Như đã nói ở trên, các phương thức miêu tả, tự sự, nghị luận là những phương thức chủ yếu của thể loại văn xuôi. Các nhà văn bao giờ cũng vận dụng kết hợp các phương thức đó để làm tăng hiệu quả biểu đạt trong tác phẩm. Thực tế cho thấy những đoạn văn có sự kết hợp các phương thức biểu đạt bao giờ cũng tác động mạnh tới cảm xúc của người đọc hơn, chẳng hạn:
"Ông Nghị rung đùi, vuốt chòm râu Tây cong vắt trên mép ngậm
tăm"[11; 35].
Câu văn có mười từ thì có chín từ dùng để miêu tả cùng một lúc ba cử chỉ: rung (đùi), vuốt( râu), ngậm( tăm) của Nghị Quế. Những cử chỉ đó đã lật tẩy thói học đòi, và bản chất sùng bái Tây của hắn. Chỉ với một từ miêu tả xen lẫn biểu cảm "cong vắt" cũng đủ cho người đọc thấy được thái độ mỉa mai, châm biếm của nhà văn trước lối sống "trưởng giả học làm sang" của ông Nghị. Hơn nữa, nhà văn miêu tả chòm "râu Tây" trên mép "ngậm tăm" của ông Nghị là cách miêu tả đầy hàm ý. Ông Nghị từ lời nói, cử chỉ đến cách "nuôi râu" đều thể hiện bản chất sùng bái Tây mù quáng.
Cảnh Nghị Quế ở nghị trường cũng là một trong những đoạn văn tác giả đã sử dụng thành công việc kết hợp các phương thức biểu đạt.
"Vào viện ông cũng như hầu hết các ông Nghị khác, không bàn và cũng không cần nghe ai bàn. Nhưng, ông cũng chỉ ngáp vặt, chứ không ngủ gật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79
bao giờ, vì sợ đôi giày Chí Long để ở dưới chân ghế lỡ bị mất trộm trong khi
vẫn phải co chân lên mặt ghế cho hợp với thói quen của ông" [11; 26].
Sự kết hợp giữa ba phương thức: miêu tả, biểu cảm và nghị luận đã làm cho người đọc như được tận mắt nhìn thấy một Nghị Quế vừa có nét riêng, lại vừa tiêu biểu cho loại "Nghị câm", "Nghị gật" của các Hội đồng dân biểu do thực dân Pháp nặn ra để lừa bịp dân chúng. Những yếu tố miêu tả: "Vào viện ông cũng như hầu hết các ông Nghị khác, không bàn và cũng không cần nghe ai bàn. Nhưng, ông... ngáp vặt,... ngủ gật...phải co chân lên mặt ghế... thói
quen của ông" kết hợp với yếu tố nghị luận "vì sợ đôi giày Chí Long để ở
dưới chân ghế lỡ bị mất trộm" kèm theo các từ ngữ biểu cảm: "chứ không,
bao giờ, vẫn phải, cho hợp với" đã lột trần bản chất của Nghị Quế cũng như
cái gọi là "Hội đồng dân biểu" do thực dân Pháp nặn ra để lừa bịp dân chúng. Hóa ra, nghị viện toàn những kẻ "ăn bẩn", trộm cắp, dốt nát, nếu không phải "Nghị lang băm" thì cũng là "Nghị thầu khoán" chuyên ăn cướp, ăn bẩn, loại Nghị mà Tú Mỡ từng châm biếm:
"...Mấy lời nhắn nhủ cùng ông Có ra Hội đồng thì miệng phải to Cũng đừng khúm núm co ro
Nói không ra tiếng họ cho rằng đần Cũng đừng ngẩn mặt tần ngần
Ngồi nghe diễn thuyết ngủ dần thiu thiu".
(Nhắn nhủ ông Nghị)
So với những nhân vật khác, Nghị Quế được Ngô Tất Tố dành cho khá nhiều "ưu ái". Kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhà văn đã khắc họa khá kĩ nhân vật này. Cách trang trí nhà cửa của hắn: "muốn phản đối lối mĩ thuật bằng những khung cửa ngang phè, những cây cột phục phịch và những con rồng con phượng xanh đỏ vẽ ở ngoài bộ cánh cửa sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80
vàng"; Cách trưng bày phòng khách: tranh quảng cáo sữa bò treo giữa câu đối sơn then, với một rổ trứng gà đặt trong cái tủ chè trạm dây nho, trên một bộ khay chén. Cách bài trí này chứng tỏ hắn chỉ là kẻ trọc phú, ngu dốt. Đối với Nghị Quế tất cả những gì ở thành thị và của Tây đều là sang, là "tân thời", "văn minh" cả. Nghị Quế đã tiếp thu cái "văn minh" ấy một cách rất trọc phú. Hắn dặn vợ phải gọi con là "mợ" như những bà ký, bà phán ở trên tỉnh, hắn thỏa mãn với cái đồng hồ Tây mua ở trên tỉnh đánh đúng 11 tiếng vào lúc "còi tàu 1 giờ chiều".
