sáng kiến kinh nghiệm giải pháp giáo dục một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non

33 24 0
sáng kiến kinh nghiệm   giải pháp giáo dục một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I Đặt vấn đề 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 II Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề 4 1 Cơ sở lý luận 4 2 Khảo sát thực trạng 4 3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 5 4 Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp chính) 6 5 Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần) 6 5.1 Biện pháp 1: Đôn đốc và tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng về tin học cơ bản 6 5.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hoạt động hàng ngày của giáo viên. 7 5.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề 8 5.4 Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn 11 5.5 Biện pháp 5: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức nghiêm túc và hiệu quả các hội thi của cô và của trẻ 13 5.6 Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá giáo viên 20 6 Kết quả thực hiện 20 III Kết luận và khuyến nghị 22 1. Kết luận 22 2. Khuyến nghị 22 IV Tài liệu tham khảo 24 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non” I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục. “ Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thấy giáo thì không có giáo dục”. Câu nói đó của người đã khẳng định đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục và là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy phải nhanh chóng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt mới đáp ứng kịp thời với định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường đến năm học 2017 2018 là năm học thứ ba. Qua khảo sát hai năm học: 2015 2016 và năm học 2016 2017 tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn nhiều lỗ hổng về chuyên môn nghiệp vụ và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như thiết kế giáo án điện tử còn hạn chế. Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn với mong muốn chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển hơn, đội ngũ giáo viên được nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ; vững vàng về kỹ năng sư phạm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hợp lý và đạt kết quả tốt hơn thì tôi nhận thức được công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp mỗi giáo viên luôn có ý thức vai trò “ Cô giáo mẹ hiền” của trẻ, có ý thức học tập tu dưỡng đạo đức nhà giáo, giao tiếp ứng xử đúng mực, gương mẫu trong mọi hành vi và nhất là nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn tự tin khi lên lớp. Luôn tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn. Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non ngày càng được nâng cao thì chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng tốt hơn, sẽ tạo được niềm tin đối với phụ huynh và được xã hội tôn trọng. Chính vì lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non” để nghiên cứu và tìm các giải pháp thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm. Bản thân tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những biện pháp bồi dưỡng cần thiết, thích hợp và khả thi để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển hơn, đội ngũ giáo viên được nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ; vững vàng về kỹ năng sư phạm. Tự biết thiết kế bài giảng điện tử phục vụ cho việc giảng dạy của mình, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động một cách hợp lý và đạt kết quả tốt. Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn tự tin khi lên lớp.Đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, phát triển năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Từ đó nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Giáo viên ở trường mầm non nơi tôi công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực hành. Phương pháp kiểm tra đánh giá. Phương pháp động viên khuyến khích. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại trường mầm non nơi tôi công tác. Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 và áp dụng thực hiện cho những năm tiếp theo. II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Căn cứ vào thông tư số: 362011TTBGDĐT ngày 1782011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non. Căn cứ Thông tư số: 26TTBGDĐT ngày 1072012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Thực hiện kế hoạch số: 21KHMN……. ngày 1892017 kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2017 2018. Với mục đích nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; nâng cao tinh thân trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường. 2. Khảo sát thực trạng: Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường mầm non nơi tôi công tác được thành lập từ tháng 8 năm 2015. Năm học 2017 2018 nhà trường có 2 điểm trường, 10 lớp học với 274 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 34 đồng chí BGH: 03 ( Biên chế: 03) Giáo viên: 21 ( Biên chế: 20; Hợp đồng: 01) + trình độ chuyên môn đạt chuẩn: 2121 đạt 100% + trình độ chuyên môn trên chuẩn: 1321 đạt 61,9% Nhân viên: 10 ( Biên chế 01; Hợp đồng 09) Độ tuổi cán bộ, giáo viên, nhân viên: Dưới 30: 20 đồng chí Từ 30 đến 40: 11 đồng chí Từ 41 đến 50: 02 đồng chí Trên 50 : 01 đồng chí. Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì. Về cơ sở vật chất: Nhà trường có khuôn viên khang trang sạch sẽ, có đủ đồ dùng thiết bị, đồ chơi tối thiểu theo quy định. Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ giáo viên: 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, đa số là giáo viên trẻ nhiệt tình, có tinh thần học tập, tích cực tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm với công việc. 100% giáo viên có máy tính phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Khó khăn: Đội ngũ giáo viên trẻ trong độ tuổi thai sản và nuôi con nhỏ nhiều nên không có nhiều thời gian học tập và nghiên cứu tài liệu. Trong nhà trường đội ngũ giáo viên tại địa phương ít chủ yếu là giáo viên các xã khác. Nhiều giáo viên nhà ở xa trường mà lương còn thấp lại không có thu nhập thêm nên cũng có phần ảnh hưởng đến tinh thần học tập bồi dưỡng chuyên môn. Do đặc thù của ngành học mầm non, thời gian giáo viên trên lớp trong một ngày quá nhiều (từ sáng đến chiều) nên thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu cho công tác bồi dưỡng thường xuyên ít. Đầu năm học đa số giáo viên chưa có trình độ tin học cơ bản. Vì vậy số lượng giáo viên chưa biết tự thiết kế bài giảng điện tử còn nhiều nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Trong đầu năm học 2017 2018 tôi tiến hành khảo sát một số hoạt động giáo dục của giáo viên qua việc thăm lớp dự giờ tôi đã tổng hợp được kết quả như sau: Bảng 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tổng số hoạt động Hoạt động có UDCNTT Hoạt động không UDCNTT Số hoạt động % Số hoạt động % 21 7 33,3 14 66,7 Bảng 2: Xếp loại hoạt động Tổng số hoạt động Tốt Khá Đạt yêu cầu Yếu Số hoạt động % Số hoạt động % Số hoạt động % Số hoạt động % 21 5 25,8 13 61,9 3 14,3 0 0 4. Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp chính) Căn cứ vào tình hình thực tế về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, căn cứ vào nội dung cơ bản của công tác bồi dưỡng chuyên môn. Dựa vào những yêu cầu cấp thiết của chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Tôi đã lựa chọn một số biện pháp sau để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong trường. Biện pháp 1: Đôn đốc và tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng về tin học cơ bản. Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hàng tuần. Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề. Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Biện pháp 5: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua tổ chức nghiêm túc và hiệu quả các hội thi của cô cũng như của trẻ. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên. 5. Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần) 5.1. Biện pháp 1: Đôn đốc và tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng về tin học cơ bản. Đối với giáo viên mầm non để đảm bảo chuẩn chức danh nghề nghiệp, theo thông tư liên tịch 202015TTLTBGDĐTBNV yêu cầu phải có trình độ tin học cơ bản. Và trong thực tế muốn chuyên môn nghiệp vụ của mình ngày được nâng cao hơn thì có trình độ tin học cơ bản là rất cần thiết. Khi có trình độ tin học cơ bản thì giáo viên có thể có khả năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Giáo viên sẽ biết thiết kế giáo án điên tử và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng kế hoạch hàng ngày. Nhận thức điều đó tôi đã đôn đốc giáo viên đăng ký đi học lớp bồi dưỡng về tin học cơ bản. Trong quá trình học nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian cho các giáo viên học tập. Bên cạnh đó nhà trường còn tạo điều kiện cho các giáo viên học hỏi lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Người biết dạy cho những người chưa biết, người biết nhiều dạy cho những người biết ít. Và nhất là cử giáo viên cốt cán có trình độ tin học tốt bồi dưỡng thêm cho giáo viên về kỹ năng soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng điển tử trên phần mềm PowerPoint, bài giảng Elearning… Kết quả đạt được trong năm học vừa qua nhà trường đã có 1921 giáo viên có trình độ tin học cơ bản. 100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng kế hoạch hàng ngày. 66,7% giáo viên đã biết tự thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint. Số hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin ngày một tăng cao và có chất lượng hơn. 5.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hoạt động hàng ngày của giáo viên. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đầu năm học đã xây dựng. Mỗi giáo viên trước khi lên lớp phải xây dựng kế hoạch từng hoạt động. Giáo viên phải xây dựng hoạt động đó trước 1 tuần và phải được hiệu phó phụ trách chuyên môn ký duyệt. Để có được một kế hoạch hoạt động có chất lượng thì người xây dựng kế hoạch phải xác định được mục đích yêu cầu ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ) của từng đề tài từ đó tìm ra phương pháp thực hiện đề tài đó cho phù hợp cũng như tìm ra các hình thức tổ chức hay, cuốn hút trẻ. Biết sáng tạo hợp lý và thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức, nhất là áp dụng theo hình thức giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Vì vậy hàng tuần tôi luôn dành một ngày trong tuần để xem và duyệt kế hoạch cho từng giáo viên. Từ đó tôi hiểu rõ giáo viên của mình, xác định được năng lực sở trường trong từng hoạt động của từng giáo viên. Tôi còn xác định được hoạt động nào còn hạn chế hay yếu kém về kỹ năng thiết kế bài giảng, kỹ xảo phương pháp hay năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể. Ví dụ: Giáo viên chưa biết phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động ( thường là giáo viên mới vào ngành) Chưa xác định được mục đích yêu cầu ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) của hoạt động. Phương pháp đề ra trong bài soạn chưa chính xác chưa hợp lý. Hình thức tổ chức chưa phù hợp, chưa đổi mới, chưa cuốn hút trẻ. Khi tôi đã hiểu rõ được giáo viên của mình có năng lực sở trường ở hoạt động nào tôi động viên khuyến khích giáo viên phát huy tích cực hoạt động đó. Còn yếu kém về mặt nào tôi bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời trong từng bài soạn của từng giáo viên. Đồng thời phân công cho tổ chuyên môn kèm cặp. Và tôi tổ chức soạn giáo án mẫu nhận xét, đánh giá kỹ càng, có xếp loại để giáo viên học tập. Qua duyệt kế hoạch hàng tuần tôi biết hoạt động nào có thể xây dựng giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint mà giáo viên chưa ứng dụng thì tôi động viên giáo viên của mình ứng dụng công nghệ thông tin ở các hoạt động đó. Khi đàm thoại với giáo viên về xây dưng giáo án điện tử giáo viên chưa hiểu phần nào, chưa làm được phần nào tôi giải thích và hướng dẫn giáo viên kịp thời để giáo viên hiểu và biết cách xây dựng giáo án điện tử để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học một cách tích cực hơn. Tôi nhận thấy bồi dưỡng cho giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hoạt động hàng ngày là rất cần thiết. Vì khi kế hoạch, bài soạn đã được ký duyệt thì tức là kế hoạch, bài giảng đó đã có chất lượng. Giáo viên đó tự tin khi lên lớp, các hoạt động được giáo viên tổ chức có chất lượng hơn, linh hoạt hơn. 5.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề. Các hoạt động với đề tài cụ thể sẽ giúp giáo viên nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ. Nhận thức được vấn đề này, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động mẫu như tổ chức lại các chuyên đề của Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ngoài ra qua duyệt kế hoạch và thăm lớp dự giờ tôi biết được giáo viên trong trường còn yếu về hoạt động của lĩnh vực nào thì tôi chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các hoạt động mẫu về lĩnh vực đó để cho giáo viên dự giờ, học tập và rút kinh nghiệm. Khi tổ chức chuyên đề cho giáo viên kiến tập tôi thực hiện theo các bước sau: Trước tiên tôi phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề và tôi lựa chọn giáo viên cốt cán vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy để triển khai chuyên đề. Trên cơ sở phân công giáo viên thực hiện chuyên đề giáo viên đó phải xây dựng giáo án và đưa giáo án cho Ban Giám Hiệu duyệt và bổ sung vào giáo án, đề ra một số tình huống sư phạm các thể xảy ra giúp giáo viên cách xử lý tình huống tốt nhất, lồng ghép nội dung tích hợp hiệu quả. Chỉ đạo chuẩn bị đồ dùng chu đáo ( có tập thể giáo viên phụ giúp) Dạy thử để Ban Giám Hiệu dự, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa. Tổ chức dạy cho tập thể giáo viên dự. Sau khi dự giờ tôi tổ chức cho tập thể giáo viên họp rút kinh nghiệm chuyên đề. Nhận xét những ưu điểm cũng như mặt tồn tại của tiết dạy. Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho tiết dạy của đồng nghiệp mình đã giúp họ học tập được ở đồng nghiệp những cái tốt và hạn chế những tồn tại mà đồng nghiệp minh mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ của mình hàng ngày Ảnh Cô giáo: Nguyễn Thị Khánh triển khai chuyên đề tại lớp 3 Tuổi C1 Ảnh Cô giáo: Bùi Diệu Linh triển khai chuyên đề tại lớp 4 tuổi B2 Ảnh Cô giáo Đinh Thị Lý triên khai chuyên đề tại lớp 5 tuổi A3 Ảnh Cô giáo Vũ Hoài Thu triển khai chuyên đề tại lớp 5 tuổi A2 Ảnh Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi triển khai chuyên đề Trong năm học qua nhà trường đã triển khai nhiều chuyên đề ở các độ tuổi với nhiều hoạt động để giáo viên dự đạt kết quả tốt. Từ đó giáo viên ngày càng năng động hơn, tự tin hơn, sáng tạo hơn, có nhiều hoạt động tổ chức theo hình thức đổi mới “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đội ngũ giáo viên ngày càng trưởng thành hơn. 5.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Thực hiện nội quy của nhà trường đầu năm học xây dựng dựa theo Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 142008QĐBGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về tổ chuyên môn phải sinh hoạt tổ 2 lần 1 tháng. Đây là một hoạt động rất qua trọng của tổ chuyên môn. Mục đích của việc sinh hoạt tổ chuyên môn là đánh giá những việc làm được và chưa làm được theo kế hoạch của tổ xây dựng. Đồng thời là buổi để các giáo viên trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp trong nhà trường về cách xây dựng kế hoạch hàng ngày, cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có để trang trí lớp tạo môi trường học tập giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Trao đổi với nhau về những bài thơ, bài hát, câu truyện mới để đưa vào kế hoạch dạy cho trẻ. Tìm ra những bài giảng hay hoặc cùng nhau xây dựng những hoạt động theo phương pháp đổi mới để áp dụng vào bài dạy của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với hoạt động của mình. Học hỏi nhau cách thiết kế bài giảng điện tử, cách sử dụng máy tính, cách soạn thảo văn bản đúng theo quy định. Đây cũng là lúc để rút kinh nghiệm cho nhau về những mặt còn tồn tại một cách thẳng thắn nhất để chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cá nhân giáo viên ngày càng vững vàng hơn, tiến bộ hơn. Vì vậy biện pháp bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn là không thể thiếu và cần được đẩy mạnh hơn nữa các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Vì đây là một hoạt động giúp cho giáo viên gần gũi, gắn bó, giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chuyên môn nên ngay từ đầu năm học khi phân công giáo viên đứng lớp tôi đã tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường chú ý phân công cho hợp lý trong các tổ. Tổ chuyên môn nào cũng bố trí giáo viên có chuyên môn vững, có năng khiếu và có kỹ năng sư phạm tốt làm nòng cốt hướng dẫn tổ. Ngoài ra khi chọn tổ trưởng tôi cũng tham mưu để chọn những giáo viên có năng lực, nhiệt tình năng động, có khả năng tập hợp giáo viên để tổ chức triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn. Ảnh Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo 5.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng giáo viên thông qua việc tổ chức nghiêm túc các hôi thi của cô cũng như của trẻ. Việc tổ chức tốt và nghiêm túc các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi của cô cũng như của trẻ, mỗi giáo viên có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Đồng thời, cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Để các hội thi thành công và có kết quả tốt, bản thân tôi cùng kết hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, bám sát với kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì, triển khai tới toàn thể hội đồng nhà trường để giáo viên biết được nội dung thi và dự kiến thời gian thi. Ví dụ như: Tháng 9: Thi trang trí lớp học Tháng 11: Tổ chức hội giảng, hội nuôi Tháng 12: Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề lĩnh vực phát triển nhận thức cấp trường Tháng 1: Thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường và cấp huyện Tháng 3 và tháng 4: Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tháng 4: Tổ chức hội thi “ Kỹ năng của bé” cho trẻ 4 5 tuổi và 5 6 tuổi. Đối với giáo viên: Hội thi giáo viên dạy giỏi là một hội thi vô cùng quan trọng và thiết thực. Giáo viên tham gia hội thi sẽ phát huy hết khả năng của mình. Từ đó tôi tìm ra được hoạt động giáo dục hay, sáng tạo, linh hoạt và cuốn hút trẻ cũng như đạt được mục tiêu đề ra để lựa chọn làm hoạt động mẫu cho giáo viên học tập và cũng lựa chọn giáo viên đó tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Qua hội thi giáo viên dạy giỏi tôi cũng hiểu rõ hơn giáo viên của mình có năng lực đến đâu, còn yếu về mặt nào để bổ sung, bồi dưỡng những phần hạn chế đó. Ảnh khai mạc hôi thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường Ảnh giáo viên thi thực hành hội thi Giáo Viên dạy giỏi Khi tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường, trường tôi tổ chức rất nghiêm túc tạo khí thế cạnh tranh cho các giáo viên để giáo viên tham gia thi cũng thật nghiêm túc. Từ đó giáo viên phải đầu tư thời gian suy nghĩ để tìm ra các hoạt động hay cũng như đầu tư làm đồ dùng dạy và học để tham gia thi và đạt kết quả tốt nhất. Đối với hội thi của trẻ: Hội thi của trẻ là hội thi “ Kỹ năng của bé”. Khi tổ chức hội thi” Kỹ năng của bé” tôi kết hợp với Ban Giám Hiệu và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội thi và chương trình hội thi cụ thể. Hội thi gồm 3 phần: Phần 1: Màn chào hỏi. Phần 2: Phần thi hiểu biết Phần 3: Phần thi Kỹ năng của bé. Nội dung thi Hội thi được kết hợp các chuyên đề, các bài học trẻ đã được học với các kỹ năng của trẻ tạo nên nội dung thi. Ví dụ như: Phần thi “Hiểu biết” trẻ phải trả lời các câu hỏi của ban tổ chức đưa ra bằng hình thức ghép tranh đối với trẻ 4 5 tuổi và trả lời trực tiếp đối với trẻ 5 6 tuổi ( sau khi nghe câu hỏi Đội nào lắc chuông nhanh nhất đội đó được quyền trả lời). Nội dung các câu hỏi của phần thi này là nhắc lại các kỹ năng mà trẻ đã được cô giáo dạy ở trong trường như: Kỹ năng lễ giáo; kỹ năng bảo vệ môi trường; kỹ năng tự phục vụ; kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; kỹ năng tự bảo vệ; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy…. Hay