Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BẾ HÙNG HẬU
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thái Nguyên - 2010
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BẾ HÙNG HẬU
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My
Thái Nguyên - 2010
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
0.1 Lý do chọn đề tài 1
0.2 Lịch sử vấn đề 2
0.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 9
0.4 Phương pháp nghiên cứu 10
0.5 Mục đích nghiên cứu 11
0.6 Đóng góp của luận văn 11
0.7 Cấu trúc của luận văn 11
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT, CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ 12
1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật 12
1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 12
1.1.2 Những yếu tố cơ bản hình thành ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn .12
1.1.2.1 Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ 12
1.1.2.2 Hoàn cảnh xã hội, thời đại, môi trường sống 14
1.2 Các nhân tố cơ bản chi phối đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố 16 1.2.1 Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX 16
1.2.2 Hoàn cảnh sống và đặc điểm con người Ngô Tất Tố 19
CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ CÕN MANG DẤU VẾT NGÔN NGỮ NHO GIA 28
2.1 Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian 28
2.2 Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian .34
Trang 42.3 Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu 35
2.4 Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt 41 CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ ĐẬM ĐÀ SẮC THÁI NGÔN NGỮ NÔNG THÔN BẮC BỘ VIỆT NAM 48
3.1 Vận dụng khéo léo phương ngữ Bắc Bộ 48
3.2 Vận dụng thành ngữ quen thuộc với người nông dân 53
3.3 Dùng nhiều từ ngữ gắn với cuộc sống, sinh hoạt làng quê và công việc nhà nông .62
CHƯƠNG 4: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ GIÀU TÍNH THỜI SỰ, VÀ TÍNH CHIẾN ĐẤU 68
4.1 Sử dụng bảng từ vựng gắn với những vấn đề thời sự .68
4.2 Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt để phơi bày hiện thực .73
4.2.1 Miêu tả chi tiết bức tranh đời sống 73
4.2.2 Kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm để châm biếm kín đáo sâu cay 78
4.3 Cấu trúc câu văn theo kiểu "vừa nâng vừa đập" 84
4.4 Sử dụng câu hỏi tu từ như một vũ khí châm biếm lợi hại 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
0.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
0.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống
văn học Nó là công cụ, là chất liệu cơ bản để nhà văn xây dựng nên tác phẩm, là "chìa khóa" để bạn đọc mở cánh cửa, bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật là cơ sở để tìm hiểu, khám phá thế giới hình tượng và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật; từ đó, khẳng định những thành tựu và đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc
0.1.2 Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê
phán và là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại Chỉ với ba thập kỷ cầm bút, ông đã để lại một một sự nghiệp văn học phong phú, độc đáo, bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm báo chí và ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn đặc sắc riêng Tác phẩm của Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng nói đanh thép tố cáo chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, mà còn thể hiện tấm lòng thương yêu đối với nhân dân lao động Năm 1996, Nhà nước đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho di sản văn học của Ngô Tất Tố
Trong gần một thế kỷ qua, kể từ tác phẩm đầu tiên là Cẩm hương đình
ra đời (1923), sự nghiệp văn học Ngô Tất Tố đã thu hút được sự quan tâm, yêu mến của các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo công chúng Kết quả là đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ông Song, hầu hết những công trình đó mới chỉ đề cập những vấn đề như: tư tưởng nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, hay phong cách sáng tác của nhà văn Về ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố mới được quan tâm nghiên cứu trên một số phương diện, nhiều đặc điểm riêng biệt, độc đáo chưa được khảo sát, phân tích khái quát làm rõ
Trang 6Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố" để mở rộng, khơi sâu thêm một vấn đề đã được giới
nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm và đã tạo những bước đi ban đầu
0.2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
0.2.1 Tình hình nghiên cứu chung về Ngô Tất Tố
Hành trình sáng tác của Ngô Tất Tố từ khi bắt đầu sự nghiệp văn chương
với việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình (1923) đến tác phẩm cuối cùng là vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (1951) kéo dài gần ba mươi năm Song, thành
tựu của Ngô Tất Tố tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1930 - 1945 Những tác
phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Lều chõng, các phóng sự: Việc làng, Tập án cái đình đều được viết ra trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1940
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quá trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố được bắt
đầu từ bài viết của Vũ Trọng Phụng với nhan đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng trên
báo Thời vụ, số 100, ngày 31-1-1939 Vũ Trọng Phụng đã khẳng định giá trị nhiều
mặt của Tắt đèn Ông than phiền một nước nông nghiệp như Việt Nam mà văn
chương viết về làng quê rất ít tác phẩm có giá trị: "Ta phải chán nản mà nhận thấy
rằng quả thật hãy còn vắng vẻ đìu hiu, chỉ mới thấy có quyển Tối tăm của Nhất Linh, quyển Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan" Giữa lúc ấy thì Ngô Tất
Tố xuất hiện, Vũ Trọng Phụng đã chân thành giới thiệu Ngô Tất Tố với công chúng
độc giả: "Bạn tôi lại từ làng báo mới bước vào làng tiểu thuyết và Tắt đèn là áng
văn đầu tiên của bạn và cũng là áng văn mới mẻ nhất về loại văn chương xã hội
ngày nay nữa" [63; 200] Vũ Trọng Phụng hết lời ngợi ca tác phẩm: "Tắt đèn là
cuốn tiểu thuyết có luận đề xã hội - điều ấy cố nhiên là hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy mà lại là của một tác giả có cái may hơn nhiều nhà văn khác là được sống nhiều ở thôn quê nên có đủ
thẩm quyền" [63; 200]
Trang 7Trên Báo Mới số 4 ngày 15/6/1939, Trần Minh Tước đã viết bài Một nhà văn hóa của dân quê - Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn với nhận xét:
"Ngòi bút ông đồ nho Ngô Tất Tố đáng lẽ là ngòi bút của cái thế hệ sản sinh những câu văn điền viên vui thú kia; hoặc có muốn thiên về dân quê một cách tha thiết hơn, thì bất quá và đáng lẽ ngòi bút ấy chỉ viết những bài cải lương hương chính mà mười lăm năm trước đây, chúng ta đã được đọc trên các báo Không, nhà nho ấy đã vượt khỏi thế hệ mình Người môn đồ Khổng Mạnh này đã thở hút cái không khí xã hội của K.Mác như tất cả những thiếu niên
văn sỹ hàng tranh đấu để viết cho ta cuốn Tắt đèn" [94]
Ngoài ra, cũng trong thời gian đó bài báo của Phú Hương ngày
1/9/1939 có bài "Tắt đèn - tiểu thuyết của Ngô Tất Tố" đã đánh giá: "Đây là
một thành công vẻ vang hết sức" [65] Phú Hương cho rằng cốt truyện tiểu thuyết gần với sự thực xảy ra ở thôn quê xứ ta với sự quan sát tường tận kĩ càng Ông ca ngợi nhân vật và cách tả cảnh thể hiện một trình độ cao, có thể đặt ngang hàng với các nhà văn Tự Lực văn đoàn
Những bài báo trên đã tôn vinh Tắt đèn và gây ấn tượng mạnh với bạn
đọc Ngô Tất Tố, một cây bút tiểu thuyết vừa từ làng báo chuyển sang lại tiếp tục
có những tác phẩm mới là Lều chõng và Việc làng Những tác phẩm này đã góp
phần quan trọng tạo cho Ngô Tất Tố một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã đánh giá Ngô Tất Tố là
nhà văn chuyên sâu về đề tài nông thôn, am hiểu sâu sắc cuộc sống và phong
tục làng quê Ông phân tích và khẳng định tác phẩm Việc làng: "Tập phóng
sự về dân quê này là một tập phóng sự rất đầy đủ về việc làng" [63; 324] Sau Cách mạng tháng Tám, khi hòa bình lập lại, những tác phẩm văn học có giá trị thời kỳ trước Cách mạng được lựa chọn và đưa vào giảng dạy ở
nhà trường Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong số tác phẩm đầu tiên của
dòng văn học hiện thực phê phán được đưa vào giảng dạy từ trường phổ thông
Trang 8đến đại học Nhờ đó, tên tuổi Ngô Tất Tố được nhiều người biết đến hơn, và sự nghiệp văn học của ông ngày càng thu hút giới phê bình, nghiên cứu