Khi miêu tả vợ chồng Nghị Quế nhà văn có ý thức lột trần bản chất keo kiệt bủn xỉn của chúng. Đây cũng là một đặc điểm chung của tầng lớp địa chủ phong kiến. Miêu tả thái độ của Nghị Quế đối với người nông dân bằng các phương thức biểu đạt và ngôn ngữ châm biếm, Ngô Tất Tố đã làm cho lòng căm thù giai cấp trong mỗi độc giả dâng lên tột độ. Chỉ riêng điều này cũng đủ cho tác phẩm Tắt đèn xứng đáng là một bản tố khổ, bản cáo trạng đanh thép đối với thế lực phong kiến.
Không chỉ có Nghị Quế, các nhân vật chức sắc khác cũng là đối tượng để Ngô Tất Tố chĩa ngòi bút châm biếm của mình, chẳng hạn như quan phụ mẫu:
"Cái râu mới lạ làm sao? Nó đen hệt hắc ín và cong như cái lưỡi liềm. Nó nhọn như mũi dùi nung và bầu như dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai mép, giống như hai cách dơi. Nó vất vểu vểnh ra hai mang tai, gần như hai cái sừng củ ấu. Nó châu đầu dưới ống mũi, như sắp chui vào trong cái mũi dọc dừa. Nó lại giúp cho cái mồm lèm bèm thêm sự dữ dội.
Nếu không biết quan phủ xuất thân từ chức thông phán, người ta sẽ
tưởng ngài được làm quan chỉ vì bộ râu" [11; 89].
Bằng những câu văn vừa miêu tả, vừa biểu cảm, vừa nghị luận, nhà văn đã làm hiện lên chân dung một quan phủ thật hài hước chẳng khác gì một tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 hề trong sân khấu tuồng. Bắt đầu với một câu hỏi tu từ có sắc thái mỉa mai "Cái râu mới lạ làm sao?". Sau đó, là hàng loạt những yếu tố miêu tả: "đen,
cong, nhọn, khum khum quắp lấy hai mép, vất vểu vểnh ra hai mang tai, châu
đầu dưới ống mũi". Những yếu tố này đã gợi tả một cách tỉ mỉ về màu sắc,
đường nét, hình thù của bộ râu. Kèm theo các từ ngữ biểu cảm: "như cái lưỡi
liềm ,như mũi dùi nung và bầu như dao trổ, như hai cánh dơi, gần như hai cái sừng củ ấu, như sắp chui vào trong cái mũi dọc dừa, Nó lại giúp cho cái mồm
lèm bèm thêm sự dữ dội". Kết thúc đoạn văn là một câu nghị luận thể hiện rõ
thái độ mỉa mai, khinh bỉ: "Nếu không biết quan phủ xuất thân từ chức thông
phán, người ta sẽ tưởng ông Nghị làm quan chỉ vì bộ râu". Một chữ "tưởng"
với nhiều ý nghĩa, gợi cho ta liên tưởng đến câu thơ Nguyễn Khuyến về ông Tiến sĩ giấy:
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi .
(Vịnh Tiến sĩ giấy)
Việc kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt đã giúp nhà văn dùng "điểm vẽ diện", thông qua bộ râu mà đã vẽ lên bức chân dung biếm họa hoàn chỉnh về quan phụ mẫu. Không chỉ thế, toàn bộ bản chất học đòi, trọc phú của quan phủ cũng hiện lên đầy đủ. Qua đó, người đọc cảm nhận được thái độ châm biếm sâu cay của nhà văn.