ở phần thi “ Kỹ năng của bé” trẻ phải thực hiện các trò chơi: trò chơi bò chui qua ống, kỹ năng ứng phó, Tiếp nước dập lửa. Những trò chơi này kết hợp các bài tập phát triển thể chất như “ bò thấp chui qua cổng” với kỹ năng bò thấp tránh khói độc thoát hiểm ra ngoài khi có sự cố cháy trong nhà. Trò chơi Kỹ năng ứng phó: là trò chơi cho trẻ tái tạo lại những kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc mà trẻ đã được học như: Kỹ năng kêu cứu, kỹ năng quay tay, kỹ năng bám dính, kỹ năng đạp chân và biết từ chối quà bánh của người lạ mà trẻ đã được học tại trường nhằm tuyên truyền tới các bạn học sinh, các bậc phụ huynh và toàn thể cộng đồng. Trò chơi Tiếp nước dập lửa: Là kết hợp bài tập vận động cơ bản. “ Đi trên ghế thể dục” và kỹ năng đong nước với bài học phòng cháy chữa cháy trẻ đã biết muốn dập lửa phải có nước. Ở trò chơi này trẻ phải khéo léo khi xách nước đi trên ghế thể dục để không bị sánh nước ra ngoài, không bị ngã và đổ nước vào bình thật khéo léo để không bị đổ và không bị tràn ra ngoài. Đặc biệt là ở phần thi “ Màn chào hỏi” trẻ phải giới thiệu được tên đội chơi, tên các thành viên trong đội chơi và tên hội thi bằng các hình thức Thơ, ca, hò, vè… phải biểu diễn tự tin cảm xúc. Chính vì vậy để đội của mình dành được chiến thắng ở hội thi này đòi hỏi giáo viên phải giáo dục trẻ một cách toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và thể chất. Mỗi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để sáng tác ra các bài thơ, bài hát, bài hò, vè… phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hội thi. Đồng thời phải rèn luyện trẻ một cách tích cực để trẻ của mình thi đạt kết quả cao. Từ những phần thi của trẻ các giáo viên cũng đánh giá được năng lực của từng giáo viên của mỗi đội dự thi. Từ đó giáo viên sẽ tự học hỏi lẫn nhau, trao đổi với nhau về kiến thức, kỹ năng cũng như rút kinh nghiệm những phần chưa tốt để học sinh của mình sẽ đạt kết quả tốt hơn ở những hội thi sau. Ảnh Phần thi: Màn chào hỏi của hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh phần thi Hiểu Biết của hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh trẻ chơi trò chơi Bò chui qua ống ở hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh trò chơi Kỹ năng ứng phó ở hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh trẻ chơi trò chơi Tiếp nước dập lửa ở hội thi “ Kỹ năng của bé” Từ các hội thi tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, cạnh tranh một cách công bằng. Để đạt được thành tích cao trong mỗi hội thi của giáo viên cũng như hội thi của trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, cập nhật kịp thời các thông tin quan trọng về giáo dục mầm non để có hiểu biết về giáo dục mầm non, lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè…Từ đó chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên. Tổ chức các hội thi làm cho khí thế thi đua trong nhà trường càng sổi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và cộng đồng. Trong các hội thi của giáo viên và hội thi của trẻ, nhà trường luôn có sự chuẩn bị chu đáo cả về vật chất và tinh thần cho giáo viên và trẻ. Sau khi kết thúc hội thi có tổng kết và rút kinh nghiệm, khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Vì vậy đã động viên tinh thần phấn đấu của giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường được nâng cao. Qua mỗi hội thi giáo viên mạnh dạn tự tin hơn, luôn cố gắng hoàn thiện mình và có nhiều cải tiến sáng tạo trong giảng dạy. 5.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên. Kiểm tra, đánh giá là trách nhiệm của người quản lý. Đây là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Qua kiểm tra, thăm lớp dự giờ cán bộ quản lý nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình thực hiện quy chế chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên. Phát hiện đúng những tồn tại, thiếu sót để kịp thời bổ sung điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Khi kiểm tra, thăm lớp dự giờ thường xuyên sẽ tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thân trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non. Khi kiểm tra đánh giá giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc đánh giá trung thực, công bằng, khách quan và công khai. Tạo điều kiện để giáo viên phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, giúp đỡ giáo viên tiến bộ không tạo áp lực cho giáo viên. Có thể nói việc kiểm tra đánh giá giáo viên là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Vì thông qua kiểm tra đánh giá cán bộ quản lý nắm bắt kịp thời năng lực của mỗi giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, việc chấp hành quy chế chuyên môn, việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn. Từ đó có biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đồng chí để đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, tạo được niềm tin của phụ huynh và nhân dân địa phương. 6. Kết quả thực hiện: Sau khi thực hiện các biện pháp trên, chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên có chuyển biến rõ rệt. Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực trau dồi chuyên môn ngày một vững vàng. Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, lựa chọn các hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo. Bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, xử lý các tình huống sư phạm nhẹ nhàng. Số lượng giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản nhiều hơn có 1921 giáo viên. Vì vậy giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng nhiều hơn, thiết kế được bài giảng điện tử nhiều và chất lượng hơn, Số hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin tăng lên rõ rệt. Ngày càng có nhiều bài giảng hay, trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Hồ sơ sổ sách trình bày khoa học, ghi chép đầy đủ thông tin. Có tinh thần trách nhiệm cao luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bảng 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Thời gian Tổng số hoạt động Hoạt động có UDCNTT Hoạt động không UDCNTT Số hoạt động % Số hoạt động % Trước khi thực hiện đề tài 21 7 33,3 14 66,7 Sau khi thực hiện đề tài 21 15 71,4 6 28,6 Bảng 2: Kết quả dự hoạt động học cuối năm so với đầu năm học: Thời gian thực hiện Tổng số hoạt động Tốt Khá Đạt yêu cầu yếu Số hoạt động % Số hoạt động % Số hoạt động % Số hoạt động % Trước khi thực hiện đề tài 21 5 23,8 13 61,9 3 14,3 0 0 Sau khi thực hiện đề tài 21 11 52,4 10 47,6 0 0 0 0 Dựa vào bảng đối chiếu kết quả cho thấy: Số hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tăng lên rõ rệt. Tăng 8 hoạt động; tăng 38,1% Số hoạt động không ứng dụng công nghệ thông tin giảm 8 hoạt động; giảm: 38,1 % Số hoạt động xếp loại tốt tăng 6 hoạt động; tăng 28,6% Số hoạt động khá giảm 3 hoạt động; giảm 14,3% Số hoạt động đạt yêu cầu giảm 3 hoạt động; giảm 14,3% PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tích cực. Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ làm thế nào để đơn vị mình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đạt kết quả cao trong các hội thi trường và ngành tổ chức. Muốn được như vậy thì nhà trường cần phải có một đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ cao, có tay nghề vững vàng, luôn tự sáng tạo trong giảng dạy. Sau một thời gian thực hiện đề tài đã được hoàn thành. Từ kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra được kết luận như sau: Công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Trong một nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Do đó tìm ra những biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là một việc làm rất có ý nghĩa, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ quản lý trong tình hình hiện nay nhăm đưa đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, vững mạnh về chất lượng, đó là sứ mệnh, là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài của người quản lý trong nhà trường. 2. Các đề xuất và khuyến nghị. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì: Thường xuyên mở các đợt bồi dưỡng một số chuyên đề thiết thực về công tác đổi mới phương pháp dạy học Đối với Ban giám hiệu: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên mầm non cần tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, không ngừng nghiên cứu học hỏi để từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non mới và sự nghiệp “ Trồng người” trong giai đoạn hiện nay. Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi tự viết không sao chép của ai. Tôi xin chân thành cảm ơn. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tên tác giả 1 Bác Hồ với sự nghiệp trồng người Phan Hiền Nhà xuất bản trẻ 2 Điều lệ trường mầm non BGD ĐT 2008 3 Chương trình giáo dục mầm non BGD ĐT 2009 4 Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn năm học 2017 2018 Phòng GDĐT Ba vì 5 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2017 2018 6 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 2018 Kế hoach số: 18KHMN…. tháng 9 năm 2017 7 Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL và Giáo viên mầm non năm học 2017 2018 Kế hoạch số 21.KHMN….. ngày 18 tháng 9 năm 2017

Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I Đặt vấn đề Lý chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát thực nghiệm Phương pháp nghiên cứu Phạm vi thời gian nghiên cứu II Những biện pháp đổi để giải vấn đề Cơ sở lý luận Khảo sát thực trạng Số liệu điều tra trước thực đề tài Những biện pháp thực ( Biện pháp chính) Những biện pháp thực ( Biện pháp phần) Biện pháp 1: Đôn đốc tạo điều kiện cho giáo viên bồi 5.1 dưỡng tin học 5.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hoạt động hàng ngày của giáo viên 5.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức chuyên đề 5.4 Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua buổi sinh 11 hoạt tổ chuyên môn 5.5 Biện pháp 5: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức 13 nghiêm túc hiệu hội thi của cô của trẻ 5.6 Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá giáo viên 20 Kết thực 20 III Kết luận khuyến nghị 22 Kết luận 22 Khuyến nghị 22 1/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non IV Tài liệu tham khảo 24 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non” I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý chọn đề tài: Sinh thời Bác Hờ kính u của coi trọng nghiệp giáo dục đào tạo Người dành quan tâm đặc biệt tới đội ngũ giáo viên người làm công tác giáo dục “ Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng vẻ vang, vì không có thấy giáo thì không có giáo dục” Câu nói đó của người đã khẳng định đội ngũ giáo viên giữ một vị trí, vai trò vơ cùng quan trọng, họ người định thành công công cuộc xây dựng đổi giáo dục nhân tố định chất lượng giáo dục Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung giáo viên mầm non nói riêng lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành thực, đội ngũ giữ vai trò quan trọng định chất lượng hiệu giáo dục Bởi phải nhanh chóng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, vững vàng nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng kịp thời với định hướng đổi tồn diện giáo dục Là mợt phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường đến năm học 2017- 2018 năm học thứ ba Qua khảo sát hai năm học: 2015- 2016 năm học 2016- 2017 nhận thấy đội ngũ giáo viên nhà trường còn 2/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non nhiều lỗ hổng chuyên môn nghiệp vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy cũng thiết kế giáo án điện tử còn hạn chế Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn với mong muốn chất lượng giáo dục của nhà trường ngày phát triển hơn, đội ngũ giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; vững vàng kỹ sư phạm ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy một cách hợp lý đạt kết tốt thì nhận thức công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường mầm non vô cùng cần thiết cấp bách Nếu làm tốt công tác sẽ giúp mỗi giáo viên có ý thức vai trò “ Cô giáo- mẹ hiền” của trẻ, có ý thức học tập tu dưỡng đạo đức nhà giáo, giao tiếp ứng xử mực, gương mẫu hành vi nhất nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Biết lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn tự tin lên lớp Luôn tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non ngày nâng cao thì chất lượng giáo dục nhà trường ngày tốt hơn, sẽ tạo niềm tin phụ huynh xã hội tơn trọng Chính vì lý mà tơi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non” để nghiên cứu tìm giải pháp thực Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm Bản thân chọn đề tài để nghiên cứu nhằm mục đích tìm biện pháp bời dưỡng cần thiết, thích hợp khả thi để bời dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày phát triển hơn, đội ngũ giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; vững vàng kỹ sư phạm Tự biết thiết kế giảng điện tử phục vụ cho việc giảng dạy của mình, ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động một cách hợp lý đạt kết tốt Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Biết lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn tự tin lên lớp.