Sau khi Ngô Tất Tố - "nhà văn của những luống cày" mất trên con đường kháng chiến (1954), tiếp tục có nhiều bài nghiên cứu và giới thiệu về
ông như: Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng (Tạp chí văn nghệ số 54, tháng 8, năm 1954); Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn (Tạp chí văn nghệ số 8 tháng 1, năm 1958); Ngô Tất tố như tôi đã biết của Nguyễn Đức Bính (Tạp
chí văn nghệ số 61, tháng 6, năm 1962) Trong những bài viết tưởng nhớ, khắc họa chân dung nhà văn Ngô Tất Tố, có nhiều bài đánh giá cao tiểu
thuyết Tắt đèn như: Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố của Nguyễn Công Hoan, Lời giới thiệu truyện Tắt đèn của Nguyễn Tuân, Tắt đèn cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc của Hồng Chương, Tắt đèn và tiếng nói của Ngô Tất Tố của Phong Lê, Giá trị nhận thức của Tắt đèn của Như Phong Những bài viết về chân dung Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn càng khẳng định giá trị
sự nghiệp văn học của ông, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại Đây là cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu và giới thiệu Ngô Tất Tố Cũng trong thời điểm này, cần ghi nhận thành tựu nghiên cứu về Ngô Tất Tố của hai tác giả Phan Cự Đệ và Nguyễn Đức Đàn Có thể xem đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung có hệ thống trên nhiều bình diện về sự nghiệp của Ngô Tất Tố, công trình được Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 1962, Nhà xuất bản Hội nhà văn in lại năm 1999 với nhan
đề Bước đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố Sau đó nhà xuất bản Văn học in cuốn Tuyển tập Ngô Tất Tố và tiếp theo là Toàn tập Ngô Tất Tố (1996) do giáo sư Phan Cự Đệ tuyển chọn và giới thiệu
Nhìn chung, các công trình, bài viết về Ngô Tất Tố giai đoạn này đều khẳng định vị trí quan trọng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện
Trang 9đại; đều đánh giá ông là cây bút tài năng, là nhà văn hiện thực xuất sắc của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Một hoạt động khoa học đáng chú ý là cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngô Tất Tố do Hội Nhà văn và Viện Văn học phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo Các tham luận đã khẳng định tầm vóc của Ngô Tất Tố - một nhà văn lớn, một nhà báo lớn Nhà nghiên
cứu Phong Lê trong bài Ngô Tất Tố một chân dung lớn một sự nghiệp lớn
đã khẳng định: "Kỷ niệm 100 năm năm sinh Ngô Tất Tố chúng ta còn nhận ra một di sản còn đồ sộ hơn ở ông, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động, có ý nghĩa là điểm tựa cho các giá trị văn chương, vượt ra khỏi đóng góp xuất sắc của một nhà văn hiện thực Xứng đáng ở nhiều tư cách, nhưng với Ngô Tất Tố tôi muốn trở lại tư cách nhà văn hóa như một tư thế bao trùm và là điểm tựa cho mọi lĩnh vực sáng tạo ngôn từ và bồi đắp tư duy hình tượng, luôn đạt
trình độ cao sâu và các giá trị bền vững" [70]
Sang thời kỳ Đổi mới, có ý kiến đánh giá không đồng nhất với những ý
kiến trước đây về nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn đó là ý kiến của Trần Đăng Khoa: "Ví như Tắt đèn của cụ Ngô Tất Tố Tất nhiên trong cuốn
truyện vừa xuất sắc này của cụ Tố, có một chỗ rất tệ hại Ai lại dành nhiều công phu và tâm huyết như thế để viết về một bà mẹ đi bán con chuộc chồng
"[69; 107] Ý kiến của Trần Đăng Khoa chưa thật thuyết phục các nhà nghiên
cứu, sau đó cũng không có ý kiến tranh luận nhiều về vấn đề này, và giá trị
của Tắt đèn cũng như cảm tình của độc giả dành cho tác phẩm vẫn không
thay đổi
Song, nhìn chung, từ trước tới nay, các học giả đều khẳng định vị trí
quan trọng của Ngô Tất Tố trên văn đàn Các bài báo như: Cây bút sắc bén của một nhà Nho của Vũ Tú Nam; Ngô Tất Tố nhà văn hóa lỗi lạc của Hoài Việt; Ngô Tất Tố trong sự nghiệp đổi mới hôm nay của Gs Phan Cự
Trang 10Đệ càng khẳng định Ngô Tất Tố không phải chỉ là di sản của quá khứ mà còn là của hiện tại, của tương lai Tư tưởng nhất quán của Ngô Tất Tố trong tác phẩm là vì dân, đấu tranh cho quyền độc lập của dân tộc, vì con người, đấu tranh cho tình yêu thương của con người trong cuộc sống Tư tưởng ấy theo suốt cuộc đời sáng tác của nhà văn
Đến năm 2000, Nhà xuất bản Giáo dục in cuốn Ngô Tất Tố về tác giả và tác phẩm do hai nhà nghiên cứu Mai Hương, Tôn Phương Lan tuyển chọn
và giới thiệu Đây là công trình tập hợp đầy đủ các bài viết bài nghiên cứu, hồi ức, tưởng niệm của bàn bè, đồng nghiệp, người thân về Ngô Tất Tố
Trong bài Ngô Tất Tố tài năng và tấm lòng, nhà nghiên cứu Mai Hương
khẳng định: "Một cây bút tiểu thuyết phóng sự xuất sắc, một nhà báo cự phách, có biệt tài, một nhà khảo cứu, dịch thuật tâm huyết, và bao trùm là tư cách một nhà văn hóa lớn"
Ngoài ra, tác giả Trần Thị Minh Thu trong luận văn "Ngô Tất Tố nhà văn của phong tục làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945" cũng đã khẳng định: "Ngô Tất Tố chính là nhà văn phong tục tiêu biểu
ở giai đoạn 1930- 1945 Thành công ở mảng đề tài phong tục đã góp phần làm cho tên tuổi Ngô Tất Tố thêm uy tín và vị trí vững chắc trong làng văn Việt Nam" [92; 75]
Những năm gần đây, nhờ công lao của các nhà sưu tầm, trong đó có ông Cao Đắc Điểm (người con rể của nhà văn), chúng ta lại biết thêm những tác phẩm báo chí mới của Ngô Tất Tố Năm 2003, thành phố Hà Nội đã quyết định mở Đề tài khoa học về báo chí Ngô Tất Tố Đề tài đã được in thành sách
Di sản báo chí của Ngô Tất Tố - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Văn học (2005)
Tóm lại, hơn bảy thập kỷ qua, kể từ bài viết của Vũ Trọng Phụng về
tiểu thuyết Tắt đèn (năm 1939) đến nay, đã có hàng trăm bài viết, hàng chục
Trang 11công trình nghiên cứu đi sâu khám phá các phương diện khác nhau trong thế giới nghệ thuật của Ngô Tất Tố So với những nhà văn cùng thời, thì những ý kiến đánh giá về Ngô Tất Tố và văn nghiệp của ông là khá ổn định, thống nhất Hầu hết những công trình nghiên cứu đều theo xu hướng khẳng định: Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực trước Cách mạng và là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại
0.2.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố
0.2.2.1 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 2000
Từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000, việc nghiên cứu về Ngô Tất Tố tập trung chủ yếu vào những đóng góp của nhà văn trên phương diện nội dung tư tưởng, thế giới nhân vật, phong cách nghệ thuật, thi pháp Một số tác giả khi nghiên cứu về Ngô Tất Tố mới đưa ra một số nhận xét có tính khái quát, định hướng về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, chẳng hạn Vũ Trọng Phụng nhận xét: "Cách hành văn mới mẻ, sáng sủa, tưởng chừng như chỉ có phái nhà văn thuộc Pháp học mới có thể linh lợi và phô diễn nổi một
cách linh hoạt như thế" [63; 201] Nguyễn Đức Bính trong bài Ngô Tất Tố như tôi đã biết có nhận xét cụ thể hơn: "Ngô Tất Tố có một lối viết văn mới,
độc đáo nữa là khác, không chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu của các cụ đồ, giọng văn khi đậm đà khi duyên dáng nhưng đặc biệt dí dỏm; câu văn sắc cạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ dùng thường mạnh dạn và ý nhị" [63; 77] Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, ý kiến đánh giá của Nguyễn Đức Bính về văn
Ngô Tất Tố "không chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu của các cụ đồ" cần
được khảo sát cụ thể hơn
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn cũng có nhận xét: "Ngô Tất Tố có một giọng văn bút chiến linh hoạt, sắc sảo, có khi nhẹ nhàng tinh tế, có
Trang 12khi mạnh mẽ đanh thép"[63; 50] Giáo sư Phan Cự Đệ đã có một đánh giá khá
toàn diện về ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn: "Nghệ thuật của Tắt đèn là thứ nghệ thuật đi vào chiều sâu, vào cái tinh túy, bản chất Tắt đèn học
được ở văn dân gian, đặc bịêt là ở tục ngữ, phương ngôn, cái nghệ thuật cô đúc, càng nén lại thì càng gây nên những vụ nổ lớn, càng có sức vang xa rộng trong không gian Chỉ trong vòng hơn một trăm trang mà sự kiện dồn dập, các mâu thuẫn cọ xát đến nảy lửa"[63; 309]
Tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về Ngô Tất Tố chúng tôi được biết, từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000 đã có một số bài nghiên cứu, và ý kiến đánh giá về một số phương diện của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố Các ý kiến đều nhận định: ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố vừa mang tính dân tộc vừa rất hiện đại Song, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về phương diện này