Sự kết hợp phương thức miêu tả với biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố còn thể hiện ở nhiều đoạn văn trong Tắt đèn. Một ví dụ khác:
"Lý cựu phó lý, thủ quỹ châu đầu trên lớp bát đĩa đầy nhặng xanh, gật
gù nhắc chén lên rồi đặt chén xuống. Người nhà chánh hội, người nhà lý
trưởng, mấy anh tuần phu canh ngày, ken vai vây lấy rá cơm"đi hơi" và chậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 Bằng những yếu tố miêu tả như "châu đầu trên bát đĩa đầy nhặng xanh" và "ken vai vây lấy rá cơm "đi hơi" và chậu nước xuýt ruồi chết nổi lều bều", bản chất "ăn bẩn" (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) của các đối tượng được lột trần. Bọn chúng chẳng khác gì lũ ruồi nhặng, đang tranh nhau bâu lấy người nông dân để hút máu, yếu tố biểu cảm đã bộc lộ kín đáo thái độ châm biếm của nhà văn.
Một điều dễ nhận ra là ngôn ngữ Ngô Tất Tố không căng tràn cảm xúc như Nguyên Hồng. Nếu như "lời văn Nguyên Hồng vừa bừa bộ chữ nghĩa vừa tràn đày cảm xúc. Hiện thực và tình ý người viết cứ theo lời văn ngổn ngang gò đống kéo lên" [79; 57] thì lời văn Ngô Tất Tố lại thâm trầm, ý nhị. Trong nhiều trường hợp nhà văn đã khéo chế ngự cảm xúc để nó không "ùa" ra câu chữ.
Phương thức miêu tả thường kết hợp với nghị luận và biểu cảm kín đáo trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố thể hiện sự thâm trầm của cây bút xuất thân cựu học. Mở rộng diện khảo sát chúng tôi thấy trên thể loại Tiểu phẩm báo chí ngòi bút Ngô Tất Tố cũng đã kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt để nhằm mục đích châm biếm. Những người viết tiểu phẩm nổi tiếng như Lỗ Tấn quan niệm: Văn tiểu phẩm muốn tồn tại thì phải là những mũi dao nhọn, là khẩu súng có thể cùng với người đọc mở một con đường sống bằng máu. Đó là một cách nói nhấn mạnh tính chiến đấu của tiểu phẩm báo chí. Mũi nhọn châm biếm sắc sảo, thâm thúy, đánh trúng kẻ địch, gợi được sự đồng cảm tán thưởng của người đọc và cũng bật lên một tiếng cười trào phúng sâu cay. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố cũng không đi ra ngoài quy luật đó. Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải nhạy cảm với thời cuộc, biết phát hiện ra những khung cảnh, những sự việc mang tính tương phản, nghịch lý tồn tại trong cuộc sống. Khi viết tiểu phẩm, Ngô Tất Tố rất chú ý đến những từ ngữ biểu cảm gây ấn tượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 Trong tiểu phẩm Làm no trong những ngày nước ngập, có hai mệnh đề: "làm no" và "cái ăn". Có chuyện nước ngập mùa màng mất mát, tình cảnh đói kém nên phải nghĩ đến chuyện làm no. Hai tiếng "làm no" là yếu tố mang tính chất mỉa mai. "Làm no" nói lên tình trạng khốn khó, nhặt nhạnh, chế biến thức ăn làm sao cho no bụng. Nói đến chuyện ăn uống là nói đến một thú vui, nhưng không bao giờ chuyện ăn uống thời điểm đó đem lại niềm vui, trừ một số ít kẻ giàu có. Nam Cao từng nói đến cái tủi nhục về chuyện ăn uống qua một số truyện ngắn như: Một bữa no, Quên
điều độ...Hai chữ "làm no" của Ngô Tất Tố vừa mang tính khách quan vừa
đạt được mục đích phê phán sâu xa.
Tiểu phẩm Kêu thay cho con chó Bắc Ninh, Ngô Tất Tố miêu tả hiện tượng tỉnh Bắc Ninh đánh thêm thuế chó. Theo tin từ báo Đông Pháp thì tỉnh này có nghi định bắt những người dân thuộc phạm vi thành phố, phải đóng công sưu cho cho mỗi con chó một năm bốn hào, bất kể cho Tây hay chó An Nam...Tác giả đã bình luận rằng: loài chó tuy không có sản nghiệp, không có lương tháng, không có nghề gì kiếm ăn nhưng cũng có loài chó sướng và loài chó khổ, chó sướng được chăm sóc nuông chiều của nhà giàu và chó khổ cũng đói ăn như thân phận của chủ nó, những người nghèo khổ. Do đó, nên phân loại đánh thuế theo hạng: "Vậy xin các quan hãy cứ theo lệ thuế thân của Bắc Kỳ mà chia công sưu của chó ra làm ba hạng. Công sưu của chó tư bản, hạng công sưu của chó tiểu tư sản và hạng
công sưu của chó vô sản" [2; 394].