Đồng thời phát triển lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, phát triển 3/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non lực giáo dục lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Từ đó nâng cao lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trường Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Giáo viên trường mầm non nơi công tác Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành - Phương pháp kiểm tra đánh giá - Phương pháp đợng viên khuyến khích Phạm vi thời gian nghiên cứu: - Đề tài thực trường mầm non nơi công tác - Đề tài thực từ tháng năm 2017 đến tháng năm 2018 áp dụng thực cho năm II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Cơ sở lý luận: Căn vào thông tư số: 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục Đào tạo việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non Căn Thông tư số: 26/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục Đào tạo việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông giáo dục thường xuyên Thực kế hoạch số: 21/KH-MN…… ngày 18/9/2017 kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo viên năm học 2017- 2018 Với mục đích nâng cao phẩm chất trị, đạo đức lối sống; nâng cao tinh thân trách nhiệm lương tâm nghề nghiệp giáo viên mầm non Nâng cao lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trường Khảo sát thực trạng: * Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường mầm non nơi công tác thành lập từ tháng năm 2015 Năm học 2017- 2018 nhà trường có điểm trường, 10 lớp học với 274 học sinh Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 34 đờng chí - BGH: 03 ( Biên chế: 03) - Giáo viên: 21 ( Biên chế: 20; Hợp đồng: 01) + trình độ chuyên môn đạt chuẩn: 21/21 đạt 100% + trình độ chuyên môn chuẩn: 13/21 đạt 61,9% - Nhân viên: 10 ( Biên chế 01; Hợp đồng 09) Độ tuổi cán bộ, giáo viên, nhân viên: - Dưới 30: 20 đờng chí - Từ 30 đến 40: 11 đờng chí 5/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non - Từ 41 đến 50: 02 đờng chí - Trên 50 : 01 đờng chí * Thuận lợi: - Nhà trường nhận quan tâm của cấp lãnh đạo, đạo sát chuyên môn của Phòng Giáo dục Đào tạo Ba Vì - Về sở vật chất: Nhà trường có khuôn viên khang trang sẽ, có đủ đồ dùng thiết bị, đồ chơi tối thiểu theo quy định - Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên công tác giảng dạy hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất trị, chun mơn nghiệp vụ - Đội ngũ giáo viên: 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn chuẩn, có kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trường mầm non, đa số giáo viên trẻ nhiệt tình, có tinh thần học tập, tích cực tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm với công việc - 100% giáo viên có máy tính phục vụ cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin giảng dạy * Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên trẻ độ tuổi thai sản nuôi nhỏ nhiều nên không có nhiều thời gian học tập nghiên cứu tài liệu - Trong nhà trường đợi ngũ giáo viên địa phương chủ yếu giáo viên xã khác Nhiều giáo viên nhà xa trường mà lương còn thấp lại không có thu nhập thêm nên cũng có phần ảnh hưởng đến tinh thần học tập bồi dưỡng chuyên môn - Do đặc thù của ngành học mầm non, thời gian giáo viên lớp một ngày nhiều (từ sáng đến chiều) nên thời gian nghiên cứu tìm hiểu tài liệu cho cơng tác bời dưỡng thường xun 6/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non - Đầu năm học đa số giáo viên chưa có trình độ tin học Vì số lượng giáo viên chưa biết tự thiết kế giảng điện tử còn nhiều nên việc ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy còn hạn chế Số liệu điều tra trước thực đề tài Trong đầu năm học 2017- 2018 tiến hành khảo sát một số hoạt động giáo dục của giáo viên qua việc thăm lớp dự đã tổng hợp kết sau: Bảng 1: Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy Tổng số hoạt Hoạt động có UDCNTT Hoạt động không UDCNTT động Số hoạt động % Số hoạt động % 21 33,3 14 66,7 Bảng 2: Xếp loại hoạt động Tổng Tốt số Số hoạt hoạt động động 21 Khá Đạt yêu cầu Số % hoạt Số % động 25,8 13 hoạt Số % động 61,9 Yếu hoạt % động 14,3 0 Những biện pháp thực ( Biện pháp chính) Căn vào tình hình thực tế chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường, vào nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn Dựa vào yêu cầu cấp thiết của chương trình giáo dục mầm non Tôi đã lựa chọn một số biện pháp sau để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trường 7/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non * Biện pháp 1: Đôn đốc tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng tin học * Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hàng tuần * Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức chuyên đề * Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua buổi sinh hoạt tổ chuyên môn * Biện pháp 5: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua tổ chức nghiêm túc hiệu hội thi của cô cũng của trẻ * Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Những biện pháp thực ( Biện pháp từng phần) 5.1 Biện pháp 1: Đôn đốc tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng tin học Đối với giáo viên mầm non để đảm bảo chuẩn chức danh nghề nghiệp, theo thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV yêu cầu phải có trình độ tin học Và thực tế muốn chuyên môn nghiệp vụ của mình ngày nâng cao thì có trình độ tin học rất cần thiết Khi có trình độ tin học thì giáo viên có thể có khả khai thác sử dụng công nghệ thông tin có hiệu Giáo viên sẽ biết thiết kế giáo án điên tử tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch hàng ngày Nhận thức điều đó đã đôn đốc giáo viên đăng ký học lớp bồi dưỡng tin học Trong trình học nhà trường tạo điều kiện thời gian cho giáo viên học tập Bên cạnh đó nhà trường còn tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi lẫn qua buổi sinh hoạt chuyên môn Người biết dạy cho người chưa biết, người biết nhiều dạy cho người biết Và nhất cử giáo viên cốt cán có trình độ tin học tốt bồi dưỡng thêm cho giáo viên 8/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non kỹ soạn thảo văn bản, thiết kế giảng điển tử phần mềm PowerPoint, giảng Elearning… Kết đạt năm học vừa qua nhà trường đã có 19/21 giáo viên có trình độ tin học 100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch hàng ngày 66,7% giáo viên đã biết tự thiết kế giảng điện tử phần mềm PowerPoint Số hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin ngày một tăng cao có chất lượng 5.