giảng mang tên: “Tiết 87: Lập luận trong văn nghị luận”. Đây là mẫu slide bài giảng rất sinh động, chi tiết và cụ thể giúp học sinh dễ dàng nắm được bài và tiếp thu dễ dàng hơn. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tài liệu này để hiểu hơn về vấn đề và có thêm kiến thức, kỹ năng lập luận trong văn nghị luận.

Tiết 87: Lập luận trong văn nghị luận
Tiết 87: Lập luận trong văn nghị luận

Download tài liệu

8. Chữa lỗi lập luận trong vă­n nghị luận

Tài liệu này vô cùng chi tiết đầy đủ với mục tiêu của bài giảng là qua bài học, nhằm giúp học sinh: Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận,  Phát hiện, phân tích và sửa chữa lỗi về lập luận, Có ý thức thận trọng để tránh lỗi về lập luận. Phương tiện thực hiện là: Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12- SGK, SGV Ngữ văn 12 và một số tài liệu tham khảo khác.

Chữa lỗi lập luận trong vă­n nghị luận
Chữa lỗi lập luận trong vă­n nghị luận

Download tài liệu

9. Tiết 86 Lập luận trong văn nghị luận

Đây là tài liệu bài soạn trong chương trình ngữ văn: “Tiết 86 Lập luận trong văn nghị luận”. Bài soạn trình bày chi tiết phần mục tiêu bài học, phần chuẩn bị bài học và hoạt động dạy học chi tiết. Để nắm chắc được bài giảng và phần kiến thức này, mời các bạn tham khảo chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết 86 Lập luận trong văn nghị luận
Tiết 86 Lập luận trong văn nghị luận

Download tài liệu

10. LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG NGHỊ LUẬN

Đây là tài liệu hướng dẫn soạn bài luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận để giúp học sinh nắm chắc được kiến thức qua các bài tập và ví dụ cụ thể. Bài soạn trình bày rất đầy đủ, chi tiết và nêu vấn đề mạch lạc giúp học sinh dễ dàng nắm được bài. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải tài liệu ngay dưới đây.

LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG NGHỊ LUẬN
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG NGHỊ LUẬN

Download tài liệu

100+ Tài liệu lập luận trong văn nghị luận

 

II. Hướng dẫn soạn bài lập luận trong văn nghị luận

1. Mục tiêu bài học

a.  KIẾN THỨC : 
– Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận.
– Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận.
b.   KĨ NĂNG : 
– Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
– Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
– Viết đoạn văn nghị luận triển khai một số luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp.
c.   THÁI ĐỘ :
– Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng lập luận trong viết văn nghị luận và dùng lí lẽ khi tranh luận trong giao tiếp hàng ngày cho bản thân. 

2. Chuẩn bị bài 

1.   GIÁO VIÊN :
Phương pháp : 
– GV nhắc lại các kiến thức lý thuyết đã học ở THCS.
– HS thực hành phân tích các BT và viết đoạn văn lập luận hoàn chỉnh.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2.   HỌC SINH : soạn bài, vở ghi, SGK.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định lớp (1 phút): kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học, đồng phục.
1. Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút): Khi lập dàn ý cho bài văn nghị luận ta cần chú ý những yêu cầu nào?     Hướng dẫn trả lời:
Cần nắm chắc  yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
2. Giảng kiến thức mới:
    Khi các ý nhỏ được phát hiện và xác lập, chúng ta còn phải được sắp xếp theo hệ thống, triển khai để bàn bạc, minh chứng, đánh giá nhận xét. Đó chính là lập luận trong văn nghị luận.

a. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận

1. Tìm hiểu ngữ liệu 1/sgk
– Mục đích của lập luận là thuyết phục đối phương – từ bỏ ý định xâm lược:
“Nay các ông không rõ thời thế… Sao đủ để cùng nói việc binh được”
– Lí lẽ:
+ Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế
+ Được thời, có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
+ Mất thời không thế… trở bàn tay mà thôi.
Kết luận: “Nay các ông… việc binh được”.
2.Khái niệm.
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe, (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.

b. Cách xây dựng lập luận .
1. Xác định luận điểm.
– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.  – Bài văn “Chữ ta” tác giả phê phán sự lạm dụng tiếng nước ngoài ở nước ta.
– Bài văn có 2 luận điểm:
* Tiếng nước ngoài (tiếng anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu quảng cáo ở nước ta.
* Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

2.  Tìm luận cứ:
– Luận cứ là những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục dùng để thuyết minh cho luận điểm.
– Các luận cứ trong lập luận trong bài “Chữ ta” là:
+ Luận điểm 1: “Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng …..danh lam thắng cảnh”
Các luận cứ: 
+ “Chữ nước ngoài …ở phía trên”
+ “ Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều Tiên”
+ “ Trong khi đó… lạc sang một nước khác.”
+ Luận điểm 2: “ Phải chăng… mà ta nên suy ngẫm”
Các luận cứ: + “Tôi không biết chữ…. in rất đẹp”
+ “ Nhưng các tờ báo… bài cần đọc”
+ “ Trong khi đó… trang thông tin”
-> Đều là luận cứ thực tế “mắt thấy tai nghe” của tác giả.3. Lựa chọn phương pháp lập luận:
    Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ, hợp lý và thuyết phục.
– Đoạn văn của Nguyễn Trãi:  Diễn dịch và quan hệ nhân – quả.- Đoạn văn của Hữu Thọ: Quy nạp và so sánh đối lập. 
+ Quảng cáo ở Hàn Quốc >< quảng cáo ở ta
+ Báo chí ở Hàn Quốc >< báo chí ở ta.

Ngoài ra còn các phương pháp: Phản đề,  loại suy, ngụy biện…

c. Các phương pháp lập luận

  • Có nhiều phương pháp lập luận, sau đây là ba phương pháp cơ bản:
    – Phương pháp diễn dịch: Là cách lập luận đi từ cụ thể đến khái quát.
    – Phương pháp qui nạp: Là cách lập luận đi từ khái quát đến cụ thể.
    – Phương pháp nêu phản đề: là cách đưa ra một ý kiến ngược lại hoàn toàn với vấn đề đang được bàn bạc rồi từ đó khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đang bàn bạc.
  • Ba phương pháp lập luận khác thường gặp trong văn bản nghị luận:

– Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, tìm ra những thuộc tính giống nhau, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.

– Phương pháp phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.

– Phương pháp ngụy biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.

Trên đây là tổng hợp top 10 tài liệu về lập luận trong văn nghị luận đầy đủ, chi tiết cùng những kiến thức cơ bản hay nhất. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức về lập luận trong văn nghị luận và học tập tốt hơn trong bộ môn ngữ văn.