Như vậy, xuất phát từ mục đích phơi bày hiện thực. Ngô Tất Tố đã kết hợp các phương thức biểu đạt một cách linh hoạt. Từ đó, nhà văn châm biếm, đả kích kẻ thù của nhân dân lao động là thế lực phong kiến thối nát. Sự kết hợp đó đã tạo nên giọng điệu ngôn ngữ Ngô Tất Tố thâm trầm, mà sâu cay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84
4.3. Cấu trúc ngôn ngữ theo kiểu "vừa nâng vừa đập"
Cấu trúc này ban đầu dùng những lời lẽ "đại ngôn" để nâng đối tượng lên nhưng ngay sau đó "vứt đối phương xuống sàn". Đây là một thủ pháp tiêu biểu mà các nhà văn hiện thực phê phán hay vận dụng để châm biếm bọn quan lại. Miêu tả ông Nghị, Ngô Tất Tố viết:
"Nhà ông đời đời phát về bên hào. Bước đường công danh của ông bắt đầu từ chức lý trưởng vượt qua những bậc phó tổng chánh tổng rồi cơm rượu, bò lợn
và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức nhau lại đưa ông lên ghế nghị viên" [11; 26].
Lúc đầu, nhà văn "nâng" ông Nghị lên, khiến người ta tưởng người viết trân trọng lắm, nhưng ngay sau đó Ngô Tất Tố đã khéo đặt "cơm rượu, bò lợn" ngang hàng với "quan phủ, quan tỉnh...ông Nghị". Thâm ý của nhà văn đã rõ, quan phủ, quan tỉnh, ông Nghị, rồi đến phó tổng, chánh hội... thực ra chỉ là một lũ ăn hại, dốt nát như bò lợn.
Ngay cả đoạn văn tả cảnh chị Dậu bán chó cũng thể hiện ý đồ châm biếm quan lại của Ngô Tất Tố:
"Nghị Quế lẩm bẩm gật đầu:
- Đẹp cả! Bốn con bốn kiểu: một con "huyền đề", một con "lốt hổ", một con "đen tuyền" và một con "tứ túc hoa mai". Con nào cũng cúp tai, ngắn mặt, đốm lưỡi, mắt xếch lá đề, đẹp lắm.
Vừa nói hắn vừa tung tăng đi vào trong sập. Vẫn cái kiểu ngồi vắt chân chữ "ngũ", hắn vít lấy cái xe điếu ống, hút một hơi thuốc lào, rồi hắn rung đùi ra bộ đắc ý:
- Biết cái gì vất vả cái ấy! Ông phủ Đặng, ông nghị Bùi, ông phán Tiên và ông cửu Xung trên tỉnh, các ông ấy đều biết tôi xem tướng chó sành lắm, ông nào cũng khẩn khoản nhờ tôi mua hộ. Tôi định đến khi nào bốn con chó này khá lớn, thì cho mỗi người một con. Nhưng lại tiếc con chó đen tuyền,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85
muốn để nhà nuôi. Vì giống chó ấy lợi chủ, nuôi nó trong nhà làm ăn thịnh
vượng..." [11; 61].
Lời lẽ trong đoạn văn có vẻ như khen tài xem tướng chó của Nghị Quế, nhưng thực chất là mỉa mai sự bất tài, vô dụng của hắn. Câu văn "Biết cái gì vất
vả cái đấy" cũng kết cấu theo kiểu nâng cao, đập mạnh. Tác giả nói cái "biết"
của Nghị Quế để mỉa mai sự "vất vả" vì cái tài làm quan của hắn chỉ để hầu hạ, ôm chân kẻ bề trên bằng cái "sở trường, sở đoản" của một tên trọc phú.
Khi bình đoạn văn trên, Nguyễn Tuân đã viết: "Ngô Tất Tố đã hạ đến cái "kỹ thuật đàn chó", đưa chất chó vào, để cho người đọc nhận rõ thêm về cái chất người bất nhân của vợ chồng thằng nhà giàu Nghị Quế. Cái đáng khuyên chuỗi thưởng khen cho bút pháp Ngô Tất Tố là tác giả vẫn cho kẻ thù giai cấp (Nghị Quế) ít nhiều cái nét gọi là nhân tính, thế nó mới càng chết cha nó. Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú, đú đởn với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này