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hoạt động hàng ngày giáo viên Thực nội quy của nhà trường đầu năm học đã xây dựng Mỗi giáo viên trước lên lớp phải xây dựng kế hoạch hoạt động Giáo viên phải xây dựng hoạt động đó trước tuần phải hiệu phó phụ trách chuyên môn ký duyệt Để có một kế hoạch hoạt động có chất lượng thì người xây dựng kế hoạch phải xác định mục đích- yêu cầu ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ) của đề tài từ đó tìm phương pháp thực đề tài đó cho phù hợp cũng tìm hình thức tổ chức hay, hút trẻ Biết sáng tạo hợp lý thường xuyên đổi hình thức tổ chức, nhất áp dụng theo hình thức giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” Vì hàng tuần dành một ngày tuần để xem duyệt kế hoạch cho giáo viên Từ đó hiểu ro giáo viên của mình, xác định lực sở trường hoạt động của giáo viên Tôi còn xác định hoạt động còn hạn chế hay yếu kém kỹ thiết kế giảng, kỹ xảo phương pháp hay lực tổ chức hoạt động giáo dục tìm hiểu ro nguyên nhân cụ thể Ví dụ: - Giáo viên chưa biết phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động ( thường giáo viên vào ngành) - Chưa xác định mục đích- yêu cầu ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) của hoạt động 9/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non - Phương pháp đề soạn chưa xác chưa hợp lý - Hình thức tổ chức chưa phù hợp, chưa đổi mới, chưa hút trẻ Khi đã hiểu ro giáo viên của mình có lực sở trường hoạt động động viên khuyến khích giáo viên phát huy tích cực hoạt đợng đó Còn yếu kém mặt bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời soạn của giáo viên Đồng thời phân công cho tổ chuyên môn kèm cặp Và tổ chức soạn giáo án mẫu nhận xét, đánh giá kỹ càng, có xếp loại để giáo viên học tập Qua duyệt kế hoạch hàng tuần biết hoạt động có thể xây dựng giáo án điện tử phần mềm PowerPoint mà giáo viên chưa ứng dụng thì động viên giáo viên của mình ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động đó Khi đàm thoại với giáo viên xây dưng giáo án điện tử giáo viên chưa hiểu phần nào, chưa làm phần tơi giải thích hướng dẫn giáo viên kịp thời để giáo viên hiểu biết cách xây dựng giáo án điện tử để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học mợt cách tích cực Tơi nhận thấy bời dưỡng cho giáo viên thông qua duyệt kế hoạch hoạt động hàng ngày rất cần thiết Vì kế hoạch, soạn đã ký duyệt thì tức kế hoạch, giảng đó đã có chất lượng Giáo viên đó tự tin lên lớp, hoạt động giáo viên tổ chức có chất lượng hơn, linh hoạt 5.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức chuyên đề Các hoạt động với đề tài cụ thể sẽ giúp giáo viên nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ Nhận thức vấn đề này, thường xuyên tổ chức hoạt động mẫu tổ chức lại chuyên đề của Phòng Giáo dục Đào tạo tổ chức Ngoài qua duyệt kế hoạch thăm lớp dự biết giáo viên trường còn yếu hoạt động của lĩnh vực thì đạo tổ chuyên môn xây dựng hoạt động mẫu lĩnh vực đó giáo viên dự giờ, học tập rút kinh nghiệm 10/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh khai mạc hôi thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường 19/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh giáo viên thi thực hành hội thi Giáo Viên dạy giỏi Khi tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường, trường tổ chức rất nghiêm túc tạo khí cạnh tranh cho giáo viên để giáo viên tham gia thi cũng thật nghiêm túc Từ đó giáo viên phải đầu tư thời gian suy nghĩ để tìm hoạt động hay cũng đầu tư làm đồ dùng dạy học để tham gia thi đạt kết tốt nhất * Đối với hội thi trẻ: Hội thi của trẻ hội thi “ Kỹ của bé” Khi tổ chức hội thi” Kỹ của bé” kết hợp với Ban Giám Hiệu tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội thi chương trình hội thi cụ thể Hội thi gồm phần: Phần 1: Màn chào hỏi Phần 2: Phần thi hiểu biết Phần 3: Phần thi Kỹ của bé 20/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Nội dung thi Hội thi kết hợp chuyên đề, học trẻ đã học với kỹ của trẻ tạo nên nội dung thi Ví dụ như: Phần thi “Hiểu biết” trẻ phải trả lời câu hỏi của ban tổ chức đưa bằng hình thức ghép tranh trẻ 4- tuổi trả lời trực tiếp trẻ 5- tuổi ( sau nghe câu hỏi Đội lắc chuông nhanh nhất đội đó quyền trả lời) Nội dung câu hỏi của phần thi nhắc lại kỹ mà trẻ đã cô giáo dạy trường như: Kỹ lễ giáo; kỹ bảo vệ môi trường; kỹ tự phục vụ; kỹ phòng tránh tai nạn thương tích; kỹ tự bảo vệ; kỹ phòng cháy, chữa cháy… Hay phần thi “ Kỹ của bé” trẻ phải thực trò chơi: trò chơi bò chui qua ống, kỹ ứng phó, Tiếp nước dập lửa Những trò chơi kết hợp tập phát triển thể chất “ bò thấp chui qua cổng” với kỹ bò thấp tránh khói đợc hiểm có cố cháy nhà Trò chơi Kỹ ứng phó: trò chơi cho trẻ tái tạo lại kỹ xử lý bị bắt cóc mà trẻ đã học như: Kỹ kêu cứu, kỹ quay tay, kỹ bám dính, kỹ đạp chân biết từ chối quà bánh của người lạ mà trẻ đã học trường nhằm tuyên truyền tới bạn học sinh, bậc phụ huynh tồn thể cợng đờng Trò chơi Tiếp nước dập lửa: Là kết hợp tập vận động “ Đi ghế thể dục” kỹ đong nước với học phòng cháy chữa cháy trẻ đã biết muốn dập lửa phải có nước Ở trò chơi trẻ phải khéo léo xách nước ghế thể dục để không bị sánh nước ngồi, khơng bị ngã đổ nước vào bình thật khéo léo để không bị đổ không bị tràn Đặc biệt phần thi “ Màn chào hỏi” trẻ phải giới thiệu tên đội chơi, tên thành viên đội chơi tên hội thi bằng hình thức Thơ, ca, hò, vè… phải biểu diễn tự tin cảm xúc Chính vì để đội của mình dành chiến thắng hội thi đòi hỏi giáo viên phải giáo dục trẻ mợt cách tồn diện kiến thức, kỹ thể 21/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non chất Mỗi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để sáng tác thơ, hát, hò, vè… phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hội thi Đờng thời phải rèn luyện trẻ mợt cách tích cực để trẻ của mình thi đạt kết cao Từ phần thi của trẻ giáo viên cũng đánh giá lực của giáo viên của mỗi đội dự thi Từ đó giáo viên sẽ tự học hỏi lẫn nhau, trao đổi với kiến thức, kỹ cũng rút kinh nghiệm phần chưa tốt để học sinh của mình sẽ đạt kết tốt hội thi sau Ảnh Phần thi: Màn chào hỏi của hội thi “ Kỹ của bé” 22/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non 23/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh phần thi Hiểu Biết của hội thi “ Kỹ của bé” Ảnh trẻ chơi trò chơi Bò chui qua ống ở hội thi “ Kỹ của bé” 24/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh trò chơi Kỹ ứng phó ở hội thi “ Kỹ của bé” 25/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh trẻ chơi trò chơi Tiếp nước dập lửa ở hội thi “ Kỹ của bé” Từ hội thi tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, cạnh tranh mợt cách cơng bằng Để đạt thành tích cao mỗi hội thi của giáo viên cũng hội thi của trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, cập nhật kịp thời thông tin quan trọng giáo dục mầm non để có hiểu biết giáo dục mầm non, lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, trau dồi lực sư phạm, nghệ thuật lôi trẻ, chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè…Từ đó chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nâng lên Tổ chức hợi thi làm cho khí thi đua nhà trường sổi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới bậc phụ huynh cộng đồng Trong hội thi của giáo viên hội thi của trẻ, nhà trường có chuẩn bị chu đáo vật chất tinh thần cho giáo viên trẻ Sau kết thúc hội thi có tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng cá nhân có thành 26/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non tích x́t sắc