0.2.2.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố từ năm 2000 đến nay
Từ năm 2000 đến nay, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật của các nhà văn được giới nghiên cứu đi sâu khám phá và đã có nhiều Luận án, Luận văn,
Chuyên luận về lĩnh vực này được công bố như: Ngôn từ nghệ thuật Vũ Trọng Phụng, Luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Phượng (2002); Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, Luận án Tiến sỹ của tác giả Lê Hồng My (2006); Ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945, Luận án Tiến sỹ của tác giả Lê Hải Anh (2006); Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Thị
Quỳnh (2009) Trong xu thế chung đó, ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố cũng thu hút được sự quan tâm của các tác giả, trong đó đáng chú ý có công trình
chuyên sâu về vấn đề này, đó là: Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ngô Tất Tố của tác giả Vũ Duy Thanh (năm 2006) Luận văn đã tập trung
nghiên cứu về cách thức tổ chức lời văn, các thành phần cơ bản, và các
Trang 13phương tiện đặc trưng của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ngô Tất Tố Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất
Tố luận văn chưa nghiên cứu
Gần đây, xuất hiện nhiều hơn các chuyên luận, luận văn về Ngô Tất Tố,
tiêu biểu như: Thành ngữ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Luận văn cử nhân khoa học Ngữ văn, Tác giả Lê Thị Hoàn, ĐHSP TN; Thành ngữ trong văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam qua một số sáng tác tiêu biểu của Ngô Tất Tố và Nam Cao, Luận văn cử nhân khoa học Ngữ văn của tác giả Nguyễn
Thị Huệ, ĐHSP TN
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thấy rằng: từ trước tới nay các công trình, chuyên luận, bài viết đề cập đến ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố đã thu được những kết quả nhất định làm sáng rõ một số phương diện như:
- Cách thức tổ chức ngôn ngữ trong tiểu thuyết - Các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật - Các phương tiện đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật
- Thành ngữ trong tiểu thuyết Tắt đèn
Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố chưa được định danh, khảo sát, phân tích cụ thể Vì vậy, chúng tôi nhận thấy, ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn vẫn còn có những phương diện có thể tiếp tục nghiên cứu để bổ sung cho những công trình đã có, góp phần khẳng định những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của những công trình trước đó, chúng tôi mở rộng, đi sâu nghiên cứu về
đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố để từ đó thấy được những đóng
góp của ông trong tiến trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học dân tộc
0.3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để phù hợp với mục đích nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu những đặc điểm về ngôn ngữ nghệ thuật trong hai thể loại tiểu thuyết và phóng sự của Ngô Tất Tố Đó là các tác phẩm:
Trang 14Tiểu thuyết: Tắt đèn - 1937 Lều chõng - 1939 Trong rừng nho - 1940 Phóng sự: Tập án cái đình - 1939 Việc làng - 1940
Những tác phẩm khác của Ngô Tất Tố không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn, song, có thể được sử dụng để so sánh, đối chiếu trong những trường hợp cần thiết
0.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
0.4.1 Phương pháp nghiên cứu tác giả
Theo chúng tôi, muốn chiếm lĩnh được ngôn ngữ nghệ thuật, phải đặt đối tượng trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Do đó, trong công trình này chúng tôi coi trọng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học
0.4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những đặc điểm về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn
0.4.3 Phương pháp thống kê phân loại
Để những phân tích có căn cứ khoa học khi cần thiết chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại
0.4.4 Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để thấy được nét tương đồng, khác biệt, trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố với các nhà văn hiện thực phê phán như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao
0.4.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như: Lí luận văn học, Lịch sử, Văn hóa, Ngôn ngữ Do đó chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
Trang 150.5 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố, chúng tôi mong muốn làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật quan trọng tạo nên sức hấp dẫn trong các sáng tác của nhà văn Từ đó, ghi nhận những đóng góp quí giá của ông đối với nền văn học nước nhà, đồng thời, cũng khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu và thưởng thức văn học
0.6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một tài liệu học tập, nghiên cứu hữu ích cho việc tìm hiểu văn chương Ngô Tất Tố
0.7 CẤU TRÖC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung
của luận văn gồm bốn chương:
Chương I: Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật, các nhân tố cơ bản
chi phối đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố
Chương II: Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố còn mang dấu vết
ngôn ngữ Nho gia
Chương III: Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố đậm đà sắc thái ngôn
ngữ của nông thôn Bắc Bộ Việt Nam
Chương IV: Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố giàu tính thời sự và
tính chiến đấu
Trang 16PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I
GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ
1.1 GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 1.1.1 Khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật"
"Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm
văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ" [10; 98]
Khái niệm Ngôn ngữ nghệ thuật với các khái niệm: Ngôn ngữ văn học,
Lời văn nghệ thuật có những điểm tương đồng
"Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ
thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của các tác phẩm văn học"[47; 130]
"Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để chỉ một cách bao quát các hiện
tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hóa, văn học và khoa học" [47; 149]
Sự khác nhau giữa các khái niệm trên chỉ mang tính chất tương đối
Chúng có những điểm giống nhau cơ bản, nên trong nhiều trường hợp thường dùng thay thế cho nhau để chỉ dạng ngôn ngữ đã được cụ thể hóa trong các
Trang 17vật chất hóa tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Qua ngôn ngữ nghệ thuật chúng ta hiểu được sở trường, phong cách nhà văn
Vậy, điều gì đã góp phần hình thành đặc điểm ngôn ngữ của các nhà văn? Trước hết theo chúng tôi, cá tính sáng tạo là yếu tố đầu tiên góp phần hình thành phong cách ngôn ngữ của mỗi nhà văn Nhà văn bộc lộ cá tính rõ nét nhất ở lĩnh vực của mình Bởi vì, văn học làm giàu cho xã hội không phải bằng số lượng của cải như sản xuất vật chất Chân lí mà văn học đem lại cũng không phải chỉ là chân lí khách quan như trong khoa học, mà còn xuyên thấm những yếu tố chủ quan của người nghệ sĩ Sự thật có thể chỉ là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn muôn màu, muôn vẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho xã hội Chẳng hạn, cùng nói về nỗi nhớ nhưng Xuân Diệu lại có ngôn ngữ diễn đạt khác với Nguyễn Bính:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư chiều)
Nếu như ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính tế nhị, kín đáo, "quê mùa", mang đậm chất dân gian với thể thơ lục bát, thì ngôn ngữ thơ Xuân Diệu lại hiện
Trang 18đại, với thể thơ theo "điệu nói" bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ Mỗi cách diễn đạt đều góp phần tạo chất men say hấp dẫn của thơ về tình yêu đôi lứa
L.Tônxtôi nói: "Khi ta đọc hay quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả nào mới, thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người thế nào nhỉ Anh ta có khác gì với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc cần phải nhìn cuộc sống chúng ta như thế nào" [52; 204]
Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, phong cách ngôn ngữ riêng thì đó là sự "tự sát" trong văn học - một lĩnh vực không chấp nhận "những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho" mà "chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Nam Cao)
Vì thế, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ là yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn
1.1.2.2 Hoàn cảnh xã hội, thời đại, môi trường sống
Hoàn cảnh xã hội, thời đại là những yếu tố có tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống con người, từ khoa học đến nghệ thuật Văn học cũng không là một ngoại lệ, bởi văn học có tính xã hội rất cao Một tác phẩm văn học ra đời thường chịu sự chi phối của các yếu tố như: chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa Dấu ấn thời đại in đậm trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học Lịch sử văn học Việt Nam đã chứng minh, phong trào Mặt trận dân chủ những năm 1936 - 1939, Cách mạng tháng Tám 1945, sự nghiệp Đổi mới đất nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn học Hoàn cảnh xã hội chi phối nội dung và hình thức của văn học mọi thời đại
Sự tác động của hoàn cảnh xã hội đến hình thức của văn học thông qua nhà văn Nhà văn sống trong hoàn cảnh xã hội nào thì bị ảnh hưởng của xã
Trang 19hội đó Những yếu tố như thị hiếu, trào lưu tư tưởng, trình độ nhận thức, quan niệm thẩm mỹ của con người trong xã hội sẽ tác động trực tiếp đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học, trong đó, sự tác động đến ngôn ngữ nghệ thuật là rất sâu sắc Chính vì thế, dựa vào ngôn ngữ nghệ thuật của một tác phẩm ta có thể suy ra hoàn cảnh xã hội, thời đại đã sản sinh ra tác phẩm đó Chẳng hạn: Một tác phẩm ngôn ngữ nặng tính quy phạm, ước lệ, sử dụng nhiều từ Hán Việt, và điển tích, điển cố thì đó thường là tác phẩm được viết ở thời kỳ trung đại Trái lại, một tác phẩm mà ngôn ngữ không bị ràng buộc bởi tính qui phạm, tính ước lệ thì thường là tác phẩm của thời kỳ hiện đại
Ngoài hoàn cảnh xã hội, thời đại nhà văn còn chịu sự tác động của hoàn cảnh gia đình Điều này đã được các nhà nghiên cứu khẳng định: "Nếu hoàn cảnh lớn tác động đến chiều hướng và và tầm cỡ chung của tư tưởng nghệ thuật nhà văn thì hoàn cảnh nhỏ đem đến cho tư tưởng ấy nội dung và hình hài cụ thể" [75]
Môi trường sống chính là nơi nuôi dưỡng để làm giàu có vốn ngôn ngữ của mỗi con người, trong đó có nhà văn Nhà văn sống ở môi trường nào thì ngôn ngữ sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường đó Sở dĩ Nguyên Hồng diễn tả được ngôn ngữ của tầng lớp người bình dân như: công nhân, phu xe, đĩ điếm, tướng cướp; sử dụng thành công tiếng lóng, từ ngữ gắn với công việc cực nhọc là vì trong cuộc đời có lúc ông đã "nhập hẳn vào cuộc sống của những hạng người cùng khổ" [79; 71] Vũ Trọng Phụng miêu tả tầng lớp thị dân bằng ngôn ngữ chân thật, phong phú, sâu sắc đến thế, là vì ông có cuộc đời gắn bó với thành thị, chứng kiến hết thảy mọi xấu xa của cái xã hội "chó đểu"
Những yếu tố trên kết hợp, tác động, chi phối ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Ngoài ra, những nhân tố khác như: sự lựa chọn thể loại, sở trường,
năng lực cũng chi phối ngôn ngữ nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ
Trang 201.2 CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ
1.2.1 Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX
Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta Sau gần nửa thế kỷ bình định về quân sự, đến khoảng đầu thế kỷ XX, chúng mới thực sự khai thác thuộc địa về kinh tế Sau hai cuộc khai thác thuộc địa (lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914, lần thứ hai từ năm 1919 đến năm 1929), cơ cấu xã hội Việt Nam có những thay đổi sâu sắc Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên ở nhiều nơi Những giai cấp, tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản (viên chức, học sinh, những người buôn bán nhỏ ) công nhân, dân nghèo thành thị, xuất hiện ngày càng đông đảo Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới đã hình thành
Từ đầu thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút cũng như người đọc sách Chữ quốc ngữ đã dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ tới văn chương nghệ thuật Chữ quốc ngữ được phổ biến khá rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo Nhu cầu văn hóa của lớp công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề xuất bản, nghề báo theo kỹ thuật hiện đại phát triển khá mạnh Viết văn bằng chữ quốc ngữ cũng trở thành một nghề kiếm sống Sự phát triển chữ quốc ngữ là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, xã hội Việc giao lưu, học hỏi với phương Tây đem lại một luồng không khí mới cho văn chương, học thuật Sự thay đổi của đô thị cũng đem đến một sự thay đổi rõ rệt trên báo
Trang 21chí, sinh hoạt văn học cũng như công chúng Đây cũng là giai đoạn sôi động trong lịch sử văn học Việt Nam với những cách tân về thể loại, ngôn ngữ, và quan niệm văn chương Từ những tác phẩm văn học còn in đậm dấu ấn của phong cách cổ, tính qui phạm và ước lệ trong phương thức biểu hiện, văn chương đã chuyển nhanh vào thời kỳ hiện đại với sự đóng góp đông đảo của các nhà văn, nhà thơ ở nhiều khuynh hướng khác nhau
Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936 có ý nghĩa lịch sử mở đầu cho cả một thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam Đảng chủ trương vận dụng một sách lược mềm dẻo, tranh thủ rộng rãi tất cả tầng lớp nhân dân để chống bọn phản động thuộc địa và lợi dụng khả năng hợp pháp để tuyên truyền, giáo dục và phát động quần chúng đấu tranh
Do chủ trương đúng đắn của Đảng, phong trào đấu tranh bắt đầu lên mạnh Mở đầu là phong trào Đông Dương đại hội diễn ra vào mùa thu năm 1936 Một mặt Đảng kêu gọi các đảng phái các tổ chức chính trị, các giai cấp liên hiệp hành động, một mặt Đảng phát động quần chúng nhân dân tổ chức mít tinh, hội họp đệ đơn thỉnh nguyện yêu cầu mở rộng dân chủ
Tháng 3 năm 1937, Đảng cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Mặt trận dân chủ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khắp nơi nổi lên các cuộc đấu tranh rầm rộ, hình thức đấu tranh cũng rất phong phú Những cuộc đấu tranh ấy đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học và báo chí Lúc bấy giờ những cơ
quan ngôn luận công khai của Đảng xuất hiện Ngoài Bắc có Le TravaiL (Lao động), Tin tức, Đời nay, Thời thế, Bạn dân Ở Trung có: Nhành lúa, Dân
Trong Nam có Nhân Dân, Mới, Dân chúng Trong số những tờ báo phát hành
ở Bắc kỳ có tờ Tương lai mà Ngô Tất Tố tham gia và là một trong những tờ
báo có xu hướng tiến bộ
Thời kỳ 1936 - 1939 là thời kỳ nổ ra các cuộc tranh luận lớn trên các lĩnh vực như chính trị, văn học, nghệ thuật Cuộc tranh luận sôi nổi nhất trên
Trang 22các báo là cuộc tranh luận giữa hai phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" và "nghệ thuật vị nhân sinh" Cuộc tranh luận đã mang lại thắng lợi cho quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được giới thiệu rộng rãi Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Đảng rất chú trọng
vấn đề nông dân Năm 1936 tác phẩm Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân
Đình ra đời đánh dấu một sự "chuyển mình" về đề tài sáng tác Tác phẩm đã có ảnh hưởng nhất định đến các nhà văn đương thời, trong đó có Ngô Tất Tố Ngoài ra, báo chí của Đảng và các báo tiến bộ khác cũng rất chú ý tới vấn đề nông dân, nhất là vấn đề sưu thuế và nạn cường hào tham nhũng
Lúc bấy giờ, vấn đề thuế thân là một vấn đề thời sự xôn xao trên các báo Ngày nào cũng thấy các báo đăng tin những người vì không tiền nạp thuế mà phải đi gông cùm, đánh đập, phải bỏ nhà đi trốn, phải tự tử hay bán vợ đợ con Trên các báo của Đảng số nào cũng thấy đăng những bản thỉnh cầu của nông dân về vấn đề sưu thuế
Riêng tỉnh Bắc Ninh quê hương Ngô Tất Tố, năm 1937 là năm đói kém nhất, chỉ riêng sáu huyện của tỉnh Bắc Ninh đã có tới 146.634 nông dân thất nghiệp Nạn đói, nạn sưu thuế trở thành một tai họa khủng khiếp đối với dân chúng Và đó chính là những vấn đề mà Ngô Tất Tố đã suy nghĩ trong thời kỳ
thai nghén Tắt đèn
Ngoài ra, phong trào công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là phong trào nông dân chống sưu thuế đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Ngô Tất Tố Hầu hết, các cuộc biểu tình của nông dân đều nêu khẩu hiệu đòi bỏ hoặc giảm sưu thuế, đòi lại công điền, chống nạn cướp đất của địa chủ
Tất cả những sự kiện trên, nhất là phong trào của quần chúng nông dân đã có có ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhà văn hiện thực như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng Riêng Ngô Tất Tố do hoàn cảnh sống ông có điều kiện hiểu kỹ về người nông dân hơn; đặc biệt là
Trang 23phong tục, tập quán, nếp cảm, nếp nghĩ và ngôn ngữ của họ Chính điều này có ảnh hưởng quan trọng đến đặc điểm sáng tác của ông, trong đó có phương diện ngôn ngữ nghệ thuật
1.2.2 Hoàn cảnh sống và đặc điểm con người Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội Dưới thời Pháp thuộc nơi đây tồn tại nhiều hủ tục nặng nề Chính ở làng Lộc Hà, quê hương nhà văn người ta đã tranh giành nhau để chiếm một phần cỗ, "một góc chiếu giữa đình" Gia đình Ngô Tất Tố là một gia đình nông dân thiếu ruộng, quanh năm phải lĩnh ruộng làng để canh tác Nợ nần chồng chất năm này qua năm khác, có năm tết đến Ngô Tất Tố phải bỏ nhà lên Hà Nội để tránh mặt chủ nợ Thuở nhỏ, Ngô Tất Tố đã có dịp tìm hiểu rất nhiều làng ở Từ Sơn, theo cha học ở các trường hàng tổng như Lang Tài, Thuận Thành Lớn lên ông từng đi dạy học ở Đông Trù, Gia Thượng Sau này tuy viết báo, viết văn ở Hà Nội nhưng ông thường xuyên trở về quê Hoàn cảnh nói trên đã giúp Ngô Tất Tố thấy rõ sự bóc lột đè nén của kẻ thù đối với người nông dân, cũng như những hủ tục sau lũy tre làng
Suốt cả mấy chục năm làm nghề viết sách, báo, nhà văn thường xuyên phải đi vay nợ Chúng ta đã rõ cuộc sống cơ cực của những người cầm bút dưới chế độ thực dân phong kiến ngày trước như thế nào, nhất là đối với những người có phẩm chất trong sạch, không chịu uốn cong ngòi bút của mình để phục vụ các thế lực thống trị đen tối thì lại càng bị bạc đãi, đầy đọa Ngô Tất Tố thuộc nhóm nhà văn này, chính cuộc sống nghèo khổ ấy đã giúp nhà văn dễ thông cảm với các tầng lớp quần chúng bị áp bức, cũng như giúp nhà văn có nhiều điều kiện thuận lợi để trông thấy mặt trái của xã hội mà những người sống no đủ không thể thấy được Ông lại sinh trưởng ở nông thôn, nên không xa lạ gì những thủ đoạn áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ
Trang 24phong kiến Có lẽ trong số các nhà văn Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất Tố là người hiểu biết sâu sắc nhất về cuộc sống và con người ở nông thôn Lại là một nhà nho nên ông rất thông thạo cách tổ chức, phong tục, tập quán ở làng xóm
Ngô Tất Tố là người thẳng thắn Trong làng, ông ít khi tham gia hội họp chè chén Theo ông Ngô Thạch Đính (em ruột nhà văn) kể lại, có một lần Ngô Tất Tố đã đánh một người em họ làm chánh hội ngay giữa đình vì người này đã hạnh họe một người dân nghèo làm thịt lợn không nộp tiền gia sinh Một lần khác, Ngô Tât Tố đã mắng một tên lý trưởng vì hắn có thái độ hống hách với dân làng trong một đám giỗ Đặc biệt, Ngô Tất Tố dám công nhiên chống lại những hủ tục thối nát Theo lệ làng, những người từ bốn mốt, bốn hai trở lên phải thịt một lợn sáu mươi cân, một cỗ xôi làm lễ tế ở đình Đến lượt mình Ngô Tất Tố lấy cớ gia đình nghèo, không chịu làm, nhưng thực ra đây là một cách để ông phản đối hủ tục Mấy năm sau những người tiếp theo cũng không làm, thế là tục "gánh tế đám" của làng ông phải bỏ Khi lên lão năm mươi, Ngô Tất Tố không nhận ruộng làng cũng như không chịu mời làng xôi gà theo tục lệ Bọn chức dịch trong làng rất ghét ông nhưng không làm gì được
Song, Ngô Tất Tố lại là người cảm thông sâu sắc với người nông dân Gần đây, khi thực hiện đề tài này, trở lại Lộc Hà, chúng tôi lại được nghe ông Ngô Hoành Trù - người con thứ sáu của nhà văn kể lại: có một lần nhà văn của chúng ta đi cắt tóc trở về thấy người làng ăn trộm rau nhà mình, Ngô Tất Tố không hề trách mắng mà chỉ đến gần nói: "Thế anh đang hái rau nhà ai đấy, hình như anh hái nhầm rau nhà tôi rồi" Một lần khác, có người ăn trộm cá, đêm hôm người nhà phát hiện, cái vó vẫn còn trong ao Khi nghe thấy vợ bảo các con rằng: "Hãy đem cái vó đó mà đốt đi", Ngô Tất Tố đã ngăn các
Trang 25con lại và nói rằng: "Không nên làm như thế, họ nghèo đói mới phải đi ăn
trộm, cái vó đó cũng là tài sản của họ"
Qua những câu chuyện trên, có thể thấy rằng nhà văn của chúng ta là người rất hiểu và cảm thông với những người nông dân lao động nghèo khổ Đồng cảm với người nông dân, Ngô Tất Tố đã thấy được tất cả những nỗi nhọc nhằn, phiền phức của họ sau lũy tre làng Mồ hôi của họ đổ trên đường cày lầy lội, đổ cả ở chốn đình trung Thói tục nơi góc điếm sân đình đã hành hạ họ, đổ dồn tất cả nỗi thống khổ lên đầu họ Những con người "thấp cổ bé họng" phải chịu đựng những luật lệ, những hủ tục vô lý được ngụy trang sau bức màn tôn giáo Vì có lòng cảm thương sâu sắc như vậy, nên những trang viết về người nông dân của ông bao giờ cũng chân thực và cảm động, có khả năng lay động trái tim người đọc
Ngô Tất Tố là người có lòng yêu nước thiết tha, ông đã từng chứng kiến và chịu ảnh hưởng sâu sắc những phong trào ái quốc thời kỳ Đề Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Lòng yêu nước của ông gắn liền với tình yêu thương nhân dân, nhất là những người dân lao động nghèo khổ, cần cù, và tốt bụng, rất gần gũi với cuộc sống của ông Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Ngô Tất Tố đã tiếp thu ảnh hưởng của Cách mạng, kiên quyết đứng trên lập trường dân chủ, tố cáo áp bức bóc lột của bọn thực dân, phong kiến và tha thiết đòi cải thiện đời sống cho nhân dân lao động
Suốt cuộc đời làm văn, làm báo, nói chung, không khi nào ngòi bút Ngô Tất Tố viết mà không vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc Ta hiểu vì sao sau này ông đã tận tụy phục vụ Cách mạng đến hơi thở cuối cùng
Cuộc sống gần gũi với nông dân và hoàn cảnh xã hội đang có những đổi thay to lớn về tư tưởng, về văn chương học thuật là điều kiện thuận lợi giúp Ngô Tất Tố kế thừa được vốn ngôn ngữ dân gian phong phú và tiếp thu được những tinh hoa của ngôn ngữ thời đại
Trang 26* Ngô Tất Tố xuất thân cựu học
Ngô Tất Tố xuất thân trong một gia đình cựu học, ông nội nhà văn từng lận đận "trường ốc" đến bảy khóa thi Hương mới đậu tú tài Cha ông cũng phải đi thi đến sáu lần, nhưng không thành, lại trở về quê cam phận thầy đồ Bản thân Ngô Tất Tố cũng phải hai lần "lều chõng" đi thi mới chỉ đỗ đến đầu xứ Thuộc thế hệ nhà nho cuối mùa trực tiếp sống "trong rừng Nho" từng chứng kiến cảnh chợ chiều của nền Hán học và thực tế "lều chõng" của mình, của người thân, ông hiểu rõ từng "chân tơ kẽ tóc" sự ruỗng nát của chế độ thi cử phong kiến và sự lụi tàn của Hán học Ông không bảo thủ mà ngược lại còn rất sáng suốt nhận rõ sự lỗi thời của hủ nho Khi có dịp tiếp xúc với học thuyết của Nho giáo, ông quả quyết cần phải nhìn nhận lại, đánh giá lại Nho giáo - một điều rất hiếm đối với một người xuất thân Nho học như ông Là người cùng một lớp với Nguyễn Trọng Thuật, Mai Đăng Đệ, Dật Công Phạm Quế Lâm, Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) Nhưng trên nhiều phương diện, Ngô Tất Tố đã vượt xa các nhà nho cùng thời với mình Ông sớm tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại Tuy nhiều năm theo học nơi "cửa Khổng sân Trình", nhưng Ngô Tất Tố không nhắm mắt phục cổ, tuân thủ giáo lý một chiều Trong những bài văn tiểu phẩm cũng như các công trình nghiên cứu:
Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh Dịch
(1944) Ngô Tất Tố đã thẳng thắn phê phán những tư tưởng lạc hậu Đặc
biệt, ở cuốn tiểu thuyết Lều chõng, nhà văn đã phơi bày thảm cảnh của
trường thi phong kiến khi Hán học đã suy tàn Với sự hiểu biết sâu sắc, Ngô Tất Tố đã nêu lên sự sụp đổ thảm hại về mặt tinh thần của những nho sĩ suốt đời ôm mộng công danh mù quáng Ngô Tất Tố không ngần ngại vạch trần những xấu xa, thấp hèn của một bộ phận trí thức phong kiến tự xưng là khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, là rường cột của nước nhà mà chẳng hề bàn đến chuyện đại sự quốc gia, chỉ đam mê với những chuyện hành lạc và ham hố
Trang 27công danh Nếu như Nam Cao viết về con người trí thức tiểu tư sản một cách chân thực với cái nhìn phê phán nghiêm khắc, thì Ngô Tất Tố cũng không ngần ngại phân tích, mổ xẻ con người nho sĩ và mạnh dạn chỉ ra những mặt hạn chế thấp kém của họ khi thời đại đã thay đổi
Là một nhà văn xuất thân cựu học, lại được tắm mình trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động như thế, nên văn chương của Ngô Tất Tố vừa chịu ảnh hưởng từ truyền thống vừa mang đậm tính hiện đại, đặc biệt trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật
* Ngô Tất Tố là người có tư tưởng dân chủ, tiến bộ, thích ứng trước thời cuộc
Ngô Tất Tố có tư tưởng tiến bộ, thức thời Khác hẳn với nhà nho đương thời, ông có đi vào công việc khảo cứu nhưng không phải với tinh thần phục cổ, mà nghiên cứu nó có tính chất phê phán Ông thường nói với ông
Phùng Bảo Thạch, một người bạn làm báo: "Người ta cứ suy tôn Kinh dịch,
cho nó là thần thánh, thực ra chẳng có gì đâu, tôi dịch ra cho các bác xem" Khi thấy Trần Trọng Kim nhất mực đề cao nho giáo, ông nghiêm khắc phê
bình cuốn Nho giáo của tác giả họ Trần, vạch ra rằng: Nếu như chỗ sai lầm
của sách ấy mà không bị đính chính, thì với những người đẻ sau vài chục năm nữa, Nho giáo sẽ là Trần Trọng Kim giáo, chứ không phải là đạo giáo của Khổng tử và tiên nho nữa
Khi thời đại đã thay đổi, như một lẽ đương nhiên, nhà văn phải thích ứng với thời đại mới Đối với các nhà văn trẻ tuổi thì sự thích ứng của họ là khá dễ dàng Nhưng với một người xuất thân cựu học như Ngô Tất Tố thì quá trình đó không thể diễn ra một sớm một chiều Tuy nhiên, sau bao đau xót vất vả, cuối cùng Ngô Tất Tố cũng đã hòa nhập với thời cuộc Nói như Vũ Ngọc Phan: "Ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng
mới" (Nhà văn hiện đại) Vốn là một "hàn nho", sẵn mối đồng cảm với dân
Trang 28nghèo, lại tận mắt chứng kiến sự thối nát, tàn tạ của chế độ khoa cử phong kiến, Ngô Tất Tố đã vượt qua bức tường sừng sững ngăn cách ý thức hệ để đến với người dân, đặc biệt là người dân thôn quê nghèo khổ bằng một tình cảm yêu thương, trân trọng hiếm có Tố chất của một nhà văn, nhà nho viết báo đã tạo cho Ngô Tất Tố phong cách tiếp cận hiện thực ở những góc nhìn khác nhau, từ đó có cách lý giải, đánh giá vấn đề theo quan điểm tiến bộ Ở ông có sự kết hợp Đông, Tây, kim, cổ, một phong cách hoà quyện nhuần nhuyễn cái hiện đại phương Tây với cái truyền thống phương Đông Ngô Tất Tố lột tả hiện thực hiển hiện trước mắt người đọc với tất cả diện mạo, hình hài của nó, sau đó truy xét đến tận ngọn nguồn, căn nguyên hiện thực, để rồi bất ngờ, kín đáo bày tỏ thái độ của mình Điều này tạo nên một Ngô Tất Tố nhà văn - nhà nho - nhà báo không thể trộn lẫn với các nhà văn, nhà báo là trí thức Tây học
Có thể nói rằng, trong số những cây bút cựu học Ngô Tất Tố là một trong những người có tư tưởng tiến bộ, vượt xa nhiều nhà nho đồng thời như: Tản Đà, Phạm Quế Lâm, Nguyễn Trọng Thuật, Mai Đăng Đệ Ông đã phát huy những yếu tố tích cực của nho giáo, tiếp thu truyền thống chiến đấu, mạnh khoẻ, lạc quan của nông dân, phấn đấu mỗi ngày vươn lên theo kịp thời đại Cũng chính tư tưởng tiến bộ, thức thời đã giúp Ngô Tất Tố sớm tìm thấy điểm gặp gỡ giữa con đường đi của một nhà văn hiện thực với hành trình Cách mạng của dân tộc
Ngô Tất Tố là nhà dịch thuật tài năng, tâm huyết, đã để lại dấu ấn của phong cách cá nhân, diễn tả được một cách thanh thoát những tác phẩm dịch từ Văn học Trung Quốc và Văn học cổ Việt Nam Chúng ta đều biết, nhà văn
mở đầu sự nghiệp văn học bằng việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình, một
cuốn truyện của Trung Hoa, in tại Tản Đà thư cục năm 1932 Dịch tác phẩm
Cẩm hương đình như là một thử thách đầu tiên của ông trước ngưỡng cửa
Trang 29văn chương Bản dịch của Ngô Tất Tố đã phần nào tái hiện chân dung các tài năng thi ca như Lý Bạch, Đỗ Phủ Ông đã có cách viết riêng với những câu văn trong sáng, dễ hiểu gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân
Những bản dịch khác như Hoàng Lê nhất thống chí, Đường thi, Thơ văn Lý Trần của Ngô Tất Tố có giá trị về văn học, lịch sử
Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm đặc sắc của Trung Quốc sang tiếng Việt mà được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là đạt đến độ "Tín, đạt,
nhã" như: Suối thép (Tiểu thuyết của nhà văn Xê-ra-phi-mô-vich về Cách mạng Tháng Mười Nga qua bản dịch Trung văn), Trước lửa chiến đấu
(truyện vừa của nhà văn Lưu Bạch Vũ viết về cuộc kháng chiến chống Nhật),
Trời hửng (truyện ngắn của Vương Lực viết về cải cách nông thôn Trung
Quốc) Qua công việc dịch thuật, ông có dịp tiếp xúc với các tác phẩm mang phong cách hiện đại của thế giới; và như một lẽ đương nhiên, văn chương của ông ít nhiều chịu ảnh hưởng từ họ, đặc biệt trên phương diện ngôn ngữ Vì thế, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã có nhận xét: "Trong một số truyện ngắn, bút ký ta thấy bút pháp tả cảnh của Ngô Tất Tố đã tiếp thu được ảnh hưởng
khá nhiều từ Suối thép" [63; 102]
Ngô Tất Tố có vốn Nho học uyên thâm, có năng lực dịch thuật và khả năng nghiên cứu, phân tích, bình luận về văn học Sự cộng hưởng của nhiều yếu tố đã kết tinh thành sự nghiệp Ngô Tất Tố trên nhiều bình diện: nhà khảo cứu uyên thâm về lịch sử, văn hóa, triết học; nhà tiểu thuyết hiện thực tiêu biểu nhất của thế kỷ XX; nhà báo năng động, nhạy bén luôn thẳng thắn vạch mặt chỉ trán những tên "tai to mặt lớn" trong xã hội Nói đến sự nghiệp Ngô Tất Tố là nói đến những sáng tạo tinh thần có giá trị bền vững với thời gian và trở thành di sản văn hoá dân tộc Nhà văn hoá không phải là con số cộng của những đóng góp trung bình thuộc nhiều hoạt động tinh thần mà phải có những tác phẩm bộc lộ nhiều khía cạnh của tài năng, đề
Trang 30cập đến những giá trị của dân tộc, ngợi ca những phẩm chất của nhân dân, có giá trị vĩnh hằng Ngô Tất Tố có những phẩm chất rõ rệt của một nhà văn hoá phương Đông, đúng như nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: "Xứng đáng ở nhiều tư cách nhưng với Ngô Tất Tố tôi muốn trở lại, nhấn mạnh lại tư cách nhà văn hóa như một tư thế bao trùm, và là điểm tựa cho mọi lĩnh vực sáng tạo ngôn từ và bồi đắp cho mọi tư duy hình tượng luôn luôn đạt độ cao sâu và các giá trị bền vững" [63; 175]
* Ngô Tất Tố có cuộc sống gần gũi nông thôn
Làng Lộc Hà, xã Mai Lâm huyện Đông Anh, Hà Nội quê hương Ngô Tất Tố xưa kia làng có tên là Kẻ Cói, thuộc xứ Đông Ngàn Đông Ngàn là vùng đất văn hiến của tỉnh Bắc Ninh cũ, có kinh đô huyền thoại Cổ Loa, có làng cổ tích Đình Bảng quê hương của tám vị vua đời Lý Nơi đây, có cuộc sống văn hóa tinh thần phong phú, là cội nguồn của những làn điệu dân ca, là "kho" ngôn ngữ dân gian sinh động Do được phù sa các con sông Hồng, sông Đuống và sông Ngũ Huyện Khê bồi đắp bao đời nên nơi đây đất đai trù phú, người xưa vẫn gọi là "thượng đẳng điền", "bờ xôi ruộng mật" Nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến thối nát, cuộc sống của những nông dân vẫn lam lũ đói khát Nạn đói, nạn sưu thuế đã trở thành tai họa khủng khiếp đối với người dân
Ngô Tất Tố sinh ra, lớn lên ở vùng quê nghèo Ngay khi còn rất nhỏ, ông từng phải sống chung với cái nghèo, cái đói của một gia đình triền miên phải lĩnh thêm ruộng làng để cày cấy, nên ông đã sớm có ý thức tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc sống của những người nông dân cùng khổ Về mức độ am hiểu và gắn bó sâu sắc với nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám của Ngô Tất Tố, Kim Lân đã từng nhận xét: "Tôi và anh Nam Cao chẳng qua là những anh tiểu tư sản có sống ít nhiều ở làng quê mà viết về nông thôn, chứ bác Tố thì là người gắn bó máu thịt với ruộng đất, ao muống,
Trang 31bờ tre hơn chúng tôi nhiều" [63; 548] Từ vốn hiểu biết phong phú về nông
thôn, Ngô Tất Tố đã đưa lời ăn tiếng nói của người nông dân vào trong tác phẩm văn học một cách nghệ thuật
Trên đây, chúng ta đã đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến ngôn
ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố, từ cảnh xuất thân, gia đình, xã hội đến cá tính của nhà văn Những đặc điểm ngôn ngữ của ông có nguồn gốc sâu xa từ vốn tri thức văn hóa phong phú, từ thái độ lao động nghiêm túc và một trái tim luôn biết đồng cảm với người nông dân nghèo Dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp văn học và báo chí, cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ người bạn đường của giai cấp lao động, Ngô Tất Tố đã trở thành người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng với khối lượng tác phẩm đồ sộ trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện Sau bao thập kỷ, các tác phẩm của ông ngày càng được khẳng định một cách vững vàng hơn, đưa ông lên vị trí hàng đầu của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 Ngô Tất Tố cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học nước nhà Nhà văn đã tạo nên đặc điểm riêng, "tiếng nói riêng" của mình trên những trang văn
Những đặc điểm cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố là nội dung chúng tôi sẽ trình bày trong các chương tiếp theo của luận văn
Trang 32CHƯƠNG 2
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ CÒN MANG DẤU VẾT NGÔN NGỮ NHO GIA
2.1 Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian
Là nhà văn xuất thân Nho học, nên cách lựa chọn ngôn ngữ trần thuật của Ngô Tất Tố ảnh hưởng từ văn chương truyền thống Theo mạch ngôn ngữ
trần thuật, các sự kiện được hiện lên theo trình tự thời gian Đọc Tắt đèn, Lều chõng, Trong rừng nho, người đọc như được chứng kiến những sự việc tuần
tự diễn ra trước mắt Sự việc diễn ra trước được kể trước, sự việc diễn ra sau được kể sau, không chồng chéo, đan xen, không phá vỡ lôgic tuyến tính của dòng sự kiện trong tác phẩm Đây là lối tổ chức dòng sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật thường thấy trong các tác phẩm văn chương trung đại
Tắt đèn dài hơn một trăm trang sách nhưng các sự kiện chính đã dồn
lại trong khoảng thời gian bảy ngày, trong bảy ngày đó xảy ra không biết bao
nhiêu cơ sự đối với gia đình chị Dậu Nhưng nhờ các sự kiện đã được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính trong mạch trần thuật nên người đọc dễ dàng theo dõi cốt truyện, và hình dung một cách rõ nét các tình tiết trong tác phẩm
Ngày thứ nhất:
Sáng: bắt đầu là không khí làng quê từ lúc gà gáy khi mọi người chuẩn
bị cho công việc đồng áng, cổng làng không mở, lũ tuần phu lỗ nhố ngồi trên Ở nhà chị Dậu, anh Dậu đi vay tiền đóng sưu trở về tay không, bọn cai lệ đến trói, đánh và bắt anh đi
Trưa: Chị Dậu đến nhà Nghị Quế để dạm bán cái Tý vào lúc giữa trưa
"đồng hồ sổ ra mười một tiếng"
Chiều: Khi "mặt trời đã nghiêng sang phía sau đình" chị Dậu phải
ra đình đóng triện rồi trở về nhà chuẩn bị mang con đi bán khi "mặt trời đã
Trang 33xế" Lúc "nắng quái in ánh vàng trên dãy ngọn tre" chị Dậu đến nhà Nghị
Quế Bán con xong, chị trở về, "mặt trời đã lặn xuống tận mặt đất"
Tối: Chị về đến làng Đông Xá "trời nhá nhem tối" Chị ra đình nộp
thuế khi "vầng trăng đã vượt khỏi ngọn tre", về đến nhà thì "vầng trăng thăm
thẳm từ trên đầu chiếu xuống"
Đêm: thằng Dần quấy khóc đòi đi với chị Tý cũng là lúc "vầng trăng
lui xuống phía sau luỹ tre"
Ngày thứ hai: Bắt đầu bằng tiếng trống tan canh, anh Dậu vừa tỉnh sau
một đêm bị hành hạ, chưa kịp ăn uống gì thì bọn tay chân lý trưởng "sầm sập
tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng" đến bắt anh Chị Dậu đã
chống trả quyết liệt để bảo vệ chồng, hậu quả là hai người bị điệu ra đình hầu kiện suốt một ngày trời
Ngày thứ ba:
Sáng: Chị Dậu bị bắt lên phủ hầu quan, khi "mặt trời đã lên được một
con sào" Ngay sau đó, trời nổi cơn mưa giông
Trƣa: chị Dậu đến nhà quan thì đã tan buổi hầu sáng
Chiều: khi "mặt trời đã xế" quan phủ mới xử đến chị Dậu bằng cách
"giam cổ con này xuống trại"
Tối: Tri phủ Tư Ân tiễn vợ "đi tiếp quan trên" rồi cho gọi Chị Dậu "lên
hầu quan" Chị Dậu suýt bị quan phủ ức hiếp, đã "du được bên địch ngã kềnh
xuống đất", ném nắm giấy bạc vào mặt quan phủ, trước vẻ "giương tròn đôi mắt" của tên quan đê tiện
Ngày thứ tư: Chị Dậu gặp mụ Cửu, nhờ tài mai mối của mụ chị Dậu
đồng ý đi ở vú, hai người thuê xe trở về làng, gửi con hàng xóm, chị bắt đầu đi ở vú
Sau ba ngày phụ bếp nhà quan cụ, chị Dậu được chính thức ra tỉnh ở vú
cho quan cụ Đó là dòng sự kiện diễn ra trong bảy ngày liên tiếp
Trang 34Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian là thủ
pháp đặc trưng của văn học truyền thống như: Trùng quang tâm sử, Hoàng Lê nhất thống chí Các tác phẩm của Ngô Tất Tố đã vận dụng thủ pháp này,
nhờ đó người đọc dễ hình dung những biến cố trong tác phẩm Tuy nhiên, nếu không phải là một cây bút già dặn thì tác phẩm dễ trở nên đơn điệu Là một nhà nho từng theo đuổi nghiệp bút nghiên, Ngô Tất Tố không tránh khỏi sự thẩm thấu của văn chương nho gia đến thành nếp Vì thế, trong hầu hết các tác phẩm, nhà văn đều sử dụng lối kể theo trình tự thời gian, ngôn ngữ trần thuật xuôi theo dòng sự kiện Nhà báo Phú Hương đã từng có một nhận xét xác đáng: "Ông Tố là một nhà Nho học mới đi qua địa hạt tiểu thuyết lần đầu Vì thế ông chưa thoát khỏi di tích Hán học Chuyện ông kể theo lối Á Đông hơn là theo lối Tây Âu" [63; 207] Điều đáng nói ở đây là, trong dấu vết này của ngôn ngữ nho gia, người ta lại thấy được sự già dặn của ngòi bút Ngô Tất
Tố Trong hơn một trăm trang của tác phẩm Tắt đèn, sự việc diễn biến dồn
dập, căng thẳng, nhưng không chi tiết nào thừa Tất cả được kết nối chặt chẽ để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm
Ngoài tác phẩm Tắt đèn, trong Lều chõng cũng có nhiều đoạn nhà văn
tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian Ta hãy theo
dõi đoạn miêu tả kỳ thi đệ nhất của hai nhân vật Vân Hạc, Khắc Mẫn:
"Khoảng đầu canh ba, tiếng ồn ào bắt đầu nổi ở nẻo xa Rồi nó dần
dần gần lại Rồi nó dần dần rõ thêm Rồi nó dần dần đưa đến những đám đèn đuốc lập lòe như đám ma chơi ( )
Sang đầu canh tư, các cây đình liệu đều cháy hết già một nửa ( )
Mặt trời mọc Các cây đình liệu cũng vừa cháy hết Vũ trụ đã khôi
phục cảnh tượng xinh đẹp và mông mênh của ban ngày Mấy nghìn học trò của vi giáp đã được vào trường gần hết ( )
Trang 35Mặt trời lên khỏi đầu bức phên nứa ở phía đông trường, chàng vừa
viết xong hai câu phá thừa bài Truyện ( )
Gần trưa, chàng đã viết xong một bài Luận ngữ, một bài kinh Thi và
gần hết một bài kinh Dịch ( )
Mặt trời tà tà, Khắc Mẫn viết xong bài Mạnh Tử ( )
Mặt trời lui xuống đầu bức phên nứa phía tây Khắc Mẫn mới giáp đến
đoạn trung cổ của bài kinh ( )
Trời lại tối đen như mực mấy cây đình liệu lại bị đốt cháy đùng đùng
Cảnh tượng đêm qua lại diễn lại một lần nữa" [1;102,103]
Trong mạch trần thuật trên, Ngô Tất Tố đã tổ chức các sự kiện theo
từng thời điểm trong một ngày tuần tự từ sáng, trưa, chiều, tối, giúp cho
người đọc hình dung một cách dễ dàng, cụ thể diễn biến trong trường thi Nhân vật Vân Hạc sau khi đỗ thủ khoa đã được tham gia nghi lễ trong Thí viện của Triều đình:
Cũng như hai ông Chánh phó chủ khảo, các ông sau này lễ xong cũng phải đứng ra hai bên Ông nào ông ấy hai tay chắp ngực, nét mặt nghiêm trang
Trang 36Bấy giờ mới đến các ông Cử mới
Đây là lễ tạ ơn nhà vua lấy đỗ Cố nhiên mỗi người cũng phải năm lễ Hết hai trăm rưởi cái lên gối, xuống ngồi, các ông tân khoa cũng đứng giàn ra hai dãy
Bây giờ đến lễ tạ ân mũ áo Hai nhăm các ông tân khoa lại sì sụp một trăm hai nhăm cái
Lần này đến lễ tạ ơn cho yến Mỗi vị tân khoa lại phải phủ phục thêm năm lượt nữa." [1; 319]
Các sự kiện trong cuộc hành lễ được trần thuật lại tuần tự Mấy chục con người đứng trong Thí viện Người nào làm tròn "bổn phận" của mình thì đứng sang hai bên Sự khéo léo của tác giả là không dùng những từ ngữ chỉ thời gian khi miêu tả nhưng người đọc vẫn hình dung được trình tự cuộc hành lễ Đoạn văn trên càng chứng tỏ "quán tính" nho gia vẫn chi phối ngòi bút Ngô Tất Tố trong việc tổ chức các sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật
Nếu ta so sánh cách thức tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật của Ngô Tất Tố với Nam Cao thì thấy rõ điểm khác biệt Nam Cao thường tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo mạch tư tưởng, hoặc tâm lý Chẳng hạn như tác phẩm Chí Phèo, mở đầu là cảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi, sau đó mới kể Chí Phèo được sinh ra như thế nào, tuổi thơ của Chí ra sao, Chí Phèo bị lưu manh hoá, tác oai tác quái làng Vũ Đại Chí gặp Thị Nở và sống với thị những ngày thực sự hạnh phúc, Chí thức tỉnh, khát khao trở lại làm người lương thiện, nhưng xã hội đã không cho Trong bế tắc, Chí Phèo đã giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời mình Nam Cao tổ chức sự kiện trong mạch trần thuật không theo trình tự thời gian tuyến tính, mà thường tái hiện số phận nhân vật từ hiện tại đến quá khứ, rồi trở về hiện tại để làm rõ, khắc sâu số
Trang 37phận nhân vật Cùng với Chí Phèo, nhiều tác phẩm khác của Nam Cao như: Trăng sáng, Sống mòn, Đời thừa, đều có cách tổ chức sự kiện trong ngôn
ngữ trần thuật như vậy
Vậy, điều gì đã chi phối cách tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật Ngô Tất Tố? Theo chúng tôi, "quán tính" nho gia và quan niệm sáng tác đã chi phối ngôn ngữ trần thuật của Ngô Tất Tố Có lần, ông đã từng tâm sự với bạn đồng nghiệp là nhà văn Vũ Bằng: "Có nhiều bài viết của bác viết khó hiểu quá, vì bác viết y như là độc giả đã hiểu hết các tình tiết câu chuyện rồi Như thế là lầm Có thể Tây nó viết như thế nhưng Việt Nam mình viết theo cách đó thì không ai hiểu, vì bác không ở tỉnh và ở quê nên không biết: trình độ độc giả của mình còn kém, viết như bác chỉ để một vài anh trí thức đọc thôi, còn đa số sẽ không hiểu mô tê gì cả" [63; 291].
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cả ba tiểu thuyết: Tắt đèn, Lều chõng, Trong rừng nho thì kết quả thu được: Các sự kiện trong cả ba tác
phẩm đều được nhà văn tường thuật theo trình tự thời gian diễn tiến của cuộc đời nhân vật Các sự kiện diễn ra xung quanh ba nhân vật: Chị Dậu
(Tắt đèn), Vân Hạc (Lều chõng), Hồ Xuân Hương (Trong rừng nho) đều
được sắp xếp theo trình tự thời gian
Trong trào lưu chung của thời đại mình, Ngô Tất Tố là một trong số ít những nhà văn xuất thân nơi "cửa Khổng sân Trình" đã nhanh chóng thích ứng với thời cuộc Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi, ông đã đạt được những thành tựu nhất định trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật Song, dấu vết ngôn ngữ văn chương nho gia vẫn còn trong ngôn ngữ trần thuật của nhà văn Điều đáng lưu ý là Ngô Tất Tố đã vận dụng phương thức trần thuật theo thời gian một cách hiệu quả, tạo nên sự mạch lạc, lớp lang trong dòng sự kiện của các tác phẩm
Trang 382.2 Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian
Một nét riêng rất dễ nhận thấy ở Ngô Tất Tố là ông thường sử dụng từ
chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian một cách ước lệ như: mặt trời, mặt
trăng, ánh nắng, tiếng gà gáy Khảo sát các tác phẩm chúng tôi thu được:
2.1- Khảo sát tần suất xuất hiện từ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian
Qua bảng khảo sát trên có thể nhận thấy, Ngô Tất Tố có thói quen sử dụng từ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian Trong phạm vi khảo sát thì từ
"Mặt trời" được sử dụng với mức độ nhiều nhất, năm mươi lượt trên cả ba tác
phẩm: Tắt đèn, Lều chõng, Trong rừng nho Điều đặc biệt là cả năm mươi
lượt xuất hiện thì đều là yếu tố thông báo thời gian Mỗi lần xuất hiện "Mặt trời" lại ở những vị trí khác nhau nhằm để chỉ diễn biến thời gian trong một
ngày Trong đó, chúng tôi nhận thấy, cụm từ "Mặt trời tà tà" xuất hiện đến tám lượt (chiếm 16%) Từ "Mặt trời" đã trở thành một ước lệ nghệ thuật chỉ
một thứ đồng hồ thiên tạo trong ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố
Trong tác phẩm Lều chõng, chỉ trong hai trang sách mà từ "Mặt trời"
xuất hiện ba lần, nhằm để thông báo thời gian đang dịch chuyển trong ngày:
Sáng: Mặt trời ở mái nhà thập đạo nhòm xuống, ánh nắng xuyên qua
lỗ cót, khoang khủa in vào mặt chiếu( )
Chiều: Mặt trời tà tà, hai nhăm ông cử đã đến đủ mặt Trong đó có
đến bảy ông đều là học trò cụ Bảng Tiên Kiều( )
Tác phẩm Từ chỉ thiên nhiên (số lượt xuất hiện)
Mặt trời Mặt trăng Ánh nắng Tiếng gà gáy
Trang 39Chiều tối: Mặt trời sắp lặn, cả bọn mới về đến nhà" [1; 326]
Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian là thi pháp có tính ước lệ của văn học trung đại Ta có thể bắt gặp những trường hợp tương
tự trong Truyện Kiều:
"Tà tà bóng ngả về tây" (câu 51)
"Mặt trời gác núi chiêng đà thu không (câu 172)
Gương nga chênh chếch dòm song" (câu 173) [30; 14-23]
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định: "Ngôn ngữ văn chương trung đại đầy những hình ảnh, biểu trưng cố định như tùng, cúc, trúc, mai, ngọc, rồng, mây" [89; 174] Việc sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian mang tính ước lệ khiến cho tác phẩm của Ngô Tất Tố thoáng chút dư âm của văn chương nho gia
2.3 Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu
Đông, trong đó lấy đối làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối [47;17]
* Đặc điểm văn biền ngẫu:
- Đối ý: phải tìm được hai ý có liên quan với nhau nhưng lại đối nhau để đặt thành hai vế trong câu, hai ý này có thể trái ngược hoặc tương ứng nhau
- Đối thanh: nghịch đối (trắc đối với bằng)
- Đối từ: đối theo nghĩa (cũng có nghịch đối và thuận đối) hoặc theo từ loại: thực từ đối với thực từ, hư từ đối với hư từ
Việc sử dụng những câu văn biền ngẫu (hoặc mang dáng dấp của văn biền ngẫu) trong các tác phẩm cũng là một trong những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố Câu văn biền ngẫu trong văn chương trung đại có sự đối xứng
ngay trong một câu, Ví dụ: tác phẩm Phú sông Bạch Đằng:
Trang 40Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Phân tích ta sẽ thấy: Đối ý: "Nước trời" đối "phong cảnh"; "một sắc" đối "ba thu"; "Bờ lau san sát" đối "bến lách đìu hiu", Đối thanh: "Nước" (B) đối
"phong" (T); "trời" (B) đối "cảnh" (T); "một" (T) đối "ba" (B); "sắc" (T) đối "thu" (B); "bờ" (B) đối "bến" (T); "lau" (B) đối "lách" (T); "sát" (T) đối "hiu" (B) tạo
thành hai vế đăng đối của câu văn
Văn biền ngẫu của Ngô Tất Tố lại chủ yếu là đối giữa hai câu Tiểu
thuyết Lều chõng có những đoạn Ngô Tất Tố sử dụng mấy cặp câu có dáng
dấp văn biền ngẫu:
"Rồi đến ông cầm trống khẩu
Đi kèm ở hai bên võng, hai người rước đôi lọng xanh chóp bạc, hững hờ dương ở cạnh mũi võng Và thêm vào đó, bên này một người vác chiếc quạt lông, bên kia một ông lễ mễ cắp cái tráp sơn đen và xách một chiếc ống điếu xe trúc
Sau võng, phấp phới năm lá cờ vuông, đủ cả năm sắc xanh, đỏ, vàng, trắng và tím Đứng đúng như năm cái chấm ở mặt "ngũ" của con thò lò, năm ông vác cờ đều đi giầy Tàu, mặc áo nhiễu điều, đội mũ đuôi én, và đều khuỳnh tròn hai tay để giữu lấy cây cán cờ cắm trên chiếc cối gỗ treo ở trước bụng
Rồi đến ông cầm kiểnh đồng Rồi đến ông võng của bà Nghè
Bằng tấm áo lụa màu hồng điều và vòng khăn nhiễu màu cánh chả vấn kiểu vành dây, hai người con gái rón rén theo hầu cạnh võng để các cây quạt lá vả và bưng cái qủa sơn son