Vì đã đợng viên tinh thần phấn đấu của giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường nâng cao Qua mỗi hội thi giáo viên mạnh dạn tự tin hơn, cố gắng hoàn thiện mình có nhiều cải tiến sáng tạo giảng dạy 5.6 Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên Kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của người quản lý Đây một chức quan trọng vừa một biện pháp quản lý có hiệu Qua kiểm tra, thăm lớp dự cán bộ quản lý nắm đầy đủ thông tin cần thiết tình hình thực quy chế chuyên môn, đánh giá phẩm chất lực của giáo viên Phát tồn tại, thiếu sót để kịp thời bổ sung điều chỉnh uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Khi kiểm tra, thăm lớp dự thường xuyên sẽ tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thân trách nhiệm của mỗi giáo viên công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non Khi kiểm tra đánh giá giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc đánh giá trung thực, công bằng, khách quan công khai Tạo điều kiện để giáo viên phát huy điểm mạnh, khắc phục tồn tại, giúp đỡ giáo viên tiến bộ không tạo áp lực cho giáo viên Có thể nói việc kiểm tra đánh giá giáo viên khâu quan trọng việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Vì thông qua kiểm tra đánh giá cán bộ quản lý nắm bắt kịp thời lực của mỗi giáo viên kỹ tổ chức hoạt động giáo dục, việc chấp hành quy chế chuyên môn, việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn Từ đó có biện pháp bồi dưỡng phù hợp với đờng chí để đợi ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày cao, tạo niềm tin của phụ huynh nhân dân địa phương Kết thực hiện: 27/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Sau thực biện pháp trên, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên có chuyển biến ro rệt Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực trau dời chun mơn ngày mợt vững vàng Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo Bình tĩnh, tự tin lên lớp, xử lý tình sư phạm nhẹ nhàng Số lượng giáo viên có chứng tin học nhiều có 19/21 giáo viên Vì giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin soạn giảng nhiều hơn, thiết kế giảng điện tử nhiều chất lượng hơn, Số hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin tăng lên ro rệt Ngày có nhiều giảng hay, trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng hiệu Hồ sơ sổ sách trình bày khoa học, ghi chép đầy đủ thông tin Có tinh thần trách nhiệm cao ln hồn thành tốt nhiệm vụ giao Bảng 1: Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy Tổng số Thời Hoạt động có UDCNTT Hoạt động không hoạt động UDCNTT Số hoạt động % Số hoạt động % 21 33,3 14 66,7 21 15 71,4 28,6 gian Trước thực đề tài Sau thực đề tài Bảng 2: Kết dự hoạt động học cuối năm so với đầu năm học: Tốt Khá 28/24 Đạt yêu cầu yếu Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Thời Tổng Số gian số hoạt thực hoạt động động Số % Số hoạt % động hoạt Số % động hoạt % động Trước 21 23,8 13 61,9 14,3 0 11 52,4 10 47,6 0 0 thực đề tài Sau 21 thực đề tài Dựa vào bảng đối chiếu kết cho thấy: - Số hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tăng lên ro rệt Tăng hoạt động; tăng 38,1% - Số hoạt động không ứng dụng công nghệ thông tin giảm hoạt động; giảm: 38,1 % - Số hoạt động xếp loại tốt tăng hoạt động; tăng 28,6% - Số hoạt động giảm hoạt động; giảm 14,3% - Số hoạt động đạt yêu cầu giảm hoạt động; giảm 14,3% PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò định việc chăm sóc giáo dục trẻ trường mầm non Vì bất kỳ người quản lý bỏ 29/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non qua việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất, trình độ chuyên môn, lực sư phạm, nhân cách nhà giáo, lòng nhân tận tuỵ thương yêu trẻ thể tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mợt cách tích cực Bản thân mỡi người quản lý suy nghĩ làm để đơn vị mình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết cao hội thi trường ngành tổ chức Muốn thì nhà trường cần phải có một đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ cao, có tay nghề vững vàng, tự sáng tạo giảng dạy Sau một thời gian thực đề tài đã hoàn thành Từ kết nghiên cứu rút kết luận sau: Công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non một nhiệm vụ quan trọng chiến lược phát triển giáo dục Trong một nhà trường đội ngũ giáo viên nhân tố định chất lượng giáo dục Do đó tìm biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên một việc làm rất có ý nghĩa, một hướng đắn đóng vai trò thiết thực của người cán bộ quản lý tình hình nhăm đưa đội ngũ giáo viên đồng bộ cấu, vững mạnh chất lượng, đó sứ mệnh, việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài của người quản lý nhà trường Các đề xuất khuyến nghị * Đối với Phòng Giáo dục Đào tạo Ba Vì: Thường xuyên mở đợt bồi dưỡng một số chuyên đề thiết thực công tác đổi phương pháp dạy học * Đối với Ban giám hiệu: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường * Đối với giáo viên: 30/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Mỡi giáo viên mầm non cần tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ sư phạm, không ngừng nghiên cứu học hỏi để bước đổi phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi của chương trình giáo dục mầm non nghiệp “ Trồng người” giai đoạn Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm là tự viết không chép của Tôi xin chân thành cảm ơn 31/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non IV TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tên tác giả Bác Hồ với nghiệp trồng người Phan Hiền- Nhà xuất trẻ Điều lệ trường mầm non BGD& ĐT - 2008 Chương trình giáo dục mầm non BGD & ĐT - 2009 Hướng dẫn thực quy chế Phòng GD&ĐT Ba vì chuyên môn năm học 2017- 2018 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo viên 32/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non mầm non năm học 2017- 2018 Kế hoạch thực nhiệm vụ năm Kế hoach số: 18/KH-MN… học 2017- 2018 tháng năm 2017 Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình Kế hoạch số 21./KH-MN… độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngày 18 tháng năm 2017 CBQL Giáo viên mầm non năm học 2017- 2018 33/24 ... bé” 22/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non 23/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Ảnh phần... 7/24 Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non * Biện pháp 1: Đôn đốc tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng tin học * Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên. . .Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non IV Tài liệu tham khảo 24 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ? ?Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn

Ngày đăng: 31/05/2021, 21:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan